[Funland] Bom nguyên tử

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,791
Động cơ
1,392,158 Mã lực
Nói chung bài báo cũng là phóng đại lên để nói về sức mạnh của phản vật chất, tuy nhiên trong bài báo cụ dẫn có 1 điều là tính sai đơn vị, phải quy đổi kg ra thành gram như thế năng lượng sẽ tăng lên 1000 lần. Vả lại tất cả đều là tính toán lý thuyết và đưa ra góc nhìn khác nhau, có thể bài kia nói năng lượng để phá huỷ hoàn toàn trái đất, và bài còn lại nói năng lượng để phá huỷ sự sống trên trái đất mà thôi. Nói chung đó là những tiểu tiết, cái ý chính là năng lượng phản vật chất nó giải phóng ra lớn gấp rất rất nhiều lần năng lượng phân hạch hay nhiệt hạch. Em xin dừng tranh luận tránh loãng topic của cụ chủ.
Em cũng ko có nhu cầu tranh luận ạ. Nhưng có liên quan đến khoa học thì phải rõ ràng, để tránh cho người đọc khác khỏi hiểu lầm và cũng là bổ sung kiến thức phổ thông.
Nếu để ý cụ sẽ thấy trong Ptrinh của Einstein thì các đơn vị đo là hệ SI, mà trong hệ SI các thứ nguyên cơ sở là J(Joul), m(meter), s(second) và dĩ nhiên là kg (kilogram)
Vậy đơn vị (kg) trong bài báo em dẫn hoàn toàn chính xác cụ nhé.
Chúc cụ buổi chiều vui vẻ.
 

Phi Vũ

Xe hơi
Biển số
OF-494584
Ngày cấp bằng
4/3/17
Số km
191
Động cơ
190,633 Mã lực
Có ai ngăn cản Việt Nam làm bom nguyên tử đâu cụ. Quặng uranium ở Nậm Xe, Phong Thổ hàm lượng rất thấp, tách được thì giá trên trời. Trong chương trình bom, năm 1986, Z 481 của ông Phát (Viện kỹ thuật quân sự, chỗ Nghĩa Đô, cạnh nhà máy bán dẫn Z 181), tổ chức lấy quặng ở Cánh Đồng Chum bên Lào về để tách thử. Đoàn xe ZiL-130 mới coóng, giấy phép đặc biệt chở rất nhiều quặng về chất đống ở cửa nhà máy Z-181, không biêt đã tách được chưa (1990 em rời khỏi Việt Nam vẫn thấy nằm lù lù ở đó). Làm công nghiệp cần rất nhiều điện, rồi nhiều thứ đi kèm khác, em nghĩ nếu chịu khó ăn cháo như đất nước cụ Ủn thì may ra có thể, nhưng móng vuốt hạt nhân để làm gì, lấy cái gì chuyên chở bom, chẳng lẽ dùng Boeing 777 chế cháo lại. Con đường ngắn nhất là chạy nhà máy điện nguyên tử, thanh Uranium sau khi dùng xong lại chữa nhiều Plutonium... nói vậy không dễ chút nào đâu cụ ạ. Những nước lớn đang sở hữu vũ khí hạt nhân không thích kết nạp các nước thành viên vào "câu lạc bộ hạt nhân" của họ. Cụ Ceausescu chỉ vì lỡ miệng tuyên bố "10 năm nữa Romania có bom hạt nhân" mà bị Nga Mỹ xúm vào, mượn tay Hungary thịt luôn
Mãi sao cụ không sửa cái 500gr đi, cụ vẫn đọc bài và đọc cả các ý kiến đóng góp chứ không phải không thấy không biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô
Sáng 29 tháng 8 năm 1949, tại bãi thử Semipalatinsk (Kazakhstan)Liên Xô đã cho nổ thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình mang tên “Tia chớp đằu tiên”
A-Bomb (3_1) Liên Xô.jpg
A-Bomb (3_2).jpg
A-Bomb (3_3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
A-Bomb (3_22).jpg
A-Bomb (3_23).jpg

Ngày 29/8/1949, bom nguyên tử đầu tiên RDS-1 của Liên Xô có sức nổ tương đương 22.000 tấn thuốc nổ TNT được thử nghiệm ở bãi thử nghiệm Semipalatinsk (Liên Xô)
Quả bom này giống Fat Man của Mỹ ném xuống Nagasaki
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ngày 18 tháng 8 năm 1949, Igor Kurchatov (Phụ trách làm bom nguyên tử của Liên Xô) đã có bản dự thảo (viết tay) của một sắc lệnh của Hội đồng Bộ trưởng "Về việc tiến hành một cuộc thử nghiệm bom nguyên tử".
Vụ thử bom, được gọi là RDS-1, được tiến hành vài ngày sau đó, vào ngày 29 tháng 8 năm 1949, tại bãi thử Semipalatinsk.

A-Bomb (3_24).jpg


A-Bomb (3_25).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Bản dự thảo viết
a) Điện tích plutonium:
khối lượng của điện tích: 6403,39 gam,
đường kính ngoài: 93 milimet,
đường kính trong: 28 milimet;
b) Hiệu suất dự kiến = ~ 10%, tương đương với vụ nổ ~ 10.000 tấn TNT;
c) xác suất dự kiến của một vụ nổ với hiệu suất giảm là = ~ 10% (trong đó 5% trường hợp năng suất dự kiến của vụ nổ tương đương với vụ nổ từ 10.000 đến 3.000 tấn TNT và trong 5% trường hợp - nhỏ hơn dưới 3.000 tấn, nhưng không dưới 300 tấn TNT).
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
16 tháng 7 thử quả đầu tiên, vậy mà 6 tháng 8 mang quả thứ 2 thử trên chính nước Nhật.
Tưởng tượng nếu mấy tay Quốc xã mà nghiên cứu được hột nhưn trước thì sẽ kinh khủng đến mức nào.
Nguyên tử và hạt nhân là khác nhau ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Với trọng lượng 6,4 kg, lõi RDS-1 nặng hơn một chút so với lõi của Trinity, được cho là đã sử dụng 6,1 kg plutonium. Kích thước RDS-1 rất có thể cũng rất gần với kích thước của Trinity, nhưng rất khó nói kích thước của lõi Trinity đã từng được tiết lộ.
Dữ liệu cho thấy mật độ của vật liệu được sử dụng trong lõi RDS-1 là 15,6 g/cm3, phù hợp với hợp kim plutoni-gali với khoảng 1,4 trọng lượng phần trăm Ga được thêm vào để ổn định plutoni trong pha δ. Trinity được báo cáo đã sử dụng 1 wt ở phần trăm Ga.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Khi thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô im lặng, không lên tiếng
Một số máy bay trinh sát thời tiết WB-50D (phiên bản của B-29) của Không quân Hoa Kỳ được lắp bộ lọc đặc biệt để thu thập các mảnh vỡ phóng xạ trong khí quyển. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1949, Văn phòng Năng lượng Nguyên tử Không quân đã điều một chuyến bay WB-50D từ Căn cứ Không quân Misawa ở Nhật Bản đến Căn cứ Không quân Eielson ở Alaska. Máy bay đã thu thập một số mảnh vỡ trong chuyến bay này. Dữ liệu này sau đó được kiểm tra chéo với dữ liệu của các chuyến bay sau đó và người ta xác định rằng Liên Xô đã thử nghiệm hiệu quả vũ khí hạt nhân
A-Bomb (3_27).jpg

A-Bomb (3_26).jpg

A-Bomb (3_28).jpg

WB-50 là máy bay nghiên cứu thời tiết, nhưng thực chất là máy bay thu thập bụi phóng xạ để biết Liên Xô thử bom ra sao
Chữ cái W là Weather
Vì sử dụng phiên bản B-29 đáng lẽ là WB-29 thì đổi thành WB-50
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Cuộc thử nghiệm đã gây bất ngờ cho các cường quốc phương Tây.
Tình báo Mỹ đã ước tính rằng Liên Xô sẽ không sản xuất vũ khí nguyên tử cho đến năm 1953, trong khi người Anh thì không mong đợi điều đó cho đến năm 1954.
Khi bụi phân hạch hạt nhân từ vụ thử bị Không quân Mỹ phát hiện, Hoa Kỳ bắt đầu theo dấu vết của các mảnh vỡ phóng xạ hạt nhân .
Tổng thống Harry S. Truman đã thông báo cho thế giới về tình hình vào ngày 23 tháng 9 năm 1949:
"Chúng tôi có bằng chứng cho thấy trong những tuần gần đây, một vụ nổ nguyên tử đã xảy ra ở Liên Xô"
Tuyên bố của Truman có thể đã gây bất ngờ cho người Liên Xô, những người đã hy vọng giữ bí mật vụ thử để tránh khuyến khích người Mỹ tăng cường các chương trình nguyên tử của họ, và không biết rằng Hoa Kỳ đã xây dựng một hệ thống phát hiện thử nghiệm sử dụng WB-50D
Thông báo này là một bước ngoặt trong Chiến tranh Lạnh, vừa mới bắt đầu. Một khi Liên Xô được xác nhận là sở hữu bom nguyên tử, áp lực được đặt ra để phát triển quả bom khinh khí đầu tiên.
Ngày hôm sau, Thông tấn xã Liên Xô TASS công bố Thông báo và Liên Xô xác nhận đã thử thành công bom nguyên tử

A-Bomb (3_9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Khi Liên Xô thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 8 năm 1949, nó đã gây sốc cho các nước phương Tây, và vài tháng sau đó đã có những cuộc thảo luận trong chính phủ Mỹ, quân đội, và các nhà khoa học về việc có nên tiếp tục phát triển siêu bom hay không. Ngày 31 tháng 1 năm 1950 tổng thống Mỹ Harry S. Truman đưa ra quyết định phát triển bom khinh khí.
Nhiều nhà khoa học quay trở lại Los Alamos để làm việc trong chương trình phát triển siêu bom, tuy nhiên ban đầu các nỗ lực vẫn không thành công. Trong thiết kế cơ bản, nguồn nhiệt duy nhất từ quả bom hạt nhân sẽ được sử dụng để kích hoạt phản ứng hợp hạch tổng hợp hạt nhân, tuy nhiên thực tế là không thể. Các nhà khoa học đã nghĩ (và hi vọng) là vũ khí hợp hạch sẽ không thể chế tạo
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Năm 1951, sau nhiều năm làm việc không có kết quả, một ý tưởng đột phá của nhà toán học người Ba Lan Stanislaw Ulam đã được Teller tiếp thu, và phát triển thành một thiết kế bom nhiệt hạch khả thi đầu tiên có đương lượng nổ cỡ megaton. Phiên bản này, ngày nay còn gọi là "vụ nổ theo giai đoạn" lần đầu được đề xuất trong bài báo khoa học đã được phân loại
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Teller bắt đầu xuất hiện trên các trang báo như là "cha đẻ của bom Hydro", một danh xưng mà ông không hề thừa nhận. Nhiều người bạn của Teller tỏ ra tức giận khi ông dường như thích nhận lấy mình đã tự tay thiết kế bom chứ không phải chỉ là góp một phần công sức trong đó, và để đáp lại, dưới sự ủng hộ của Enrico Fermi, ông chỉ ghi ngắn gọn ở phần tác giả "Được thiết kế bởi nhiều người" trên trang tạp chí "Khoa học" tháng 2 năm 1955, nhấn mạnh rằng ông không phải là người duy nhất tham gia phát triển vũ khí (sau này trong hồi ký ông đã kể lại rằng ông nên nhận hết công phát minh vũ khí nhiệt hạch về mình). Hans Bethe, người đồng thời cũng tham gia dự án phát triển bom khinh khí, từng nói một cách hân hoan rằng, "Tôi nghĩ sẽ chính xác hơn khi nói rằng Ulam là cha đẻ của bom nhiệt hạch, vì ông ấy đã ươm mầm hạt giống, còn Teller là mẹ vì ông đã nuôi dưỡng & phát triển dự án. Còn tôi, tôi nghĩ tôi là bà đỡ."
Teller (1).jpg

Edward Teller (1908-2003) Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Hungary được gọi một cách thông tục là “cha đẻ của bom khinh khí”

Teller (10).jpg

Teller (11).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Teller (14).jpg

7-4-1995 – Edward Teller “cha đẻ của bom khinh khí” đứng bên quả bom khinh khí TSAR của Nga, loại bom mạnh nhất thế giới, tại triển lãm ở Chelyabinsk, Nga. Ảnh: Bushukhin Valery
Trái lại
Andrei Sakharov được coi là cha đẻ bom khinh khí của Liên Xô. Năm 1966, ông gửi thư cho T.ổng Bí thư Brezhnev đề nghị không phát triển (chạy đua) sản xuất bom hạt nhân nữa vì nguy hiểm cho loài người.
Ông được đưa về thành phố "cấm" Gorky (nơi có nhà máy GAZ sản xuất ô tô) và bị giam lỏng ở đó gần 20 năm. Ông được Gorbachev thả tự do năm 1987-88, và qua đời tháng 2 năm 1990 ở Moscow
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
H-bomb (2_1).jpg

Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Ivy Mike là thử nghiệm hoàn chỉnh đầu tiên của bom nhiệt hạch do Teller–Ulam thiết kế (Bom nhiệt hạch 2 giai đoạn), với đương lượng nổ 10.4 megatons TNT

H-bomb (2_1_4).jpg

Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Ivy Mike là thử nghiệm hoàn chỉnh đầu tiên của bom nhiệt hạch do Teller–Ulam thiết kế (Bom nhiệt hạch 2 giai đoạn), với đương lượng nổ 10.4 megatons TNT
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Một năm sau, hôm 12 tháng 8 năm 1953 Liên Xô đã đuổi kịp Mỹ khi thử quả bom khinh khí đầu tiên RDS-6 do Andrei Sakharov và Vitaly Ginzburg thiết kế
H-Bomb (3_1).jpg

H-Bomb (3_2).jpg

12 tháng 8 năm 1953 Liên Xô cho thử quả bom khinh khí đầu tiên của mình mật danh RDS-6
H-Bomb (3_3).jpg

12 tháng 8 năm 1953 Liên Xô cho thử quả bom khinh khí đầu tiên của mình mật danh RDS-6
H-Bomb (3_4).jpg

12 tháng 8 năm 1953 Liên Xô cho thử quả bom khinh khí đầu tiên của mình mật danh RDS-6
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
H-Bomb (3_4a).jpg

1953 – xác máy bay trong bãi thừ bom H ở Liên Xô. Ảnh: Robert Wallis
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đến năm 1961, Liên Xô đã sản xuất được bom khinh khí có sức nổ 100 Megatons, đặt tên là TSAR (nghĩa là vua, Sa hoàng)
H-Bomb (4_1) Liên Xô .jpg

Bom TSAR nặng 27 tấn, dài 8 mét, đường kính 2 mét kích nổ lúc 11:32 ngày 30-10-1961 trên đảo Novaya Zemlya (Bắc Cực), tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ (gấp 10 lần bom đạn Thế chiến II)

H-Bomb (4_3) Liên Xô .jpeg

Bom TSAR nặng 27 tấn, dài 8 mét, đường kính 2 mét kích nổ lúc 11:32 ngày 30-10-1961 trên đảo Novaya Zemlya (Bắc Cực), tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ (gấp 10 lần bom đạn Thế chiến II)
Quả bom này chưa bao giờ được thử và cũng không máy bay nào chở nổi. Tuy nhiên Liên Xô cho thử phiên bản nhỏ hơn kích nổ lúc 11:32 ngày 30-10-1961 trên đảo Novaya Zemlya (Bắc Cực), tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ (gấp 10 lần bom đạn Thế chiến II)
Ánh sáng của quả bom cách xa 2.000 km vẫn nhìn thấy. Nếu quả TSAR 100 megatons thử, theo lời Khruschev, thì cửa kính New York vỡ hết
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top