Bộ tự ngắt điện sau 1 khoảng thời gian

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Cơ bản cụ phải nói rõ cụ lắp vào cái gì và nhu cầu cụ thể thế nào. ví như đóng tín hiệu điều khiển cho mạch xong ngắt gín hiệu điều khiển đó mà rơ le vẫn nó sẽ tự duy trì 7s sau mới tắt hay vẫn đóng điện điều khiển cho mạch liên tục nhưng sẽ ngắt rơ le sau 7 s.... Cháu có thể thiết kế mạch đúng như yêu cầu và tất nhiên để ai cũng hiểu và làm đc
Vẫn đóng diện điều khiển cho mạch liên tục nhưng role sẽ ngắt sau 7 s hóng cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Vẫn đóng diện điều khiển cho mạch liên tục nhưng role sẽ ngắt sau 7 s hóng cụ
Mạch này đáp ứng yêu cầu điện đóng liên tục và nó ngắt rơ le sau 6-7s, với yêu cầu khác mạch sẽ khác








Vài cái hình đề mô cháu vẽ ẩu cho các cụ dễ mường tượng

Mạch trên theo tinh toán sẽ giữ rơ le 7s , tất nhiên so sai số linh kiện khi cụ lắp ráp, nó sẽ thay đổi khá rộng từ vài giây.
Cháu giải thích nguyên lý hoạt động như sau:

- Khi cấp tín hiệu điều khiển +12V (cũng chính là nguồn nuôi) cho mạch này, dòng điện sẽ đi qua điện trở R3 150K (150 ki lô ôm) vào nạp cho tụ điện C1 1000uF (1000 muy cờ rô pha ra), theo thời gian điện áp trên tụ C1 sẽ tăng dần từ 0V lên đến điện áp mở Transitor Q2 (với con C828 nó mở khi điện áp này lên khoảng 0,55-0,6V). Ở thời điểm đang nạp C1, transitor Q2 sẽ ngắt dẫn do vậy Q1 đóng rơ le cấp điện cho phụ tải của cụ.
- Khi tụ C1 nạp đến điện áp mở Q2, Q2 dẫn làm điện áp hai cực colector và emitor Vce của Q2=0V làm cho Q1 ngắt rơ le và ngắt điện cho phụ tải.
- Thời gian ngắt được tính toán khoảng 6-7S. Nếu muốn thay đổi có thể điều chỉnh như sau:
+ muốn tăng thời gian ngắt lớn hơn 7s theo thiết kế của cháu cụ có thể tăng giá trị của tụ C1 hoặc điện trở R3 hoặc tăng cả hai cái này
+ muốn giảm thời gian thì giảm R3 hoặc tụ C1 hoặc giảm cả 2 cái này.

Trên hình, điện trở R1 = 1Mê ga ôm có tác dụng xả hết điện sau khi ngắt tín hiệu điều khiển (giả dụ khi cụ đã đóng lại cửa xe) để chờ lần thực hiện tiếp theo. Không có nó chỉ lần đầu là hoạt động đúng ở 7s còn những lần sau sẽ ngắn hơn thậm chí ngắt ro le ngay lập tức. Điện trở này có thể điều chỉnh giảm xuống 500k cũng được, giảm nhỏ quá sẽ ảnh hướng đến thời gian nạp của tụ gây nạp chậm, cao quá có khi cấp ngắt tín hiệu điều khiển liên tục (ví dụ đóng mở cửa xe liên tục) thì điện còn tích trữ trong tụ chưa kịp xả hết dẫn đến thời gian đóng ngắt không như tính toán. Cụ cần lắp và điều chỉnh các thông số linh kiện cho hợp ý cụ.

Giá trị tính toán được xác định theo ảnh dưới để V0 = 0,55V với thời gian t theo cụ yêu cầu. Điện áp V thì là 12V. Như vậy cứ thay R và C lựa chọn vào là tìm được
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực


Mạch được thiết kế với phần mềm Proteus 8.1. Cụ nào biết chơi mấy cái thứ này cháu gửi file lên cho sửa đỡ vẽ lại
 

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Mạch này đáp ứng yêu cầu điện đóng liên tục và nó ngắt rơ le sau 6-7s, với yêu cầu khác mạch sẽ khác








Vài cái hình đề mô cháu vẽ ẩu cho các cụ dễ mường tượng

Mạch trên theo tinh toán sẽ giữ rơ le 7s , tất nhiên so sai số linh kiện khi cụ lắp ráp, nó sẽ thay đổi khá rộng từ vài giây.
Cháu giải thích nguyên lý hoạt động như sau:

- Khi cấp tín hiệu điều khiển +12V (cũng chính là nguồn nuôi) cho mạch này, dòng điện sẽ đi qua điện trở R3 150K (150 ki lô ôm) vào nạp cho tụ điện C1 1000uF (1000 muy cờ rô pha ra), theo thời gian điện áp trên tụ C1 sẽ tăng dần từ 0V lên đến điện áp mở Transitor Q2 (với con C828 nó mở khi điện áp này lên khoảng 0,55-0,6V). Ở thời điểm đang nạp C1, transitor Q2 sẽ ngắt dẫn do vậy Q1 đóng rơ le cấp điện cho phụ tải của cụ.
- Khi tụ C1 nạp đến điện áp mở Q2, Q2 dẫn làm điện áp hai cực colector và emitor Vce của Q2=0V làm cho Q1 ngắt rơ le và ngắt điện cho phụ tải.
- Thời gian ngắt được tính toán khoảng 6-7S. Nếu muốn thay đổi có thể điều chỉnh như sau:
+ muốn tăng thời gian ngắt lớn hơn 7s theo thiết kế của cháu cụ có thể tăng giá trị của tụ C1 hoặc điện trở R3 hoặc tăng cả hai cái này
+ muốn giảm thời gian thì giảm R3 hoặc tụ C1 hoặc giảm cả 2 cái này.

Trên hình, điện trở R1 = 1Mê ga ôm có tác dụng xả hết điện sau khi ngắt tín hiệu điều khiển (giả dụ khi cụ đã đóng lại cửa xe) để chờ lần thực hiện tiếp theo. Không có nó chỉ lần đầu là hoạt động đúng ở 7s còn những lần sau sẽ ngắn hơn thậm chí ngắt ro le ngay lập tức. Điện trở này có thể điều chỉnh giảm xuống 500k cũng được, giảm nhỏ quá sẽ ảnh hướng đến thời gian nạp của tụ gây nạp chậm, cao quá có khi cấp ngắt tín hiệu điều khiển liên tục (ví dụ đóng mở cửa xe liên tục) thì điện còn tích trữ trong tụ chưa kịp xả hết dẫn đến thời gian đóng ngắt không như tính toán. Cụ cần lắp và điều chỉnh các thông số linh kiện cho hợp ý cụ.

Giá trị tính toán được xác định theo ảnh dưới để V0 = 0,55V với thời gian t theo cụ yêu cầu. Điện áp V thì là 12V. Như vậy cứ thay R và C lựa chọn vào là tìm được
Ơn giời cụ đây rồi Cám ơn cụ nha nhìn mạch của cu là em hiểu ngay em mời cụ một ly nhé mà cụ cho e xin một mạch nữa được k cụ mạch này cấp nguồn vào điều khiển sau đó bỏ nguồn ra 7 s sau nó tự ngắt cụ nha đối với cụ donđơn giản nhưng đối với bọn cháu là một quá trình mong cụ giúp cháu ơn cụ
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực


Mạch chốt đây, em làm cho cái lên kính 1 chạm đấy ạ.
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com


Mạch chốt đây, em làm cho cái lên kính 1 chạm đấy ạ.
Bộ này của cụ hại motor lắm ợ, lý do là nó luôn định thời cấp nguồn cho motor với 1 thời gian gần cố định( Tạm coi vậy). Nếu motor ở gần điểm tới hạn mà bấm thì nó bị quá tải đó.
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực


Mạch chốt đây, em làm cho cái lên kính 1 chạm đấy ạ.
Sử dụng transitor trường hay đấy, việc tính toán timer chuẩn hơn vì nó ko lấy dòng mà mở chỉ bằng áp. Tuy nhiên lên kính cái này ko đc, quá tải mô tơ trường hợp kính lên hết rồi mà timer chưa ngắt. Nếu để làm mạch lên kính thì ko nên dùng timer cụ ơi, mình có thể dùng mạch nối với cảm biến trả về giá trị khi kính đã lên hết và gửi tín hiệu cắt mạch. Cảm biến thì có nhiều cách có thể dùng công tắc hành trình, có thể dùng cảm biến dòng xác định dòng của mô tơ. Cháu chỉ nói về nguyên lý điện thôi, còn ô tô bên trong cái cụm mô tơ lên kính nó đã tích hợp sẵn các thứ này chưa thì cháu ko biết vì cháu ko rành về sơ đồ điện của ô tô, có gì ko phải cụ bỏ qua ạ.
Cháu thích cách dùng transtor trường trong mạch timer của cụ
 

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34


Mạch chốt đây, em làm cho cái lên kính 1 chạm đấy ạ.
Có chỗ em trua hiểu cu giải thích em cái (um200 nm) có phải transito c828 không cụ và nhìn theo nguồn + điểm trắng đầu tien chỗ đó có phải contac không vậy cu
 

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Sử dụng transitor trường hay đấy, việc tính toán timer chuẩn hơn vì nó ko lấy dòng mà mở chỉ bằng áp. Tuy nhiên lên kính cái này ko đc, quá tải mô tơ trường hợp kính lên hết rồi mà timer chưa ngắt. Nếu để làm mạch lên kính thì ko nên dùng timer cụ ơi, mình có thể dùng mạch nối với cảm biến trả về giá trị khi kính đã lên hết và gửi tín hiệu cắt mạch. Cảm biến thì có nhiều cách có thể dùng công tắc hành trình, có thể dùng cảm biến dòng xác định dòng của mô tơ. Cháu chỉ nói về nguyên lý điện thôi, còn ô tô bên trong cái cụm mô tơ lên kính nó đã tích hợp sẵn các thứ này chưa thì cháu ko biết vì cháu ko rành về sơ đồ điện của ô tô, có gì ko phải cụ bỏ qua ạ.
Cháu thích cách dùng transtor trường trong mạch timer của cụ
Cụ cho cháu hỏi mạch của cụ hoacvxd cái chỗ um200 nm có phải transito c828 không cụ và nhìn theo nguồn + cái điểm trắng đầu tiên là contac phải không cụ cháu hết vodka rồi nợ cu nha
 

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Cụ cho cháu hỏi mạch của cụ hoacvxd cái chỗ um200 nm có phải transito c828 không cụ và nhìn theo nguồn + cái điểm trắng đầu tiên là contac phải không cụ cháu hết vodka rồi nợ cu nha
Khổ thân cháu chẳng biết ti gì về mạch mẹo đang cảm thấy lót giày ngồi hóng các cụ trả lời giúp
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Cụ cho cháu hỏi mạch của cụ hoacvxd cái chỗ um200 nm có phải transito c828 không cụ và nhìn theo nguồn + cái điểm trắng đầu tiên là contac phải không cụ cháu hết vodka rồi nợ cu nha
Nó chỉ là công nghệ chế tạo thôi mà :), giống như công nghệ 22nm của IC ấy thôi.
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Cụ cho cháu hỏi mạch của cụ hoacvxd cái chỗ um200 nm có phải transito c828 không cụ và nhìn theo nguồn + cái điểm trắng đầu tiên là contac phải không cụ cháu hết vodka rồi nợ cu nha
Cái điểm trắng đầu từ nguồn là cái nút bấm cụ ạ. Bấm thì nối tắt hai điểm cực của nó, thả là nó nhả ra (cửa xe ô tô cũng có một công tắc loại này, khi cụ mơt cửa nó nhô ra, đóng cửa nó bị ấn vào, trong cánh tủ lạnh cũng có công tắc này.)
Transistor trong mạch của cụ ấy không phải c282 (loại transistor lưỡng cực BJT) mà nó là transistor trường JFET) . Tuy nhiên lắp như mach đó ko làm việc đâu. Phân cực để ngắt jfet như thế chưa ổn, nó ko hoạt động đúng đâu, để ngắt JFET phải đặt điện áp ngược vào cổng G mà cách người ta hay làm là đặt một con trở vào chân S của con jfet đó
 
Chỉnh sửa cuối:

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Cái điểm trắng đầu từ nguồn là cái nút bấm cụ ạ. Bấm thì nối tắt hai điểm cực của nó, thả là nó nhả ra (cửa xe ô tô cũng có một công tắc loại này, khi cụ mơt cửa nó nhô ra, đóng cửa nó bị ấn vào, trong cánh tủ lạnh cũng có công tắc này.)
Transistor trong mạch của cụ ấy không phải c282 (loại transistor lưỡng cực BJT) mà nó là transistor trường JFET) . Tuy nhiên lắp như mach đó ko làm việc đâu. Phân cực để ngắt jfet như thế chưa ổn, nó ko hoạt động đúng đâu, để ngắt JFET phải đặt điện áp ngược vào cổng G mà cách người ta hay làm là đặt một con trở vào chân S của con jfet đó
Vâng cháu ơn cụ nhiều thế cụ có mạch nào khả thi hơn không cho cháu sin
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Ơn giời cụ đây rồi Cám ơn cụ nha nhìn mạch của cu là em hiểu ngay em mời cụ một ly nhé mà cụ cho e xin một mạch nữa được k cụ mạch này cấp nguồn vào điều khiển sau đó bỏ nguồn ra 7 s sau nó tự ngắt cụ nha đối với cụ donđơn giản nhưng đối với bọn cháu là một quá trình mong cụ giúp cháu ơn cụ
Đây là mạch cấp nguồn liên lục 12V cho nó. Chỉ tín hiệu điều khiển là đóng ngắt. Nghĩa là đóng tín hiệu điều khiển xong ngắt điều khiển thì sau 7s rơ le sẽ nhả ra.

- Nguyên lý hoạt động. Ban đầu Transistor không được cấp điều khiển nên nó ngắt (rơ le nhả tiếp điểm). Khi cấp tín hiệu điều khiển tụ C1 được nạp đầy ngay tức thì lên 12V, điện áp này cũng mở cho Q1 dẫn bão hòa (dẫn như chưa bao giờ được dẫn vậy :D) đóng rơ le. Khi tín hiệu điều khiển bị ngắt. Tụ C1 sẽ tiếp tục suy trì cho Q1 mở để giữ rơ le. Khi điện áp trên tụ tụt dần từ 12V xuống còn khoảng 0,6V thì Q1 khóa lại, rơ le nhả ra.
Tụ C1 có điện dung 50 muy cờ rô pha ra, chọn loại chịu điện áp 16V, Điện trở R1 loại 50 ki lô ôm. Có thể các cụ sẽ hỏi sao hay thấy C828 thế?! -> chỉ đơn giản vì nó là con transitor quá rẻ và quá phổ thông, kiếm đâu cũng có. Còn con đi ốt 1N4007? cũng như vậy có thể thấy nó ở bất cứ nơi nào có mạch điện tử, trong các bộ nguồn, bộ sạc....giá rẻ giật mình, điện áp ngược chịu được 1000V. DÒng tận 1A mà ko thể kiếm đâu đi ốt giá rẻ như con này.
Cũng như phần trước cháu đã viết, khi lắp đặt thời gian giữ rơ le có thể không giống thiết kế, cái này là chuyện thường trong điện tử kỹ thuật tương tự (số thì khác nhá). Chỉ cần chỉnh tăng R1 hoặc C1 để Rơ le giữ lâu hơn và ngược lại







Cần tìm chân cẳng con gì các cụ cữ gõ mã hiệu nó và chữ datasheet ạ. Giả dụ các cụ đang phân vân trong 3 cái cân của con transitor các cụ mua về, chân nào là chân E chân nào chân B và chân nào chân C ..v.v. chỉ cần hỏi giáo sư với từ khóa "datasheet c828"

Nếu chả may có cụ nào thắc mắc con Diot D1 lắp vào cái chỗ rơ le để làm gì thì cháu giải thích qua loa là để dập xung do cuộn dây rơ le sinh ra khi cắt mạch nhé, đừng quên lắp con đi ốt này trừ khi các cụ muốn phá hỏng con linh kiện nào đó trong mạng điện do xung kích. VỚi các cuộn dây có điện cảm lớn, xung kích này có thể hàng ngàn vôn đến hàng chục ngàn vôn - > cần phải dập nó ngay từ trứng nước là vì vậy.

Cháu chỉ là dân amater về điện tử, các cụ chuyên ngành đi qua chém nhẹ và chỉ bảo để cháu hoàn thiện hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Bộ này của cụ hại motor lắm ợ, lý do là nó luôn định thời cấp nguồn cho motor với 1 thời gian gần cố định( Tạm coi vậy). Nếu motor ở gần điểm tới hạn mà bấm thì nó bị quá tải đó.
Oài, cụ chuyên độ xe mà nói vậy, hay cụ chuyên độ loại mô tơ thường, các mô tơ độ thêm hiện nay em được biết đều tự ngắt để chống quá tải, mô theo xe thì hiển nhiên rồi, cả mô tơ gương và kính cụ ạ.
Lúc nào rảnh cụ cứ lấy 1 cái bóc ra mà xem hoặc cụ hãm nó lại rồi đấu thẳng nguồn vào xem thế nào, cháy em đền ạ.
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Oài, cụ chuyên độ xe mà nói vậy, hay cụ chuyên độ loại mô tơ thường, các mô tơ độ thêm hiện nay em được biết đều tự ngắt để chống quá tải, mô theo xe thì hiển nhiên rồi, cả mô tơ gương và kính cụ ạ.
Lúc nào rảnh cụ cứ lấy 1 cái bóc ra mà xem hoặc cụ hãm nó lại rồi đấu thẳng nguồn vào xem thế nào, cháy em đền ạ.
Cụ nói vậy em cũng chẳng biết nói sao, như cụ thì chả có 3 cái vụ hỏng công tắc lên xuống kính do quá tải(xe zin cũng dính), hoặc bản thân motor có vấn đề nó bị chạm chập bên trong, bộ này cứ cấp nguồn thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nói để cụ biết nữa là cứ cho cái cục motor có ngắt đi thì cái tiếp điểm relay cứ bị quá tải ngắn hạn như vậy thì cũng ko bền bỉ đc. Đây là em nói góc độ kĩ thuật thôi, còn cụ nào thấy dùng được thì cứ dùng thôi ạ. Muốn dùng được em thiết nghĩ phải thêm cái phần bảo vệ nữa( bét nhất có cái cầu chì) mới an tâm mà dùng, chứ nó chập thế thì dây dợ om tỏi hết. Cháy xe như chơi :D .

Với bên em, chỉ cần loại motor thường là quá đủ cho một thiết bị lên kính 1 chạm. Cần gì đâu motor tự ngắt bên trong :) .
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Tuy nhiên lắp như mach đó ko làm việc đâu. Phân cực để ngắt jfet như thế chưa ổn, nó ko hoạt động đúng đâu, để ngắt JFET phải đặt điện áp ngược vào cổng G mà cách người ta hay làm là đặt một con trở vào chân S của con jfet đó
Hị hị, em toàn làm thế này chạy phà phà, con trở 10k vừa là trở kéo xuống vừa để xả tụ.
Khi bấm nút tụ sẽ được nạp đầy ặc luôn và FET sẽ dẫn, nhả tay ra nó xả từ từ qua con trở 10k, khi áp tụt thấp tới ngưỡng ngắt thì con trở 10k tiếp tục duy trì trạng thái tiếp đất cho FET.
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Hị hị, em toàn làm thế này chạy phà phà, con trở 10k vừa là trở kéo xuống vừa để xả tụ.
Khi bấm nút tụ sẽ được nạp đầy ặc luôn và FET sẽ dẫn, nhả tay ra nó xả từ từ qua con trở 10k, khi áp tụt thấp tới ngưỡng ngắt thì con trở 10k tiếp tục duy trì trạng thái tiếp đất cho FET.
Cụ dùng con fet mã gì cháu xem cái đặc tính phát chứ chaú thấy nó vẫn mở khi Vgs = 0 v mà
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Cụ nói vậy em cũng chẳng biết nói sao, như cụ thì chả có 3 cái vụ hỏng công tắc lên xuống kính do quá tải(xe zin cũng dính), hoặc bản thân motor có vấn đề nó bị chạm chập bên trong, bộ này cứ cấp nguồn thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nói để cụ biết nữa là cứ cho cái cục motor có ngắt đi thì cái tiếp điểm relay cứ bị quá tải ngắn hạn như vậy thì cũng ko bền bỉ đc. Đây là em nói góc độ kĩ thuật thôi, còn cụ nào thấy dùng được thì cứ dùng thôi ạ. Muốn dùng được em thiết nghĩ phải thêm cái phần bảo vệ nữa( bét nhất có cái cầu chì) mới an tâm mà dùng, chứ nó chập thế thì dây dợ om tỏi hết. Cháy xe như chơi :D .

Với bên em, chỉ cần loại motor thường là quá đủ cho một thiết bị lên kính 1 chạm. Cần gì đâu motor tự ngắt bên trong :) .
Oài, nể quả mô tơ lên kính của cụ quá, mạch điều khiển của cụ đảm bảo ko bị đơ ko mà cụ dám hùng hồn vậy. Và kể cả cụ dùng cảm biến hay so áp để xác định quá tải thì liệu có chính xác bằng cái cầu chì nhiệt trong mô tơ ko, cụ cứ tháo ra xem sao.
Còn cụ bảo công tắc xe zin hỏng thì cái gì chả hỏng, dùng lâu ngày mà. Còn rơ le thì hãy dùng loại hịn và có dòng cao 1 chút là yên tâm, không phải lo vụ quá tải.
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Hị hị, em toàn làm thế này chạy phà phà, con trở 10k vừa là trở kéo xuống vừa để xả tụ.
Khi bấm nút tụ sẽ được nạp đầy ặc luôn và FET sẽ dẫn, nhả tay ra nó xả từ từ qua con trở 10k, khi áp tụt thấp tới ngưỡng ngắt thì con trở 10k tiếp tục duy trì trạng thái tiếp đất cho FET.
Với mạch của cụ đưa ra thì em thấy các vấn đề sau:
- Như cụ nói là nó chạy được, em thấy ok về thực tế.
- Về nguyên tắc và nguyên lý thì mạch của cụ sẽ có vấn đề khi xả tụ, con BJT hay fet sẽ bị rơi vào vùng tuyến tính--> nóng linh kiện.

Vậy tại sao mạch của cụ chạy được ???? Em đoán rằng cái con fet hay BJT cụ chọn nó có công suất vượt hẳn so với tải là cuộn hút relay, thế nên hệ số an toàn là cao và chưa có chuyện gì xảy ra cả :) .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top