Cấm xe máy ko bao giờ có chuyện biểu tình hay có ảnh hưởng gì đến đời sống người dân nếu có lộ trình thích hợp và đồng bộ hóa các giải pháp. Em mong cấm sớm đi. Vài ý kiến nhỏ hơi dài mong các cụ thong cảm, grab dạo này nhiều quá cạnh tranh khốc liệt quá e ko có khách
Các vấn đề ảnh hưởng sẽ bị phản đối:
- Thu nhập người lao động giản đơn bị ảnh hưởng như xe ôm, vận chuyển hang hóa như giao hang các công ty vừa và nhỏ do các phương tiện và dịch vụ vận chuyển hiện đại sẽ thay thế, trà đá thất thu …
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đáng kể cả các doanh nghiệp trực tiếp và gián tiếp công nghiệp hỗ trợ
- Tiêu dung xăng dầu giảm
- Số lượng công ăn việc làm sẽ giảm đáng kể do phương tiện (công cụ lao động) giảm đi đáng kể hầu hết các linh vực giản đơn. Như ở điều đầu tiên thu nhập giảm sẽ phải tìm phương án làm việc mới. Tạm thời trong 3-4 năm đầu tiên sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi toàn xã hội
- 1 số ngành nghề ăn theo dịch vụ xe máy sẽ giảm như sửa xe, rửa xe, trà đá, café vỉa hè… giảm do ko còn khách.
Các vấn đề ảnh hưởng sẽ được ủng hộ:
- Ô nhiễm môi trường giảm, có thể nhìn gương các nước xung quanh chi phí giải quyết sẽ là rất lớn và trường kỳ để có lại môi trường xanh sạch đẹp ko ô nhiễm
- Tai nạn giao thong sẽ giảm đáng kể đơn giản nhất là hang tram sinh viên mỗi năm ko say rượu chết do nhà nào cũng vác 1 cái xe lên thành phố học. Chi phí đào tạo là quá lớn
- Sẽ ko còn tệ tham nhũng vặt do ko cần csgt, giảm biên chế do oto ý thức cao hơn và quan sát bằng hệ thống camera… còn đi buýt lấy đâu ra mà phạt
- Ý thức ng dân sẽ cao hơn nhiều, ý thức kém lý do do cái xe máy có thể kể hang tram.
- Chả ai tự hào là có cái oto oai hơn người khác, nên ko ai ngại khi đi phương tiện công cộng cả.
- Các vấn đề quản lý hành chính sẽ nâng lên 1 bước do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tinh giảm biên chế ở 1 số bộ phận hành chính, ko thể băt dân đi xe công cộng 10 lần như trước là 1 ví dụ nhỏ
- Năng suất lao động sẽ dần nâng cao nhờ chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp (tạm thời mất khoảng 10 năm để thế hệ trông chờ vào xe máy nghỉ hưu và học nghề khác). Thế hệ thanh niên sẽ ko thể trông chờ vào cái xe ôm để mưu sinh khi thất nghiệp. NVKD ko phải ra đường la cà quán xá rồi về báo cáo láo làm 1h chơi 3h. Định hướng nghề nghiệp rõ rang hơn nhiều sinh viên phải xác định làm thợ trong nhà máy gần nhà hay công việc có tính lâu dài… ko thể cứ học quản trị kinh doanh rồi ko xin dc việc là đi xe ôm giao hang, các công ty bố trí phương tiện và nơi ăn ở cho ng lao động.
- Tất nhiên nhìn xã hội sẽ văn minh hơn chứ ko thể tự hào văn hóa xe máy khi ng nước ngoài đến du lịch nữa
- Khỏi cần dẹp vỉa hè thì vẫn thong thoáng, ko còn quán cóc ngoài đường. ko ai chưa hết giờ làm mà bạn ới phát là trốn việc đi nhậu hay tranh thủ làm việc riêng nếu phải đi xe buýt.
- Mức sống nâng lên cao hơn vì ko thể sử dụng chi phí vận chuỷen giá rẻ (mặc dù hang hóa sẽ đắt lên), sẽ ko có lao động trái ngành như hiện nay, đào tạo sẽ chuyên sâu và chuyên môn hóa lương sẽ cao hơn, sự trung thành cho mỗi công việc cũng sẽ cao hơn.
- Các doanh nghiệp vận chuỷen chuyên nghiệp sẽ phát triển mạnh thay thế cho xe ôm truyền thống. hang hóa được bảo quản tốt hơn, an toàn hơn. Thay đổi thái độ làm việc và tư duy làm việc, Mọi công việc sẽ phải có kế hoạch, ko thể gọi giao 5 phút là có, cần đơn đặt hang và thời gian giao hang cụ thể, gián tiếp sự chuyên nghiệp sẽ có. Chi phí vận chuyển sẽ giảm theo thời gian, tổng chi phí xã hội sẽ giảm nhờ sự chuyên môn hóa ngành nghề.
- Doanh nghiệp sẽ phải ứng dụng công nghệ, cách tiếp thị mới… dù là công việc giản đơn, tự nâng cao khả năng ứng phó với môi trường mới, ko còn chuyện nvkd tiếp thị trực tiếp, ra đường vãi tờ rơi, ko còn khoan cắt bê tong mọi nơi….
- Phân bổ lực lượng lao động đồng đều hơn trong cả nước, ko còn tập trung thành phố. Tất nhiên lao động chất lượng cao vẫn sẽ tập trung
- nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng nghề nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề quản lý đào tạo.
- Giao dịch điện tử sẽ thịnh hành ko ai vác tiền mặt đi trả nữa, công nghệ phát triển hơn
Giải pháp:
- Chính phủ ra nghị quyết và tuyên truyền đây là nhiệm vụ bắt buộc chính phủ là 5-10 năm tới sẽ hạn chế xe máy tiến tới cấm tại các thành phố lớn. Tìm kiếm sự đồng thuận từ tất cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp ảnh hương như Honda, cho người dân thấy lợi ích và phải có hướng khắc phục ngay trong tư duy thế hệ cấp 3 đến cấp 1 hiện tại
- Nghiên cứu đè xuất các tuyến phố cấm xe máy mà ko ảnh hưởng đến giao thương mà có thể thay thế bằng oto hoặc đi bộ. Ko phải cấm toàn bộ các phương tiện. Thử nghiệm biết ngay ví dụ phố cổ quy hoạch lại ngành nghề theo phố bằng cách ưu đãi của quận họ sẽ nghe ngay. phải có cái lợi mới được ví dụ chỉ phục vụ du lịch mục tiêu là vậy để làm, tất cả các công ty du lịch cửa hang phục vụ du lich được ưu đãi gì đó còn các mặt hang khác thì đi chỗ khác nếu ko được ưu đãi. còn mua lẻ thì mấy đâu khach du lịch thì đi bộ rồi, bán buôn thì kho hang chô khác cơ mà. dn lớn thì nv đâu có ra ngoài xe máy mấy.
- Tất cả các tòa nhà được cấp phép mới phải đảm bảo đủ chỗ để xe cho cư dân. giá nhà sẽ tang nhưng tiện ích cư dân tang ai cũng sẽ ủng hộ. Yêu cầu phải có đủ mọi tiện ích phục vụ ngay cư dân trong tòa nhà đó. Do vậy chỉ có dịch vụ nào giá cao người dân mới cần đi chỗ khác nhưng chọn lọc tự nhiên thì dịch vụ đó cũng chết và sẽ thay bằng dịch vụ tốt hơn. Cái này quá dễ
- 100% các cơ sở sản xuất dù lớn nhỏ lộ trình 3 năm phải ra ngoài thành phố ko cần lý do. cấp vốn ưu đãi cho họ tạo điêu kiện về thuê đất.. nhưng áp dụng công nghệ cao và có hệ thống xử lý đảm bảo môi trường thì dc ưu đãi nhiều hơn, vài ngành nghề phải bắt buộc xử lý môi trường. Cái này quá đơn giản mỗi huyện quy hoạch vài khu công nghiệp vừa và nhỏ do huyện đầu tư hệ thống xử lý môi trường, ưu đãi thuế đất,
- quyết tâm di dời các cơ sở hành chính ra ngoại thành để giảm tải cho thành phố. quá đơn giản 1 buổi họp là xong giống như bến xe vừa rồi CT Chung quyết đấy. Còn kêu ca thì cũng 1 năm thôi là hết kêu, bây giờ kinh tế thị trường rồi ai lo thì sống ai nhờn thì chết thôi
- các cơ sở giáo dục ko còn đáp ứng dc về ktx, trường lớp, phòng thí nghiệm băt buộc phải di dời. khó nhưng nói thật cho ông hiệu trưởng 3 năm phải lam là phải làm quá đơn giản. quá đơn giản 1 buổi họp là xong giống như bến xe vừa rồi CT Chung quyết đấy. Còn kêu ca thì cũng 1 năm thôi là hết kêu, bây giờ kinh tế thị trường rồi ai lo thì sống ai nhờn thì chết thôi
- Thiết lập hệ thống thu phí tự động theo giờ với xe gắn máy bao gồm xe máy và oto trừ dịch vụ công cộng. muốn grap uber ok nhưng thu tiền thay cho thuế doanh nghiệp. 500 tỷ e đảm bảo xong
- Giảm giá xe oto đến mức tối đa 1/2 hiện tại tuy nhiên chi phí duy trì ở thành phố lớn sẽ cao, có ảnh hưởng đến thuế trong 1 vài năm nhưng lâu dài thì kinh tế phát triển kéo lại, năng suất lao động tang kéo lại, nguồn thu từ phí bù lại, chi phí môi trường giảm bù lại, thời gian tiết kiệm sẽ bù lại, phải chấp nhận tiết kiệm ngân sách nếu muốn làm thôi ko thể muốn thu lớn mà làm được
- Hệ thống hành chính cải cách thực sự, cho người tài lên làm, giảm thủ tục tối đa, ko nhũng nhiễu tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển mà lấy tiền. Cái này nói la khó nhưng ko khó lắm, người đứng đầu quyết tâm hay ko thôi, còn ng đứng đầu do các cụ lớn phải làm gì đó cho đời mà lấy tiếng thôi chọn đúng ng tài có tâm 1 chút ăn 1 làm 3 là ok rồi. Ng đứng đầu nghiêm thì đố quân dám làm bậy.
- Hạn chế và cấm các thành phố lớn và hạn chế các thành phố sắp lớn, tuy nhiên dịch vụ xe máy ok nhưng phải đăng ký
- Còn nhiều lắm nói mãi rồi phát triển hệ thống phương tiện công cộng, hệ thống giao thông, cắt giảm ngân sách, đầu tư có chọn lọc, …. nói thật riêng phương tiện công cộng chỉ cần vốn 1 tòa nhà đang xây là đủ. Mà riêng em thì em cho xã hội hóa luôn chỉ 2 năm là khác ngay nhân viên xe buýt có mà ngoan hơn vợ hiền lại sạch sẽ.