Bộ tự ngắt điện sau 1 khoảng thời gian

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Oài, nể quả mô tơ lên kính của cụ quá, mạch điều khiển của cụ đảm bảo ko bị đơ ko mà cụ dám hùng hồn vậy. Và kể cả cụ dùng cảm biến hay so áp để xác định quá tải thì liệu có chính xác bằng cái cầu chì nhiệt trong mô tơ ko, cụ cứ tháo ra xem sao.
Còn cụ bảo công tắc xe zin hỏng thì cái gì chả hỏng, dùng lâu ngày mà. Còn rơ le thì hãy dùng loại hịn và có dòng cao 1 chút là yên tâm, không phải lo vụ quá tải.
Vâng cụ à, xe tới bên em sửa công tắc lên xuống kính khá nhiều lên em mới báo các cụ thế. Cháy sun bộ công tắc. Bộ điều khiển đơ thì em nói hùng hồn để bịp các cụ ạ :) . Cụ nên internet search cụm từ: " Watchdog" giúp em nhé, hơn nữa mạch thì phải có cầu chì bảo vệ, đơn giản vậy thôi mà.
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Cụ dùng con fet mã gì cháu xem cái đặc tính phát chứ chaú thấy nó vẫn mở khi Vgs = 0 v mà
Em đang lon ton ngoài đường nên không tra được nó mã gì. Đại loại cụ cứ chọn con kênh N là được thôi, 0v mà vẫn dẫn thì là kênh P chứ nhỉ. À, 0v phải là GND hịn nhé, nếu lơ lửng là vẫn dẫn với 1 số con, trở 10k em nối GND nên nó sẽ ngắt.
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Với mạch của cụ đưa ra thì em thấy các vấn đề sau:
- Như cụ nói là nó chạy được, em thấy ok về thực tế.
- Về nguyên tắc và nguyên lý thì mạch của cụ sẽ có vấn đề khi xả tụ, con BJT hay fet sẽ bị rơi vào vùng tuyến tính--> nóng linh kiện.

Vậy tại sao mạch của cụ chạy được ???? Em đoán rằng cái con fet hay BJT cụ chọn nó có công suất vượt hẳn so với tải là cuộn hút relay, thế nên hệ số an toàn là cao và chưa có chuyện gì xảy ra cả :) .
Em chả biết tuyến tính tuyến tiếc gì, cứ chạy được là em chơi.
Em nhặt con IRF540 ở cửa hàng sửa chữa về chạy thấy lạnh cóng. Mà cái cuộn hút relay thì công suất của nó đáng mấy xu mà cụ phải lăn tăn ạ, dùng con bé như hạt gạo cũng tải được và thực tế trong bộ BCM người ta cũng chỉ dùng con bé tẹo như hạt gạo để kéo relay.
Mạch cảu em đây, cụ nào bản lĩnh thì tự làm, lúc nào cháy xe thì ới em em gửi bình xịt cho.





 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Em chả biết tuyến tính tuyến tiếc gì, cứ chạy được là em chơi.
Em nhặt con IRF540 ở cửa hàng sửa chữa về chạy thấy lạnh cóng. Mà cái cuộn hút relay thì công suất của nó đáng mấy xu mà cụ phải lăn tăn ạ, dùng con bé như hạt gạo cũng tải được và thực tế trong bộ BCM người ta cũng chỉ dùng con bé tẹo như hạt gạo để kéo relay.
Mạch cảu em đây, cụ nào bản lĩnh thì tự làm, lúc nào cháy xe thì ới em em gửi bình xịt cho.





IRF540 kéo phải cỡ 50 con relay như thế này . Nhưng nếu dùng con bé như hạt gạo thì ko nói trc đc điều gì :D
Bên em thì cứ phải làm cái mạch rắc rối như thế này cơ ạ, chả biết có tốt hơn ko nữa :

 
Chỉnh sửa cuối:

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Thì em nhặt được cái gì dùng cái đó thôi, biết là thừa nhưng cũng chẳng có lựa chọn nào. Phương châm ngon, bổ, rẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Cả mớ linh kiện của em chưa bằng 1 con vđk trên mạch của cụ.
Nếu mạch của cụ chỉ mỗi chức năng lên kính 1 chạm thì quả thực là mang tên lửa bắn chim sâu.
Còn đây là bộ BCM của Carens, nó kéo cả mớ rơ le xoành xoạch suốt ngày bằng mấy hạt gạo đó ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Cháu xin chen ngang vào câu chuyện của hai cụ tí ạ. Cái rơ le 12v điện trở cuộn dây của nó thường khoảng 100-200 ôm tùy mã hiệu. Do vậy dòng điện I = 12v/100 ôm = 0,12A = 120mA nên con c828 hay bất kỳ con transitor nào dù làm việc trong vùng tuyến tính hay vùng bão hòa cũng mát như tủ lạnh, lo gì nóng với cháy ạ. Có cháy thì do chập chạm các chỗ khác chứ vấn đề ko nằm tại đây đâu. Mạch thì tùy nhu cầu mà nó có thể từ phức tạp đến đơn giản. Bé hạt gạo chứ như hạt kê cũng ko lo. Cháu chỉ thắc mắc nguyên lý cắt con jfet ở Vgs = 0V thôi ạ. Cháu dân khai thác mỏ ko biết gì điện tử phán đâu sai các cụ bỏ qua cho mong học thêm ở các cụ thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Cháu chỉ thắc mắc nguyên lý cắt con jfet ở Vgs = 0V thôi ạ.
Cụ hiểu nôm na thế này cho nhanh:
Với kênh N: Cứ có điện áp dương đặt vào chân G thì nó dẫn và ngắt khi Vg=0.
Với kenh P thì ngược lại.
Trong mạch của em: Khi bấm nút thì chân G có điẹn áp 12V luôn, khi nhả nút thì điện áp này sụt dần do xả qua con trở 10K, khi áp Vgs nhỏ hơn giới hạn thì sẽ ngắt, khi tụ xả hết điện thì chân G vãn được nói đất qua con trở 10K nên vẫn có điện áp 0V nên nó vẫn ngắt, lúc này con trở 10K đóng vai trò là điện trở kéo xuống. Tương tự như vậy nếu dùng Mosfet kenh P thì con trở phải mắc lên 12V để treo điện áp ổn định cho nó ngắt.
Cụ lấy 1 con ra cắm thử xem sao.
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Thì em nhặt được cái gì dùng cái đó thôi, biết là thừa nhưng cũng chẳng có lựa chọn nào. Phương châm ngon, bổ, rẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Cả mớ linh kiện của em chưa bằng 1 con vđk trên mạch của cụ.
Nếu mạch của cụ chỉ mỗi chức năng lên kính 1 chạm thì quả thực là mang tên lửa bắn chim sâu.
Còn đây là bộ BCM của Carens, nó kéo cả mớ rơ le xoành xoạch suốt ngày bằng mấy hạt gạo đó ạ.
Bên em là tự lên kính khi khoá cửa nữa ạ, chứ tính năng lên kính một chạm chỉ là một tính năng mà thôi.
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Bên em là tự lên kính khi khoá cửa nữa ạ, chứ tính năng lên kính một chạm chỉ là một tính năng mà thôi.
Oài, lên kính tự động khi Lọck mà chỉ với 1 con relay như cái mạch kia thì cụ tài thật. Em nghĩ mạch đó chỉ cho 1 cửa và kèm thêm chức năng chống kẹt, nhìn thấy con trở công suất chắc là để lấy điện áp rơi trên nó và xác định quá tải.
 

_Sonata_

Xe buýt
Biển số
OF-204785
Ngày cấp bằng
4/8/13
Số km
719
Động cơ
326,890 Mã lực
Nơi ở
15 Nguyễn Tất Tố - Kênh Dương - Hải Phòng
Website
doxe24h.com
Oài, lên kính tự động khi Lọck mà chỉ với 1 con relay như cái mạch kia thì cụ tài thật. Em nghĩ mạch đó chỉ cho 1 cửa và kèm thêm chức năng chống kẹt, nhìn thấy con trở công suất chắc là để lấy điện áp rơi trên nó và xác định quá tải.
Dạ vâng, cái này dành cho một cửa, đa năng hơn cho khách hàng chọn lựa.
 

moivaonghe123

Xe máy
Biển số
OF-380537
Ngày cấp bằng
1/9/15
Số km
53
Động cơ
244,430 Mã lực
Tuổi
34
Mạch này đáp ứng yêu cầu điện đóng liên tục và nó ngắt rơ le sau 6-7s, với yêu cầu khác mạch sẽ khác








Vài cái hình đề mô cháu vẽ ẩu cho các cụ dễ mường tượng

Mạch trên theo tinh toán sẽ giữ rơ le 7s , tất nhiên so sai số linh kiện khi cụ lắp ráp, nó sẽ thay đổi khá rộng từ vài giây.
Cháu giải thích nguyên lý hoạt động như sau:

- Khi cấp tín hiệu điều khiển +12V (cũng chính là nguồn nuôi) cho mạch này, dòng điện sẽ đi qua điện trở R3 150K (150 ki lô ôm) vào nạp cho tụ điện C1 1000uF (1000 muy cờ rô pha ra), theo thời gian điện áp trên tụ C1 sẽ tăng dần từ 0V lên đến điện áp mở Transitor Q2 (với con C828 nó mở khi điện áp này lên khoảng 0,55-0,6V). Ở thời điểm đang nạp C1, transitor Q2 sẽ ngắt dẫn do vậy Q1 đóng rơ le cấp điện cho phụ tải của cụ.
- Khi tụ C1 nạp đến điện áp mở Q2, Q2 dẫn làm điện áp hai cực colector và emitor Vce của Q2=0V làm cho Q1 ngắt rơ le và ngắt điện cho phụ tải.
- Thời gian ngắt được tính toán khoảng 6-7S. Nếu muốn thay đổi có thể điều chỉnh như sau:
+ muốn tăng thời gian ngắt lớn hơn 7s theo thiết kế của cháu cụ có thể tăng giá trị của tụ C1 hoặc điện trở R3 hoặc tăng cả hai cái này
+ muốn giảm thời gian thì giảm R3 hoặc tụ C1 hoặc giảm cả 2 cái này.

Trên hình, điện trở R1 = 1Mê ga ôm có tác dụng xả hết điện sau khi ngắt tín hiệu điều khiển (giả dụ khi cụ đã đóng lại cửa xe) để chờ lần thực hiện tiếp theo. Không có nó chỉ lần đầu là hoạt động đúng ở 7s còn những lần sau sẽ ngắn hơn thậm chí ngắt ro le ngay lập tức. Điện trở này có thể điều chỉnh giảm xuống 500k cũng được, giảm nhỏ quá sẽ ảnh hướng đến thời gian nạp của tụ gây nạp chậm, cao quá có khi cấp ngắt tín hiệu điều khiển liên tục (ví dụ đóng mở cửa xe liên tục) thì điện còn tích trữ trong tụ chưa kịp xả hết dẫn đến thời gian đóng ngắt không như tính toán. Cụ cần lắp và điều chỉnh các thông số linh kiện cho hợp ý cụ.

Giá trị tính toán được xác định theo ảnh dưới để V0 = 0,55V với thời gian t theo cụ yêu cầu. Điện áp V thì là 12V. Như vậy cứ thay R và C lựa chọn vào là tìm được
Cụ cho cháu hỏi con c828 chong mạch này thay = con d667hoặc b985 duoc khong cháu tháo o đầu dĩa 12 v mà chả có con c828 lào cả toàn d667 hay b985 thoi mong cụ rụp cho cháu hết vodka rồi lại nợ cụ lần sau nhé
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Cụ cho cháu hỏi con c828 chong mạch này thay = con d667hoặc b985 duoc khong cháu tháo o đầu dĩa 12 v mà chả có con c828 lào cả toàn d667 hay b985 thoi mong cụ rụp cho cháu hết vodka rồi lại nợ cụ lần sau nhé
Bất kỳ con transitor NPN nào cụ muốn miễn là cụ lắp đúng chân của nó. Cụ tra datasheet để biết chân. Loại transitor PNP thì phải chỉnh lại mạch
 
Chỉnh sửa cuối:

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Uầy, trong mạch cảu cụ nó là NPN chứ đâu phải PNP ạ?
 

ngochoangimsat

Xe tăng
Biển số
OF-201349
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
1,983
Động cơ
342,040 Mã lực
Cụ hiểu nôm na thế này cho nhanh:
Với kênh N: Cứ có điện áp dương đặt vào chân G thì nó dẫn và ngắt khi Vg=0.
Với kenh P thì ngược lại.
Trong mạch của em: Khi bấm nút thì chân G có điẹn áp 12V luôn, khi nhả nút thì điện áp này sụt dần do xả qua con trở 10K, khi áp Vgs nhỏ hơn giới hạn thì sẽ ngắt, khi tụ xả hết điện thì chân G vãn được nói đất qua con trở 10K nên vẫn có điện áp 0V nên nó vẫn ngắt, lúc này con trở 10K đóng vai trò là điện trở kéo xuống. Tương tự như vậy nếu dùng Mosfet kenh P thì con trở phải mắc lên 12V để treo điện áp ổn định cho nó ngắt.
Cụ lấy 1 con ra cắm thử xem sao.
Cháu cảm ơn cụ nhé. Mấy con BJT thì cháu hiểu nó như hiểu đôi bàn tay mình, còn mấy con JFET này đúng là cháu ít quan tâm đến nó lên cháu chỉ đọc qua chứ trước đây chưa từng nghiên cứu kỹ như mấy con BJT. Từ khi còn học lớp 12 đến hết thời sinh viên cháu đã đọc sách về mấy con BJT và lắp các mạch âm ly với nó nên cháu hiểu nguyên lý hoạt động, cách tính toán cho nó và lắp mạch đủ các kiểu, sau này cháu hay dùng IC. CÒn cái FET nó hơi lằng nhằng nên cháu ít làm với nó trước đây.
Nhưng chốt lại thì thực sự cháu đã đọc rất kỹ cái bọn FET rồi cụ ạ. Chỉ duy nhất bọn N-Channel E-MOSFET mới có tính năng cắt điện khi Vgs=0 và mở dần khi Vgs dương thôi chứ mấy con MOSFET kênh P hay JFET như cụ mắc trong hình cụ đưa lên đều phải dùng điện áp âm Vgs mới khóa được nó. Cụ kiểm tra lại xem, mạch của cụ sẽ không thể làm việc được như cháu đã nói trước đây (cháu đang nói cái mạch mà cụ vẽ bằng điện thoại ấy nhé
, còn cái mạch dùng IRF540 thì đúng rồi, vì IRF540 chính là E-MOSFET kênh N). Nếu cụ vẫn khẳng định cụ đã lắp chạy thì cháu khẳng định là cụ không dùng con MOSFET kênh P như trong hình cụ vẽ mà thực tế cụ dùng con E-MOSFET kênh N, và EMOSFET kênh N thì ký hiệu không phải như trong hình của cụ ạ. Cháu xin lỗi, ko phải cháu cố ý bắt bẻ cụ đâu nhưng vì nhiều cụ có kiến thức điện tử còn hạn chế nếu vô tình bắt trước làm theo mà mạch không đúng thì quả là tai hại cho họ. Cụ không tin cháu thì đọc file này: http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/nguyenbavuong/chuong 06 Transistor FET.ppt
Vì cháu nghiệp dư lên nói có sách mách có chứng chứ ko dám phán bừa sợ các cụ mắng


Các dòng họ Transitor trường (FET)


Đặc tuyến JFET, Tại Vgs = 0V không những nó không đóng mà còn dẫn bão hòa


Đặc tuyến E-MOSFET kênh N. Trong dòng họ FET thì duy nhất dòng này đóng với áp Vgs=0V​
 
Chỉnh sửa cuối:

nthethang

Xe hơi
Biển số
OF-173234
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
170
Động cơ
343,790 Mã lực
Tuổi
38
Xe Ford của cụ ngon quá nhỉ. Nhìn đẹp nữa
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
ngochoangimsat : cụ diễn giải nhiều kiến thức chuyên sâu em chẳng hiểu gì cả, thực tế em cứ táng con nào chạy ổn định là em chơi.
Cái mạch em vẽ bằng đt nó không có linh kiện chuẩn, vẽ xong thấy nó chạy đúng ý đồ là em pọt. Nó chỉ là mạch nguyên lý, ráp thực tế còn hên xui.
Ở đây có khái niệm 0v em chẳng biết gọi là gì cho đúng. Ý em là nối với GND thì là 0v, nhưng nếu chỉ treo lơ lửng không tiếp dương không tiếp đất thì gọi là gì em chịu. Có lẽ lơ lửng là 0v, nối đất là âm phải không cụ.
Khi làm việc với vi điều khiển thì nó chỉ có 0 và 1, còn khi lửng lơ thì chả biết nó là gì và để tránh xảy ra trạng thái lửng lơ này thì em phải vít cổ nó xuống đất hoặc treo nó lên cành cây thông qua 1 điện trở ạ.
 

Phồng Mực

Xe tăng
Biển số
OF-343746
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
1,355
Động cơ
285,967 Mã lực
Xe em muốn tắt cái daylight đi khi bật téc (đèn vị trí) có được không hả các cụ... :D
 

bao mua

Đi bộ
Biển số
OF-395728
Ngày cấp bằng
7/12/15
Số km
1
Động cơ
234,110 Mã lực
Tuổi
32
làm sao để thấy ảnh đó mới huynh
 

caohocnhiet

Đi bộ
Biển số
OF-438361
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
1
Động cơ
211,610 Mã lực
Tuổi
49
Đây cụ ạ, đây là giải pháp đơn giản nhất này
Cụ làm cho em 1 bộ nối tiếp trước đèn của cụ
Chi phí bộ này như sau:
- Rơ le: Khoảng 10K/con tùy loại
- C828: 1K/con
- Diod: 1K/con
- Trở + tụ: 1K/con
Tổng cộng: 17.000 VND/bộ
Sau đó cụ hàn vào mạch như sau (đơn giản nhất trong các loại đơn giản)



Nguyên lý của mạch này như sau:
- Cụ mở cửa xe ra, nếu đóng vào thì đèn tắt (cái này thì đương nhiên)
- Nếu cụ quên không đóng cửa, hoặc đóng hờ hờ, thì sau khoảng 10 phút nó cũng tự tắt.
- Mở cửa ra đóng lại thì nó reset lại bình thường.

Số liệu 10 phút hay bao nhiêu phút phụ thuộc vào con trở 20K và tụ 100mF, cụ thay 2 thông số này cho phù hợp, có thể dao động từ vài giây (nếu là tụ 1mF) đến hàng giờ đồng hồ đấy (nếu thay bằng tụ 10.000 mF :)):)):)) )
Anh ơi! Có thể up hình lại được không ạ. Mình xem không được. Cảm ơn anh.
 

nguyenvanduy

Xe hơi
Biển số
OF-344294
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
151
Động cơ
273,310 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh yên _ vĩnh phúc
Có một số cụ mật thư cho em, thắc mắc tại sao ráp theo mạch em vẽ mà nó không hoạt động
Hì hì, các cụ phải chụp cái mạch của cụ thì em mới biết cụ ráp có nhầm chân nào không chứ, bởi trong mạch điện tử thì mấu chốt là phải... dùng đúng chân, không thể dùng chân phải thay cho chân giữa được đâu:)):)):)):)):))

Để tiện theo dõi, em ráp thử nghiệm một mạch để cụ nào quan tâm tham khảo nhé
Đồ nghề của em:
- 2 con C828,
- 1 con rơ le,
- 2 con trở 10K. Tthực ra thông số 20K và 4,7K là tương đối, con 4,7K cụ có thể dùng trị số từ 1K đến 50K chả sao cả, nếu thấp hơn 1 K thì dòng qua C828 sẽ nhỏ quá do bị nối cầu, cao hơn 50K thì thời gian xả reset hơi lâu thôi; trị số 20K cũng thế. Ở đây em hết trở 20K ở nhà nên dùng 10K chả sao
- 2 con đi ốt
- 1 con tụ 2,2 mF (nếu dùng 100mF như em nói thì thời gian trễ lâu quá, ko quay video được. Ở đây em dùng 2,2mF kết hợp với 10K thì thời gian trễ sẽ là khoảng 6 giây; tương ứng nếu 100mF kết hợp với 20K sẽ là khoảng 10 phút).
Tổng cộng các thứ này em rút trong các mạch điện tử cũ ra


Con rơ le nhìn kỹ thì nó như thế này ạ



Em vẽ lại mạch có chân cắm để các cụ tiện theo dõi


Em ráp mạch vào, đây là video thí nghiệm của em
Xin nhắc lại là em dùng tụ 2,2mF và trở 10K nên thời gian trễ khoảng 6 giây, cứ thế các cụ nhân lên tương đối nhé, cần bao nhiêu thời gian thì chơi tụ bấy nhiêu thôi
[YOUTUBE]NEbY4_RZniI[/YOUTUBE]
Hôm này E mới đọc bài này của cụ thấy hay quá mà E lại bị mù tịt về đtư ! Cụ có thể chỉ giáo chi tiết cho E đc ko ah ? E định đấu mạch khi tắt chìa khoá rơ le vẫn đóng đc khoảng 1 phút ! E cảm ơn cụ trước ah !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top