Sao mình không thấy sơ đồ gì hết vậy mọi người
[@bluestar2006;2539] em gợi cái này lên. Em đang cần đúng cái mạch này với chức năng y hệt như vậy, để dùng signal ngắt daylight và nháy theo đúng signal. Lão Blue cho em xin nhéCái mạch này thì em dùng cái tấm đục lỗ sẵn rồi lắp thế này các bác ạ
Với mục đích của cụ thì chưa cần đến mạch như của cụ Blue đâu, cụ chỉ cần 1 con tụ và 1 con rơ le để ngắt nguồn sáng liên tục vào daylight và cho nguồn signal cấp vào daylight thôiHai Nguyen nói:[@bluestar2006;2539] em gợi cái này lên. Em đang cần đúng cái mạch này với chức năng y hệt như vậy, để dùng signal ngắt daylight và nháy theo đúng signal. Lão Blue cho em xin nhé
Trước em cũng chơi cái này để daylight nháy cùng signal, để giữ relay khoảng 2s thì chỉ cần con tụ bé bằng đầu đũa thôi hình như 300uF, chỉ cần 1 tụ, 1 relay, 1 diode cho một bên signal cụ ạ[@Công Nông;4028] : chính xác, em cũng đang nghĩ đến nối 1 con tụ vào 2 chân của relay 5 chân, chân thường đóng thì nối với Daylight, Signal thì đầu với cuộn hút, đồng thời cũng đấu với led (có diode chặn dòng chạy ngược khi cuộn hút nhả) nhưng ko biết để đạt độ trễ 2s thì cần tụ dung lượng bao nhiêu a ?
Em thấy cũng chi thiếu so với mạch của lão Sao xanh 2 con C828 và 1 con trở thôi nên định ráp đúng theo để khỏi phải đi search tìm hihihihih
Ẹc, xe đẹp lại càng đẹp thêm. Chúc mừng cụ.Em xong phần daylight rồi
...
Bật đèn cốt / pha sẽ tắt đèn daylight
...
Trong mọi trường hợp (bật đèn, tắt đèn) - chỉ đèn daylight vàng nháy đồng bộ theo xi nhan (sử dụng chính mạch trên, dùng tụ 1000uF + 1 Diode)
Nhờ cụ úp lại cái ảnh được không e không xem đượcCó một sốcụ mật thư cho em đề nghị úp lại mấy cái ảnh nó bị lỗi (chắc là lâu rồi nên bị del)
Em bổ sung lại ảnh để các cụ theo dõi nhé
Cụ dang lại may cái hình đi e không xem đượcĐây cụ ạ, đây là giải pháp đơn giản nhất này
Cụ làm cho em 1 bộ nối tiếp trước đèn của cụ
Chi phí bộ này như sau:
- Rơ le: Khoảng 10K/con tùy loại
- C828: 1K/con
- Diod: 1K/con
- Trở + tụ: 1K/con
Tổng cộng: 17.000 VND/bộ
Sau đó cụ hàn vào mạch như sau (đơn giản nhất trong các loại đơn giản)
Nguyên lý của mạch này như sau:
- Cụ mở cửa xe ra, nếu đóng vào thì đèn tắt (cái này thì đương nhiên)
- Nếu cụ quên không đóng cửa, hoặc đóng hờ hờ, thì sau khoảng 10 phút nó cũng tự tắt.
- Mở cửa ra đóng lại thì nó reset lại bình thường.
Số liệu 10 phút hay bao nhiêu phút phụ thuộc vào con trở 20K và tụ 100mF, cụ thay 2 thông số này cho phù hợp, có thể dao động từ vài giây (nếu là tụ 1mF) đến hàng giờ đồng hồ đấy (nếu thay bằng tụ 10.000 mF )
Có gì hỏi cháu cũng đcHôm qua có tí điện đóm định hỏi cụ Công Nông nhưng giờ cụ đổi số đt rồi. Không hỏi được ạ.
Cụ cho cháu hỏi muốn làm mạch lầy khoảng 6-7 giay là ngắt thì làm như lào cháu mới vào nghề cụ vẽ chi tiết cho cháu được khôngCó gì hỏi cháu cũng đc
E kết quả 67 giây qua cụ rồi cụ ve chi tiết cho e được khôngCó một số cụ mật thư cho em, thắc mắc tại sao ráp theo mạch em vẽ mà nó không hoạt động
Hì hì, các cụ phải chụp cái mạch của cụ thì em mới biết cụ ráp có nhầm chân nào không chứ, bởi trong mạch điện tử thì mấu chốt là phải... dùng đúng chân, không thể dùng chân phải thay cho chân giữa được đâu
Để tiện theo dõi, em ráp thử nghiệm một mạch để cụ nào quan tâm tham khảo nhé
Đồ nghề của em:
- 2 con C828,
- 1 con rơ le,
- 2 con trở 10K. Tthực ra thông số 20K và 4,7K là tương đối, con 4,7K cụ có thể dùng trị số từ 1K đến 50K chả sao cả, nếu thấp hơn 1 K thì dòng qua C828 sẽ nhỏ quá do bị nối cầu, cao hơn 50K thì thời gian xả reset hơi lâu thôi; trị số 20K cũng thế. Ở đây em hết trở 20K ở nhà nên dùng 10K chả sao
- 2 con đi ốt
- 1 con tụ 2,2 mF (nếu dùng 100mF như em nói thì thời gian trễ lâu quá, ko quay video được. Ở đây em dùng 2,2mF kết hợp với 10K thì thời gian trễ sẽ là khoảng 6 giây; tương ứng nếu 100mF kết hợp với 20K sẽ là khoảng 10 phút).
Tổng cộng các thứ này em rút trong các mạch điện tử cũ ra
Con rơ le nhìn kỹ thì nó như thế này ạ
Em vẽ lại mạch có chân cắm để các cụ tiện theo dõi
Em ráp mạch vào, đây là video thí nghiệm của em
Xin nhắc lại là em dùng tụ 2,2mF và trở 10K nên thời gian trễ khoảng 6 giây, cứ thế các cụ nhân lên tương đối nhé, cần bao nhiêu thời gian thì chơi tụ bấy nhiêu thôi
[YOUTUBE]NEbY4_RZniI[/YOUTUBE]
Cháu có thể thiết kế chính xác gần 100% thời gian ngắt đóng với mạch khuyếch đại thuật toán (dùng IC) còn phương pháp đơn giản và rẻ tiền là dùng điện trở, tụ điện và transitor thì thiết kế không đem lại độ chính xác 100% về thời gian 6-7s cho cụ ngay. Nhưng cụ có thể tự điều chỉnh được bằng cách hiệu chỉnh biến trở (cái biến trở nó như cái nút vặn âm lượng các âm ly và đài ấy ạ). Để cháu vẽ mạch chuẩn (cho cả mạch in nếu cụ muốn lên đây). Chờ cháu một lát.Cụ cho cháu hỏi muốn làm mạch lầy khoảng 6-7 giay là ngắt thì làm như lào cháu mới vào nghề cụ vẽ chi tiết cho cháu được không
Don giản thôi cụ ơi không cần chính xác lắm đâu điện trở .tụ diot với lại cái gì mình không rõ lắm cụ cho e cái mạch chi tiết tí em trua biết về điện tử nhiều hóng cụCháu có thể thiết kế chính xác gần 100% thời gian ngắt đóng với mạch khuyếch đại thuật toán (dùng IC) còn phương pháp đơn giản và rẻ tiền là dùng điện trở, tụ điện và transitor thì thiết kế không đem lại độ chính xác 100% về thời gian 6-7s cho cụ ngay. Nhưng cụ có thể tự điều chỉnh được bằng cách hiệu chỉnh biến trở (cái biến trở nó như cái nút vặn âm lượng các âm ly và đài ấy ạ). Để cháu vẽ mạch chuẩn (cho cả mạch in nếu cụ muốn lên đây). Chờ cháu một lát.
Còn nếu cụ muốn tự tính thời gian nạp, xả của tụ điện thì có thể theo ảnh này:
Cơ bản cụ phải nói rõ cụ lắp vào cái gì và nhu cầu cụ thể thế nào. ví như đóng tín hiệu điều khiển cho mạch xong ngắt gín hiệu điều khiển đó mà rơ le vẫn nó sẽ tự duy trì 7s sau mới tắt hay vẫn đóng điện điều khiển cho mạch liên tục nhưng sẽ ngắt rơ le sau 7 s.... Cháu có thể thiết kế mạch đúng như yêu cầu và tất nhiên để ai cũng hiểu và làm đcDon giản thôi cụ ơi không cần chính xác lắm đâu điện trở .tụ diot với lại cái gì mình không rõ lắm cụ cho e cái mạch chi tiết tí em trua biết về điện tử nhiều hóng cụ