[Funland] Buồn cho Ánh Viên và bơi lội Việt Nam

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Em đồng ý phần lớn các quan điểm của cụ trừ chỗ này.
Ở Mỹ nếu giỏi thể thao thì dù học dốt đến mấy cũng được lên lớp, vào đại học và có học bổng.
Ở VN chắc cũng thế thôi cụ, thành viên đội tuyển bóng đá trường mà đi tranh giải sinh viên thôi được giải chắc cũng chẳng phải học hành gì đâu, mà chất lượng giải chỉ là vui chơi thôi chứ làm gì có chuyện tầm cỡ quốc gia.
 

tuhuan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-781825
Ngày cấp bằng
27/6/21
Số km
141
Động cơ
33,009 Mã lực
Tuổi
37
Tập gà nòi theo kiểu của soviet, cac cụ xem thành tích xếp hạng IMO đây, tức toán quốc tế:

The following is the complete list of countries by medal count at the International Math Olympiad:[1]

Rank Country Gold Silver Bronze Honorable Mention
1 China China 168 36 6 0
2 United States United States 137 117 29 1
3 Russia Russia 106 62 12 0
4 South Korea South Korea 86 74 28 7
5 Hungary Hungary 85 167 107 10
6 Romania Romania 78 149 110 7
7 Soviet Union Soviet UnionA 77 67 45 0
8 Vietnam Vietnam 65 111 78 2
9 Bulgaria Bulgaria 55 123 114 13
10 Germany Germany 53 105 83 16
11 United Kingdom United Kingdom 51 116 126 18
12 Iran Iran 46 103 48 4
13 Japan Japan 43 89 49 5
14 Taiwan Taiwan 42 97 32 8
15 Ukraine Ukraine 42 71 46 9
16 Canada Canada 39 61 94 19
17 Poland Poland 33 89 137 27
18 Thailand Thailand 30 62 50 23
19 Australia Australia 26 75 94 17
20 France France 26 65 121 27
21 East Germany East GermanyA 26 62 60 0
22 Singapore Singapore 22 62 73 21
23 North Korea North Korea 22 36 9 2
24 Turkey Turkey 19 63 92 14
25 Israel Israel 18 59 102 23
26 Italy Italy 18 47 73 35
27 Kazakhstan Kazakhstan 16 39 68 28
28 Serbia Serbia 16 30 33 13
29 Belarus Belarus 15 55 77 17
30 India India 13 71 72 28
31 Austria Austria 13 34 109 55
32 Hong Kong Hong Kong 12 57 87 24
33 Brazil Brazil 11 52 84 34
34 Czechoslovakia CzechoslovakiaA 10 50 73 2
35 Netherlands Netherlands 10 33 84 48
36 Czech Republic Czech Republic 7 36 72 39
37 Sweden Sweden 7 33 84 56
38 Socialist Federal Republic of Yugoslavia YugoslaviaA 6 46 96 7
39 Mongolia Mongolia 6 28 71 55
40 Croatia Croatia 6 26 77 37

toàn các nước phe ta. Trong khi Bắc Âu, Thụy Điển 7 cái, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, mỗi ông hình như 1 cái,...
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,211 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các cụ nói về người khác thì cũng tem tém thôi nhé, đừng sân si quá làm gì

Bài đăng trên Dân Trí cung cấp thêm một góc nhìn


Thật ra, trước SEA Games 30, sau những đêm dài triền miên uống thuốc an thần, Ánh Viên đã từng gửi lên Liên đoàn Thể thao dưới nước một lá đơn xin giải nghệ. Lá đơn ấy đương nhiên không được chấp thuận, Ánh Viên vẫn đạt được 6 HCV và là VĐV giành được nhiều HCV nhất toàn khu vực Đông Nam Á trong kỳ SEA Games năm đó.

Nhưng điều tôi nhớ nhất không phải là 6 HCV ấy, mà là hình ảnh Ánh Viên bật khóc nức nở trên bục nhận huy chương, mà gương mặt cô khi ấy, nhìn thế nào cũng không phải gương mặt của một người hạnh phúc với thành công của mình. Sau này, khi gặp nhau, Ánh Viên nói với tôi, tất cả những huy chương ấy không thể giúp cô chối bỏ một sự thật rằng cô đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình và có thể sẽ không bao giờ tìm lại được nó nữa.

Ở kỳ Olympic này, Ánh Viên không đặt ra bất cứ mục tiêu nào. Cô nhận được một suất vé mời tham dự Olympic và đến đó với tâm thế của một vị khách tham quan, đứng ở gần đỉnh Olympia để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, chứ không phải để chinh phục nó nữa.

Hơn một năm qua, thay vì những chuyến đi tập huấn nước ngoài một thầy, một trò với kinh phí vài tỷ đồng mỗi năm, Ánh Viên trở về tập luyện tại Trường Đại học TDTT TPHCM. Không còn HLV riêng, không còn chế độ ăn uống đặc biệt, Ánh Viên bây giờ tập trong một đội chung với 10 VĐV khác với một cô giáo hướng dẫn chung.

Ánh Viên luôn chờ đợi sự sắp xếp của Liên đoàn suốt nhiều tháng qua, nhưng không có sự sắp xếp nào khác dành cho cô cả. Có lẽ là, thành tích giảm dần của Ánh Viên đã khiến Liên đoàn Thể thao dưới nước quyết định dành phần kinh phí ấy để đầu tư cho những VĐV khác trẻ hơn, tiềm năng hơn và Ánh Viên gần như tự xoay xở với những bài tập của mình.

Thực may là Ánh Viên đã đối mặt với nó một cách bình thản, hào quang trong quá khứ không cản trở cô chấp nhận hiện tại. Ánh Viên bảo với tôi: "Thể thao rất khắc nghiệt, mà vinh quang của nó là một vòng tròn, một ngôi sao tỏa sáng cũng ắt sẽ có ngày lu mờ, nhường chỗ cho một ngôi sao khác. Không ai đủ kiên nhẫn và chờ đợi một VĐV đã hết thời" - khi nói những lời này, Ánh Viên đã chấp nhận nhường sân chơi đỉnh cao cho người khác.

Không ai có quyền trách Ánh Viên vì cô đã xếp cuối bảng trong tất cả các nội dung thi mà cô tham gia ở Olympic Tokyo năm nay, bởi một lẽ Olympic vẫn là sân chơi quá lớn với Việt Nam. Một Ánh Viên đang loay hoay vì đánh mất phong độ và không nhận được sự đầu tư và hỗ trợ cần thiết sẽ không thể nào làm nên bất cứ phép màu nào, vì Olympic không phải là nơi dành cho những câu chuyện cổ tích. Nên thay vì nói về thành tích của Ánh Viên, ép cô phải thực hiện giấc mơ Olympic vốn vẫn ngoài tầm với của thể thao Việt Nam, thì có lẽ việc cô gái vàng của bơi lội Việt Nam sẽ xoay xở thế nào với cuộc sống trong tương lai, sau khi rời bỏ thi đấu đỉnh cao, sẽ thiết thực hơn nhiều.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Ánh Viên có 7 năm sống ở nước ngoài, có 7 ngày nghỉ phép mỗi năm, có 30 phút trò chuyện với bố mẹ mỗi tuần, cô bị cấm sử dụng điện thoại và Facebook, không được mặc váy, không được trang điểm, không được làm tóc, không được sơn móng tay. Nhiều người có thể biết việc Ánh Viên đã có 150 huy chương các loại, nhưng rất ít người có thể tưởng tượng rằng cô ấy không có dù chỉ một người bạn. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của Ánh Viên, thầy giáo cô là người đi mua từng gói băng vệ sinh. Người đàn ông khác giới duy nhất mà Ánh Viên giao tiếp trong 358/365 ngày/7 năm cũng chính là thầy giáo của cô.

Những con số rất ngắn gọn và lạnh lẽo nói lên một sự thật: Ánh Viên đã đánh đổi cơ hội sống một cuộc đời bình thường để đổi lấy 150 tấm huy chương cho chính cô và cho vinh quang của thể thao nước nhà. Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và trả lời cho câu hỏi: Ánh Viên (và nhiều VĐV Việt Nam khác) sẽ phải làm gì tiếp theo để trở lại với cuộc sống bình thường?

Ở những nền thể thao phát triển như Mỹ - quốc gia luôn nằm trong top đầu mọi kỳ Olympic, Chính phủ không bỏ tiền ra để đầu tư cho các VĐV. Nước Mỹ cũng không có bất cứ ngôi trường Đại học nào chuyên về Thể dục Thể thao. Thay vào đó, các trường đại học luôn có chính sách để thu hút những sinh viên có năng khiếu thể thao. Những công ty kinh doanh thể thao sẽ có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, nuôi dưỡng và đầu tư cho những VĐV ấy tham gia thi đấu đỉnh cao. Lợi nhuận của họ sẽ đến khi các VĐV này thành công và mang về các hợp đồng quảng cáo, tiếp thị. Và phần lợi nhuận đó được chia cho cả hai, trong một bản hợp đồng được ký với những điều khoản chặt chẽ.

Nhà nước không phải đầu tư dù chỉ một dollar vào đó, nhưng sẽ có nhiều quy định pháp luật để điều hòa mối quan hệ giữa VĐV với các doanh nghiệp thể thao, đảm bảo quyền cơ bản của VĐV không bị xâm phạm, để mọi thứ được phát triển bền vững. Điều quan trọng và nhân văn nhất là họ sẽ luôn đảm bảo cho mọi vận động viên sau khi giải nghệ đều có thể sống được bằng một nghề nghiệp khác, với tấm bằng đại học của mình.

Ánh Viên ở tuổi 24 tuổi vẫn có phần ngây ngô trong các mối quan hệ xã hội, chưa có mối tình đầu và thậm chí chưa hình dung hết được cách để sống độc lập khi không có HLV riêng của mình bên cạnh. Nhưng có lẽ cô vẫn là một trường hợp may mắn vì trong một năm qua, dù không được đầu tư để tiếp tục thi đấu đỉnh cao, nhưng cô lại có thêm thời gian để lần đầu tiên trong cuộc đời thiếu nữ của mình - bắt đầu có vài người bạn.

May mắn vì, cô có nhiều huy chương, có nhiều tiền thưởng trong suốt những năm qua nhờ thành tích chói lọi của mình, nên nếu không thể trở thành HLV, Ánh Viên có thể dùng tiền đó để mở quán ăn như ước mơ mà cô từng chia sẻ. Hiện thực đó vẫn còn tốt đẹp hơn nhiều cựu VĐV không thể kiếm đủ tiền để lo cuộc sống đơn giản cho mình sau khi đã hi sinh tất cả những năm tháng đẹp nhất cho thể thao đỉnh cao.

Thế nên mặc kệ mọi người giờ phút này vẫn đang bàn tán về thành tích của Ánh Viên, mặc kệ việc Ánh Viên không bao giờ sử dụng điện thoại khi thi đấu, nhưng hôm qua, tôi vẫn nhắn cho cô một tin nhắn: "Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi. Hy vọng giờ là lúc em có thể tìm kiếm tình bạn và tình yêu".

https://dantri.com.vn/blog/anh-vien-em-da-co-du-huy-chuong-cho-cuoc-doi-minh-roi-20210731071743469.htm
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Các cụ nói về người khác thì cũng tem tém thôi nhé, đừng sân si quá làm gì

Bài đăng trên Dân Trí cung cấp thêm một góc nhìn


Thật ra, trước SEA Games 30, sau những đêm dài triền miên uống thuốc an thần, Ánh Viên đã từng gửi lên Liên đoàn Thể thao dưới nước một lá đơn xin giải nghệ. Lá đơn ấy đương nhiên không được chấp thuận, Ánh Viên vẫn đạt được 6 HCV và là VĐV giành được nhiều HCV nhất toàn khu vực Đông Nam Á trong kỳ SEA Games năm đó.

Nhưng điều tôi nhớ nhất không phải là 6 HCV ấy, mà là hình ảnh Ánh Viên bật khóc nức nở trên bục nhận huy chương, mà gương mặt cô khi ấy, nhìn thế nào cũng không phải gương mặt của một người hạnh phúc với thành công của mình. Sau này, khi gặp nhau, Ánh Viên nói với tôi, tất cả những huy chương ấy không thể giúp cô chối bỏ một sự thật rằng cô đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình và có thể sẽ không bao giờ tìm lại được nó nữa.

Ở kỳ Olympic này, Ánh Viên không đặt ra bất cứ mục tiêu nào. Cô nhận được một suất vé mời tham dự Olympic và đến đó với tâm thế của một vị khách tham quan, đứng ở gần đỉnh Olympia để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, chứ không phải để chinh phục nó nữa.

Hơn một năm qua, thay vì những chuyến đi tập huấn nước ngoài một thầy, một trò với kinh phí vài tỷ đồng mỗi năm, Ánh Viên trở về tập luyện tại Trường Đại học TDTT TPHCM. Không còn HLV riêng, không còn chế độ ăn uống đặc biệt, Ánh Viên bây giờ tập trong một đội chung với 10 VĐV khác với một cô giáo hướng dẫn chung.

Ánh Viên luôn chờ đợi sự sắp xếp của Liên đoàn suốt nhiều tháng qua, nhưng không có sự sắp xếp nào khác dành cho cô cả. Có lẽ là, thành tích giảm dần của Ánh Viên đã khiến Liên đoàn Thể thao dưới nước quyết định dành phần kinh phí ấy để đầu tư cho những VĐV khác trẻ hơn, tiềm năng hơn và Ánh Viên gần như tự xoay xở với những bài tập của mình.

Thực may là Ánh Viên đã đối mặt với nó một cách bình thản, hào quang trong quá khứ không cản trở cô chấp nhận hiện tại. Ánh Viên bảo với tôi: "Thể thao rất khắc nghiệt, mà vinh quang của nó là một vòng tròn, một ngôi sao tỏa sáng cũng ắt sẽ có ngày lu mờ, nhường chỗ cho một ngôi sao khác. Không ai đủ kiên nhẫn và chờ đợi một VĐV đã hết thời" - khi nói những lời này, Ánh Viên đã chấp nhận nhường sân chơi đỉnh cao cho người khác.

Không ai có quyền trách Ánh Viên vì cô đã xếp cuối bảng trong tất cả các nội dung thi mà cô tham gia ở Olympic Tokyo năm nay, bởi một lẽ Olympic vẫn là sân chơi quá lớn với Việt Nam. Một Ánh Viên đang loay hoay vì đánh mất phong độ và không nhận được sự đầu tư và hỗ trợ cần thiết sẽ không thể nào làm nên bất cứ phép màu nào, vì Olympic không phải là nơi dành cho những câu chuyện cổ tích. Nên thay vì nói về thành tích của Ánh Viên, ép cô phải thực hiện giấc mơ Olympic vốn vẫn ngoài tầm với của thể thao Việt Nam, thì có lẽ việc cô gái vàng của bơi lội Việt Nam sẽ xoay xở thế nào với cuộc sống trong tương lai, sau khi rời bỏ thi đấu đỉnh cao, sẽ thiết thực hơn nhiều.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Ánh Viên có 7 năm sống ở nước ngoài, có 7 ngày nghỉ phép mỗi năm, có 30 phút trò chuyện với bố mẹ mỗi tuần, cô bị cấm sử dụng điện thoại và Facebook, không được mặc váy, không được trang điểm, không được làm tóc, không được sơn móng tay. Nhiều người có thể biết việc Ánh Viên đã có 150 huy chương các loại, nhưng rất ít người có thể tưởng tượng rằng cô ấy không có dù chỉ một người bạn. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của Ánh Viên, thầy giáo cô là người đi mua từng gói băng vệ sinh. Người đàn ông khác giới duy nhất mà Ánh Viên giao tiếp trong 358/365 ngày/7 năm cũng chính là thầy giáo của cô.

Những con số rất ngắn gọn và lạnh lẽo nói lên một sự thật: Ánh Viên đã đánh đổi cơ hội sống một cuộc đời bình thường để đổi lấy 150 tấm huy chương cho chính cô và cho vinh quang của thể thao nước nhà. Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và trả lời cho câu hỏi: Ánh Viên (và nhiều VĐV Việt Nam khác) sẽ phải làm gì tiếp theo để trở lại với cuộc sống bình thường?

Ở những nền thể thao phát triển như Mỹ - quốc gia luôn nằm trong top đầu mọi kỳ Olympic, Chính phủ không bỏ tiền ra để đầu tư cho các VĐV. Nước Mỹ cũng không có bất cứ ngôi trường Đại học nào chuyên về Thể dục Thể thao. Thay vào đó, các trường đại học luôn có chính sách để thu hút những sinh viên có năng khiếu thể thao. Những công ty kinh doanh thể thao sẽ có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, nuôi dưỡng và đầu tư cho những VĐV ấy tham gia thi đấu đỉnh cao. Lợi nhuận của họ sẽ đến khi các VĐV này thành công và mang về các hợp đồng quảng cáo, tiếp thị. Và phần lợi nhuận đó được chia cho cả hai, trong một bản hợp đồng được ký với những điều khoản chặt chẽ.

Nhà nước không phải đầu tư dù chỉ một dollar vào đó, nhưng sẽ có nhiều quy định pháp luật để điều hòa mối quan hệ giữa VĐV với các doanh nghiệp thể thao, đảm bảo quyền cơ bản của VĐV không bị xâm phạm, để mọi thứ được phát triển bền vững. Điều quan trọng và nhân văn nhất là họ sẽ luôn đảm bảo cho mọi vận động viên sau khi giải nghệ đều có thể sống được bằng một nghề nghiệp khác, với tấm bằng đại học của mình.

Ánh Viên ở tuổi 24 tuổi vẫn có phần ngây ngô trong các mối quan hệ xã hội, chưa có mối tình đầu và thậm chí chưa hình dung hết được cách để sống độc lập khi không có HLV riêng của mình bên cạnh. Nhưng có lẽ cô vẫn là một trường hợp may mắn vì trong một năm qua, dù không được đầu tư để tiếp tục thi đấu đỉnh cao, nhưng cô lại có thêm thời gian để lần đầu tiên trong cuộc đời thiếu nữ của mình - bắt đầu có vài người bạn.

May mắn vì, cô có nhiều huy chương, có nhiều tiền thưởng trong suốt những năm qua nhờ thành tích chói lọi của mình, nên nếu không thể trở thành HLV, Ánh Viên có thể dùng tiền đó để mở quán ăn như ước mơ mà cô từng chia sẻ. Hiện thực đó vẫn còn tốt đẹp hơn nhiều cựu VĐV không thể kiếm đủ tiền để lo cuộc sống đơn giản cho mình sau khi đã hi sinh tất cả những năm tháng đẹp nhất cho thể thao đỉnh cao.

Thế nên mặc kệ mọi người giờ phút này vẫn đang bàn tán về thành tích của Ánh Viên, mặc kệ việc Ánh Viên không bao giờ sử dụng điện thoại khi thi đấu, nhưng hôm qua, tôi vẫn nhắn cho cô một tin nhắn: "Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi. Hy vọng giờ là lúc em có thể tìm kiếm tình bạn và tình yêu".

https://dantri.com.vn/blog/anh-vien-em-da-co-du-huy-chuong-cho-cuoc-doi-minh-roi-20210731071743469.htm
Nếu đúng như này thì AV đầy tự trọng, dũng cảm và bản lĩnh quá.
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,395
Động cơ
312,774 Mã lực
Vòng đấy có em Anh vấp rào buồn cười và tội nhỉ
Rồi em Jamaica doping nên em Lan được đi tiếp, nhưng mà thấy bảo đây là thành tích tốt nhất cảu một VĐV VN trong môn cạnh tranh khủng khiếp là điền kinh. Đến nữ TQ còn không thấy có mặt nên em Lan nên TƯ HÀO và chúng ta nên cổ vũ em.

LAN ƠI, CỐ LÊN!
Lan chạy 400m rào thành tích 55.71 ko phải tốt nhất của mình (PB của Lan là 55.30) và xếp thứ 5. Nhưng vđv Jamaica bị loại vì phạm lỗi TR 17.3.1 tức là chạy lấn sang lane khác nên bị loại do đó Lan được đôn lên thứ 4 và vào thẳng vòng bán kết. Rule của 400m rào là 4 vị trí đầu của 5 lượt chạy vào thẳng bán kết, 4 vị trí cuối cùng được xét theo thành tích cao nhất của các vđv còn lại (khác rule của bơi các cụ nhé).
Đây là 1 thành tích lịch sử khi Lan là vđv điền kinh đầu tiên của VN qua vòng loại của một kỳ Olympic. Rất đáng chúc mừng
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,383
Động cơ
76,297 Mã lực
Em đồng ý phần lớn các quan điểm của cụ trừ chỗ này.
Ở Mỹ nếu giỏi thể thao thì dù học dốt đến mấy cũng được lên lớp, vào đại học và có học bổng.
Đa phần các môn học phổ thông, đại học chỉ cần học 2 tiếng/ngày là đủ sức qua môn, tất nhiên đi thi chỉ cần 5 điểm chứ cần gì mơ mộng 9 với 10.
Vđv cho dù học ở Mỹ thì vẫn đủ thời gian để học.
Còn cấp 3 em học chuyên ở VN, hồi đó để có thể thi học sinh giỏi quốc gia 1 môn nào đó thì phải có điều kiện cơ bản phải là học sinh giỏi, mà để được học sinh giỏi thì không môn học nào dưới 6,5 kể cả những môn phụ. Thế nên mới có việc giáo viên bộ môn phải cấy cho học sinh mấy điểm 10 kiểm tra miệng môn Văn cho nó đủ tổng kết 6,5 vì điểm kiểm tra viết của các bố toàn 1 với 2…
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,884
Động cơ
527,975 Mã lực
Ở VN chắc cũng thế thôi cụ, thành viên đội tuyển bóng đá trường mà đi tranh giải sinh viên thôi được giải chắc cũng chẳng phải học hành gì đâu, mà chất lượng giải chỉ là vui chơi thôi chứ làm gì có chuyện tầm cỡ quốc gia.
Lạy hồn, chỉ đc miễn môn thể dục thôi ạ, đứt dây chằng tự bỏ tiền ra chữa nhé.
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
24
Thực may là Ánh Viên đã đối mặt với nó một cách bình thản, hào quang trong quá khứ không cản trở cô chấp nhận hiện tại. Ánh Viên bảo với tôi: "Thể thao rất khắc nghiệt, mà vinh quang của nó là một vòng tròn, một ngôi sao tỏa sáng cũng ắt sẽ có ngày lu mờ, nhường chỗ cho một ngôi sao khác. Không ai đủ kiên nhẫn và chờ đợi một VĐV đã hết thời" - khi nói những lời này, Ánh Viên đã chấp nhận nhường sân chơi đỉnh cao cho người khác.
Tốt mà bác.
Cháu nó đã chấp nhận, đã hy sinh nhiều thứ của cá nhân, đã nhận vài cái cup, đã nhận phần thưởng vật chất.
Hy vọng như thế, đã đạt được những gì VĐV chuyên nghiệp Ánh Viên đặt ra lúc đầu.
Còn bây giờ, ta nhận lương Đại úy vậy.
 

TaiNon1974

Xe buýt
Biển số
OF-340720
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
898
Động cơ
289,160 Mã lực
Nơi ở
Tp HCM
Khi có kỳ thi đấu mới tập trung tập luyện đc ít, còn đâu toàn đi nhậu, trà đá chém gió thì làm sao đòi huy chương huy điều.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,219
Động cơ
400,795 Mã lực

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51

Thương cho AV cũng không đúng vì chính AV và gia đình chọn con đường này.

Nhưng buồn cho cách làm của các nhà lãnh đạo thể thao VN, cách luyện gà nòi không thay đổi

Nhưng chắc chắn thể thao VN tiếp tục chọn con đường này, vì có huy chương Seagmaes, may thì huy chương Châu A, để có cớ mà xin kinh phí nuôi bộ máy, xin tiền thưởng khi có thành tích.
 

xuantien_mobis

Xe lăn
Biển số
OF-50629
Ngày cấp bằng
10/11/09
Số km
14,509
Động cơ
597,735 Mã lực
Nơi ở
Chợ trên Giời
Đã lên đỉnh 1 lần rồi, vinh quang là quá đủ, được thêm càng tốt, ko có cũng ko sao, áo chống lại được tuổi tác?
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51
Các cụ nói về người khác thì cũng tem tém thôi nhé, đừng sân si quá làm gì

Bài đăng trên Dân Trí cung cấp thêm một góc nhìn


Thật ra, trước SEA Games 30, sau những đêm dài triền miên uống thuốc an thần, Ánh Viên đã từng gửi lên Liên đoàn Thể thao dưới nước một lá đơn xin giải nghệ. Lá đơn ấy đương nhiên không được chấp thuận, Ánh Viên vẫn đạt được 6 HCV và là VĐV giành được nhiều HCV nhất toàn khu vực Đông Nam Á trong kỳ SEA Games năm đó.

Nhưng điều tôi nhớ nhất không phải là 6 HCV ấy, mà là hình ảnh Ánh Viên bật khóc nức nở trên bục nhận huy chương, mà gương mặt cô khi ấy, nhìn thế nào cũng không phải gương mặt của một người hạnh phúc với thành công của mình. Sau này, khi gặp nhau, Ánh Viên nói với tôi, tất cả những huy chương ấy không thể giúp cô chối bỏ một sự thật rằng cô đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình và có thể sẽ không bao giờ tìm lại được nó nữa.

Ở kỳ Olympic này, Ánh Viên không đặt ra bất cứ mục tiêu nào. Cô nhận được một suất vé mời tham dự Olympic và đến đó với tâm thế của một vị khách tham quan, đứng ở gần đỉnh Olympia để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, chứ không phải để chinh phục nó nữa.

Hơn một năm qua, thay vì những chuyến đi tập huấn nước ngoài một thầy, một trò với kinh phí vài tỷ đồng mỗi năm, Ánh Viên trở về tập luyện tại Trường Đại học TDTT TPHCM. Không còn HLV riêng, không còn chế độ ăn uống đặc biệt, Ánh Viên bây giờ tập trong một đội chung với 10 VĐV khác với một cô giáo hướng dẫn chung.

Ánh Viên luôn chờ đợi sự sắp xếp của Liên đoàn suốt nhiều tháng qua, nhưng không có sự sắp xếp nào khác dành cho cô cả. Có lẽ là, thành tích giảm dần của Ánh Viên đã khiến Liên đoàn Thể thao dưới nước quyết định dành phần kinh phí ấy để đầu tư cho những VĐV khác trẻ hơn, tiềm năng hơn và Ánh Viên gần như tự xoay xở với những bài tập của mình.

Thực may là Ánh Viên đã đối mặt với nó một cách bình thản, hào quang trong quá khứ không cản trở cô chấp nhận hiện tại. Ánh Viên bảo với tôi: "Thể thao rất khắc nghiệt, mà vinh quang của nó là một vòng tròn, một ngôi sao tỏa sáng cũng ắt sẽ có ngày lu mờ, nhường chỗ cho một ngôi sao khác. Không ai đủ kiên nhẫn và chờ đợi một VĐV đã hết thời" - khi nói những lời này, Ánh Viên đã chấp nhận nhường sân chơi đỉnh cao cho người khác.

Không ai có quyền trách Ánh Viên vì cô đã xếp cuối bảng trong tất cả các nội dung thi mà cô tham gia ở Olympic Tokyo năm nay, bởi một lẽ Olympic vẫn là sân chơi quá lớn với Việt Nam. Một Ánh Viên đang loay hoay vì đánh mất phong độ và không nhận được sự đầu tư và hỗ trợ cần thiết sẽ không thể nào làm nên bất cứ phép màu nào, vì Olympic không phải là nơi dành cho những câu chuyện cổ tích. Nên thay vì nói về thành tích của Ánh Viên, ép cô phải thực hiện giấc mơ Olympic vốn vẫn ngoài tầm với của thể thao Việt Nam, thì có lẽ việc cô gái vàng của bơi lội Việt Nam sẽ xoay xở thế nào với cuộc sống trong tương lai, sau khi rời bỏ thi đấu đỉnh cao, sẽ thiết thực hơn nhiều.

Trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Ánh Viên có 7 năm sống ở nước ngoài, có 7 ngày nghỉ phép mỗi năm, có 30 phút trò chuyện với bố mẹ mỗi tuần, cô bị cấm sử dụng điện thoại và Facebook, không được mặc váy, không được trang điểm, không được làm tóc, không được sơn móng tay. Nhiều người có thể biết việc Ánh Viên đã có 150 huy chương các loại, nhưng rất ít người có thể tưởng tượng rằng cô ấy không có dù chỉ một người bạn. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên của Ánh Viên, thầy giáo cô là người đi mua từng gói băng vệ sinh. Người đàn ông khác giới duy nhất mà Ánh Viên giao tiếp trong 358/365 ngày/7 năm cũng chính là thầy giáo của cô.

Những con số rất ngắn gọn và lạnh lẽo nói lên một sự thật: Ánh Viên đã đánh đổi cơ hội sống một cuộc đời bình thường để đổi lấy 150 tấm huy chương cho chính cô và cho vinh quang của thể thao nước nhà. Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và trả lời cho câu hỏi: Ánh Viên (và nhiều VĐV Việt Nam khác) sẽ phải làm gì tiếp theo để trở lại với cuộc sống bình thường?

Ở những nền thể thao phát triển như Mỹ - quốc gia luôn nằm trong top đầu mọi kỳ Olympic, Chính phủ không bỏ tiền ra để đầu tư cho các VĐV. Nước Mỹ cũng không có bất cứ ngôi trường Đại học nào chuyên về Thể dục Thể thao. Thay vào đó, các trường đại học luôn có chính sách để thu hút những sinh viên có năng khiếu thể thao. Những công ty kinh doanh thể thao sẽ có trách nhiệm tìm kiếm nhân tài, nuôi dưỡng và đầu tư cho những VĐV ấy tham gia thi đấu đỉnh cao. Lợi nhuận của họ sẽ đến khi các VĐV này thành công và mang về các hợp đồng quảng cáo, tiếp thị. Và phần lợi nhuận đó được chia cho cả hai, trong một bản hợp đồng được ký với những điều khoản chặt chẽ.

Nhà nước không phải đầu tư dù chỉ một dollar vào đó, nhưng sẽ có nhiều quy định pháp luật để điều hòa mối quan hệ giữa VĐV với các doanh nghiệp thể thao, đảm bảo quyền cơ bản của VĐV không bị xâm phạm, để mọi thứ được phát triển bền vững. Điều quan trọng và nhân văn nhất là họ sẽ luôn đảm bảo cho mọi vận động viên sau khi giải nghệ đều có thể sống được bằng một nghề nghiệp khác, với tấm bằng đại học của mình.

Ánh Viên ở tuổi 24 tuổi vẫn có phần ngây ngô trong các mối quan hệ xã hội, chưa có mối tình đầu và thậm chí chưa hình dung hết được cách để sống độc lập khi không có HLV riêng của mình bên cạnh. Nhưng có lẽ cô vẫn là một trường hợp may mắn vì trong một năm qua, dù không được đầu tư để tiếp tục thi đấu đỉnh cao, nhưng cô lại có thêm thời gian để lần đầu tiên trong cuộc đời thiếu nữ của mình - bắt đầu có vài người bạn.

May mắn vì, cô có nhiều huy chương, có nhiều tiền thưởng trong suốt những năm qua nhờ thành tích chói lọi của mình, nên nếu không thể trở thành HLV, Ánh Viên có thể dùng tiền đó để mở quán ăn như ước mơ mà cô từng chia sẻ. Hiện thực đó vẫn còn tốt đẹp hơn nhiều cựu VĐV không thể kiếm đủ tiền để lo cuộc sống đơn giản cho mình sau khi đã hi sinh tất cả những năm tháng đẹp nhất cho thể thao đỉnh cao.

Thế nên mặc kệ mọi người giờ phút này vẫn đang bàn tán về thành tích của Ánh Viên, mặc kệ việc Ánh Viên không bao giờ sử dụng điện thoại khi thi đấu, nhưng hôm qua, tôi vẫn nhắn cho cô một tin nhắn: "Em đã có đủ huy chương cho cuộc đời mình rồi. Hy vọng giờ là lúc em có thể tìm kiếm tình bạn và tình yêu".

https://dantri.com.vn/blog/anh-vien-em-da-co-du-huy-chuong-cho-cuoc-doi-minh-roi-20210731071743469.htm
Không ai trách Ánh Viên, người ta đang trách các nhà lãnh đạo thể thao VN ham bệnh thành tích, không thay đổi cách làm, chỉ chăm chăm luyện gà nòi.

Ánh Viên còn may mà có thành tích và có tiền, còn hàng nghìn con gà nòi khác không đạt thành tích hoặc bị chấn thương, đã bị vắt chanh bỏ vỏ không thương tiếc, dở dang chuyện học hành và tương lai.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,219
Động cơ
400,795 Mã lực
Em có cảm giác như thế này không có đúng không. Vận động viên Việt Nam tham dự các giải đấu lớn hình như ngoài võ thì các môn khác có vẻ một số vận động viên yếu về bản lĩnh, ví dụ khi thi với các vận động viên trình độ hơn mình đáng ra thành tích của mình nó phải tăng so với chính mình, đây lại thấy toàn thấp hơn. Khi mà thành tích so với chính mình còn không hơn được thì thi thế nào được. Cái này trong thể thao hay gọi là tính đúng điểm rơi phong độ gì đó, hình như mình toàn tính điểm rơi sau khi thi xong thì phải. Không chỉ những môn như bơi lội điền kinh mà cả bắn súng cũng thế thì phải. Chắc rất lâu nữa mới có thể thấy được huy chương vàng một môn nào đó ở Olympic. Đành rằng có hay không nó chả ảnh hưởng đến bữa cơm gia đình của bất cứ cụ nào trong này nhưng khi mà ngành thể thao với đầy đủ ban bệ như thế mà mục tiêu đẩy mạnh thể thao toàn dân cũng thấy lờ mờ và thể thao thành tích cao cũng mù mờ nốt thì khó mà vui được các cụ nhỉ,
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,671 Mã lực
Tuổi
51
Em có cảm giác như thế này không có đúng không. Vận động viên Việt Nam tham dự các giải đấu lớn hình như ngoài võ thì các môn khác có vẻ một số vận động viên yếu về bản lĩnh, ví dụ khi thi với các vận động viên trình độ hơn mình đáng ra thành tích của mình nó phải tăng so với chính mình, đây lại thấy toàn thấp hơn. Khi mà thành tích so với chính mình còn không hơn được thì thi thế nào được. Cái này trong thể thao hay gọi là tính đúng điểm rơi phong độ gì đó, hình như mình toàn tính điểm rơi sau khi thi xong thì phải. Không chỉ những môn như bơi lội điền kinh mà cả bắn súng cũng thế thì phải. Chắc rất lâu nữa mới có thể thấy được huy chương vàng một môn nào đó ở Olympic. Đành rằng có hay không nó chả ảnh hưởng đến bữa cơm gia đình của bất cứ cụ nào trong này nhưng khi mà ngành thể thao với đầy đủ ban bệ như thế mà mục tiêu đẩy mạnh thể thao toàn dân cũng thấy lờ mờ và thể thao thành tích cao cũng mù mờ nốt thì khó mà vui được các cụ nhỉ,
Em nghĩ cần TT VN cần phải thay đổi cách làm,

Nên tập trung NS vào việc phát triển thể thao phong trào và thể chất nhân dân, bỏ cách luyện gà nòi đi.

Ai có năng lực thì xin tài trợ của các nhãn hàng để đầu tư tập luyện, có thành tích thì nhà nước thưởng thật cao/
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,211 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Không ai trách Ánh Viên, người ta đang trách các nhà lãnh đạo thể thao VN ham bệnh thành tích, không thay đổi cách làm, chỉ chăm chăm luyện gà nòi.

Ánh Viên còn may mà có thành tích và có tiền, còn hàng nghìn con gà nòi khác không đạt thành tích hoặc bị chấn thương, đã bị vắt chanh bỏ vỏ không thương tiếc, dở dang chuyện học hành và tương lai.
Hình ảnh của các em gái bên thể dục dụng cụ theo em là thảm nhất :(
 

thaibom

Xe tăng
Biển số
OF-365335
Ngày cấp bằng
4/5/15
Số km
1,147
Động cơ
1,883 Mã lực
Ngoài điểm rơi phong độ thì yếu tố tâm lý cũng quan trọng lắm cụ ơi!
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,219
Động cơ
400,795 Mã lực
Em nghĩ cần TT VN cần phải thay đổi cách làm,

Nên tập trung NS vào việc phát triển thể thao phong trào và thể chất nhân dân, bỏ cách luyện gà nòi đi.

Ai có năng lực thì xin tài trợ của các nhãn hàng để đầu tư tập luyện, có thành tích thì nhà nước thưởng thật cao/
Nói thì lại thấy buồn chứ nhân lực rất đông mà dân thì cuồng lên với bóng đá, thế mà ở Hà nội có bao nhiêu sân bóng thật sự. Nhiều sân ở các trường đại học trước đây to thế giờ thành sân mi ni như sân trường Y. Nhìn bọn trẻ cấp 2 ôm quả bóng vào công viên đá bóng trộm, mắt trước mắt sau lại bị bảo vệ đuổi với thu bóng thấy buồn thật, đến công viên của thủ đô còn chả có chỗ cho chúng nó chơi. Rồi phong trào chạy lên rất cao mà cả Hà nội có đường chạy nào ra hồn, mấy cái sân như sân Hàng Đẫy thì để không là chính chả cho dân tập. Làm đường chạy tử tế rồi bán vé cho dân nó vào chạy, kiểm soát tử tế có khi ra khối tiền. Đến cái đường chạy ở trong công viên Thống Nhất cũng mấp mô rồi nhiều chỗ tối om om. Người làm thể thao thật sự không biết họ có thấy buồn không nhỉ khi nhìn vào hạ tầng thể thao như thế. Đơn giản nhất là đưa vào quy định mỗi khu chung cư xây dựng lên phải có sân bóng đá, sân bóng rổ, làn đường dành riêng cho chạy và đi bộ. Sức khoẻ thể chất mà không ra gì thì bảo năng suất lao động lên thế nào được.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,397
Động cơ
1,548,262 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Buồn làm gì hả cụ. Trình độ ta đến thế thì thi nó hiện ra thôi. Cũng là cố gắng hết sức rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top