Bổ sung định nghĩa nhường đường

bea bea

Xe hơi
Biển số
OF-350868
Ngày cấp bằng
15/1/15
Số km
142
Động cơ
268,134 Mã lực
Cụ ko copy text ra bọn em đọc cho nhanh. Mạng lại đang chậm
 

funyfull

Xe hơi
Biển số
OF-104805
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
118
Động cơ
397,080 Mã lực
Công ước Viên-Luật GTĐB quốc tế-(chương 1, mục (aa) định nghĩa như sau:
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means
that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he
might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of
their vehicle abruptly.

Nhường đường nghĩa là lái xe không được phép bắt đầu hoặc tiếp tục có hành động đi tiếp nếu vì vậy sẽ buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng. Nói ngắn gọn: nhường đường là làm(ứng xử) sao để xe được nhường không phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng(tránh).
Luật GTĐB VN không có định nghĩa này nên lâu nay vẫn tồn tại quan niệm là xe nào vào giao lộ trước thì không phải nhường nữa. Đây là sự suy diễn sai lầm được truyền miệng. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm mà trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy. Mặt khác, áp dụng định nghĩa trên sẽ đơn giản hóa xác định đúng, sai trong xử lý lỗi giao thông. Khi có tai nạn, chỉ cần xác định xe nào trên hướng phải nhường đường là có thể kết luận ngay lỗi là của xe nào. Quy định rõ như vậy nên người tham gia lưu thông ý thức được trách nhiệm và sẽ tự giác tuân thủ quy tắc. Nếu giữ quan niệm cũ, kết luận lỗi tai nạn sẽ phải tìm chứng cớ xe vào trước, vào sau và đây là lỗ hổng lớn để có thể xảy ra tiêu cực trong xét xử-là cơ hội cho những kẻ có „thế lực“ vẫn tiếp tục coi thường quy tắc chung. Do đó Quan niệm sai lầm này còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông.
Ở VN, trong nội thị, mật độ lưu thông cao, tốc độ di chuyển chậm nên thường có những “du gi”(bỏ qua) cho nhau, dần thành thói quen, thành nếp nghĩ. Khi ra giao lộ ngoại thị, xe chạy tốc độ cao, bên được ưu tiên không thể kịp ứng xử thì nguy cơ xảy ra tai nạn là cao.
Mong rằng định nghĩa nhường ưu tiên của Công ước Viên sớm được bổ sung vào luật GTĐB VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

QuietmanQ

Xe điện
Biển số
OF-193774
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
3,012
Động cơ
360,585 Mã lực
Chỗ có đèn giao thông thì hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng tín hiệu đèn, nhưng cách bố trí tín hiệu đèn hiện nay nhìn mà nản.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Chủ đề nhường đường khi đến gần nơi giao nhau và quyền ưu tiên khi đang trong giao lộ đã được bàn trong thời gian gần đây.

Cụ chủ cọp và pệt lại đoạn còm trong OS thì phải rồi đưa vô đây nhưng có đoạn không chính xác về phần dịch (hiểu) và phần luận.

1. Phần dịch

Nhường đường nghĩa là lái xe không được phép bắt đầu hoặc tiếp tục có hành động đi tiếp nếu vì vậy sẽ buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng. Nói ngắn gọn: nhường đường là làm(ứng xử) sao để xe được nhường không phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng(tránh).
Dịch và hiểu như thế này đồng nghĩa với việc nhường đường là dừng hẳn lại!

2. Phần luận

Luật GTĐB VN không có định nghĩa này nên lâu nay vẫn tồn tại quan niệm là xe nào vào giao lộ trước thì không phải nhường nữa. Đây là sự suy diễn sai lầm được truyền miệng. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau: „Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm mà trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ.
Có lẽ cụ chủ thớt chưa đọc kỹ hoặc đọc thiếu một chữ, duy nhất một chữ thôi trong điều quy định về nhường đường tại nơi giao nhau. Đồng thời cũng quên một chi tiết là người tggt được phép làm những điều là luật gt không cấm.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ đề nhường đường khi đến gần nơi giao nhau và quyền ưu tiên khi đang trong giao lộ đã được bàn trong thời gian gần đây.

Cụ chủ cọp và pệt lại đoạn còm trong OS thì phải rồi đưa vô đây nhưng có đoạn không chính xác về phần dịch (hiểu) và phần luận.

1. Phần dịch



Dịch và hiểu như thế này đồng nghĩa với việc nhường đường là dừng hẳn lại!
Nếu chỗ giao cắt có đèn tín hiệu thì ko nói, các xe đi theo đèn. Nhưng những nơi ko có đèn thì ta phải thực hiện nhường đường theo đúng nguyên tắc. Em nghĩ cụ chủ đã dịch đúng. Ví dụ 2 xe cùng đi vào chỗ giao cắt, xe đi bên trái phải nhường xe bên phải thì đương nhiên xe bên trái phải dừng hẳn lại chờ cho xe bên phải đi xong rồi mới tiếp tục đi. Cụ nào từng ở bển thì sẽ thấy rõ các lái xe thực thi vấn đề này nghiêm chỉnh thế nào. Gần như chắc chắn là không có chuyện xe được nhường phải phanh gấp hay lạng lách để tránh xe kia. Họ thường dừng hẳn lại, nhường đường hẳn rồi mới đi, trông rất lịch sự. Thực ra họ chỉ làm đúng theo luật.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Cụ chủ thớt dịch chưa chuẩn cái từ "Advance" cụ [@anhtho;71045] ạ. Mấu chốt ở cái chỗ đó ạ.

Còn cái ý trong giao lộ được đi trước thì em với cụ đã tranh luận rồi :D. Em xin không nhắc lại ở đây.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ chủ thớt dịch chưa chuẩn cái từ "Advance" cụ [@anhtho;71045] ạ. Mấu chốt ở cái chỗ đó ạ.

Còn cái ý trong giao lộ được đi trước thì em với cụ đã tranh luận rồi :D. Em xin không nhắc lại ở đây.
Em thấy dịch thế là chuẩn chứ ko sai. Nhất là áp vào tình huống nhường đường khi 2 xe cùng qua ngã tư đồng cấp với hướng vuông góc nhau. Xe bên trái luôn phải nhường xe bên phải.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em thấy dịch thế là chuẩn chứ ko sai. Nhất là áp vào tình huống nhường đường khi 2 xe cùng qua ngã tư đồng cấp với hướng vuông góc nhau. Xe bên trái luôn phải nhường xe bên phải.
Ối cụ. Cụ đọc giúp lại em chút đi. Cái phần em đã trích lại và bôi đậm 4 từ ấy ạ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ối cụ. Cụ đọc giúp lại em chút đi. Cái phần em đã trích lại và bôi đậm 4 từ ấy ạ.
Có thể ko hay về văn nhưng em ko thấy sai gì cả.
Xe phải nhường đường là phải dừng lại, ko được đi tiếp hoặc có chuyển động làm cho xe được nhường phải chuyển hướng hoặc thay đổi tốc độ.
Em thấy rất chính xác về ý.
Nếu mà các lái xe đều tuân thủ được điều này thì giao thông sẽ rất văn minh.
Em lấy ví dụ. Hồi năm ngoái, em và gấu có sang Sing (Sing thì em sang nhiều, nhưng gấu thì lần đầu). Nhìn giao thông của họ, gấu nhà em thốt lên: Ơ, qua ngã tư đông đúc mà họ cũng phóng ầm ầm thế kia (chắc phải 60-70km/h). Vấn đề là ai phải nhường thì đã nhường rồi (đứng im :) ), còn ai được nhường thì cứ thế mà đi, mà đã đi thì phải đi hết tốc (hoặc gần thế), nên họ ko phải rón rén như ta khi đi qua các ngã tư.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Có thể ko hay về văn nhưng em ko thấy sai gì cả.
Em thấy rất chính xác về ý.
Nếu mà các lái xe đều tuân thủ được điều này thì giao thông sẽ rất văn minh.
Em lấy ví dụ. Hồi năm ngoái, em và gấu có sang Sing (Sing thì em sang nhiều, nhưng gấu thì lần đầu). Nhìn giao thông của họ, gấu nhà em thốt lên: Ơ, qua ngã tư đông đúc mà họ cũng phóng ầm ầm thế kia (chắc phải 60-70km/h). Vấn đề là ai phải nhường thì đã nhường rồi (đứng im :) ), còn ai được nhường thì cứ thế mà đi, mà đã đi thì phải đi hết tốc (hoặc gần thế), nên họ ko phải rón rén như ta khi đi qua các ngã tư.
Một trong những cách nhường đường là dừng lại chứ không phải nhường đường chỉ có một cách là dừng lại.

Thế thôi ạ.

Bổ sung: Nếu nhường đường chỉ là dừng lại thì người ta đã dùng từ stop thay vì dùng từ give way.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một trong những cách nhường đường là dừng lại chứ không phải nhường đường chỉ có một cách là dừng lại.

Thế thôi ạ.

Bổ sung: Nếu nhường đường chỉ là dừng lại thì người ta đã dùng từ stop thay vì dùng từ give way.
Trong câu đó là phải dừng hẳn lại. Có thể cụ chưa ở bển nên chưa chứng kiến các ô tô dừng hẳn lại để nhường đường.
Tại sao có những xe ô tô dừng hẳn lại chỉ để người đi bộ qua đường là cũng có nguồn gốc: họ đang nhường đường.
Những xe còn xa điểm giao cắt thì ko phải dừng lại (có thể chỉ đi chậm thôi), nhưng đó là trường hợp khác, vì họ còn khá xa. Còn đã có thể va chạm là nhất thiết phải dừng.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Trong câu đó là phải dừng hẳn lại. Có thể cụ chưa ở bển nên chưa chứng kiến các ô tô dừng hẳn lại để nhường đường.
Tại sao có những xe ô tô dừng hẳn lại chỉ để người đi bộ qua đường là cũng có nguồn gốc: họ đang nhường đường.
Những xe còn xa điểm giao cắt thì ko phải dừng lại (có thể chỉ đi chậm thôi), nhưng đó là trường hợp khác, vì họ còn khá xa. Còn đã có thể va chạm là nhất thiết phải dừng.
Ồ, em không thích tranh luận kiểu ở bển với ở ta cụ nhé.

Bổ sung lý do mà em không thích : em đã nêu trong một còm với đường dẫn sau:
http://www.otofun.net/threads/727184-nguyen-nhan-tac-duong-nga-tu-cho-mo-chieu-19-8?p=19488300#post19488300

Cụ chả chịu thừa nhận cái gì gì đó :D.

Cái mà chủ thớt đưa ra không phải là nhường đường ở nơi giao nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ồ, em không thích tranh luận kiểu ở bển với ở ta cụ nhé.

Bổ sung lý do mà em không thích : em đã nêu trong một còm với đường dẫn sau:
http://www.otofun.net/threads/727184-nguyen-nhan-tac-duong-nga-tu-cho-mo-chieu-19-8?p=19488300#post19488300

Cụ chả chịu thừa nhận cái gì gì đó :D.

Cái mà chủ thớt đưa ra không phải là nhường đường ở nơi giao nhau.
Cụ chủ dịch từ tiếng Anh, chắc là ở bển, nên em mới nói chuyện ở bển. Nội dung đoạn tiếng Anh nói rõ rồi.
Đây chính là nhường đường nơi giao nhau hoặc tương tự. Các kiểu nhường đường (give way) khi xe nhường đường phải dừng lại hẳn có thể là:
- Nhường đường nơi giao nhau, đồng mức, ko đèn gt
- Nhường đường khi 1 xe rẽ trái hoặc quay đầu, cho xe đi thẳng
- Nhường đường khi ta đi từ ngõ nhỏ, đường nhỏ ra đường chính
- Nhường đường khi ta đi trên đường chính mà dòng xe ko dứt, 1 xe rẽ trái ko thể rẽ. Trường hợp này là hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt của người nhường, vì nếu các xe ko nhường thì xe kia vẫn phải chờ (tới khi gặp được 1 tài xế tốt bụng) hoặc dòng xe dứt hẳn.

Nhường đường cho nhau vượt cũng đúng với câu trên, nhưng xe nhường ko phải dừng hẳn mà chỉ cần chuyển làn bởi vì làm như vậy thì xe kia đã không phải đổi hướng hoặc thay đổi tốc độ (vì thái độ ko cho vượt của xe trước).
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,347
Động cơ
899,784 Mã lực
Các bác tranh luận vào hệ quả, còn Luật đã quy định rất rõ về làn (hướng ưu tiên), xe ưu tiên.... cho mọi trường hợp rất cụ thể (ngay trên cùng 1 hướng đường có nhiều làn cũng vậy)!
Còn chỉ cần khẳng định khi chạy trên làn không được ưu tiên (bằng) thì vào các điểm tranh chấp phương tiện không được phép bắt các phương tiện trên hướng (làn) ưu tiên hơn (phải khẳng định rõ là "được ưu tiên hơn" khi so sánh 2 hướng-làn khác nhau) phải giảm tốc độ. Còn tất nhiên khi đến những nơi đó thì các phương tiện ngay trên hướng (làn) được ưu tiên (hơn) vẫn phải giảm tốc độ đề phòng có những người TGGT bất cẩn!
Ở "bển" thì nhiều ngã tư, điểm giao cắt,... mật độ giao thông đông họ còn kẻ vạch cho phương tiện các hướng ít ưu tiên hơn dừng chờ!
Nhưng ở VN mình thì cách đi "cướp đường" đã thành thói quen. Nhưng thói quen thì không phải là luật!
Thực ra Luật GT ở Đức thì người ta quy định rất cụ thể về các trường hợp vi phạm, kể cả lái xe chạy qua vũng nước trên đường làm bắn vào những người xung quanh (không quan trọng có cố ý hay không)!
Do bảo hiểm ở nước ngoài cũng khá dễ dàng với các vụ đền bù không lớn lắm. Nên nếu đi xe mới-đẹp vào các điểm tranh chấp ở hướng-làn ít ưu tiên hơn mà chạy kiểu "cướp đường" như ở VN mình thì rất dễ bị va chạm. Tụi tây lông cũng rất láu cá, khi tốc độ không lớn lắm, nếu chúng được ưu tiên hơn mà mình không nhường thì nếu là xe khá cũ, chúng sẵn sàng tạo ra va chạm nhẹ, không nguy hiểm tính mạng nhưng đủ để móp-méo nhận bảo hiểm trách nhiệm của xe mình. Còn mình thì không chỉ móp xe mà bảo hiểm năm tới sẽ tăng. Ra nước ngoài thấy họ đi đúng luật hơn, chưa hoàn toàn là ý thức họ tốt hơn, mà chủ yếu là luật họ nghiêm minh và rõ ràng hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,734
Động cơ
403,149 Mã lực
Luật thì ko rõ lắm nhưng ở Nga cứ xảy ra va chạm giữa hai xe bất kể đâm ,va kiểu gì thì phần thiệt là xe không ở hướng đường ưu tiên.Chính vì vậy ý thức nhường đường và không tranh cướp đường được chấp hành rất nghiêm chỉnh.(Xe mới mà ko nhường đường bị xe cũ cố tình đâm thì đền bù ....mệt lắm)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin đóng góp cùng các kụ 2 ý như sau:

1- Cá nhân nhà cháu ủng hộ nhiệt liệt việc sửa đổi định nghĩa về nhường đường trong luật gtđb hiện hành của Vn theo hướng áp dụng đúng tinh thần của quy định trong CƯC về nhường đường. Điều đó sẽ giúp 1- lái xe biết được ai đúng ai sai trước khi va chạm xảy ra, từ đó chủ động tránh đè đầu nhau, không gây va chạm; 2- người được nhường đường an tâm đi qua giao lộ với tốc độ hợp lý, nhanh, giúp tăng vận tốc giao thông chung, chứ không tùa bò như hiện nay.

2- Về phần dịch thuật: cá nhân nhà cháu thấy nội dung dịch mà kụ chủ đã dẫn chứng chưa lột tả  đúng ý nghĩa của Định nghĩa về "nhường đường" trong Công ước Viên.
Nhà cháu sẽ sớm phân tích, tại còm phía dưới, những điểm chưa đúng trong câu dịch thuật đó, để các kụ cùng trao đổi thêm nhé.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nhà cháu xin đóng góp cùng các kụ 2 ý như sau:

1-

2- Về phần dịch thuật: cá nhân nhà cháu thấy nội dung dịch mà kụ chủ đã dẫn chứng chưa lột tả  đúng ý nghĩa của Định nghĩa về "nhường đường" trong Công ước Viên.
Nhà cháu sẽ sớm phân tích, tại còm phía dưới, những điểm chưa đúng trong câu dịch thuật đó, để các kụ cùng trao đổi thêm nhé.
Trong định nghĩa "Nhường đường" của Công ước Viên, nhả cháu chú ý thấy có 8 cụm từ quan trọng. Nhà cháu đánh dấu bằng các số từ ① đến ⑧.

Chúng ta ai cũng đều biết các từ đồng nghĩa đều có sắc thái khác nhau, chiều rộng và chiều sâu ý nghĩa của các từ cũng khác nhau.
Vì vậy, khi dịch, nếu chúng ta lý giải được "tiếng Anh có nhiều từ đồng nghĩa, nhưng tại sao CƯV lại chọn từ A để sử dụng trong định nghĩa, chứ không chọn dùng từ B hay từ C", cố gắng tìm các từ tiếng Việt cũng có sắc thái, chiều rộng và chiều sâu ý nghĩa tương đương như tùe tiếng Anh, thì câu dịch đó mới đủ nghĩa.

1/ Dưới đây là 8 cụm từ chính, xác định ý nghĩa của định nghĩa "nhường đường" trong CƯV:

① - "other vehicles" 
② - "must not continue" 
③ - "resume his advance" 
④ - "or manoeuvre" 
⑤ - "compel the driver of..."
⑥ - "chang the direction or speed" 
⑦ - "abrubtly" 
⑧ - "if by so doing"  

2/ Dưới đây là cách chọn từ tiếng Việt để dịch 8 cụm từ trên mà kụ chủ nêu minh hoạ:

① - "other vehicles" ---> xe trên hướng ưu tiên
② - "must not continue" ---> không được phép bắt đầu 
③ - "resume his advance" ---> tiếp tục có hành động đi tiếp 
④ - "or manoeuvre" ---> bỏ sót, không dịch 
⑤ - "compel the driver of..." ---> buộc lái xe 
⑥ - "chang the direction or speed" ---> giảm tốc độ hoặc chuyển hướng 
⑦ - "abrubtly" ---> đột ngột
⑧ - "if by so doing" ---> nếu vì vậy 

Trong 8 cụm từ quan trọng này, có 3 cụm từ được dịch đúng nghĩa (số ⑤, ⑥, ⑦), một cụm dịch chưa rõ ý (⑧), 3 cụm từ dịch sai nghĩa (①, ②, ③), 1 cụm từ bị bỏ sót không dịch (④).

3/ Phân tích ý nghĩa đúng của các từ ①, ②, ③ trong CƯV (mà đã bị dịch sai), 1 từ dịch chưa rõ ý (⑧), một từ bị bỏ sót (④):

① - "other vehicles": đây là các xe "được nhường đường", chứ không phải chỉ là "các xe trên hướng ưu tiên". Các xe "được nhường đường" có nghĩa rộng hơn. Nó có thể bao gồm cả các xe "đang không chạy trên đường có hướng được ưu tiên".

② - "must not continue (MNC)": cụm từ này có nghĩa là "không được tiếp tục di chuyển(, nếu)", chứ không phải là "không được phép bắt đầu (di chuyển)(, nếu)". 
Nghĩa là, nếu xe anh đang đi, thấy xe phía bên kia đi đến mà anh phải nhường đường cho họ, thì "nếu thấy việc mình tiếp tục di chuyển sẽ buộc xe được nhường đường phải đổi hướng đột ngột (ĐHĐN) hoặc phải thay đổi vận tốc đột ngột (TĐVTĐN)" để tránh xe mình, thì mình "không được tiếp tục di chuyển", để không dẫn đến kết quả là bắt xe kia buộc phải ĐHĐN hoặc TĐVTĐN để tránh va chạm.
Vì điều cấm này là cấm có điều kiện, được quy định bởi câu "if by so doing", nên câu ② này cũng có 2 ngụ ý như sau:
- không phải "trong mọi trường hợp mình đều phải dừng xe lại" để nhường cho xe kia; 
- không phải "trong mọi trường hợp mình đều không được đi tiếp" để nhường cho xe kia.

③ - "resume his advance (RHA)": cụm này có nghĩa là "khi xe mình tạm thời đang trong trạng thái chưa đi về phía trước, nhưng có ý định đi tiếp, thì mình không được nhích lên để đi tiếp(, nếu...)", chứ không phải là "tiếp tục có hành động đi tiếp(, nếu)".
Chữ "resume" ở đây là khởi động lại, nối lại một hành vi đã bị bỏ dở, chứ không phải là "tiếp tục (continue) một hành vi đang làm". 
Không thể dùng chữ "tiếp tục" để dịch chữ "resume", vì như vậy sẽ khiến người đọc hiểu sai bản chất câu đó. 

(Cá nhân nhà cháu cũng chịu thua, không thể dịch vừa đúng nghĩa, vừa gọn câu tiếng Việt cho chữ resume này).

⑧ - "if by so doing...": có nghĩa là nếu bằng hành vi MNC hoặc RHA, mình buộc xe được nhường đường phải TĐVTĐN hoặc ĐHĐN. Do đó, dùng 3 chữ "nếu vì vậy" để dịch cụm từ này thì không nêu bật được hành động cần tránh. Nên dùng một động từ để dịch câu này thì mới đủ nghĩa, theo kiểu "nếu vì "động từ" như vậy...).
Câu ⑧ này cũng đồng thời "không có nghĩa luôn luôn yêu cầu xe bị nhường đường phải "không được đi tiếp" hoặc không được "nối lại hành vi đi về phía trước" nếu họ thấy các hành vi đó không dẫn đến "buộc xe được nhường đường phải thay đổi hướng đi đột ngột hoặc thay đổi tốc độ đột ngột".

④ - "or manoeuvre" - từ này không có khái niệm tương đương trong tiếng Việt. Nó có nghĩa là "các thao tác khác, như lùi xe, nhích xe ra vào bãi đỗ, v.v...).
Do vậy, nếu bỏ không dịch chữ này, là vô tình thu hẹp phạm vi của các thao tác bị luật cấm thực hiện khi phải nhường đường, tạo ra độ chênh trong cách hiểu và thực hiện CƯV tại Vn.

 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Công ước Viên-Luật GTĐB quốc tế-(chương 1, mục (aa) định nghĩa như sau:
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means
that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he
might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of
their vehicle abruptly.

Nhường đường nghĩa là lái xe không được phép bắt đầu hoặc tiếp tục có hành động đi tiếp nếu vì vậy sẽ buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng. Nói ngắn gọn: nhường đường là làm(ứng xử) sao để xe được nhường không phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng(tránh).
Luật GTĐB VN không có định nghĩa này nên lâu nay vẫn tồn tại quan niệm là xe nào vào giao lộ trước thì không phải nhường nữa. Đây là sự suy diễn sai lầm được truyền miệng. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm mà trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy. Mặt khác, áp dụng định nghĩa trên sẽ đơn giản hóa xác định đúng, sai trong xử lý lỗi giao thông. Khi có tai nạn, chỉ cần xác định xe nào trên hướng phải nhường đường là có thể kết luận ngay lỗi là của xe nào. Quy định rõ như vậy nên người tham gia lưu thông ý thức được trách nhiệm và sẽ tự giác tuân thủ quy tắc. Nếu giữ quan niệm cũ, kết luận lỗi tai nạn sẽ phải tìm chứng cớ xe vào trước, vào sau và đây là lỗ hổng lớn để có thể xảy ra tiêu cực trong xét xử-là cơ hội cho những kẻ có „thế lực“ vẫn tiếp tục coi thường quy tắc chung. Do đó Quan niệm sai lầm này còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông.
Ở VN, trong nội thị, mật độ lưu thông cao, tốc độ di chuyển chậm nên thường có những “du gi”(bỏ qua) cho nhau, dần thành thói quen, thành nếp nghĩ. Khi ra giao lộ ngoại thị, xe chạy tốc độ cao, bên được ưu tiên không thể kịp ứng xử thì nguy cơ xảy ra tai nạn là cao.
Mong rằng định nghĩa nhường ưu tiên của Công ước Viên sớm được bổ sung vào luật GTĐB VN.
Cụ lưu ý từ "nếu" trong đoạn cụ trích. Ở VN để có văn hóa nhường đường cần phải bổ sung làm rõ khi nào phải nhường. Khái niêm "buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng" chưa rõ. Vì có người phần đường cần nhường thế nào là đủ? phải nhường cả nơi giao nhau hay chỉ cần vừa đủ cho xen được nhường đi qua, người nhường nghĩ thế là đủ nhưng người nhường nghĩ chưa đủ thì sao?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ lưu ý từ "nếu" trong đoạn cụ trích. Ở VN để có văn hóa nhường đường cần phải bổ sung làm rõ khi nào phải nhường. Khái niêm "buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng" chưa rõ. Vì có người phần đường cần nhường thế nào là đủ? phải nhường cả nơi giao nhau hay chỉ cần vừa đủ cho xen được nhường đi qua, người nhường nghĩ thế là đủ nhưng người nhường nghĩ chưa đủ thì sao?
Thực ra cũng không quá nhiều tình huống liên quan tới nhường đưòng đâu. Sau khi đọc đoạn công ước này, em mới thấy bọn tây nó chỉ làm theo luật chứ lúc đầu em thấy chúng nó quá "lịch sự". Ví dụ lần đầu tiên sang đó, định đi bộ sang đường ở 1 con đường nhỏ, tự nhiên em chưa dừng thì ô tô nó dừng và vẫy tay cho em đi qua. Hoặc khi ngồi xe cùng tụi tây, khi tới giao cắt có bùng binh, trong bùng binh đang có xe là xe mình tự nhiên phanh lại chờ, chờ cho xe kia qua rồi mới vào... còn nhiều tình huống tương tự, nhưng có thể tựu chung là: người phải nhường đường thường phải phanh dừng hẳn lại để cho xe được nhường đi qua một cách thoải mái. Ở ta điều này hơi xa vời, ví dụ có 1 xe từ ngõ nhỏ nhô ra là cứ lừ lừ qua, xem tình thế xe tới đi như thế nào, nếu còn hơi xa là vút luôn làm xe kia phải phanh lại, hoặc xe rẽ trái, quay đầu ở ta hầu như ít có khái niệm dừng chờ xe đi thẳng. Chính điều này tiềm ẩn nhiều khả năng va chạm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top