[Funland] Bom nguyên tử

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Ah, đang nói về quả Gadget thôi mà, có thể kq thử quả này ko dc như mong đợi lắm. Sức công phá của bom nguyên tử cũng nằm ở nhiệt siêu cao & sóng xung kích. Mấy cái này thiêu rụi mấy căn nhà gỗ của Japan cổ thì nhanh chứ để phá sập công trình thì có vẻ ko phải.

Các yếu tố hủy diệt của bom nguyên tử bao gồm sóng xung kích (50% sức hủy diệt), 35% là năng lượng nhiệt và 15% là bức xạ giết chết các sinh vật sống. Một cơn gió được tạo ra từ sóng xung kích với tốc độ 280m/s, khi lan truyền 3,2 km từ tâm nổ, suy giảm 28m/s.

Quả cầu lửa hình thành ngay trung tâm vụ nổ có nhiệt độ 7.000 độ C. Trong vụ nổ bom ở Hiroshima, không khí bị phản ứng hạt nhân làm nóng lên hàng triệu độ. Vùng mặt đất dưới tâm nổ, nhiệt độ lên tới 4.000 độ C. Quả cầu lửa đã thiêu rụi mọi sinh vật trong bán kính 1,5km. Sau đó, một sóng xung kích có sức mạnh khủng khiếp phá hủy tất cả các tòa nhà trong bán kính đến 2km. Tất cả những người ở trong bán kính 1,2km từ vụ nổ đều bị chết do bỏng. Những người sống sót được nhờ được che chắn trong bán kính 500m từ tâm nổ, “dính” một liều phóng xạ lớn, từ 1.000-4.000 mSv.


Sức công phá của nó thì đã có Hiroshima và Nagasaki làm minh chứng rồi cụ ợ. Chỉ biết nói là cục sắt này xứng đáng với giá 12 triệu USD.
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,186
Động cơ
-15,333 Mã lực
Những người sống sót được nhờ được che chắn trong bán kính 500m từ tâm nổ, “dính” một liều phóng xạ lớn, từ 1.000-4.000 mSv.
E thì nghĩ vụ nổ thành công, jumbo đặt cách tâm nổ hơn 700m và với độ dày gần 2 gang tay sắt đặc thì có lẽ nó khủng hơn các vật che chắn trong một thành phố thời đó.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
em biết là rất khó làm giàu U, nhưng các cụ trên thông thiên nhiên, dưới tường vật chất giải thích cho em cụ thể là khó như nào không? Em chưa tưởng tượng được độ khó như nào mà trên thế giới ít nơi làm được
Đầu tiên cụ phải khai thác mỏ uran. Quặng uran khá nghèo.
Sau đó cụ phải luyện ra Uran kim loại.
Sau đó cụ chuyển Uran thành khí UF6. Florine (F) siêu độc, cực kỳ nguy hiểm.
Sau đó cho UF6 chạy qua máy ly tâm, chạy qua hàng ngàn lượt máy ly tâm như thế ta sẽ có Uran đã làm giàu.
Về nguyên lý, việc làm giàu không khó, nhưng nó là hoạt động ở quy mô công nghiệp rất lớn, rất khó giữ bí mật, và bị cấm. Nên không nhiều nước làm.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
LOL.

Khái niệm "Duyên khởi" là từ Hindu bác ơi. Cái nó tin cũng là cái Hindu tin và Hindu còn trọn vẹn hơn nó ở giải thích tiểu ngã và một số câu hỏi về con người. PG lờ đi 1 số câu hỏi phức tạp về con người, linh hồn, etc.

Bản thân nó cũng là một tôn giáo rồi. Muốn nói nó phi tôn giáo thì phải giải thích khái niệm "tôn giáo" là gì. Mà theo em hiểu "tôn giáo" thì Phật hội đủ yếu tố. Đương nhiên, tuỳ người có mỗi khái niệm riêng.

Nói về Khoa học, ko có nghĩa là tôn sùng nó. Bản thân Khoa học ngày nay cũng đã thành 1 tôn giáo (với số đông nhé).

Còn so PG với KH, thì còn xa lắm, nếu không nói là ngược nhau. Bởi vì KH được bắt đầu từ khái niệm giải thích thế giới, còn PG thì lờ luôn khoản cố gắng giải thích thế giới. Thế nên, tiền thân của KH luôn bắt đầu từ tôn giáo của PT hoặc Islam, Hindu vì bản chất các tôn giáo đó là giải thích thế giới.
Hôm nay đọc được câu nói của Anh x tanh nhớ lại còm của cụ: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism”. Dịch: nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo :)
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Hôm nay đọc được câu nói của Anh x tanh nhớ lại còm của cụ: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism”. Dịch: nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo :)
Em không phải là Einstein nên không biết chính xác ông nghĩ gì khi nói câu đấy. Nhưng luận ra thì có vẻ như ông nói đến khả năng bao dung của Phật giáo vì dưới bản chất một triết học nhiều hơn là một tôn giáo, Phật giáo rất ít xung đột với khoa học.

Nhưng có nhiều người, có thể do quá yêu quý Phật giáo nên hay tìm cách đặt Phật giáo "chen chân" vào với khoa học, nhất là vật lý lý thuyết, bằng cách so sánh các khái niệm của đạo Phật với các khái niệm trong vật lý như không gian, thời gian, giới tử nạp tu di, tam thập tam thiên thế giới, sát na, vô lượng kiếp, vũ trụ luân hồi, sắc không... mà tuyên bố rằng Phật giáo đã "đi trước" khoa học, hay nói cách khác khoa học chỉ đang "chứng minh" những gì Phật giáo đã nói đến.

Tất nhiên cách đặt vấn đề này là ngụy biện. Việc một người tưởng tượng và tuyên bố rằng có rất nhiều hành tinh có sự sống khắc hẳn với việc hàng vạn nhà khoa học xây dựng các đài thiên văn cực lớn hoặc phóng các vệ tinh để tìm kiếm và chứng minh được là có sự sống trong vũ trụ.

Tuy cùng một kết luận, nhưng khác nhau là một bên chỉ kết luận không chứng minh, còn một bên chứng minh rồi mới kết luận.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em không phải là Einstein nên không biết chính xác ông nghĩ gì khi nói câu đấy. Nhưng luận ra thì có vẻ như ông nói đến khả năng bao dung của Phật giáo vì dưới bản chất một triết học nhiều hơn là một tôn giáo, Phật giáo rất ít xung đột với khoa học.

Nhưng có nhiều người, có thể do quá yêu quý Phật giáo nên hay tìm cách đặt Phật giáo "chen chân" vào với khoa học, nhất là vật lý lý thuyết, bằng cách so sánh các khái niệm của đạo Phật với các khái niệm trong vật lý như không gian, thời gian, giới tử nạp tu di, tam thập tam thiên thế giới, sát na, vô lượng kiếp, vũ trụ luân hồi, sắc không... mà tuyên bố rằng Phật giáo đã "đi trước" khoa học, hay nói cách khác khoa học chỉ đang "chứng minh" những gì Phật giáo đã nói đến.

Tất nhiên cách đặt vấn đề này là ngụy biện. Việc một người tưởng tượng và tuyên bố rằng có rất nhiều hành tinh có sự sống khắc hẳn với việc hàng vạn nhà khoa học xây dựng các đài thiên văn cực lớn hoặc phóng các vệ tinh để tìm kiếm và chứng minh được là có sự sống trong vũ trụ.

Tuy cùng một kết luận, nhưng khác nhau là một bên chỉ kết luận không chứng minh, còn một bên chứng minh rồi mới kết luận.
Cụ thử xem thêm về Trịnh Xuân Thuận, "Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật" chứ ko phải như cụ nói "tưởng tượng và tuyên bố". Còn kinh nghiệm tâm linh đó đến đâu thì tùy hành đạo mỗi phật tử mình ko dám phán :)

Cũng ko khẳng định Phật Pháp là tuyệt đối, mà ở đây có sự “hội tụ” (convergence), tương đồng giữa quan điểm PG và khoa học hiện đại. Như thế cũng là đáng nể rồi.

 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Rác thải hạt nhân phần hữu ích nhất là DU - urani nghèo. Các Cụ có biết công dụng lớn nhất của nó là gì ko? Đó là làm giáp và đạn xuyên giáp xe tăng vì DU rất nặng và cứng.
Sau khi chiết tách (làm giàu) U235 để làm vũ khí hạt nhân hay cho lò phản ứng của nhà máy điện, phần còn lại là urani nghèo DU mà chủ yếu là u238.

Do DU nặng xấp xỉ vàng và cứng hơn wofram (kim loại dùng làm đầu đạn chống tăng phổ biến) nên các nhà chế tạo vũ khí đã sử dụng DU làm lõi xuyên đạn chống tăng. Loại đạn này uy lực nhưng độc hại vì vẫn còn tính phóng xạ.

Thanh xuyên DU có đường kính 2,2-2,7cm, nặng khoảng 4,5kg, dài khoảng 65cm nằm gần trọn trọng cả cát tút đạn. Thanh xuyên DU này rất nặng và rất cứng; dài bằng nửa cái xà beng được bắn ra với sơ tốc khoảng 1600m/s (đạn thường chỉ là 1000-1100).
Ở cự ly 2000m, nó có thể xuyên 700mm thép cán và gây cháy bên trong khoang xe, đây là ác mộng của xe tăng Iraq hồi ct vùng Vịnh.
Screenshot_20210718-213102_UC Browser.jpg
Làm như cụ bi giờ là quá lãng phí. Công nghệ mới của Nga đút U238 rác thải vào sẽ thành Pu239 nhiên liệu mới Mox.
Hiệu suất tái sinh 1,1. Đại khái thế giới dùng năng lượng tẹt ga ít nhất vài trăm năm nữa để chờ công nghệ hợp hạch.
Nga nó bao thầu hết nhiên liệu đã qua sử dụng của nhà máy điện hột le. Cất dùng dần.
Ngoài ra, nó cũng đang mua gom pin Liti tái chế giữ cho đời sau.
Nhà bao việc, toàn biến rác thải thành vàng thế này thì ...khửa khửa.
 

Lucky

Xe tăng
Biển số
OF-4009
Ngày cấp bằng
25/3/07
Số km
1,881
Động cơ
567,189 Mã lực
Hôm nay đọc được câu nói của Anh x tanh nhớ lại còm của cụ: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism”. Dịch: nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo :)
Hình như có rất nhiều câu nói dạng như này ko phải chính chủ.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,849
Động cơ
1,263,499 Mã lực
Tuổi
48
Cụ thử xem thêm về Trịnh Xuân Thuận, "Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật" chứ ko phải như cụ nói "tưởng tượng và tuyên bố". Còn kinh nghiệm tâm linh đó đến đâu thì tùy hành đạo mỗi phật tử mình ko dám phán :)

Cũng ko khẳng định Phật Pháp là tuyệt đối, mà ở đây có sự “hội tụ” (convergence), tương đồng giữa quan điểm PG và khoa học hiện đại. Như thế cũng là đáng nể rồi.

Em cũng có đọc. Không chỉ Trịnh Xuân Thuận mà khá nhiều nhà vật lý khác, khi chạm đến biên giới của vật lý đều "ngỡ ngàng" vì những sự tương đồng hay như cụ nói là "hội tụ" với Phật giáo.

Tuy nhiên "kinh nghiệm tâm linh" với "tưởng tượng và tuyên bố" theo quan điểm cá nhân của em thì cũng như nhau. Như nhau ở chỗ đều xuất phát từ chủ quan của người phát ngôn và không có cách nào chứng minh được tính khách quan của kết luận.

Ngoài ra một số sự tương đồng em thấy mang tính hơi gán ghép theo kiểu lấy một câu kinh nào đấy gần gần với một hiện tượng hoặc phát kiến vật lý, sau đó tán dương sự giống nhau.

Cái này cũng như các cụ nhà ta bói Kiều vậy, mấy ngàn câu Kiều gần như lật trang nào cũng có thể tìm được một cái gì đó "có liên quan" với vấn đề đang muốn bói :D

Như cái đoạn về hiện tượng "dính líu/vướng víu/rối lượng tử này:

Nhiều nguyên tử bị kích thích phát ra hai hạt pho ton (photons) đi về hai phía khác nhau. Những pho ton này có đặc tính nếu một cái bị kích thích để xoay thì cái thứ hai cũng xoay theo một chiều thẳng góc với cái thứ nhất, dù ở cách xa hàng ngàn dặm cũng vậy.

Khám phá “mọi hiện tượng dính líu với nhau” như trên tương đồng với quan niệm Phật Giáo trong các kinh điển Đại Thừa, như kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả tính tương tức, tương nhập của vạn pháp. Một đoạn trong Đệ Nhất Nghĩa Không Kinh (The Discourse on the Emptiness in its Ultimate Meaning) được thuyết giảng trong khóa tu tại Làng Mai lần này, viết: “thử hữu cố bỉ hữu; thử khởi cố bỉ khởi, …” (có cái này nên mới có cái kia, cái này dấy lên nên cái kia dấy lên).
 
Chỉnh sửa cuối:

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,066 Mã lực
Em không phải là Einstein nên không biết chính xác ông nghĩ gì khi nói câu đấy. Nhưng luận ra thì có vẻ như ông nói đến khả năng bao dung của Phật giáo vì dưới bản chất một triết học nhiều hơn là một tôn giáo, Phật giáo rất ít xung đột với khoa học.

Nhưng có nhiều người, có thể do quá yêu quý Phật giáo nên hay tìm cách đặt Phật giáo "chen chân" vào với khoa học, nhất là vật lý lý thuyết, bằng cách so sánh các khái niệm của đạo Phật với các khái niệm trong vật lý như không gian, thời gian, giới tử nạp tu di, tam thập tam thiên thế giới, sát na, vô lượng kiếp, vũ trụ luân hồi, sắc không... mà tuyên bố rằng Phật giáo đã "đi trước" khoa học, hay nói cách khác khoa học chỉ đang "chứng minh" những gì Phật giáo đã nói đến.

Tất nhiên cách đặt vấn đề này là ngụy biện. Việc một người tưởng tượng và tuyên bố rằng có rất nhiều hành tinh có sự sống khắc hẳn với việc hàng vạn nhà khoa học xây dựng các đài thiên văn cực lớn hoặc phóng các vệ tinh để tìm kiếm và chứng minh được là có sự sống trong vũ trụ.

Tuy cùng một kết luận, nhưng khác nhau là một bên chỉ kết luận không chứng minh, còn một bên chứng minh rồi mới kết luận.
Chém cho vui ai tin thì tin, cũng chẳng mất gì, có chăng là tốn tí điện với nước chè :)
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em cũng có đọc. Không chỉ Trịnh Xuân Thuận mà khá nhiều nhà vật lý khác, khi chạm đến biên giới của vật lý đều "ngỡ ngàng" vì những sự tương đồng hay như cụ nói là "hội tụ" với Phật giáo.

Tuy nhiên "kinh nghiệm tâm linh" với "tưởng tượng và tuyên bố" theo quan điểm cá nhân của em thì cũng như nhau. Như nhau ở chỗ đều xuất phát từ chủ quan của người phát ngôn và không có cách nào chứng minh được tính khách quan của kết luận.

Ngoài ra một số sự tương đồng em thấy mang tính hơi gán ghép theo kiểu lấy một câu kinh nào đấy gần gần với một hiện tượng hoặc phát kiến vật lý, sau đó tán dương sự giống nhau.

Cái này cũng như các cụ nhà ta bói Kiều vậy, mấy ngàn câu Kiều gần như lật trang nào cũng có thể tìm được một cái gì đó "có liên quan" với vấn đề đang muốn bói :D

Như cái đoạn về hiện tượng "dính líu/vướng víu/rối lượng tử này:
Dùng kinh chỉ để diễn giải lý thuyết của PG, nếu ko dùng kinh thì ko biết diễn giải Phật Pháp bằng phương tiện gì với đại chúng :)
 

Hoàng Linh 88

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-559244
Ngày cấp bằng
18/3/18
Số km
898
Động cơ
160,650 Mã lực
em biết là rất khó làm giàu U, nhưng các cụ trên thông thiên nhiên, dưới tường vật chất giải thích cho em cụ thể là khó như nào không? Em chưa tưởng tượng được độ khó như nào mà trên thế giới ít nơi làm được
Chắc là làm và chạy cái máy ly tâm để làm giàu uranium nó rất đắt và tốn điện, dễ bị phát hiện.
 
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Hôm nay đọc được câu nói của Anh x tanh nhớ lại còm của cụ: If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism”. Dịch: nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo :)
Em biết quote này và em biết cụ kia hay cụ sẽ lôi quote này ra.

Câu này được lập lờ nhét vào miệng Einstein. Chưa có nguồn nào khả tín là Einstein nói câu này.

Câu này nguyên thuỷ từ đây và được quy về Einstein:
'Awakening the Buddha Within, Eight Steps to Enlightenment' của Lama Suya Das. Tác giả tự cho là Einstein nói.

Trích:
The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description…. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.
—ALBERT EINSTEIN
Lập lờ ở chỗ, Einstein chỉ hao hao đoạn đầu vào năm 1930 trên New York Times.

Trích:

The religious geniuses of all ages have been distinguished by this kind of religious feeling, which knows no dogma and no God conceived in man's image; so that there can be no church whose central teachings are based on it.
But there is a third stage of religious experience which belongs to all of them, even though it is rarely found in a pure form: I shall call it cosmic religious feeling.
Cũng trong article đó, Einstein chỉ nhắc đến Phật Giáo thế này.

The beginnings of cosmic religious feeling already appear at an early stage of development, e.g., in many of the Psalms of David and in some of the Prophets. Buddhism, as we have learned especially from the wonderful writings of Schopenhauer, contains a much stronger element of this.
Thế nên, bên Phật cứ nhét chữ vào mồm Einstein.

P/s: À, em không bài Phật nhé cụ. Em có tu Tứ Niệm Xứ. Em không quy y tam bảo thôi, nhưng Phật học em học từ nhỏ nên có chút kiến thức. Mong cụ chớ hiểu nhầm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Einstein bị đủ mọi loại người nhét chữ vào mồm, đám đấy có một điểm chung là buôn thần bán thánh cụ nhỉ.
Dạ, đúng là Einstein bị nhiều người gán cho nói này nói kia để tăng độ tin cậy.

Còn vụ kia em ko bàn đâu ạ, lol.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Em biết quote này và em biết cụ kia hay cụ sẽ lôi quote này ra.

Câu này được lập lờ nhét vào miệng Einstein. Chưa có nguồn nào khả tín là Einstein nói câu này.

Câu này nguyên thuỷ từ đây và được quy về Einstein:
'Awakening the Buddha Within, Eight Steps to Enlightenment' của Lama Suya Das. Tác giả tự cho là Einstein nói.

Trích:

Lập lờ ở chỗ, Einstein chỉ hao hao đoạn đầu vào năm 1930 trên New York Times.

Trích:





Cũng trong article đó, Einstein chỉ nhắc đến Phật Giáo thế này.



Thế nên, bên Phật cứ nhét chữ vào mồm Einstein.

P/s: À, em không bài Phật nhé cụ. Em có tu Tứ Niệm Xứ. Em không quy y tam bảo thôi, nhưng Phật học em học từ nhỏ nên có chút kiến thức. Mong cụ chớ hiểu nhầm.
Ngay trong câu quote của cụ cũng có quote về tôn giáo của Einstein. Tôn giáo của Einstein ko hẳn là PG, mà gọi là "cosmic religious feeling", và tôn giáo có nhiều yếu tố "cosmic religious feeling" nhất là PG "Buddhism, as we have learnt from the wonderful writings of Schopenhauer especially, contains a much stronger element of it." Tức là tính "tương đồng" rất cao.

"Tôn giáo" đó cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy khoa học, I maintain that cosmic religious feeling is the strongest and noblest incitement to scientific research, tức là ước vọng của các nhà khoa học khám phá trật tự vũ trụ thúc đẩy họ nghiên cứu. Chứ còn nếu trật tự đó do 1 ông "god" nào đó tạo ra thì nghiên cứu làm gì? "cosmic religious feeling" đó có thể cũng là động lực để các bác đọc và chém gió thớt cụ Ngao, chứ ko đang dịch dã đọc bom nguyên tử làm gì? :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-503850
Ngày cấp bằng
10/4/17
Số km
181
Động cơ
187,190 Mã lực
Tuổi
40
Ngay trong câu quote của cụ cũng có quote về tôn giáo của Einstein. Tôn giáo của Einstein ko hẳn là PG, mà gọi là "cosmic religious feeling", và tôn giáo có nhiều yếu tố "cosmic religious feeling" nhất là PG "Buddhism, as we have learnt from the wonderful writings of Schopenhauer especially, contains a much stronger element of it." Tức là tính "tương đồng" rất cao.

"Tôn giáo" đó cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy khoa học, I maintain that cosmic religious feeling is the strongest and noblest incitement to scientific research, tức là ước vọng của các nhà khoa học khám phá trật tự vũ trụ thúc đẩy họ nghiên cứu. Chứ còn nếu trật tự đó do 1 ông "god" nào đó tạo ra thì nghiên cứu làm gì? :)
À, cụ đang nguỵ biện moving the goal post đấy.

Cụ trích bài em vốn đang mời cụ kia quote Einstein nói về Phật giáo ra. Xong cụ quote 1 câu rất là positive và khẳng định về Phật giáo của Einstein " If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism” (nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo )

Việc đầu tiên của em là debunk bài của cụ. Einstein không hề nói như vậy về Phật giáo bởi vì ngay từ câu đó đã mâu thuẫn với chính prinpciple của Khoa học rồi.

Việc đầu tiên, thông nhất với nhau là không có gì chắc chắn Einstein nói câu cụ quote, cụ ok không? Nếu ok thì mình nói tiếp.

Em có bao giờ phủ nhận Einstein không nói gì về Tôn giáo hay Phật giáo đâu? Em chỉ phủ nhận mấy câu quote mà mấy người như cụ nhét vào mồm Einstein thôi.

Em cũng biết luôn khi em quote mấy cái kia ra, cụ sẽ tóm ngay cụm "cosmic religious feeling" và hẳn là cụ hiểu sai nhiều chỗ.

Thứ nhất, cụm "cosmic religious feeling" phải là nghĩa rộng, khi nói về tính chất vô tư thuần khiết của việc khám phá thế giới thế giới và vũ trụ. Khát khao lí giải thế giới từ buổi đầu của con người được biểu hiện bằng tôn giáo và trong tiến trình lịch sử nó bị móp mép do chính con người. Tôn giáo vẫn là khởi nguồn của khoa học từ thời Hy Lạp với khao khát tìm hiểu và lí giải thế giới nhưng nó phải loại bỏ những yếu tố dị đoan, độc quyền chân lý.

Cụ nói "Tôn giáo của Einstein ko hẳn là PG, mà gọi là "cosmic religious feeling" là cố tình đánh lận con đen để quy về Phật Giáo hay để bào chữa cho cái sai của mình ở bài quote trước. Cosmic religious feeling là Einstein nói chung về tất cả những gì thuộc về tinh thần, spirituality.

Cụ lập luận đó bằng suy diễn "tôn giáo có nhiều yếu tố cosmic religious feeling nhất là PG" rồi "tương đồng rất cao". Một lần nữa, Einstein không khẳng định như vậy và chắc chắn ông sẽ không bao giờ có nhữung câu khẳng định như vậy vì nó sai bản chất của Khoa học. Einstein chỉ nhận xét "contains much stronger element of it" và dựa trên Schopenhauer.

"Tôn giáo" đó cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy khoa học, I maintain that cosmic religious feeling is the strongest and noblest incitement to scientific research, tức là ước vọng của các nhà khoa học khám phá trật tự vũ trụ thúc đẩy họ nghiên cứu. Chứ còn nếu trật tự đó do 1 ông "god" nào đó tạo ra thì nghiên cứu làm gì?
Như rất nhiều người, cụ hiểu tôn giáo theo nghĩa đen, khi nói God là 1"ông". God là ý niệm, không phải thực thể.

Tôn giáo / God về mặt ý niệm, là động lực lớn nhất để thúc đấy khoa học bởi vì người ta muốn làm sáng tỏ những điều tôn giáo đã chế định. Tôn giáo phản ánh khát khao lí giải thế giới và thể hiện bằng niềm tin của mình. Khoa học muốn làm sáng tỏ niềm tin đó. Khoa học anti-God nhưng vẫn phải dựa trên God để khám phá. Họ thách thức và muốn hiểu "trật tự thần thánh của Chúa trời" có nghĩa rằng dựa trên trật tự đã có sẵn, họ debunk nó. Thông qua debunk Chúa, Khoa học thấy được những chân trời mới. Và đó là vai trò của tôn giáo với Khoa học.

Hãy tự hỏi nếu không có trật tự của Chúa kia, họ debunk cái gì? Khoa học khám phá ra Hạt Higgs và gọi nó là Hạt của Chúa vì họ tin rằng họ đã đến gần đến với sự sáng tạo của thế giới, gần đạt được quyền năng và hiểu biết của Chúa.

Chả ai nghĩ đến việc gọi nó là Hạt của Phật cả.

Bởi như Phật giáo, Thích Ca ngay từ đầu đã từ chối lý giải tại sao có thế giới này, từ chối đi sâu vào vũ trụ luận với lí do rất hiền triết "tốn thời gian và vô ích mà không giải quyết được gì". À thì ok, Thích Ca có quan điểm của mình, nên tôn trọng. Tuy nhiên với tư tưởng như vậy, Phật Giáo gần như không có đóng góp gì trong tiến trình khoa học của loài người. Truy nguyên về bản chất, Phật giáo là "phá, diệt' ngược chiều với khoa học là "sáng tạo". Chỉ là, sau này bên Phật phát hiện sự tương đồng với Khoa học rồi "tự sướng" với nhau thôi.

Cuối cùng, bài viết trên NYT của Einstein là để chống lại dogma và độc quyền chân lí, nếu cụ có thực sự bỏ công đọc nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,797
Động cơ
497,198 Mã lực
Bi giờ người ta làm bom bằng Pu239 các cụ ạ. Ko cần làm giầu U235 ở mức cao phức tạp tốn kém.
Nguyên liệu làm bom dỡ từ nhà máy điện hột le.
Pu239 có thể chiết suất bằng hóa học. Dễ hơn làm giầu U235 rất rất nhiều. Tỉ lệ lại cao, quả bom rất nhỏ gọn.
Cái khó là để trong lò phản ứng lâu quá nó lại ra Pu240. Về hóa học Pu239 và Pu240 như nhau. Nhưng Pu240 rất ko ổn định, bom chưa kịp ném vào quân địch thì đã nổ ở nhà ta rùi.
Phải khống chế Pu240 ở mức rất thấp 1-2 phần trăm, đại loại thế.
Nói chung, với công nghệ thời 1945 thì về kỹ thuật bi giờ rất dễ copy để làm bom. Kiến thức, bản vẽ cũng biết được đại khái, ko đến nỗi mò mẫm từ bãi hoang.
Vấn đề là phải có chuyên gia đầu ngành, có lãnh đạo quyết tâm chi tiền nghiên cứu và chịu áp lực ngoại giao.
Món này nhà ta ko có, tiến sỹ giấy, đề án chưa làm đã lo cắt xén mua đất... thì mút mùa mới ra sản phẩm.
Cái mà các cụ bàn nãy giờ toàn là bí mật Top Secret vào những năm 194x =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top