Cái này hơi dài, cụ nào có time đọc chơi. E ko đảm bảo về nguồn và tính chính xác.
---///---
BAO NHIÊU BẠN ĐÃ BIẾT - MỠ NỘI TẠNG – THẦN CHẾT KHOÁC ÁO THẦY TU! ( nhân có bài viết của bạn Đới Giang Anh về tóp mỡ... Chúng Mình cùng nhautìm hiểu nhé...)Các bạn bụng bự đừng bỏ qua bài này mà tội nghiệp công tìm hiểu của tớ nha..
Ra đường gặp anh hùng, anh hùng đâu chẳng thấy toàn gặp ông bà bụng to! Ngày nay, không khó để gặp nhiều ông anh, bà chị không chửa mà như chửa bởi cái bụng “hoành tráng” của mình. Một số ông vẫn “cố cãi” để cái bụng nó lùm lùm thế ăn mặc cho nó oách, có dáng, còn các chị mình thì “biện minh” tuổi này nó thế là “phình phường”… Vẫn nghe “vòng bụng càng to vòng đời càng ngắn” nhưng mà “điếc rồi” không sợ súng đâu mà doạ. Nếu có bác nào như vậy thì hôm nay tôi “thông điếc” cho cái nhé, nghe ra biết đâu đó nghĩ lại…còn được ở với vợ con, cháu chắt lâu hơn! Bụng to muốn nói đến tình trạng thừa cân, béo phì và đặc biệt là thừa “mỡ bụng” trong đó mỡ “nội tạng” chính là chủ mưu nguy hiểm nhất. Thừa cân (thừa mỡ) đặc biệt là mỡ tạng gây nên nhiều bệnh “đoản thọ” như: Tiểu đường tuýp 2; cao huyết áp và các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ; ung thư… Tại sao mỡ nội tạng lại cao? Chế độ ăn uống với thực phẩm chứa nhiều calo, nhiều đường, nhiều chất béo (chất đường bột nhóm tinh chế như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, trà sữa, gạo trắng, bánh mì trắng, mì gói và những thực phẩm giàu chất béo như thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ chiên, thịt hun khói, rượu, bia…). Khi calo dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ của cơ thể, cơ thể sẽ tìm cách chuyển chúng thành dạng dự trữ, trong đó chủ yếu là dạng mỡ. Ngoài ra thói quen lười vận động làm cơ thể giảm tiêu thụ calo cũng làm tăng nguy cơ tích mỡ. Thức ăn “dư thừa” được cơ thể chuyển thành mỡ dự trữ như thế nào ? Một lượng đường dư thừa sẽ được gan chuyển thành đường glycogen để dự trữ ở gan và cơ (tuy nhiên “kho chứa” ở gan và cơ khá bé, chứa không được nhiều). Phần đường thừa còn lại sẽ được gan chuyển thành chất béo. Chất béo trong thức ăn cũng được gan chuyển hoá để tạo thành các chất béo như Tryglycerid (TG), Phospholipid, Cholesterol ester. Ngoài ra khi protein dư thừa trong chế độ ăn cũng được gan phân giải và chuyển hoá thành chất béo. Túm lại: Nếu thức ăn thừa đường, thừa chất béo hay thừa đạm đều được gan chuyển hoá thành dạng dự trữ năng lượng chủ yếu đó là MỠ. Mỡ đầu tiên được tích trữ dưới da, tuy nhiên khi lượng chất béo trong cơ thể tăng lên thì cơ thể sẽ tìm kiếm các kho dự trữ khác đó chính là CÁC TẠNG! Đây là những kho chứa “khổng lồ”. Mỡ bắt đầu được tích tụ trong ổ bụng, ở gan, ở thận, ở phổi, thành cơ tim, thành mạch máu, ở tuỵ…thậm chí ở não! Hậu quả của thừa mỡ nội tạng chúng ta đã rõ: mỡ ổ bụng gây chèn ép các tạng làm giảm tưới máu cho tạng, giảm chức năng tạng thậm chí tạng bị xô đẩy sai lệch vị trí bình thường (ví dụ dạ dày bị mỡ bụng đẩy cao sát cơ hoành gây khó thở, trào ngược dạ dày). Mỡ nhiễm vào thận gây xơ thận, giảm chức năng thận. Mỡ nhiễm vào thành cơ tim gây suy giảm chức năng co bóp cơ tim. Mỡ nhiễm vào tuỵ gây suy giảm chức năng tiết insulin của tuỵ. Mỡ nhiễm vào thành mạch máu gây xơ vữa, tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Mỡ nhiễm vào phổi gây suy giảm thông khí phổi, giảm oxy trao đổi ở phổi. Mỡ nhiễm ở não gây suy giảm chức năng não, giúp bạn “thông minh ngược”, trẻ con đi học thích học kỹ “không chịu lên lớp”… Trong các loại tạng nhiễm mỡ thì GAN NHIỄM MỠ là thường gặp nhất và cũng nguy hiểm bậc nhất! Gan nhiễm mỡ khi lượng mỡ tích tụ trong gan >5% trọng lượng của gan (hoặc trên kính hiển vi thấy trên 5% số tế bào gan có chứa các hạt mỡ). Khi gan bị nhiễm mỡ, mỡ sẽ làm độ nhạy của insulin giảm xuống, nghĩa là khả năng kiểm soát đường máu của insulin giảm xuống, điều này khiến tuỵ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp, lâu dần dẫn đến tuyến tuỵ bị suy và TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 xuất hiện.Ngoài gan, tuỵ cũng bị nhiễm mỡ, làm cho chức năng sản xuất insulin của tuỵ suy giảm càng thúc đẩy hình thành tiểu đường tuýp 2. Có thể nói GAN NHIỄM MỠ và TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 như ANH EM SINH ĐÔI. Có 2 loại gan nhiễm mỡ: gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Hiện nay có khoảng 25-30% dân số bị gan nhiễm mỡ và 30% những người thừa cân béo phì có gan nhiễm mỡ, trong số những người có gan nhiễm mỡ có khoảng 15% bị xơ gan và ung thư gan. Cơ chế trên lý giải tại sao người béo phì thừa cân nhất là mỡ nội tạng cao thì nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao. Điều này cũng giải thích tại sao tỷ lệ tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em càng ngày càng cao? Nguyên nhân là tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em càng ngày càng gia tăng. Ngược lại những người bị tiểu đường tuýp 2 rất dễ bị gan nhiễm mỡ: Những người này lượng insulin suy giảm dẫn đến tế bào, mô cơ thể bị thiếu năng lượng (do đường không vào được tế bào để cung cấp năng lượng), lúc đó cơ thể phải giải phóng năng lượng dự trữ từ mô mỡ để bù đắp dẫn đến tăng lượng axit béo trong gan. Bên cạnh đó ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, glucose máu tăng cao dẫn đến glucose trong gan cũng tăng cao, gan có chức năng chuyển đường thành các axit béo làm axit béo trong gan tăng cao. Kết quả gan không chuyển hoá kịp các chất béo, làm tích tụ axit béo ở gan gây nên gan nhiễm mỡ. Mặt khác, khi đường máu tăng cao, đường sẽ bao phủ lên các thụ cảm thể có chức năng loại bỏ cholesterol xấu (LDL) của gan, làm cho chức năng chuyển hoá cholesterol của gan suy giảm, dẫn đến tích tụ cholesterol ở gan. Con số đáng giật mình: 50% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị gan nhiễm mỡ! Ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thì tỷ lệ bị xơ gan tăng cao gấp 4,7 lần và tỷ lệ bị ung thư gan tăng cao gấp 3,5 lần so với người bình thường, nguyên nhân chính là do gan nhiễm mỡ. Học cách cắt giảm calo hợp lý; giảm các thức ăn nhiều bột đường (đặc biệt nhóm bột đường không tốt như bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, bánh mì trắng, gạo trắng, mì gói…), tránh thức ăn chứa nhiều chất béo nguy hiểm (chất béo chuyển hoá), hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo xấu (chất béo bão hoà), không ăn quá nhiều đạm (đặc biệt đạm động vật từ thịt đỏ). Giảm hoặc từ bỏ rượu bia, các thực phẩm calo rỗng. Sử dụng các nhóm thực phẩm giúp giảm mỡ nội tạng: Nhóm đường bột tốt (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh giàu chất xơ); bổ sung chất béo tốt chưa bão hoà (omega 3), duy trì đủ lượng đạm cho cơ thể (ưu tiên đạm thực vật cùng với gà, cá). Duy trì vận động tích cực ít nhất 30 - 60 phút mỗi ngày (mỡ nội tạng sẽ không bị đốt cháy khi chỉ vận động trong vòng 10 phút). Giảm cân ngay lập tức không chần chừ! Nên giảm cân có “lộ trình” với tốc độ 1-3 kg/tháng. Các nghiên cứu cho thấy việc giảm được ít nhất 3 kg và 3 cm vòng bụng sẽ bắt đầu cải thiện tình trạng mỡ trong gan nói riêng và mỡ nội tạng nói chung. Tin xấu: mỡ nội tạng là kẻ huỷ hoại gan rất tàn nhẫn bên cạnh ông bạn rượu! Tin tốt: gan là tạng duy nhất mà các tế bào có thể tái tạo (nếu mô lành còn 25% thì gan vẫn có thể phục hồi chức năng bằng cách tái tạo các tế bào gan mới). Do đó nếu bạn đã có gan nhiễm mỡ, thậm chí đã có xơ gan thì bạn vẫn có cơ hội để phục hồi và thậm chí “đảo ngược” tình thế! Điều đó chỉ phụ thuộc vào CHÍNH BẠN! Ai là người có thể giúp bạn giảm mỡ nội tạng và mỡ trong gan? Câu trả lời: không phải là các bác sỹ! (trừ các bác sỹ bụng phẳng, bụng có múi, mỡ nội tạng ở mức bình thường). Vậy hãy hỏi những người có cân nặng chuẩn, có vóc dáng chuẩn, bụng chuẩn và mỡ nội tạng ở mức chuẩn, chắc chắn họ giúp bạn được! Mỡ nội tạng thường có màu vàng (màu của áo cà sa), việc tích tụ mỡ nội tạng ban đầu thường êm ả, không có triệu chứng gì và cảm giác… thật “bình an”! thêm nữa được ru ngủ bằng các ngôn từ “đầy đặn”, “có da có thịt”, “phương phi”, “bụng quan” “có dáng”, “ăn mặc đẹp”…càng làm cho bạn dễ “buông bỏ” (giống thầy tu). Mỡ nội tạng càng cao thì càng làm bạn hạn chế và ngại vận động (lại càng giống thầy tu)… Nhưng hãy luôn tụng niệm: mỡ nội tạng là kẻ giết người khoác áo thầy tu! Cảm ơn
Nguồn
gs Tiến Sỹ Bác Sỹ Nguyễn Viết Lượng.