[Funland] Bốc mộ - Hủ tục nên bãi bỏ?

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh và phước đức con cháu?
Hòa thượng Thích Giác Quang- Ủy viên Ban Tăng sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam khóa VI (2007-2012)
(PGVN)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.

HỎI: Con có đi thăm viếng một số nước cũng như chùa chiền, kể cả nghĩa địa một số nơi và thú thật con thấy ở các nước giàu có, người ta rất biết tôn trọng môi trường nên các khu an táng nghĩa địa rất đơn giản. Các khu mộ gần như là đất bằng, chỉ có tấm bia và hoa trồng xung quanh như các công viên, không lăng tẩm, không mồ mả gì cả, không làm mọi người sợ hãi. Nhiều nước như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, con thấy chẳng có gì cả, bình thường, không nghi lễ cầu kỳ. Trông người mà ngẫm đến ta thấy rằng người ta biết tiết kiệm cho đất nước rất nhiều tiền của, bảo vệ môi trường bị xâm hại vì vấn đề thế giới bên kia.
Ngược lại ở Việt Nam và Trung Quốc, ai chết cũng ráng chôn cất lăng mộ thật nguy nga, vĩ đại. Ở Việt Nam của mình như vài nơi ở Huế, vào các khu lăng mộ cứ như vào chốn cung đình với suy nghĩ sống sao thác vậy và toàn vì suy nghĩ của người còn sống cạnh tranh lẫn nhau, đổ tiền của cho quá nhiều chuyện vô ích trong khi người sống thì lại chẳng có đất để sống, có tiền để dùng. Bản thân con khi mất đi, con muốn chết đi được thiêu xác rồi rải ra các gốc cây cho cây được tốt, như vậy khỏi phiền đến ai và để bảo vệ môi trường hoặc không chôn con dưới gốc cây nào đó cũng được, không tốn hòm tốn gì cả. Giữa hai cách chết này, có nhiều người bảo đều không tốt, nhất là không nên thiêu xác thì như thế sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh, ảnh hưởng đến con cháu sau này.
Con chẳng hiểu tại sao lại như vậy vì ngày xưa chính đức Phật khi mất đi cũng được hỏa thiêu? Xin Sư cho con biết con nên làm như thế nào cho đúng?

ĐÁP:
Đứng về góc độ văn hóa của một dân tộc rất quan trọng, quan niệm người xưa “sự sinh như sự tử”, trước khi nhà vua băng hà đã cho xây cung điện lâu đài dưới âm cung (lòng đất) đem một phần tài sản của triều đình đặt sẵn dưới âm cung, rồi đến các quan đại thần, dân tình cũng làm theo để bảo vệ danh gia vọng tộc… chuẩn bị cho cái chết thật chu đáo để khi về bên kia thế giới tiếp tục tận hưởng. Đối với người nghèo, hoặc giàu mà tiếc của, bỏn sẻn, hoặc sợ lãng phí tài sản… thì làm lâu đài, villa bằng giấy, xe ôtô giấy, tivi giấy, vàng bạc giấy, đô la giả (đồ vàng mã)… đốt mang theo để sử dụng, hoặc báo ân báo hiếu cho người chết.
Đó là việc làm vô cùng tốn kém cho gia đình nhưng họ vẫn làm. Huống chi là việc làm nhà mồ, mồ mả quy mô dành cho người “chết” tiếc gì mà không làm! Thật là việc làm giả tạo vô cùng! Có gia đình dành phần xây mồ mả cho người “chết” chẳng qua là để “xí phần” của hương quả, tài sản của người chết để lại, chứ chẳng phải hiếu nghĩa gì đâu?
Sự việc ngày nay một vài địa phương Việt Nam tập trung tiền của xây nhà mồ thật to, thật tốn kém, họ nghĩ tốn kém nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hiện tượng này chẳng qua là những cuộc phấn đấu của những người xưa kia nghèo, thua sút người khác, nay có tiền xây nhà mồ cho ông bà để được bù đắp, thỏa dạ bình sinh, vậy thôi!

Việc sinh và việc tử ở mỗi địa phương đều có quan niệm khác nhau, như ở Ấn Độ, đạo Bà La Môn thì đem xác người chết bỏ trôi sông, hoặc thiêu rồi vứt xuống dòng sông Hằng linh thiêng, hay rải tro than xuống biển cho người chết được siêu thoát, gọi là “thủy táng”. Đạo Parsi (bái hỏa giáo) lập đài cao vút giữa tầng không, khi có người chết đem lên đài để cho xác thân tự rã, hoặc thiêu rồi đem lên phi cơ rải trong hư không gọi là “không táng”. Ở Tây Tạng thì đem xác chết mổ xẻ từng mảnh, rồi “bằm nhỏ” cho kênh kênh, diều, quạ ăn, gọi là “điểu táng”. Ở Trung Hoa và Việt Nam thì chôn cất xây mồ mả, to hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh tiền bạc, đất đai của gia đình hay của người chết, gọi là “thổ táng”.
Thật ra thì quốc gia nào cũng có làm việc chôn cất người “chết”, chôn cất thật kỹ lưỡng, tránh việc làm ô nhiễm môi trường, đó là quy luật chung của đời sống con người trên hành tinh.
Việc thiêu xác chết, thiết kế các nghĩa trang dành cho người chết có mỹ quan như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan là việc làm của các quốc gia đông dân thiếu đất, sinh nhiều hơn tử, các quốc gia tiến bộ. Các xứ theo Phật giáo Nam tông và Việt Nam hiện nay thì thiêu xác gửi vào chùa. Ở Quan Âm Tu viện nhận hàng ngàn hủ tro cốt, linh vị vong linh của phật tử trong và ngoài nước đưa vào tu viện phụng thờ, có đính số thứ tự trên hủ cốt, lập sổ danh bộ vong linh, giúp thân nhân mỗi năm đến cúng lễ dễ dàng nhận ra linh cốt của người thân.
Đối với nhà Phật
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sinh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chỗ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sinh.
Hòa thượng Thích Giác Quang
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Các nhà làm tăm hương đã tẩm sẵn rất nhiều cụ nhé. Nếu không tẩm thì những cây hương làm bằng cật sẽ giữ được nhưng lúc chưa thắp cong cong xấu lắm.
Em nhớ về quê vợ ở Thái bình thấy mẹ vợ khoe mua hương ở chùa các ni sư làm toàn thảo mộc tự nhiên lại cong cuộn rất đẹp, làm trong nghề em đọc ra luôn là các ni sư mua tăm từ nơi khác chứ ko phải tự chẻ tăm nên tăm đã tẩm H3PO4 rồi, chỉ có mùi là tự nhiên còn tăm đã có hoá chất tạo cong cuộn tàn rất đôc hại cụ ạ.
Em nêu lên khi có cụ thắc mắc thôi, chẳng việc gì phải cạnh tranh không lành mạnh cụ ạ, bên em bán hàng ở phân khúc khác, phân khúc khách không thích đậu tàn
Quê e ở Nghệ Tĩnh hương Tết tự nhà làm để dùng, biếu và bán 1 ít. Cốt từ nứa hoặc tre tự chẻ và phơi khô. Hỗn hợp cháy từ bã mía, cây rễ hương, quế, hồi... phơi khô rồi cho vào máy nghiền (chung với máy nghiền ngô khoai sắn). Vỏ từ giấy dó tẩm phẩm màu đỏ 1 cạnh cho đẹp. Rồi quấn (quê em gọi là xe) lại như quấn thuốc lá. Hương thơm, mùi ngọt, tàn cuốn đẹp. Mồng 1 nhà nào cũng có cây hương đại quấn từ 3 đến 5 lõi. Cháy nửa ngày mới hết, các lõi quấn vào nhau như rồng cuộn, khói tỏa. Nhà em cũng đã làm. Nên bảo tàn cuộn phải tẩm hóa chất là không công bằng.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Quê e ở Nghệ Tĩnh hương Tết tự nhà làm để dùng, biếu và bán 1 ít. Cốt từ nứa hoặc tre tự chẻ và phơi khô. Hỗn hợp cháy từ bã mía, cây rễ hương, quế, hồi... phơi khô rồi cho vào máy nghiền (chung với máy nghiền ngô khoai sắn). Vỏ từ giấy dó tẩm phẩm màu đỏ 1 cạnh cho đẹp. Rồi quấn (quê em gọi là xe) lại như quấn thuốc lá. Hương thơm, mùi ngọt, tàn cuốn đẹp. Mồng 1 nhà nào cũng có cây hương đại quấn từ 3 đến 5 lõi. Cháy nửa ngày mới hết, các lõi quấn vào nhau như rồng cuộn, khói tỏa. Nhà em cũng đã làm. Nên bảo tàn cuộn phải tẩm hóa chất là không công bằng.
Nghệ An Hà Tĩnh là dùng rễ cây hương Bài để làm hương, trong đó gọi là hương Trầm ( mọi người thường gọi là hương Trầm xứ nghệ). Tự tay cụ chẻ từ tre nứa phải vào cái Cật thì nó sẽ cong cuộn nhẹ thôi chứ không cong cuộn vút đâu. Còn bình thường cũng mua của các nhà chuyên làm tăm thì họ đã tẩm vào trước khi bán cho mọi người mua về tự làm nhang thắp rồi :)
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,258
Động cơ
261,743 Mã lực
Theo thuyết di tâm thì nếu đem thiêu người chết thì con cháu sau này làm ăn sẽ mạt vận :))
Hehe, thế thì dân Ấn, Srilanca, Miến, Cam, Thái đều nghèo hết rồi, vì họ theo Phật giáo tiểu thừa, hỏa táng chứ không chôn =))=))=))

Đạo Hindu hình như cũng hỏa táng người chết.

Mình bị ảnh hưởng Tàu cụ ơi, việc xương cốt - mồ mả của cha ông ảnh hưởng đến vận mệnh của con cháu cũng từ Tàu mà ra.
 

Baolongkub

Xe điện
Biển số
OF-329929
Ngày cấp bằng
5/8/14
Số km
2,106
Động cơ
299,762 Mã lực
Bô lão nhà em nhất quyết cất bốc đây :((
Chả nói đc cụ thế nào, chả lẽ cãi lời ? Cụ báo cấm hỏa thiêu nóng lắm. Mày mà làm sai lời tao thì ...
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,487
Động cơ
231,345 Mã lực
Tuổi
49
Khi chết thân xác quan trọng nhất thông thường là 8 tiếng đồng hồ sau khi tắt hơi, lúc này thần thức chưa thoát ra khỏi cơ thể, vẫn có cảm giác đau, nóng lạnh, nghe biết nhưng không nói được, mắt không nhìn được, vì vậy nếu gấy sự không vừa lòng cho người chết thì sẽ gấy ra tâm sân hận rất dễ đầu thai tới cảnh giới xấu( VD: thay quẩn áo, tẩn liệm, cho vào nhà lạnh, khiêng, di chuyển người mất v.v...). Khi thần thức đã ra khỏi cơ thể rồi thì thân tứ đại không còn giá trị, chỉ là vật vô tri, vô giác. Trong Khai thị trợ niệm Hòa thượng Tịnh Không và Pháp sư Thế Liễu có mấy điểm lưu ý đối với thân xác người chết:

Theo như trong kinh dạy thì sau khi con người tắt thở, thường là khoảng tám tiếng đồng hồ, thần thức mới ra khỏi thân xác. Tuy đã tắt thở tám tiếng đồng hồ rồi, nhưng thần thức vẫn chưa đi hẳn. Vì thế, sau khi người bệnh tắt hơi thì chúng ta tuyệt đối không được chạm vào cơ thể người chết và phải liên tục hộ niệm trong vòng 8 – 12g đồng hồ. Thế nhưng, nếu người bệnh mất tại bệnh viện thì điều này vô cùng khó khăn. Vì thế, khi người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch, chúng ta nên lập tức đưa người bệnh xuất viện, về nhà. Bất luận tắt thở hay chưa, nếu lúc đó chưa có ban hộ niệm, người thân phải hết sức bình tĩnh, không được khóc lóc làm người bệnh buồn rầu, hoảng hốt, chúng ta gọi tên người thân của mình, lớn tiếng niệm Phật và cũng nói bên tai người bệnh (dù họ đã tắt thở hay chưa) rằng: Con/em/cháu di chuyển thân thể của bà/cha/mẹ/anh… phải niệm Phật. Bây giờ chúng ta lên xe, xuống xe, đã tới nhà,…”

Sau khi đưa thân nhân về đến nhà, chúng ta tiếp tục tiến hành công việc trợ niệm cho người đã mất. Theo như trong kinh dạy thì sau khi con người tắt thở, thường là khoảng tám tiếng đồng hồ, thần thức mới ra khỏi thân xác. Tuy đã tắt thở tám tiếng đồng hồ rồi, nhưng thần thức vẫn chưa đi hẳn, lúc này mà niệm Phật cho họ thì cảm ứng của họ rất là mãnh liệt và việc giúp họ rất là thù thắng. An toàn nhất là, có người tám tiếng đồng hồ thần thức vẫn chưa đi hẳn, nên niệm từ mười hai đến hai mươi bốn tiếng là tốt nhất. Tốt nhất là niệm mười bốn tiếng.



Trong khoảng 49 ngày, việc trợ niệm vẫn phải diễn ra liên tục. Bởi người thân khi mất nếu có thể tự niệm Phật được thì quá tốt nhưng nếu như thần trí mê man, không còn biết gì, lại thêm mất tại Bệnh viện thì thần thức người bệnh càng thêm hoảng loạn. Việc trở niệm trong vòng 49 ngày đem lại một lợi lạc bất khả tư nghì. Nếu bản thân không có sức niệm thì không thể vãng sanh được, họ sẽ thọ sanh vào sáu đường, công đức niệm Phật này có thể giúp họ tránh đọa vào ba đường ác, họ sẽ vãng sanh vào đường lành, rồi trong cõi lành đó tăng trưởng phước huệ. Đây là dịp tốt, là lợi ích thiết thực, cho nên lúc niệm Phật chúng ta phải thành tâm thành ý. Chúng ta lấy ví dụ, một người khi còn sống không có niệm Phật, chưa từng biết đến đạo Phật, sau khi chết bốn mươi chín ngày, do dựa vào sức trợ niệm rất là thù thắng nên họ cảm nhận được và cũng niệm theo, lại có thể suốt đến mãn kỳ, ngày thứ bốn mươi chín là mãn kỳ, thời điểm trọn bốn mươi chín ngày họ đã thật sự vãng sanh. Đây chính là thân trung ấm, họ có thể theo đại chúng. Tuy họ mất rồi nhưng thường thì chúng ta nói là linh hồn chưa có mất hẳn, họ vẫn có thể theo đạo tràng chúng ta và nhất là người thân cùng tu.

Những điều người thân trong gia đình cần chú ý khi hộ niệm và tổ chức tang lễ

Sau khi đưa thân nhân về nhà, bên cạnh việc niệm Phật, chúng ta nên lập tức mới ban hộ niệm để tiếp tục hộ niệm cho người thân vừa qua đời. Bản thân những người thân trong gia đình khi hộ niệm cũng khi tổ chức tang lễ phải chú ý đến những vấn đề sau:

. Tám tiếng đồng hồ đầu là thời gian quan trọng nhất, tất cả mọi người nên toàn tâm toàn ý dồn hết tâm lực để hộ niệm cho người lâm chung, cầu xin Đức Phật A Di Đà từ bi thị hiện phóng quang tiếp dẫn cho người lâm chung sớm được vãng sanh cực lạc.

• Khi hộ niệm cho người thân, chúng ta nên tránh để cho chó, mèo, côn trùng, ruồi, muỗi… chạm vào người mất. (nếu có thể thì nên nhốt chó, mèo, ...lại).

• Tránh ho, sặc, ách xì bên cạnh người mất + tránh ngồi quá gần người bệnh (cách ít nhất 2 mét), không kéo ghế, không nói chuyện... Cố gắng hết sức để cho người lâm chung lúc này chỉ còn nghe danh hiệu A Di Đà Phật là tốt nhất.

. Khi hộ niệm cho người thân, chúng ta nên nhất tâm niệm Phật, đừng sanh tâm đau buồn, khổ não, chỉ một lòng niệm Phật. Không nên niệm quá to hoặc quá nhỏ, khi người thân đã mất chỉ nên niệm 4 chữ A Di Đà Phật là đủ rồi, nhất nhất niệm trong vòng từ 8-12 tiếng, tốt hơn nữa là 24 tiếng.

• Khi người thân mất, chúng ta chỉ nên nhất tâm niệm Phật, một số người được giao nhiệm vụ lo hậu sự thì cứ làm việc của mình. Tuyệt đối không tranh cãi, phân chia tài sản hay thuê các đoàn cải lương, ca nhạc, kèn, trống về phục vụ tang ma.

• Tất cả mọi người phải ngồi ngay hàng thẳng lối, thanh tịnh trang nghiêm, không được đi qua, đi lại phía trước những người đang ngồi hộ niệm, người hộ niệm không nên ngồi dưới đất, nên ngồi trên ghế và ngồi ở tư thế phải cao hơn người được hộ niệm.

• Gia đình không được khóc than, đụng chạm, di chuyển, chích thuốc, tắm rửa, thay quần áo, sửa tay chân, vuốt mắt người lâm chung ít nhất trong 8 tiếng đồng hồ đầu.

• Không được tiêm thuốc hồi dương hoặc thuốc đề phòng thân sình thối ngay khi vừa tắt hơi thở.

• Chuẩn bị một chén cơm in, một dĩa muối mè, một cây đèn dầu lửa, tất cả để trên mâm nhỏ bên cạnh hoặc phía trước đầu của người lâm chung.

• Ở dưới đất, cách giường người lâm chung khoảng 50 cm, đốt một dĩa dầu phụng có 2 tim đèn để hút những hơi độc (nếu có).

• TUYỆT ĐỐI CẤM sát sinh để cúng thịt cho người mất, quỷ thần. Làm thế là cả người sống và mất mang tội, đọa lạc càng nhanh.

• Kiêng uống rượu, ăn hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ, kiệu trong 49 ngày kể từ ngày có người mất,….

• Trong thời gian tang sự, tránh quan hệ vợ chồng, trộm cắp, tà dâm, nói dối, thêu dệt, nói đôi chiều, nói lời ác, tâm khởi niệm tham dục, nóng giận, ngu si

• Tuyệt đối không bỏ trà, vàng, gạo vào miệng, để nải chuối trên bụng, bỏ tiền vào ống tay áo, lấy mền trùm kín từ cổ đến chân, mặt thì đắp tấm khăn, xoay đầu giường ngược trở lại,… lấy chỉ, dây cột hai ngón chân, van bái quỷ thần, tà ma, ngoại đạo…

• Tuyệt đối không đưa người mất vào ngày nhà xác hoặc đem tử thi giao cho nhà mai táng mà không giám sát; hoặc chôn cất vật dụng của người mất.

• Sau khi người chết không còn cảm giác nữa, tay chân cùi chõ đầu gối đã cứng, rất khó duỗi thẳng, nên dùng khăn thấm nước nóng, đấp lên cùi chõ và đầu gối thì sẽ mềm mại như cũ, thật ra tay chân cong cũng không sao, đừng nghe người thế tục nói, người chết tay chân không duỗi thẳng, thì đời sau sẽ thành tay cán giá và thọt chân. Những người nói như vậy, họ không có kiến thức, nếu người có chút hiểu biết, thì biết họ nói không đúng. Còn như người tu hành có công phu, thì họ nằm nghiêng mình sang bên phải, gọi là Cát Tường Thệ, hoặc là ngồi mà vãng sanh, đứng mà vãng sanh, họ nằm nghiêng mình sang bên phải hoặc ngồi mà vãng sanh, tay chân của họ cũng cong vậy, điều này không cần giải thích, tự mình cũng hiểu. Như Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn, Ngài cũng nằm nghiêng mình bên phải vậy, cho nên thân thể của người chết cong hay thẳng, thật ra không có vấn đề.

• Y theo Kinh Địa Tạng, người thân vì người chết trong vòng bảy thất (49 ngày), làm ‘phật sự’ một cách thành khẩn như là ăn chay, phóng sinh, cúng dường Tam Bảo, tạc tượng Phật, giữ giới, tụng kinh, niệm Phật vv... rồi lấy công đức này hồi hướng cho người mất. Trong vòng 49 ngày người sống rốt ráo làm phật sự như vậy, thì trong bảy phần công đức, người chết chỉ nhận được một phần mà thôi. Vì thế khi còn thân người, thì chúng ta nên tu tập là tốt nhất. Ai tu nấy hưởng. Tuy nhiên, những người thân của người quá cố chí tâm tu hành như Pháp thì dù chỉ một phần công đức cho người chết nhưng họ sẽ được siêu thoát vào cõi lành (thiên, nhân) hoặc có thể về Cực Lạc Quốc của Đức Phật A DI ĐÀ.

Cái chết là điều mà bất cứ ai cũng phải một lần chứng kiến bởi ai cũng có gia đình, người thân, bạn bè nên việc chuẩn bị tinh thần và hiểu những việc cần làm cho người thân khi lâm chung và nhất là khi họ mất tại bệnh viện điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, mỗi người cần sống trong tỉnh thức, không đợi chờ đến lúc chết có người hộ niệm mà tự chúng ta phải chuẩn bị tư trang cho mình bằng việc thường xuyên làm các việc lành, tụng kinh, niệm Phật hàng ngày để tạo thành một thói quen. Và khi lâm chung, nhờ những công đức ấy mà chúng ta sẽ có thiện duyên gặp hàng thiện tri thức hộ niệm cũng như thần trí được minh mẫn, một lòng niệm Phật, cầu vãng sanh Tây Phương.

Các nguồn tham khảo:
1. http://thuvienhoasen.org/a13614/hoi-dap-tro-niem-khi-lam-chung

2. http://monchaythanhtinh.blogspot.com/2012/11/nhung-ieu-can-lam-khi-co-nguoi-than-qua.html

3.http://tongiaovadantoc.com/c0/20120710090315767/hoi-dap-phat-hoc-tai-sao-dua-linh-cuu-con-ghe-tham-nha-thich-phuoc-thai.htm

4. http://www.nguyenquan.name.vn/2013/08/neu-lo-bi-tai-nan-chet-bat-ac-ky-tu-uoc.html

5. http://www.tinhdo.net/khaithi/30-hoathuongtinhkhong/299-sukientrongdainhatcuocdoi.html

6. http://phatgiao.org.vn/hoi-dap/201310/Van-de-ho-niem-cho-nguoi-sap-lam-chung-12332/

7. http://tinhdo.com.vn/news.php?id=551

8. http://www.thondida.com/V-HoNiemVangSanhTayPhuong.php#Phan-6

9.http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_content&view=article&id=222:tro-niem-va-chuan-bi-khi-lam-chung&catid=38:ho-niem&Itemid=58
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,258
Động cơ
261,743 Mã lực
Đại bộ phận người nông dân VN xưa kia lúc qua đời không có được cỗ áo quan tốt đâu, có nhà nghèo khó con cháu phải dùng cánh cửa làm áo un, mua ván cũ thậm chí nghèo quá không mua nổi áo quan phải bó chiếu... người sống luôn canh cánh lỗi lo áo quan sẽ bị mục nát, xương cốt sẽ trôi trong bùn đất, lỗi lo mất mộ.. vì thế phải bốc cốt các cụ đưa vào tiểu sanh và quy tập về một nơi ( nghĩa trang dòng tộc) cụ nào nói đây là hủ tục học theo người tàu khách là chưa đúng hoàn toàn đâu
Vậy sao cách đây cả trăm năm, dân miền Tây cũng nghèo, chôn cất sơ sài mà họ không hốt cốt đưa vào tiểu sành ??
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Hình như tàu cũng chôn một lần mà k bốc mộ?
Có lẽ tục bốc mộ là của mấy ông tàu cai trị Giao Châu xưa kia, lúc chết muốn được mang về quê bên tàu chôn nhưng k làm ngay được, đành để nhiều năm sau mới làm, dân mình thấy quan tàu làm thế thì cứ bắt chước theo, lâu ngày thành tục lệ chăng?
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
6,527
Động cơ
406,001 Mã lực
Chuẩn rồi đấy.
Hình như tàu cũng chôn một lần mà k bốc mộ?
Có lẽ tục bốc mộ là của mấy ông tàu cai trị Giao Châu xưa kia, lúc chết muốn được mang về quê bên tàu chôn nhưng k làm ngay được, đành để nhiều năm sau mới làm, dân mình thấy quan tàu làm thế thì cứ bắt chước theo, lâu ngày thành tục lệ chăng?
 

tht01vn

Xe máy
Biển số
OF-550572
Ngày cấp bằng
15/1/18
Số km
80
Động cơ
157,748 Mã lực
Tuổi
52
em thấy theo phong tục đã chót chôn rồi thì cứ bốc thôi, từ giờ sach se văn minh vẫn là hỏa thiêu, đau chỉ 1 lần thôi.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Cũng đang thay đổi dần rồi đấy thôi, bây giờ hỏa táng cũng nhiều mà :|
Phong tục này hình thành từ hàng trăm năm rồi nên để thay đổi cũng phải có quá trình vài chục năm :( . Không thể hô phát được ngay :|
Phần lớn bây giờ bốc mộ là ở quê hoặc các cụ già có tuổi ở thành phố vẫn muốn theo phong tục ở quê. Quan niệm của các cụ cũng khác, chắc phải vài thế hệ nữa mới bỏ hoàn toàn được :|
P/S: tuy nhiên nghe giọng văn thấy hơi tởm lợm người viết - biết là cụ chủ copy về, nhưng nên sửa câu chữ :D
Những hủ tục này ở quê e đang bị loại bỏ dần, mặc dù nó vẫn chậm
Cứ an tâm, dân trí giờ đang dần thay đổi, nhiều nhà giờ hỏa táng rồi, còn việc đào sâu chôn chặt là do các cụ trước khi lâm chung di chúc là phải thế, chứ con cháu cũng ko thích thế đâu.
giờ nhà nước cũng hỗ trợ hỏa táng lên nhiều nhà làm rồi , còn ai ko thích thì chôn rồi bốc thôi
giờ là giao thoa giữa cũ và quan điểm mới, thôi thì chiều lòng các cụ chứ biết là hỏa táng văn minh hơn
Quả thật là vấn đề lớn. Nhưng phàm là cái gì người ta vẫn làm thì nghĩa là người ta vẫn coi là đúng. Mà hễ đã coi là đúng thì khi bảo thay đổi người ta sẽ phản ứng rầm rĩ =)).
Nhưng đúng là ko văn minh, ko ai như mình cả. Có một bộ lạc đâu đó ở Indonesia còn làm điều tương tự. Đào lên, bùng nhùng, đen sì lẫn lộn, rồi hàng chục thùng nước rửa đổ ra môi trường.
Đích thân ông ngoại em đã từng phải róc một cụ: lật lên vẫn vểnh râu như chưa hề có cuộc chia ly :D. Con cháu chạy rẽ đất, còn lại ông em ngồi thẻo từng mảng. Sợ quá.
Thay đổi một thói quen đã thành tập tục thì cũng cần phải có thời gian.... các cụ đã khuất 5-10 năm trước mà hung táng thì cũng vẫn phải bốc cốt để quy các cụ về khu nghia trang dòng họ theo phong tục từ xưa đến nay và cũng là nơi ổn định và tiện bề chăm sóc mộ phần.
Bản thân các cụ lớn tuổi giờ cũng nhiều cụ có ý kiến trước rồi mong được hỏa táng ( có cụ thì đòi ra biển có cụ thì vẫn muốn an táng tro cốt ..)
Vâng cụ nhỉ

Phong tục hình thành từ nhiều năm trước và cũng mất nhiều năm để tạo thành phong tục.
Giờ phong tục thay đổi thì cũng cần nhiều năm mới thay đổi hẳn.
Thực tế, việc thay đổi sang không bốc mộ nữa đã được bắt đầu, và đang diên ra với tốc độ khá nhanh.

Và việc thay đổi trên cũng là tự xã hội thấy cần thay đổi đấy chứ.
Có phải do ông nào kêu goi, đồi hỏi, tác động, chửi bới đâu.

Vậy sao lại đặt ra câu hỏi là có cần/ có nên bãi bỏ nó khi mà chính bản thân nó đang trên con đường bãi bỏ.
A dua, ăn theo cái đang diễn ra để làm giè thế

Hay đòi hỏi phong tục cũng phải thay đổi ngay lập tức như bật tắt cái bóng đèn ?
Mà muốn cái bóng đèn bật tắt phát có tác dụng ngay thì trước đó cũng cần có thời gian lắp công tắc.
 

similacvietnam

Xe tải
Biển số
OF-431541
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
245
Động cơ
216,300 Mã lực
Em đọc thấy quan điểm các cụ trong topic này ủng hộ nhiều, phản đối có.
Nhưng em xin chia xẻ chút suy nghĩ của một người có người thân mất cải táng và hoả táng:
Về ý nghĩa văn minh, môi trường, và thuận lợi cho người sống thì coi việc cải táng là một hủ tục nên bỏ là đúng, ai cũng nhận thấy. Nhưng, với một suy nghĩ là :
1."Dương sao Âm vậy" thì các cụ có thấy nóng không khi bị hoả táng?( Em thấy nhiều bô lão nghĩ vậy).
2.Tại sao các lãnh tụ mình ( cả các lãnh tụ Châu á) ít hoả thiêu?
3.Khi sang cát, thấy người thân của mình được gỡ bỏ tất cả những thứ mục nát( quần áo, đồ dùng.. khi chôn); được tắm rửa xương cốt bằng những thảo dược...( có cả những nhà có điều kiện trong quan ngoài quách) thì các cụ thấy mình có thanh tản không? Mặc dù có phải vất vả để chuẩn bị vài ngày đêm (nhưng thực ra mình đâu có phải trực tiếp đụng chân tay ) thì các cụ có sẵn lòng không?
4. Hoả táng và địa táng cho người đã mất phương pháp nào cho xương cốt tốt người thân mình tốt hơn?
5.Em không dám bình luận về mặt kinh tế, vì mỗi địa phương chi phí hoàn toàn khác nhau .
Vậy em thấy pháp cải táng nào là tuỳ theo từng quan niệm, hoàn cảnh từng gia đình. Chẳng có ai đúng, chẳng có ai sai vậy không nên phán xét
Trên đây là một số thiển nghĩ của em, nếu có gì không đúng xin các cụ lượng tay.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Vào thớt này em thấy đa số các cụ ofer ủng hộ hoả táng. Đó là văn minh. Đào mồ quật mả là khi bất khả kháng phải di dời. Chứ đào lên làm gì để đau đớn lần thứ 2.
 

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,516
Động cơ
1,432,099 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
Buồn nôn nhất là gia đình họ tộc bốc mộ xong ngồi ăn rồi bàn tán xương nọ cốt kia được mới tài, em k chịu nổi.
 

mcv30

Xe container
Biển số
OF-32555
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
5,601
Động cơ
524,408 Mã lực
Ông Cải táng đâu ? Vào cho quan điểm nào !
 

hjenyen211

Xe tải
Biển số
OF-387673
Ngày cấp bằng
18/10/15
Số km
323
Động cơ
105,485 Mã lực
Tuổi
37
Các cụ sợ nóng nên ko dám hoả táng ợ
Đaò sau chôn chặt thì ko có đất nên chôn vài năm sau đó cải táng haiizzzzz

Cháu ủng hộ hoả táng cho văn minh!!!!
 

avico

Xe điện
Biển số
OF-5391
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
3,466
Động cơ
-328,980 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.avico.com.vn
Em đang nghiên cứu chế tạo thiết bị để triển khai phương án mai táng công nghệ mới như này, siêu nhanh, siêu sạch... nhiều ưu điểm
Hiện đang cần vốn đầu tư


 

Maus

Xe điện
Biển số
OF-366476
Ngày cấp bằng
12/5/15
Số km
4,690
Động cơ
296,934 Mã lực
Nơi ở
Hang đá
Ai bảo trung với nam kỳ là kg có tục bốc mộ, có hết nhé, cải táng, cát táng gì đó em quên tên và chưa tìm hiểu rõ, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân ẩn ý sâu xa mà các cụ xưa coi lớp dân đen là ngu dốt nên dấu( dấu cái nguyên nhân chính và phủ cho nó một sự huyễn hoặc mê tính) dân ta dễ nghe theo. Em ví dụ giặt quần áo trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì kg đc vắt, vặn xoắn vì các cụ bảo làm thế trẻ sẽ vặn mình khó ngủ, vậy đấy có ai dám vắt đâu, chỉ bóp bóp cho khô nước thôi, chứ ai biết nguyên nhân sâu xa nó là ở chổ nào. Dân ta là một thứ dân mà tính bài tàu nó ăn vào gene cmnr, vì thế cái gì tàu làm dân ta chưa chắc đã làm, văn hóa, phong tục khác nhau khá xa, tuy nó tương đồng nhưng kg phải là giống nhau, đừng nghĩ một ngàn năm đô hộ giặc tàu là theo văn hóa nó, sai cmn lầm. Khổng tử sinh vào khoảng 500 trước công nguyên đấy có khi còn trước cả phật Thích ca. Khi đó tộc Việt hay người Việt có khi còn ở tận bên trung tâm nước tàu chưa thiên di sang tận bây giờ, có khi văn minh văn hóa tàu khựa là di sản của tộc Việt trong đó có chúng ta cũng nên.
Cái này kg biết tài liệu nào có ghi kg???, nhưng theo em đc biết có đọc qua rằng đồng bằng sông hồng là nơi đồng quê chiêm trũng, chổ ở còn khó khăn huống là chổ chôn. Vô lẽ chôn người chết bên cạnh chổ ở như vậy rất tốn diện tích, và mất vệ sinh. Vậy cải táng là khâu vệ sinh để đem về chôn cạnh nơi ở mà kg gây ô nhiễm. Vậy sao lại phải cải táng, cả làng cả xã tìm đc một ụ đất xa, ổn kg ô nhiểm nhưng chỉ chôn đc có vài ngôi mộ, cả làng cả xã một năm chết vài người thì chổ nào chôn người mới chết mà kg chôn vô sân vô vườn gây ô nhiễm hôi thối. Chỉ có cách đào mộ củ lên rữa sạch rồi đem về chổ nào cạnh làng, trong xã gần nơi sinh sống để chôn thôi, có như thế người mới chết mới có chổ để chôn xuống chứ, kg có chổ chôn thì phải chôn vô sân thôi.
Có tin mà em đc biết hiện nay, có gia đình 3 -4 đời đều đc chôn vào một chổ. Có người chết mà kg có chổ để chôn. Em kg rõ là mức độ cần thiết thiếu chổ chôn người chết thời xưa ra sao. Em cũng kg phải người đồng quê chiêm trũng miền bắc. m người miền trung, quê em chả thiếu chổ chôn người chết, nhưng cải táng, cát táng vẫn có, nhưng đất đai khí hậu nó làm cho xác nhanh tan hơn. Chứ chôn xuống bùn phù sa mà 2-3 năm mà mục hết là khó lắm. Chắc nhu cầu chổ chôn cũng ghê lắm mới phải bốc mã sớm thế.
Em Miền Nam đây, bọn em không có cái tục bốc mộ cải táng gì hết. Chôn xong là để đó luôn. Ngoại trừ những trường hợp như bán đất (chôn trong vườn nhà, đất ruộng nhà), nghĩa trang giải tỏa, có tiền nhiều xây nhà mộ cho cả dòng họ cần quy tập lại... thì mới phải bốc mộ. Chôn người chết chứ có phải chôn sống xử tử đâu mà phải đào lên chôn lại?

Riêng giai đoạn sau này thì ở thành thị chủ trương hỏa táng nhiều hơn là chôn. Vùng nông thôn nhiều đất đai thì chôn vẫn phổ biến.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top