[Funland] Buồn cho Ánh Viên và bơi lội Việt Nam

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,013
Động cơ
313,059 Mã lực
Vừa xem Huy Hoàng xếp thứ 2 vòng loại cũng thấy vui rồi. Nhà có cụ con cúng tên Hoàng hai bố con hò cổ vũ. Dù sao chúng ta cũng biết mình là ai nhưng phải cố gắng tinh thần
Chỉ là xếp thứ 2 sau 2 heat bơi thôi cụ, các heat sau đều là các vđv có thành tích tốt hơn Huy Hoàng. Top 8 lọt vào bơi CK là 7:47, còn thành tích Huy Hoàng là 7:54 (PB của HH là 7:50:xx thôi). Vị thế của HH ở 1500m tốt hơn so với 800m, nhưng để lọt vào top 8 thì cũng cần 1 sự xuất thần + với cả may mắn nữa. Chúng ta xem và cỗ vũ cho HH bơi tốt nhất với khả năng của mình và đừng đặt quá nặng nề về thành tích nhé. Sơ qua cho các cụ về thành tích thi đấu và luyện tập của HH (HH vừa bơi 800m thành tích 7:54:16)
IMG-b0f7aeecbcbd944a096ba9838843fea3-V.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: Kuu

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Câu đầu đồng ý với cụ mà câu 2 thì không - không nên theo mô hình TQ mà phải theo Mẽo và mấy nước giẫy chết ý - là tăng cường thể thao học đường và "Xã hội hóa" , theo kiểu win-win, như em có biên ở bên kia:

Cụ ơi, thể thao quần chúng dựa trên thương mại hóa điển hình là ở Mỹ hay mấy nước giẫy chết đó cụ, nơi mà Thể thao học đường mới là "lò" huy chương. Hay như năm nay ở Tokyo HCV của đua xe đạp nữ là Tiến Sỹ Toán Cambridge mới "chơi" đạp xe amatơ được có 4 năm... Nói chung là cứ phải chơi nhiều thì trong cả ty tỷ người chơi mới chọn ra người tài được, chứ cứ "lò" thì rồi cũng hết củi thôi!

Hơn nữa việc thương mại hóa có cái tốt là nó dựa trên quan hệ win-win, ví dụ các trường ĐH ở Mỹ luôn có học bổng cho mấy bạn học có thể không tốt lắm nhưng thể thao ngon làn. Các bạn thể thao ngon sẽ kéo theo phong trào thể dục thể thao cảu cả trường, trong đó có cả những bạn mắt kính dầy 5 đi-ốp - Quan hệ này đôi bên cùng có lợi! Rồi kha khá các bố mẹ giàu có sẵn sàng đóng góp cơ sở hạ tầng thể thao cho trường để con họ vừa đc học ĐH lại vừa được theo đuổi đam mê - Lại đôi bên cùng có lợi! Chứ kiểu lò như TQ, VN thì muôn đời các bố mẹ có điều kiện khá giả không bao giờ đồng ý cho con mình theo thể thao kiểu nuôi gà cả - Cái vòng bế tắc.

Nói chung em vote cho xã hội hóa, thương mại hóa thể thao, để nó vận động theo cơ chế thị trường thay vì lấy thuế của dân đi đầu tư cho mấy lò, trong khi phòng trào thể dục thể thao toàn dân chả được hưởng lợi mấy!
Khi nào trưởng c1- đại học đều có bể bơi chuẩn olympic, sân bóng, sân cầu lông thì lúc đó mới cạnh tranh được top 5 châu á. Chứ trường học bé tẹo không có sân chơi thì còn lâu mới có thành tích cao ở sân chơi châu lục cũng như tg.
chính Tq có hướng đi rất đúng về thể thao, những môn thể thao cá nhân của tq rất mạnh,thể chất toàn dân được nâng cao là nền móng cho các môn tập thể như bóng đá, bóng rổ,...
 

hbthang

Xe tăng
Biển số
OF-5276
Ngày cấp bằng
11/6/07
Số km
1,652
Động cơ
563,124 Mã lực
Chúng ta đã làm gì để có thể cạnh tranh huy chương Olympic?

Phải nói rõ, tại Olympic lần này, các tuyển thủ của chúng ta đều thi đấu dưới sức mình, nên việc họ không thể có huy chương là điều đương nhiên.
Đơn cử ở hạng cân 61kg của Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ, nếu Tuấn giữ được thành tích 304kg từng giúp anh giành HCB SEA Games 2019, có lẽ Tuấn đã có huy chương. Nói thế, vì người giành HCB là Irawan Eko Yuli (Indonesia) chỉ nâng được 302kg (137+165) và HCĐ thuộc về Son Igor (Kazakhstan) với tổng cử 294kg (131kg + 163kg).
Trong khi đó, ở hạng 59kg nữ diễn ra chiều nay, đô cử Hoàng Thị Duyên hoàn toàn nằm trong nhóm có huy chương khi hồi tháng 4 vừa qua tại giải vô địch châu Á 2021, cô nâng được 216kg, trong lúc kỷ lục quốc gia của cô là 223kg. Thế nhưng tại Olympic lần này, Duyên chỉ có tổng thành tích 208kg (95kg + 113kg), nên xếp thứ 5/9 tuyển thủ. Trong khi đó, Andoh Mikiko (Nhật Bản) giành HCĐ với 214kg (94kg + 120kg), còn Guryeva Polina (Turkmenistan) đoạt HCB với 217kg (96kg + 121kg). Riêng lực sĩ Kou Hsing Chun (Đài Loan) đã vô đối khi giành HCV với thành tích 236kg (103kg + 133kg), đây cũng là kỷ lục Olympic mới.
Bên cạnh đó, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng ngành thể thao đã không có sự đầu tư đúng mức cho các tuyển thủ mũi nhọn. Chẳng nói đâu xa, một tuyển thủ thuộc dạng ngôi sao như Ánh Viên, nhưng lương của cô mỗi tháng chỉ có hơn 9 triệu đồng lãnh theo ngạch bên quân đội và gần không có thêm khoản nào từ đội tuyển quốc gia ngoài tiền ăn, chưa kể thức ăn luôn thiếu khiến cô luôn phải lấy lương của mình để mua thức ăn bổ sung cho bản thân, như vậy thử hỏi các môn khác sẽ thế nào?
Đem quân thi đấu tại Olympic, nhưng thử hỏi các vị đứng đầu ngành thể thao đã làm gì để đầu tư cho xứng tầm với các tuyển thủ Việt Nam sẽ tranh tài tại Thế vận hội, hay chỉ theo kiểu được chay hay chớ y như đầu tư thi đấu tại SEA Games?
Nói đâu xa, Ánh Viên 2 năm qua từ 2020 đến nay gần như chỉ tự tập một mình, không có HLV. Một tuyển thủ không có HLV thì làm sao đòi hỏi thành tích cao? Trong lúc Hoàng Thị Duyên thi đấu tại giải vô địch châu Á 2021 về nước phải cách ly 42 ngày, như vậy tập luyện thế nào, nên cô ấy đã thi đấu ra sao tại Olympic thì mọi người đã biết….
Nhiều người sẽ đổ do dịch bệnh để cho rằng thành tích của chúng ta không được như mong đợi, nhưng đừng quên các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia cùng dịch bệnh như ta và họ đã có huy chương Thế vận hội. Thái Lan có 1 HCV, Philippines 1 HCV, Indonesia 1 HCB, 1 HCĐ. Còn chúng ta?
P/S: Hình ảnh Hoàng Thị Duyên bị tạ đè và đấy cũng là nhìh ảnh tiêu biểu của thể thao Việt Nam tại Olympic lần này.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Thể thao nó là tố chất con người, các điều kiện khác phụ thêm vào thôi.
Các cụ thấy các nước giàu có Bắc Âu và các nước giàu có vùng Vịnh đó, có giành huy chương Olympic gì đâu.
Đội Bắc Âu nó chơi Olympic mùa đông là chính, còn mùa hè nó vẫn có huy chương đấy, dù không nhiều, nhưng dân số mỗi nước có trên dưới chục triệu thì thế được rồi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,336
Động cơ
351,375 Mã lực
Tóm lại sau Olp không thành công là các cụ cãi nhau như mổ bò, phái thì kêu nhà nước đầu tư cho VĐV ít quá, thi sao được, phái kia chỉ trích tiêu tiền ngân sách vô bổ. Em làm quản lý NN đứng giữa cũng không biết làm sao để chiều lòng các ông chủ đây :))
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Chúng ta đã làm gì để có thể cạnh tranh huy chương Olympic?

Phải nói rõ, tại Olympic lần này, các tuyển thủ của chúng ta đều thi đấu dưới sức mình, nên việc họ không thể có huy chương là điều đương nhiên.
Đơn cử ở hạng cân 61kg của Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ, nếu Tuấn giữ được thành tích 304kg từng giúp anh giành HCB SEA Games 2019, có lẽ Tuấn đã có huy chương. Nói thế, vì người giành HCB là Irawan Eko Yuli (Indonesia) chỉ nâng được 302kg (137+165) và HCĐ thuộc về Son Igor (Kazakhstan) với tổng cử 294kg (131kg + 163kg).
Trong khi đó, ở hạng 59kg nữ diễn ra chiều nay, đô cử Hoàng Thị Duyên hoàn toàn nằm trong nhóm có huy chương khi hồi tháng 4 vừa qua tại giải vô địch châu Á 2021, cô nâng được 216kg, trong lúc kỷ lục quốc gia của cô là 223kg. Thế nhưng tại Olympic lần này, Duyên chỉ có tổng thành tích 208kg (95kg + 113kg), nên xếp thứ 5/9 tuyển thủ. Trong khi đó, Andoh Mikiko (Nhật Bản) giành HCĐ với 214kg (94kg + 120kg), còn Guryeva Polina (Turkmenistan) đoạt HCB với 217kg (96kg + 121kg). Riêng lực sĩ Kou Hsing Chun (Đài Loan) đã vô đối khi giành HCV với thành tích 236kg (103kg + 133kg), đây cũng là kỷ lục Olympic mới.
Bên cạnh đó, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng ngành thể thao đã không có sự đầu tư đúng mức cho các tuyển thủ mũi nhọn. Chẳng nói đâu xa, một tuyển thủ thuộc dạng ngôi sao như Ánh Viên, nhưng lương của cô mỗi tháng chỉ có hơn 9 triệu đồng lãnh theo ngạch bên quân đội và gần không có thêm khoản nào từ đội tuyển quốc gia ngoài tiền ăn, chưa kể thức ăn luôn thiếu khiến cô luôn phải lấy lương của mình để mua thức ăn bổ sung cho bản thân, như vậy thử hỏi các môn khác sẽ thế nào?
Đem quân thi đấu tại Olympic, nhưng thử hỏi các vị đứng đầu ngành thể thao đã làm gì để đầu tư cho xứng tầm với các tuyển thủ Việt Nam sẽ tranh tài tại Thế vận hội, hay chỉ theo kiểu được chay hay chớ y như đầu tư thi đấu tại SEA Games?
Nói đâu xa, Ánh Viên 2 năm qua từ 2020 đến nay gần như chỉ tự tập một mình, không có HLV. Một tuyển thủ không có HLV thì làm sao đòi hỏi thành tích cao? Trong lúc Hoàng Thị Duyên thi đấu tại giải vô địch châu Á 2021 về nước phải cách ly 42 ngày, như vậy tập luyện thế nào, nên cô ấy đã thi đấu ra sao tại Olympic thì mọi người đã biết….
Nhiều người sẽ đổ do dịch bệnh để cho rằng thành tích của chúng ta không được như mong đợi, nhưng đừng quên các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia cùng dịch bệnh như ta và họ đã có huy chương Thế vận hội. Thái Lan có 1 HCV, Philippines 1 HCV, Indonesia 1 HCB, 1 HCĐ. Còn chúng ta?
P/S: Hình ảnh Hoàng Thị Duyên bị tạ đè và đấy cũng là nhìh ảnh tiêu biểu của thể thao Việt Nam tại Olympic lần này.
Vãi với các bố quản lý, bắt VĐV cử tạ tầm cỡ Olympic cách ly 42 ngày ăn cơm 30k/suất mà đòi có huy chương =))
Trong khi bóng đá nam 50 năm nữa ko biết có mon men được qua vòng bảng Olympic hay ko thì lại đc cách ly khách sạn 7 ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
Tóm lại sau Olp không thành công là các cụ cãi nhau như mổ bò, phái thì kêu nhà nước đầu tư cho VĐV ít quá, thi sao được, phái kia chỉ trích tiêu tiền ngân sách vô bổ. Em làm quản lý NN đứng giữa cũng không biết làm sao để chiều lòng các ông chủ đây :))
Nếu cụ làm quản lý NN thật thì cụ chỉ cần ăn in ít thôi là được, ngoài ra ko cần làm gì hết :D
 

Cam 2.5.2012

Xe tăng
Biển số
OF-184886
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,791
Động cơ
343,720 Mã lực
Cụ lại quá đà rồi, tại bóng đá hay tại phong trào cơ sở, tại đầu tư, nhiệm kỳ, tại nền kinh tế ... abcd... còn phải tính.
Công nhận với cụ, nếu tại cái gì thì sẽ có rất nhiều cái tại mà chắc chắn là không phải tại bóng đá. Cá nhân mình thấy là VN mình không gây dựng và phát triển được thể thao phong trào, do nhiều nguyên nhân như kinh phí, con người, nhiệm kỳ... vì khi thể thao phong trào phát triển sâu, rộng thì sẽ có thể thao thành tích cao (khi có phát triển về lượng thì sẽ có biến đổi về chất). Hiện nay hầu như các trường học đều không có nhà thi đấu, sân thể thao... còn muốn "được chơi" thì phải trả khá nhiều tiền (thuê sân bãi, thuê người hướng dẫn...)
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Chúng ta đã làm gì để có thể cạnh tranh huy chương Olympic?

Phải nói rõ, tại Olympic lần này, các tuyển thủ của chúng ta đều thi đấu dưới sức mình, nên việc họ không thể có huy chương là điều đương nhiên.
Đơn cử ở hạng cân 61kg của Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ, nếu Tuấn giữ được thành tích 304kg từng giúp anh giành HCB SEA Games 2019, có lẽ Tuấn đã có huy chương. Nói thế, vì người giành HCB là Irawan Eko Yuli (Indonesia) chỉ nâng được 302kg (137+165) và HCĐ thuộc về Son Igor (Kazakhstan) với tổng cử 294kg (131kg + 163kg).
Trong khi đó, ở hạng 59kg nữ diễn ra chiều nay, đô cử Hoàng Thị Duyên hoàn toàn nằm trong nhóm có huy chương khi hồi tháng 4 vừa qua tại giải vô địch châu Á 2021, cô nâng được 216kg, trong lúc kỷ lục quốc gia của cô là 223kg. Thế nhưng tại Olympic lần này, Duyên chỉ có tổng thành tích 208kg (95kg + 113kg), nên xếp thứ 5/9 tuyển thủ. Trong khi đó, Andoh Mikiko (Nhật Bản) giành HCĐ với 214kg (94kg + 120kg), còn Guryeva Polina (Turkmenistan) đoạt HCB với 217kg (96kg + 121kg). Riêng lực sĩ Kou Hsing Chun (Đài Loan) đã vô đối khi giành HCV với thành tích 236kg (103kg + 133kg), đây cũng là kỷ lục Olympic mới.
Bên cạnh đó, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng ngành thể thao đã không có sự đầu tư đúng mức cho các tuyển thủ mũi nhọn. Chẳng nói đâu xa, một tuyển thủ thuộc dạng ngôi sao như Ánh Viên, nhưng lương của cô mỗi tháng chỉ có hơn 9 triệu đồng lãnh theo ngạch bên quân đội và gần không có thêm khoản nào từ đội tuyển quốc gia ngoài tiền ăn, chưa kể thức ăn luôn thiếu khiến cô luôn phải lấy lương của mình để mua thức ăn bổ sung cho bản thân, như vậy thử hỏi các môn khác sẽ thế nào?
Đem quân thi đấu tại Olympic, nhưng thử hỏi các vị đứng đầu ngành thể thao đã làm gì để đầu tư cho xứng tầm với các tuyển thủ Việt Nam sẽ tranh tài tại Thế vận hội, hay chỉ theo kiểu được chay hay chớ y như đầu tư thi đấu tại SEA Games?
Nói đâu xa, Ánh Viên 2 năm qua từ 2020 đến nay gần như chỉ tự tập một mình, không có HLV. Một tuyển thủ không có HLV thì làm sao đòi hỏi thành tích cao? Trong lúc Hoàng Thị Duyên thi đấu tại giải vô địch châu Á 2021 về nước phải cách ly 42 ngày, như vậy tập luyện thế nào, nên cô ấy đã thi đấu ra sao tại Olympic thì mọi người đã biết….
Nhiều người sẽ đổ do dịch bệnh để cho rằng thành tích của chúng ta không được như mong đợi, nhưng đừng quên các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia cùng dịch bệnh như ta và họ đã có huy chương Thế vận hội. Thái Lan có 1 HCV, Philippines 1 HCV, Indonesia 1 HCB, 1 HCĐ. Còn chúng ta?
P/S: Hình ảnh Hoàng Thị Duyên bị tạ đè và đấy cũng là nhìh ảnh tiêu biểu của thể thao Việt Nam tại Olympic lần này.
Chung quy lại là vấn đề "cò không tiến" :))
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,594
Động cơ
379,343 Mã lực
Bóng bàn, cầu lông đắt. Ít người chơi cùng lúc. Bóng chuyền, bóng đá, chạy... mới rẻ. Ai cũng chơi được, chân đất cũng được, lại team work, lại thể hiện được kỹ thuật cá nhân, tính chiến đấu. Khi thì 2 đội làm vại bia mà có khi 2 làng đánh nhau vì 1 tình huống. Luyện tập được để lỡ có chiến tranh còn phát huy.
Xưa em nhớ đang muốn trả đũa 1 thằng trong xóm. Nó có bóng em húc, va đạp, xoạc nó sợ xanh mắt. Thằng anh nó thấy thế xoạc em 1 phát theo kiểu SLNA. May em nhảy lên kịp.
Xoạc kiểu SLNA mà cụ né được thì cũng tỉnh đòn đấy. Dính những cú xoạc đấy thì chỉ có nước đi viện, chống nạng, bỏ bóng đá thôi. Giải lần này em thấy toàn đoàn chơi đều kém, không rõ có phải lo dịch đang hoành hành ở quê nhà nên tâm lý kém hơn không ????
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
6,716
Động cơ
255,623 Mã lực
Cò không thiếu, nhưng nếu chi mà ko "ra tiền" thì ko làm cụ ạ ;))
E hỏi cụ nhé vấn đề vacxxin sống còn quan trọng thế mà còn phải ra rả hô hào nhân dân đóng góp, nhắn tin, chuyển tiền ... nữa là...
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,594
Động cơ
379,343 Mã lực
Vãi với các bố quản lý, bắt VĐV cử tạ tầm cỡ Olympic cách ly 42 ngày ăn cơm 30k/suất mà đòi có huy chương =))
Trong khi bóng đá nam 50 năm nữa ko biết có mon men được qua vòng bảng Olympic hay ko thì lại đc cách ly khách sạn 7 ngày.
So thế cũng khó vì bóng đá là môn đại chúng hơn. Chưa kể ở ta vẫn trọng nam khinh nữ, chả thế mà bóng đá nữ thì liên tục khó khăn, trong khi đồng nghiệp nam còn trẻ tuổi mà đã có cuộc sống vương giả. Âu cũng là cái liễn !
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,301
Động cơ
74,743 Mã lực
Vãi với các bố quản lý, bắt VĐV cử tạ tầm cỡ Olympic cách ly 42 ngày ăn cơm 30k/suất mà đòi có huy chương =))
Trong khi bóng đá nam 50 năm nữa ko biết có mon men được qua vòng bảng Olympic hay ko thì lại đc cách ly khách sạn 7 ngày.
Không đổ tại cho cách ly được. Cách ly không phải đi tù, vẫn có cách bổ sung ăn uống năng lượng chứ ko phải chỉ có suất cơm 30k.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
2,655
Động cơ
405,753 Mã lực
E hỏi cụ nhé vấn đề vacxxin sống còn quan trọng thế mà còn phải ra rả hô hào nhân dân đóng góp, nhắn tin, chuyển tiền ... nữa là...
Ngân sách ko thiếu cụ ạ, nhưng chi ra 1 đồng phải lấy lại 0.5 đồng, còn ko thì quên đi. Năm nào cũng kêu thúc đẩy các dự án vì giải ngân quá chậm, mịa hốc dày như các bố thằng nào dám nhận làm mà chả chậm.
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,089
Động cơ
167,324 Mã lực
Không đổ tại cho cách ly được. Cách ly không phải đi tù, vẫn có cách bổ sung ăn uống năng lượng chứ ko phải chỉ có suất cơm 30k.
Em đồng ý với nhận xét của cụ . Không đoạt được huy chương là do thể lực ẻm yếu hơn VĐV khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top