Tại kỳ nén của động cơ đốt trong, trục khuỷu quay tác động vào thanh truyền, thanh truyền đẩy piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, piston sẽ trượt với 1 quãng đường h = 2r (r là bán kính quay của trục khuỷu). Bình thường bên trong xi lanh là không khí, piston sẽ nén lượng không khí này lại. Khi piston đi hết hành trình h (tới điểm chết trên), phần thể tích còn lại trong xi lanh và nắp buồng cháy gọi là Vc. Khi lượng nước vào Xi lanh lớn hơn Vc, piston sẽ bị chặn lại trước khi tới điểm chết trên, vì chất lỏng không nén được như không khí. Khi đó có hai vấn đề có thể xảy ra:
- Lực đẩy của trục khuỷu tác động vào thanh truyền nhỏ: chết máy
- Lực đẩy lớn: cong hoặc gẫy tay biên.
Như vậy vấn đề nước vào qua đường hút gió để dẫn đến thuỷ kích phải đủ lớn khi mà chảy trực tiếp, và sự phá hoại sẽ sảy ra ngay sau khi khởi hành. Còn nước vào ít, kiểu như chạy xe dưới mưa to hoặc nhiên liệu lẫn nước ... thì không thể thuỷ kích được.
Về vấn đề này, tôi có ý kiến:
- Nếu gẫy thanh truyền do lỗi chế tạo, có thể thẩm định được bằng cách soi hiển vi mặt gẫy. Nếu có vết nứt từ trước hoặc chất lượng vật liệu không tốt dễ dàng có thể xác định đượ bằng mẫu so sánh.
- kiểm tra lại khi dừng ăn, cụ có gây thù hằn hay nhìn đểu ai không? Vì nghe cụ kể đi được tầm 100m là dính đòn