Tại cụ ít xem thôi. Chứ như em ít xem Ngoại hạng với La Liga, em cũng chẳng biết mấy tên cầu thủ của Real hay Man City.
Anh Ngọc bị nhiều fan Milan ghét lắm, đặc biệt vụ mặc áo Juve lên bình luận và hùa theo nâng bi Barca với MU.
Bọn em đang thực hiện 1 dự án về Milan và tất nhiên ... đếch mời tay này
Sếp Hói chưa từng nói câu này nhé cụ. Câu chính xác là: Tôi không bán, tôi chỉ mua
TTVH giờ xuống dốc thảm hại. Em quen mấy tay trong đó thì đc biết kể từ ngày "nhà báo thể thao hàng đầu" về nước và lên sếp là nhân tài bỏ đi lũ lượt. Giờ có người vừa kiêm mảng bóng đá Ý lẫn bóng đá Anh. Chất lượng bài đọc xuống không phanh luôn vì phải chạy chỉ tiêu số lượng. Báo này cũng ko chấp nhận bài viết từ các cộng tác viên nên càng mất chất.
Nôm na, TTVH cũng giống như SGGP thể thao, 1 thời là đầu tàu, còn giờ, đang chuyển dần về phía đuôi hoặc thậm chí tụt lại phía sau.
Fan nào viết thế nhỉ cụ? Pippo mắt xanh đâu. Mắt xanh là Maldini. Câu chính xác là "Nước biển Địa Trung Hải xanh thăm thẳm. Như đôi mắt Paolo." Câu này ... của em
Ko hẳn là sưu tầm QBV đâu cụ. Đợt Rivaldo về Milan năm 2002 là do một số bất đồng với Barca, Rivaldo quyết định hủy hợp đồng và ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do. Lúc đó, Rivaldo đang ở đỉnh cao với danh hiệu VĐ World Cup vừa mùa Hè xong và chỉ có Milan dám đáp ứng mức lương rất cao hồi đó là 5 triệu euro/mùa cho Rivaldo.
Còn vụ Ronaldo 1 phần vì Milan lúc này bị khủng hoảng thời hậu Sheva. Chú Ricardo Oliveira gây thất vọng trong khi Gilar có dấu hiệu đi xuống. Milan cần 1 chân sút để gánh hàng công. Việc mua Ronaldo có 7,5 triệu. Rất rẻ mạt. Thế nên Milan mới xúc.
Chỉ có vụ Ronaldinho mới thực sự là đồng bóng vì khi đó Ro vẩu cũng xuống rồi nhưng lão Hói mê mệt anh này nên vứt tiền đem về bằng đc.
Belotti bằng thế quái nào đc Gilar hở cụ? Gilar đợt về Milan có 2 năm liền ghi 23 bàn/mùa ở Serie A 18 đội (chú ý là 18 đội). Chưa kể lúc đó Chelsea còn muốn chi 42 triệu cho Gilar mà ko đc. 42 triệu của năm 2005 ko khác gì 150 triệu bây giờ đâu. Gilar thực ra ko đáp ứng đc kì vọng thôi chứ vẫn là tiền đạo rất xuất sắc.
Em đây. Hồi đó còn lọ mọ đi ọp fan, rồi mua cả cái tạp chí gì đó do hội fan làm nữa cơ.
Milan của Berlusconi đi trước thời đại và làm hình mẫu cho rất nhiều CLB sau này:
+ Chính sách mua sao lớn: phá kỉ lục chuyển nhượng để mua Gullit rồi Lentini. Các ông sao bự như Van Basten, Ancelotti, Donadoni, Papin, Savicevic, Boban, Bierhoff, Weah, Baggio, Shevchenko, Rui Costa, Nesta, Inzaghi đều từ chính sách đó mà ra. Chú ý là hầu như tất cả đều là cầu thủ tấn công
, chỉ đúng Nesta là siêu hậu vệ. Mãi đến sau này, Milan của bọn Tàu mới đem Bonucci về. Chứ trước đó, hậu vệ Milan chủ yếu là cây nhà lá vườn hoặc mua từ khi chưa thành danh mấy. Đấy là chính sách mà Real của Perez sau này tiếp thu với tên gọi "Zidane e Pavon" vào năm 2000-2005.
+ Biến nơi họp báo thành nơi PR CLB. Tân trang phòng họp báo, đưa các cầu thủ thành những ngôi sao truyền hình và phổ cập rộng khắp thế giới. Đảm bảo cuối 198x, đầu 199x, ko đội nào nổi như Milan và các cầu thủ của Milan luôn.
+ Kinh doanh 1 cách cấp tập từ hình ảnh, trang phục, tour du lịch, du đấu ... các kiểu. Mãi sau này giải Premier League mới đi theo xu hướng đó.
+ Xây dựng Trung tâm Milan Lab để nghiên cứu chuyên biệt về sức khỏe cầu thủ. Trung tâm này là mô hình để 1 loạt các CLB khác học theo. Cơ mà giờ Milan Lab cũng xuống lắm rồi.
+ Xây dựng kênh truyền hình riêng. Chắc ít cụ biết Milan là CLB đầu tiên có kênh truyền hình riêng là Milan TV. Sau này các đội khác mới học theo để làm kênh riêng. Trước đó thì Milan thông qua Fininvest cũng phủ sóng truyền hình rộng khắp rồi.
Cụ nhầm nhé! Nói cho chính xác thì Milan toàn mua các bom tấn đấy chứ tiềm năng gì. Lentini là cầu thủ có giá chuyển nhượng cực cao, Gullit thì ko nói nữa. Rui Costa, Inzaghi, Nesta có thể ko ở mức kỉ lục thế giới nhưng quy chiếu ra tiền bây giờ thì cũng tầm 120 củ/ông đấy. Savicevic cũng mua về thời đỉnh cao. Papin lúc mua về đang là cầu thủ hàng đầu thế giới, đương kim Quả Bóng Vàng đấy cụ ạ.
Sự khác biệt là Milan mua theo nhu cầu, có thể có lúc mua mấy sao bự liền, có lúc ko còn Real mua dàn trải từng năm để làm thương hiệu.