[Funland] Bốc mộ - Hủ tục nên bãi bỏ?

Songque

Xe tăng
Biển số
OF-58848
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
1,565
Động cơ
731,655 Mã lực
Sợ nhất là các cụ bô lão cứ nhất quyết đòi phải cất bốc mới "an lòng, xong việc".
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cả thế giới người ta có ai chôn 2 lần đâu, trừ một số dân tộc mọi rợ. Nên tiến hóa theo thế giới văn minh.
Ít nhất tại Việt nam hiện vẫn tồn tại phong tục này. Cụ nói dân tộc mọi rợ thì chắc cụ dân tộc Sao Kim. Trước khi nói phải suy nghĩ và lựa lời chứ, ông bà tổ tiên dạy thế!
 
Biển số
OF-157531
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
706
Động cơ
359,287 Mã lực
Trích "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính trang 39:

"...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng

Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới táng.

Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiếu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quý thì dùng quan quách liệm như khi hung táng.

Đoạn, đem cải táng sang đất khác. Còn quan tài cũ nát thì bỏ đi, tốt thì đem về dùng hoặc làm cầu, hoặc làm chuồng trâu chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân.
Tục lại tin rằng: Hễ ai đau tức thì lấy mảnh ván thộ (mảnh ván quan tài nát) đốt lên , để gầm giường mà nằm thì khỏi đau tức.
Cải táng có nhiều cớ.
Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu , mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.
Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thầy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng.
Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật. Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay..."

Ngoài ra, theo tôi, còn có một nguyên nhân nữa là từ xa xưa ông bà mình thường chôn người thân trong chính mảnh ruộng của nhà mình (đồng bằng Bắc Bộ). Nếu cứ để nguyên không cải táng thì ngôi mộ sẽ chiếm nhiều diện tích trên ruộng nên ông bà nhà mình phải cải táng để thu hẹp ngôi mộ lại đảm bảo tối đa diện tích trồng lúa.
 

BachBeo

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-3366
Ngày cấp bằng
13/2/07
Số km
21,665
Động cơ
337,335 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuyendungvieclam.net
Em có đọc ở đâu đó đại loại như thế này:
Bên Tàu cũng như bên ta không có phong tục bốc mộ, tuy nhiên người Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán hoặc cai trị gì đó. Khi họ hoặc cha mẹ người thân mất, họ không thể đem về quê hương họ được, do vậy họ chôn và sau vài năm khi chỉ còn xương cốt họ bốc đem về quê hương để an táng. Người Việt ta cứ thấy người Tàu làm gì thì bắt chiếc, học rồi thì người Việt lại học người Việt. Học mãi rồi thành phong tục.
Tóm lại bỏ là đúng.
Học cái hay chả học, toàn học cái đâu đâu nhỉ
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Ít nhất tại Việt nam hiện vẫn tồn tại phong tục này. Cụ nói dân tộc mọi rợ thì chắc cụ dân tộc Sao Kim. Trước khi nói phải suy nghĩ và lựa lời chứ, ông bà tổ tiên dạy thế!
Cụ không phải dạy, gia đình em cũng đã từng trải qua cái sự mọi rợ này rồi. Em tiếc là hồi bé chưa đủ trưởng thành để can gián người thân. Còn bây giờ, chẳng cần phải can đâu, nhiều người đã thấy sự lạc hậu của cái hủ tục này và bỏ dần rồi, chỉ còn một số ít ở quê chưa bị xh hiện đại hòa nhập nên vẫn làm vậy thôi.
Nói thêm với cụ nhá, đừng nghĩ cái gì tồn tại lâu đời thì cho đó là truyền thống. Ví dụ việc đốt pháo đã trải qua hàng trăm năm nhưng nó quá lãng phí và nguy hiểm nên vẫn phải bỏ ...
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ không phải dạy, gia đình em cũng đã từng trải qua cái sự mọi rợ này rồi. Em tiếc là hồi bé chưa đủ trưởng thành để ca n gián người thân. Còn bây giờ, chẳng cần phải can đâu, nhiều người đã thấy sự lạc hậu của cái hủ tục này và bỏ dần rồi, chỉ còn một số ít ở quê chưa bị xh hiện đại hòa nhập nên vẫn làm vậy thôi.
Nói thêm với cụ nhá, đừng nghĩ cái gì tồn tại lâu đời thì cho đó là truyền thống. Ví dụ việc đốt pháo đã trải qua hàng trăm năm nhưng nó quá lãng phí và nguy hiểm nên vẫn phải bỏ ...
Ồ... việc hỏa hay hung táng thuộc về phạm trù văn hóa và phong tục rồi điều kiện mỗi gia đình chứ chả liên quan tới việc sỉ vả cả một dân tộc là mọi rợ. Mà thôi, em chả nói nữa :D
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Ồ... việc hỏa hay hung táng thuộc về phạm trù văn hóa và phong tục rồi điều kiện mỗi gia đình chứ chả liên quan tới việc sỉ vả cả một dân tộc là mọi rợ. Mà thôi, em chả nói nữa :D
À vâng, cái này cụ dạy phải, em xl vì viết vội quá. Ý em hủ tục mọi rợ.
 

hienvanbui

Xe tăng
Biển số
OF-137333
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,058
Động cơ
375,530 Mã lực
Nơi ở
Modaninhvan.com
Website
Modaninhvan.com
Trích "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính trang 39:

"...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng

Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới táng.

Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiếu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quý thì dùng quan quách liệm như khi hung táng.

Đoạn, đem cải táng sang đất khác. Còn quan tài cũ nát thì bỏ đi, tốt thì đem về dùng hoặc làm cầu, hoặc làm chuồng trâu chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân.
Tục lại tin rằng: Hễ ai đau tức thì lấy mảnh ván thộ (mảnh ván quan tài nát) đốt lên , để gầm giường mà nằm thì khỏi đau tức.
Cải táng có nhiều cớ.
Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu , mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.
Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thầy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng.
Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật. Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay..."

Ngoài ra, theo tôi, còn có một nguyên nhân nữa là từ xa xưa ông bà mình thường chôn người thân trong chính mảnh ruộng của nhà mình (đồng bằng Bắc Bộ). Nếu cứ để nguyên không cải táng thì ngôi mộ sẽ chiếm nhiều diện tích trên ruộng nên ông bà nhà mình phải cải táng để thu hẹp ngôi mộ lại đảm bảo tối đa diện tích trồng lúa.
Dù không ủng hộ việc cải táng lắm nhưng đọc phần giải thích của cụ Phan Kế Bính thì lại thấy đúng là các cụ nhà mình làm gì cũng có lý do cả, không phải tự nhiên mà học theo thằng Tàu.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Bài này của 1 cụ khác viết, em thấy nội dung có nhiều điều đáng quan tâm nên bê về để các cụ mạn đàm.
Sản phẩm của bên em tập trung vào tín ngưỡng thờ cúng dân gian nên không chú trọng đến việc cong cuộn tàn để mọi người mong có Lộc như đa số người Bắc chúng ta vẫn nghĩ, thi thoảng may ra gặp phải nén nào là cái cật tre nứa thì giữ được tàn cong cong thôi - Thực tế hiện nay để cong cuộn đậu tàn sẽ phải tẩm hoá chất vào tăm hương rất độc hại khi đốt, gây nhiều nguy cơ đến sức khoẻ mọi người trong gia đình khi hít phải mỗi lần gia đình thắp hương, và khi cong cuộn tàn cũng gây ra nguy cơ hoả hoạn cụ ạ.
Cảm ơn cụ đã sử dụng và có ý kiến về sản phẩm bên em, em rất trân trọng!
Cụ bảo cuộn tàn phải tẩm hóa chất là cạnh tranh k lành mạnh nhé. Quê em vẫn có phong tục làm hương Tết, loại hương quấn giấy dó thủ công. Tàn vẫn cuộn, hương thơm mà hoàn toàn thủ công.
 

bomong

Xe điện
Biển số
OF-12106
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,128
Động cơ
479,386 Mã lực
Em cũng mới về Hải Phòng dự lễ sang cát cho ông ngoại em đây, ông, bà ngoại, ông bà nội đều làm xong cả rồi nhưng đến lớp bố,mẹ em hay chú,bác có vẻ thích hỏa táng hơn, từ từ quan điểm sê thay đổi thôi

Mồ mả xây quy mô giữa đồng lúa,
*** Tranh đất trồng trọt, canh tác - lãnh phí tài nguyên đất.
*** Ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường Nông thôn.

Về quê Bắc Trung bộ thấy Mồ mã tùm lum, coi trọng Người chết hơn những Người đang sống hiện tại & thế hệ tương lai.
Về Miền Tây còn kinh khủng hơn: Mồ mã tùm lum ngay bên cạnh nhà ở, chôn rất nông, cạn, rất ảnh hưởng đến sk môi trường. Em đã từng nhậu với Người dân Trà Vinh, Miền Tây, với những Người đi xây mộ thuê, chính Họ nhiều trường hợp lúc xây Mộ phải kéo mấy cái quạt lớn để thổi bạt hơi thối từ Mộ (xây bên cạnh nhà ở) để làm. Họ khẳng định tất cả các mộ chôn, sau một thời gian phân hủy sẽ xì hơi (nghe được, rất rõ khi đứng gần) ra mặt đất bên ngoài, rất hôi thối.
 
Chỉnh sửa cuối:

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
em chưa đi vụ này bao giờ . nhưng nghĩ cũng sợ
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Cụ bảo cuộn tàn phải tẩm hóa chất là cạnh tranh k lành mạnh nhé. Quê em vẫn có phong tục làm hương Tết, loại hương quấn giấy dó thủ công. Tàn vẫn cuộn, hương thơm mà hoàn toàn thủ công.
Các nhà làm tăm hương đã tẩm sẵn rất nhiều cụ nhé. Nếu không tẩm thì những cây hương làm bằng cật sẽ giữ được nhưng lúc chưa thắp cong cong xấu lắm.
Em nhớ về quê vợ ở Thái bình thấy mẹ vợ khoe mua hương ở chùa các ni sư làm toàn thảo mộc tự nhiên lại cong cuộn rất đẹp, làm trong nghề em đọc ra luôn là các ni sư mua tăm từ nơi khác chứ ko phải tự chẻ tăm nên tăm đã tẩm H3PO4 rồi, chỉ có mùi là tự nhiên còn tăm đã có hoá chất tạo cong cuộn tàn rất đôc hại cụ ạ.
Em nêu lên khi có cụ thắc mắc thôi, chẳng việc gì phải cạnh tranh không lành mạnh cụ ạ, bên em bán hàng ở phân khúc khác, phân khúc khách không thích đậu tàn
 

Niran

Xe buýt
Biển số
OF-390597
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
593
Động cơ
241,570 Mã lực
Cụ dùng từ "Văn hóa bẩn bựa xứ Lừa" thì E cũng không còn gì để nói. Góp ý với sản phẩm "Bồ Đề Tâm " của Cụ: Mùi hương : Ok, nhưng nhược điểm lớn nhất là không đọng tàn
Đọng tàn kiểu gì cũng có hoá chất. Em thích loại không đọng tàn
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,201
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Ngoài trích dẫn của Cụ Mệt mỏi lắm nhà cháu xin bổ sung thêm cái chuyện này cho các Cụ Mợ rồi tùy từng người " nghiệm " cho mình : https://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/truy-tim-ve-mot-giai-thoai-at-mo-bai-2.html
Có câu mả táng hàm rồng với lại gối sơn đạp thủy của mấy ông Thầy địa lý ngày xưa đến bây giờ tra Google Map sai toét tòe loe ngoài lạy thánh mớ cả hóa ra các vị ấy đi nhiều , học lắm , chém gió giỏi rồi được người đời sau bơm thổi thành truyền thuyết và huyền thoại phục vụ mục đích của ai đó thôi . Chứ bây giờ đất chật người đông lấy đâu ra hàm rồng mà địa táng ạ ? Nghe khó như trúng Viettlot vậy . Thứ nữa là mấy ông đồng bà cốt Adi đà Phật Lạy thánh mớ bái phán chuyện như đúng rồi họ đâu biết xưng danh Phật là tin vào Luân hồi chuyển kiếp thì làm gì có chuyện Ốp vong khóc lóc kể lể ngày xưa tao nuôi nấng chăm lo chúng bay sao chũng bay nỡ đưa tao vào lò thiêu... Đấy
 

kent8791

Xe tải
Biển số
OF-38330
Ngày cấp bằng
15/6/09
Số km
347
Động cơ
472,659 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ủng hộ bỏ luôn, bỏ ngay. Nhà em là cứ mời các cụ đi hóa thân vừa vệ sinh, sạch sẽ mà con cháu cũng đỡ khổ.
 

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,875
Động cơ
523,397 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Xưa không phải ai cũng có điều kiện để hỏa thiêu như bây giờ và ở ta cũng không có tục lệ hỏa thiêu !
Cải táng hay bốc mộ xuất phát từ tâm nguyện được chôn ở quê nhà của những người chết xa quê và việc đi lại không thuận tiện ngày xưa. Câu gửi nắm xương tàn nơi đất khách thể hiện sự xót xa, tiếc nuối khi không được an táng tại quê nhà !
Những người chết tại quê nhà có điều kiện an táng ngay tại nghĩa trang làng hay dòng họ thì chả ai cải táng !

Vd: Trước đây 1 người gốc Ninh Bình theo vua Lí hay người gốc Thanh Hóa theo vua Lê ra Hà Nội bị chết thì không thể đem về bản quán trong vòng 1-2 ngày mà xác không bị thối rữa nên buộc phải chôn tạm tại nơi mất sau vài năm khi xác tiêu đi chỉ còn cốt không mới chuyển được về quê để an táng !

Hôm qua rảnh rỗi ngồi đọc 1 ý kiến về vấn đề bốc mộ, thấy thấm quá. Mời các cụ đọc xong và cho ý kiến đóng góp, phản biện về tục lệ này của người dân phía Bắc nước ta.

Bốc Mộ Có Nên Chăng ? - Thêm 1 quan điểm để độc giả tranh luận.

Lẽ ra tôi (tác giả) không viết bài này vì quá kinh hãi mỗi khi nghĩ đến việc "Bốc Mộ" !!! Nói đến "Văn hóa bẩn bựa xứ Lừa" thì nhẽ phải có đến hàng ngàn trang viết cũng không thể kể xiết từ lối sống, ăn, mặc, uống, … Rất nhiều điều cần viết, cần chia sẻ mà món nào cũng “Nhìn thấy là tởm”. Tuy nhiên trong kho tàng văn hóa ngàn năm của xứ Annam thì "Bốc Mộ" là một thứ phong tục tập quán và văn hóa "Đáng sợ" nhất của người dân chúng ta. Đau lòng thay văn hóa này chỉ xảy ra ở xứ Bắc kỳ vùng châu thổ sông Hồng với 4. 000 năm văn hiến.

Cũng như hầu hết các nền văn hóa khác trên thế giới, người Việt sau khi có người thân chết thì họ hàng đau buồn tiễn biệt đưa người chết xuống mồ và về nơi chín suối với ông bà tổ tiên. Đây là nghĩa cử, đạo lý, luân thường của con người, chứ không chỉ của riêng bất cứ quốc gia nào vì “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Sự chia ly đầy nước mắt và tiếc thương ấy đều để lại trong mỗi chúng ta nỗi niềm mất mát lớn lao, đau đớn vô hạn và vì nghĩa tử ấy với người chết chúng ta cố gắng để bà con, người thânn, họ hàng nằm xuống có mồ yên mả đẹp.

Không biết từ bao giờ qua văn hóa du nhập bần nông châu thổ sông Hồng có cái phong tục "Bốc Mộ". Thật tình thì chưa đọc bất cứ tài liệu nào của bọn Tàu nói rằng chúng có thực hiện nghi lễ này. Chắc chỉ có chúng ta là dân tộc duy nhất trên thế giới có phong tục này. Nghi lễ bốc mộ là phong tục có ở hầu hết các gia đình người Bắc (từ Nghệ Tĩnh trở ra đến Móng Cái) và tuyệt nhiên người Trung kỳ và Nam kỳ hoàn toàn không có phong tục này. Tôi từng tận mắt chứng kiến “Di sản” của một kiếp người sót lại sau nhiều năm về với đất mẹ.

Nhìn vào bên trong quan tài, tôi chỉ thấy lùng bùng một mầu đen đặc quánh nước, quần áo, vài cái xương người nằm ngổn ngang. Người nhà nhìn thấy cảnh này chắc cũng xót lắm nhưng biết phải làm sao, phong tục tập quán nó vậy. Nghề bốc mộ nhiều khi gặp phải những chuyện rất kinh hoàng. Nhiều xác chết mặc dù đã được chôn cất từ 3 - 4 năm nhưng khi bốc lên vẫn chưa phân hủy hết. Lý giải về điều này, một người bình thường nhất cũng hiểu là người đó khi còn sống được gia đình tẩm bổ các thức ăn quý như sâm, nhung, ...

Có trường hợp người chết ở xa để bảo quản người ta phải ướp hóa chất. Còn một lý do nữa là người nhà thường mặc quần áo bằng chất Nylon cho người chết khiến quá trình phân hủy diễn ra rất lâu. Việc đáng sợ nhất mà đội bốc mộ khi bật nắp quan tài, làm cả đội bốc mộ lẫn người nhà kinh hãi là xác chết còn nguyên, chưa bị phân hủy, trong tư thế hai chân và hai tay cùng co lên phía trên nắp quan tài. Khi ấy, cả đám đông chạy tán loạn vì quá bất ngờ nhưng đã đào lên rồi thì không thể chôn lại mà buộc phải “Xẻ thịt, vạc xương”.

Đội bốc mộ cũng đã chuẩn bị sẵn đồ nghề. Đó là những bộ dao kéo không khác bác sĩ phẫu thuật và phải tỉ mỉ mấy giờ mới róc hết những phần thịt và xương của người quá cố. Ở một số nơi, người ta còn để người chết ấy ngay trên miệng hố để thời tiết, gió mưa làm cho "Tan thịt, lòi xương" và biết đâu bọn chó, mèo, chuột lại chẳng được vài bữa no. Thử hỏi lúc người thân vừa chết biết bao đau buồn khóc than thì thật đau lòng khi có kẻ lại róc xương thịt người thân ra để vào chiếc tiểu sành hay cho bọn chó, mèo, chuột được bữa phủ phê.

Gia đình, người thân có thấy xót xa và đau lòng ? Bần nông châu thổ sông Hồng nghĩ gì ? Việc xáo trộn mồ mả đối với người dân Trung, Nam kỳ là một điều "Tối kỵ" thì với người Bắc kỳ lại là một phong tục mà gần như không ai không làm !!! Một câu hỏi khó và có chăng chỉ một lời giải đáp cho qua : “Đó là phong tục, tập quán”. Chúng ta thử tưởng tượng phong tục này thật không thể kinh hoàng hơn đối với người chết vì mang những căn bệnh truyền nhiễm. Khi người chết được chôn cất vi khuẩn, virút vẫn còn tồn tại trong môi trường yếm khí.

Việc đội bốc mộ rửa ráy bằng rượu hay một số hoạt chất nước thơm đun từ lá sả, hương nhu, lá bưởi và cả ngũ vị hương của người nhà chuẩn bị và được xả thẳng luôn ra môi trường thì thật nguy hại. Vì chỉ cần một "Cơn mưa ngang qua" là những vi khuẩn, virút này sẽ trôi theo dòng nước và "Chúng ta sẽ được lãnh hậu quả". Tất nhiên việc bốc mộ chỉ thật cần thiết khi phải di dời nghĩa trang, khi phải thu gom những hài cốt của những người đã chết trong chiến tranh về một mối vì đó là những chuyện chúng ta “Chẳng đặng thì đừng”.

Việc "Bốc Mộ" nếu được nâng lên thành một nét văn hóa, truyền thống như bao đời nay có nên chăng ? Hành động gây xáo trộn mồ mả, gây bất an đến thần linh, đến những người đã khuất nếu xét về mặt tâm linh thì phong tục này khiến cho con, cháu chúng ta từ ngàn năm không thể "Ngẩng mặt lên trời" ? Sau khi thẩm du nhiều tài liệu tôi nhận ra rằng phong tục này người dân châu thổ sông Hồng bị xúi bẩy bởi những kẻ "Bẩn bựa từ phương Bắc kể từ thời Mãn Thanh" vì trong văn hóa của lũ Tàu hoàn toàn không có thứ văn hóa này.

Cha ông của lũ Tàu cũng muốn dân tộc Việt mồ mả bị đào bới lung tung theo kiểu “Động mồ động mả” để ngàn đời không thể ngóc đầu lên được. Chúng ta hãy xem người dân Trung, Nam kỳ đâu có cái tập tục này mặc dù cũng cùng gốc. Tiếp tục ủng hộ phong tục này ? "Bốc Mộ" có nên chăng ? Hay chúng ta chỉ chôn người chết một lần rồi thôi hoặc hóa kiếp người chết trong lò thiêu để linh hồn họ bay khắp thế gian này ? Hãy lên tiếng và tôi sẽ lắng nghe một cách cầu thị, thân.

(Phung Trung My)
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Đại bộ phận người nông dân VN xưa kia lúc qua đời không có được cỗ áo quan tốt đâu, có nhà nghèo khó con cháu phải dùng cánh cửa làm áo un, mua ván cũ thậm chí nghèo quá không mua nổi áo quan phải bó chiếu... người sống luôn canh cánh lỗi lo áo quan sẽ bị mục nát, xương cốt sẽ trôi trong bùn đất, lỗi lo mất mộ.. vì thế phải bốc cốt các cụ đưa vào tiểu sanh và quy tập về một nơi ( nghĩa trang dòng tộc) cụ nào nói đây là hủ tục học theo người tàu khách là chưa đúng hoàn toàn đâu
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
35,990
Động cơ
552,694 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Thông tin thớt
Đang tải
Top