À, cụ đang nguỵ biện moving the goal post đấy.
Cụ trích bài em vốn đang mời cụ kia quote Einstein nói về Phật giáo ra. Xong cụ quote 1 câu rất là positive và khẳng định về Phật giáo của Einstein " If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism” (nếu có tôn giáo nào đáp ứng các nhu cầu khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo )
Việc đầu tiên của em là debunk bài của cụ. Einstein không hề nói như vậy về Phật giáo bởi vì ngay từ câu đó đã mâu thuẫn với chính prinpciple của Khoa học rồi.
Việc đầu tiên, thông nhất với nhau là không có gì chắc chắn Einstein nói câu cụ quote, cụ ok không? Nếu ok thì mình nói tiếp.
Em có bao giờ phủ nhận Einstein không nói gì về Tôn giáo hay Phật giáo đâu? Em chỉ phủ nhận mấy câu quote mà mấy người như cụ nhét vào mồm Einstein thôi.
Em cũng biết luôn khi em quote mấy cái kia ra, cụ sẽ tóm ngay cụm "cosmic religious feeling" và hẳn là cụ hiểu sai nhiều chỗ.
Thứ nhất, cụm "cosmic religious feeling" phải là nghĩa rộng, khi nói về tính chất vô tư thuần khiết của việc khám phá thế giới thế giới và vũ trụ. Khát khao lí giải thế giới từ buổi đầu của con người được biểu hiện bằng tôn giáo và trong tiến trình lịch sử nó bị móp mép do chính con người. Tôn giáo vẫn là khởi nguồn của khoa học từ thời Hy Lạp với khao khát tìm hiểu và lí giải thế giới nhưng nó phải loại bỏ những yếu tố dị đoan, độc quyền chân lý.
Cụ nói "Tôn giáo của Einstein ko hẳn là PG, mà gọi là "cosmic religious feeling" là cố tình đánh lận con đen để quy về Phật Giáo hay để bào chữa cho cái sai của mình ở bài quote trước. Cosmic religious feeling là Einstein nói chung về tất cả những gì thuộc về tinh thần, spirituality.
Cụ lập luận đó bằng suy diễn "tôn giáo có nhiều yếu tố cosmic religious feeling nhất là PG" rồi "tương đồng rất cao". Một lần nữa, Einstein không khẳng định như vậy và chắc chắn ông sẽ không bao giờ có nhữung câu khẳng định như vậy vì nó sai bản chất của Khoa học. Einstein chỉ nhận xét "contains much stronger element of it" và dựa trên Schopenhauer.
Như rất nhiều người, cụ hiểu tôn giáo theo nghĩa đen, khi nói God là 1"ông". God là ý niệm, không phải thực thể.
Tôn giáo / God về mặt ý niệm, là động lực lớn nhất để thúc đấy khoa học bởi vì người ta muốn làm sáng tỏ những điều tôn giáo đã chế định. Tôn giáo phản ánh khát khao lí giải thế giới và thể hiện bằng niềm tin của mình. Khoa học muốn làm sáng tỏ niềm tin đó. Khoa học anti-God nhưng vẫn phải dựa trên God để khám phá. Họ thách thức và muốn hiểu "trật tự thần thánh của Chúa trời" có nghĩa rằng dựa trên trật tự đã có sẵn, họ debunk nó. Thông qua debunk Chúa, Khoa học thấy được những chân trời mới. Và đó là vai trò của tôn giáo với Khoa học.
Hãy tự hỏi nếu không có trật tự của Chúa kia, họ debunk cái gì? Khoa học khám phá ra Hạt Higgs và gọi nó là Hạt của Chúa vì họ tin rằng họ đã đến gần đến với sự sáng tạo của thế giới, gần đạt được quyền năng và hiểu biết của Chúa.
Chả ai nghĩ đến việc gọi nó là Hạt của Phật cả.
Bởi như Phật giáo, Thích Ca ngay từ đầu đã từ chối lý giải tại sao có thế giới này, từ chối đi sâu vào vũ trụ luận với lí do rất hiền triết "tốn thời gian và vô ích mà không giải quyết được gì". À thì ok, Thích Ca có quan điểm của mình, nên tôn trọng. Tuy nhiên với tư tưởng như vậy, Phật Giáo gần như không có đóng góp gì trong tiến trình khoa học của loài người. Truy nguyên về bản chất, Phật giáo là "phá, diệt' ngược chiều với khoa học là "sáng tạo". Chỉ là, sau này bên Phật phát hiện sự tương đồng với Khoa học rồi "tự sướng" với nhau thôi.
Cuối cùng, bài viết trên NYT của Einstein là để chống lại dogma và độc quyền chân lí, nếu cụ có thực sự bỏ công đọc nó.