Do đi cùng F1 nên bà cả nhà em đề cao sự nghỉ ngơi thư giãn nên bọn em đi đâu thì cũng phải ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Thế nên ở Quy Nhơn trời nắng to là cả nhà ở khách sạn nghỉ. Đến khi nắng nhạt thì mới lại ra đường thăm thú.
Buổi chiều bọn em ra thăm quan tháp đôi:
Bắt chước các bác, em cũng lồng ghép tí thông tin tham khảo:
Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc tại làng Hưng Thạnh xưa, bây giờ thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố chừng 3 km về phía tây bắc. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại. Chẳng hiểu sao người xưa lại cứ "ghép đôi":
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng
Tháp Đôi cũng như các tháp Chàm khác ở Bình Định, là một di tích văn hóa nghệ thuật mang màu sắc tôn giáo của người Chăm xa xưa. Các tháp có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Tháp cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.
Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động. Tháp Đôi một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề.
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp. Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Chăm tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.
Khu di tích tháp đôi này được làm khá đẹp, trong khuôn viên đầy cây cỏ hoa được cắt tỉa kỹ càng thì nổ lên sừng sững 2 ngon tháp.
Thăm quan tháp đôi xong thì tiện đường bọn em ghé thăm cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển dài nhất VN:
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Qui Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội).
Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào tháng 12 năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng công trình là 582 tỷ đồng.
Phần chính của cầu dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Tính cả phần hệ thống đường gom, cầu dài 6960 m với 5 cầu ngắn. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.
Nhìn từ xa đã thấy cây cầu:
Đến gần đọc ca - ta - lô của cầu thế này:
Lên cầu thì thế này:
Lúc này mây đen đã kéo đến đen kịt nên bọn em không dám vượt cầu sang bên kia, nên chỉ đứng trên cầu chụp ảnh cái đầm Thị Nại dưới trời mưa giông rồi về: