Bổ sung định nghĩa nhường đường

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Mục đích của nhà cháu là đưa ra câu dịch bằng tiếng Việt sát nghĩa nhất với câu văn gốc trong CƯV.

Còn hiểu nó thế nào là tùy ở từng kụ thôi.

Năm nay hiểu chưa đúng, thì sang năm, hoặc sang năm nữa, sẽ phải hiểu đúng thôi. Miễn là không cố tình hiểu méo mó nó đi.

Cái gì cũng cần phải có thời gian.
Kể ra thì cố gắng chuyển nghĩa cũng khó.

Give way = từ bỏ cách thức, phương cách (?!). Way ở đây đâu có nghĩa là con đường (khác với road - nghĩa đen).

Yступить (дорогу) = từ bỏ (con đường) (!)

Trong khi ở ta, lại cố gắng hiểu thành nhường (đường - nghĩa đen).
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kể ra thì cố gắng chuyển nghĩa cũng khó.

Give way = từ bỏ cách thức, phương cách (?!). Way ở đây đâu có nghĩa là con đường (khác với road - nghĩa đen).

Yступить (дорогу) = từ bỏ (con đường) (!)

Trong khi ở ta, lại cố gắng hiểu thành nhường (đường - nghĩa đen).
Cụm từ Give way trong giao thông thì không hiểu nhầm được cụ ạ, nó có nghĩa là nhường đường thôi.
Hôm trước em nói chuyện với 1 thằng Ma Lai, nó bảo nó cũng đi thăm VN rồi và rất nhận xét ở VN có nhiều xe máy. Và nó nhấn mạnh thêm: và ô tô là cứ phải nhường đường cho xe máy :)) . Nó dùng đúng từ give way.
Ở bên nó, 2b và 4b có quyền ngang nhau, chỉ trừ khi tắc đường thì ô tô đứng yên, còn xe máy có thể lách giữa các làn xe.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Cụm từ Give way trong giao thông thì không hiểu nhầm được cụ ạ, nó có nghĩa là nhường đường thôi.
Hôm trước em nói chuyện với 1 thằng Ma Lai, nó bảo nó cũng đi thăm VN rồi và rất nhận xét ở VN có nhiều xe máy. Và nó nhấn mạnh thêm: và ô tô là cứ phải nhường đường cho xe máy :)) . Nó dùng đúng từ give way.
Ở bên nó, 2b và 4b có quyền ngang nhau, chỉ trừ khi tắc đường thì ô tô đứng yên, còn xe máy có thể lách giữa các làn xe.
Nó là thằng mã chứ đâu phải ăng lê :D cụ uôi.

Hiểu nhường đường theo cách giải thích bằng ênh lich trong CU Viên là dừng lại thì đi trên cao tốc có mà ăn vả suốt ngày :D.

Này nhé, xe đi ở làn A, khi chuyển sang làn B thì ngoài việc có tín hiệu thì phải đảm bảo an toàn tức phải nhường đừong cho xe đang đi trên làn B.

Áp dụng cách hiểu như cụ thì phải dừng xe lại, nhường cho xe trên làn B, sau đó chuyển làn và ... đi thẳng về gara :D.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nó là thằng mã chứ đâu phải ăng lê :D cụ uôi.

Hiểu nhường đường theo cách giải thích bằng ênh lich trong CU Viên là dừng lại thì đi trên cao tốc có mà ăn vả suốt ngày :D.

Này nhé, xe đi ở làn A, khi chuyển sang làn B thì ngoài việc có tín hiệu thì phải đảm bảo an toàn tức phải nhường đừong cho xe đang đi trên làn B.

Áp dụng cách hiểu như cụ thì phải dừng xe lại, nhường cho xe trên làn B, sau đó chuyển làn và ... đi thẳng về gara :D.
Mã tiếng E cũng chuẩn lắm đó cụ, ít nhất là những kiểu từ vựng phổ thông như thế này. Trong CUV cũng vậy, em cũng qua Anh rồi, cũng nghe họ dùng từ này, không hiểu sao cụ vẫn chưa tin chắc give way có nghĩa là nhường đường ?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Mã tiếng E cũng chuẩn lắm đó cụ, ít nhất là những kiểu từ vựng phổ thông như thế này. Trong CUV cũng vậy, em cũng qua Anh rồi, cũng nghe họ dùng từ này, không hiểu sao cụ vẫn chưa tin chắc give way có nghĩa là nhường đường ?
Cụ quên nhanh nhỉ. Em đâu có nói give way >< nhường đường.

Em chỉ nói, nếu nhường đường = dừng lại là không chính xác. Với cái ví dụ em nêu ở còm trước đới, chuyển làn trên cao tốc phải nhường đường cho xe đang đi thẳng, mà nhường bằng cách dừng lại thì nát mít.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ quên nhanh nhỉ. Em đâu có nói give way >< nhường đường.

Em chỉ nói, nếu nhường đường = dừng lại là không chính xác. Với cái ví dụ em nêu ở còm trước đới, chuyển làn trên cao tốc phải nhường đường cho xe đang đi thẳng, mà nhường bằng cách dừng lại thì nát mít.
Vì thấy cụ viết như dưới đây nên em mới nói rõ là từ này không cần phải hiểu khác, nó là nghĩa đúng chứ ko có đen với bóng gì đâu, và cũng không thể gọi là khó. Nó cũng như từ Learn = học, còn nghĩa sâu xa thì ko bàn tới.

Kể ra thì cố gắng chuyển nghĩa cũng khó.

Give way = từ bỏ cách thức, phương cách (?!). Way ở đây đâu có nghĩa là con đường (khác với road - nghĩa đen).
Nếu cụ nói coi give way = nhường đường thì không cần phải tranh luận thêm làm gì.

Còn về vế thứ 2: nhường đường ko có nghĩa là phải dừng. Cái đó tùy tình huống cụ thể. Có thể vài dừng hẳn, có thể vẫn đi (nếu xe được nhường ko bị ảnh hưởng). Trong công ước 68 cũng nói rõ vấn đề đó.
Nhường đường trên cao tốc ko có nghĩa như khái niệm ở giao cắt. Ví dụ xe sau xin vượt, ta chuyển làn để nhường họ 1 làn trống là ok rồi, ko ai bắt dừng lại. Nhưng thường ở bển, họ tự động đi vào làn phải trước khi xe sau xin vượt !
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Vì thấy cụ viết như dưới đây nên em mới nói rõ là từ này không cần phải hiểu khác, nó là nghĩa đúng chứ ko có đen với bóng gì đâu. Nó cũng như từ Learn = học, còn nghĩa sâu xa thì ko bàn tới.
Oài, cá nhân em vẫn giữ quan điểm dịch nghĩa đoạn khái niệm nhường đường trong công ước rằng không dịch theo kiểu hiểu thành phải dừng lại .

Nhường đường nghĩa là lái xe không được phép bắt đầu hoặc tiếp tục có hành động đi tiếp nếu ...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Oài, cá nhân em vẫn giữ quan điểm dịch nghĩa đoạn khái niệm nhường đường trong công ước rằng không dịch theo kiểu hiểu thành phải dừng lại .
Như vậy là 1 mình cụ 1 kiểu :))
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Như vậy là 1 mình cụ 1 kiểu :))
Đấy, cụ lại quên ngay cái vụ nhường đường trên cao tốc rồi. :D

Chữ nghĩa không cẩn thận, đến lúc áp vào luật sửa đổi, xxx nó cứ xơi cho mòn hết ví cụ ợ :D.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đấy, cụ lại quên ngay cái vụ nhường đường trên cao tốc rồi. :D

Chữ nghĩa không cẩn thận, đến lúc áp vào luật sửa đổi, xxx nó cứ xơi cho mòn hết ví cụ ợ :D.
Em ko định nói về nhường đường trên cao tốc. Mà cao tốc có nghĩa là đường freeway, ko có giao cắt nên ko có khái niệm nhường đường kiểu giao cắt. Còn nhường đường theo làn cho xe sau vượt thì em nói rồi.
Nói chung tiếng Anh tương đối khoa học, khó hiểu theo 2 cách hoặc 3, 4.. cách được, nhất là đã gọi là công ước thì càng khó hiểu sai. Đoạn nhường đường mà cụ hiêu theo kiêu của cụ thì chỉ một mình cụ thôi :)).
Cụ thử viết lại cụ đã dịch đoạn nhường đường như thế nào được không ?
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,502
Động cơ
357,308 Mã lực
Em ko định nói về nhường đường trên cao tốc. Mà cao tốc có nghĩa là đường freeway, ko có giao cắt nên ko có khái niệm nhường đường kiểu giao cắt. Còn nhường đường theo làn cho xe sau vượt thì em nói rồi.
Nói chung tiếng Anh tương đối khoa học, khó hiểu theo 2 cách hoặc 3, 4.. cách được, nhất là đã gọi là công ước thì càng khó hiểu sai. Đoạn nhường đường mà cụ hiêu theo kiêu của cụ thì chỉ một mình cụ thôi :)).
Cụ thử viết lại cụ đã dịch đoạn nhường đường như thế nào được không ?
Rõ là chán cụ.

Cái khái niệm mà cụ chủ đưa ra và dịch đấy nó nằm ở khái niệm chung, ngay từ mấy điều đầu của công ước Viên cơ chứ không phải ở điều nhường đường nơi giao cắt đâu.

Em chịu cụ :D.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rõ là chán cụ.

Cái khái niệm mà cụ chủ đưa ra và dịch đấy nó nằm ở khái niệm chung, ngay từ mấy điều đầu của công ước Viên cơ chứ không phải ở điều nhường đường nơi giao cắt đâu.

Em chịu cụ :D.
Cụ toàn lảng tránh. Em muốn xem phần bản dịch của cụ về mục give way trong công ước.
Ngay từ đầu cụ nhận định là: phần dịch (của cụ FF) sai, vậy thì cụ hãy chứng minh bằng cách dịch của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ toàn lảng tránh. Em muốn xem phần bản dịch của cụ về mục give way trong công ước.
Ngay từ đầu cụ nhận định là: phần dịch (của cụ FF) sai, vậy thì cụ hãy chứng minh bằng cách dịch của mình.
Nhà cháu cùng quan điểm với kụ Anhtho về nhường đường.

Công ước Viên đã định nghĩa rất rõ thế nào là "nhường đường". Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có khả năng biểu đạt rất chuẩn xác các vấn đề về luật pháp, không thể có chuyện để người khác muốn hiểu câu văn họ viết thế nào thì hiểu.

Nhà cháu xin có 2 ý kiến đóng góp cùng các kụ, như sau:

1- Về định nghĩa: CƯV định nghĩa rất rõ "nhường đường là ... không bắt xe khác phải đột ngột thay đổi hướng đang đi hoặc đột ngột thay đổi vận tốc xe đang di chuyển".


2- CƯV cũng quy định 14 trường hợp phải nhường đường.



14 trường hợp CƯV quy định phải nhường đường:

1- Nhường đường cho xe sau xin vượt (khoản 10, Điều 11); 

2- Tránh xe ngược chiều, khi phía trước xe mình có vật cản (khoản 1, Điều 12)*; 

3- Tránh xe đang lên dốc (khoản 2, Điều 12)*;

4- Nhường các xe chở khách công cộng đang xoay trở Khi rời trạm dừng (Điều 15)*; 

5- Khi chuyển hướng cần nhường đường cho xe ngược chiều (khoản 2, Điều 17)*;

6- Nhường đường cho các xe ưu tiên (khoản 1 Điều 18); 

7- Nhường đường cho xe đang đi trên đường lớn nếu xe mình từ đường nhỏ đi vào (khoản 2 Điều 18); 

8- Nhường đường cho xe đang đi trên đường nếu xe mình từ khu nhà ở nhập vào đường (khoản 3 Điều 18); 

9- Nhường đường cho xe đi từ bên phải tới khi đi vào các giao cắt đồng cấp không được kiểm soát (điểm a) khoản 4 Điều 18); 

10- Trên giao cắt, nhường đường cho xe hướng khác đi qua dù hướng của mình đang đèn xanh, nhưng đường phía trước đang bị ùn tắc (khoản 5 Điều 18);

11- Nhường đường cho phương tiện chạy trên đường ray trên giao cắt đồng mức với đường sắt (khoản 7, Điều 18);

12- Nhường đường cho người đi bộ sang đường (Điều 21); 

13- Khi nhập vào đường cao tốc, phải nhường đường cho phương tiện đang di chuyển trên cao tốc (khoản 2 Điều 25).

14- Nhường đường cho các phương tiện đường sắt nằm trên phần đường xe chạy (khoản 1, Điều 29)*;


(Nhà cháu mới bổ sung thêm 5 mục nữa có yêu cầu nhường đường (nơi có dấu *). Nhà cháu sẽ tiếp tục tìm và bổ sung, nếu còn).
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Minh họa Định nghĩa của Công ước Viên về "nhường đường" và 10 trường hợp phải nhường đường cụ thể như sau:

 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu cùng quan điểm với kụ Anhtho về nhường đường.

Công ước Viên đã định nghĩa rất rõ thế nào là "nhường đường". Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có khả năng biểu đạt rất chuẩn xác các vấn đề về luật pháp, không thể có chuyện để người khác muốn hiểu câu văn họ viết thế nào thì hiểu.

Nhà cháu xin có 2 ý kiến đóng góp cùng các kụ, như sau:

1- Về định nghĩa: CƯV định nghĩa rất rõ "nhường đường là ... không bắt xe khác phải đột ngột thay đổi hướng đang đi hoặc đột ngột thay đổi vận tốc xe đang di chuyển".


2- CƯV cũng quy định rõ 9 trường hợp phải nhường đường. Ngoài 9 trường hợp này ra, nhà cháu chưa thấy có trường hợp thứ 10 nào yêu cầu phải nhường đường.



9 trường hợp CƯV quy định phải nhường đường như sau:


1- Nhường đường cho xe sau xin vượt (khoản 10, Điều 11); 

2- Nhường đường cho các xe ưu tiên (khoản 1 Điều 18); 

3- Nhường đường cho xe đang đi trên đường lớn nếu xe mình từ đường nhỏ đi vào (khoản 2 Điều 18); 

4- Nhường đường cho xe đang đi trên đường nếu xe mình từ khu nhà ở nhập vào đường (khoản 3 Điều 18); 

5- Nhường đường cho xe đi từ bên phải tới khi đi vào các giao cắt đồng cấp không được kiểm soát (điểm a) khoản 4 Điều 18); 

6- Trên giao cắt, nhường đường cho xe hướng khác đi qua dù hướng của mình đang đèn xanh, nhưng đường phía trước đang bị ùn tắc (khoản 5 Điều 18);

7- Nhường đường cho phương tiện chạy trên đường ray;

8- Nhường đường cho người đi bộ sang đường (Điều 21); 

9- Khi nhập vào đường cao tốc, phải nhường đường cho phương tiện đang di chuyển trên cao tốc (khoản 2 Điều 25).
Tks cụ. Thực ra như em đã nói từ đầu, hồi mới sang châu Âu, em cứ ngỡ là dân tây đi đứng lịch sự, ví dụ như nhường đường là dừng hẳn lại, thấy người đi bộ cũng dừng và phất tay mời đi, qua bùng binh nhỏ thấy xe khác đi từ bên trái qua (đã trong bùng binh) là phanh lại nhường ngay, chờ xe kia đi qua mới depa đi tiếp, xe đi từ ngõ nhỏ ra là cứ chờ cho thật vắng xe mới dám nhô ra v.v... Ừ thì cũng lịch sự đấy, nhưng hóa ra tất cả là do luật quy định !.
Ngay như bên Mã, Sing, họ đi cũng gần như vậy. Nếu các cụ qua Sing sẽ có ấn tượng là sao trong phố mà chúng đi nhanh thế, đến ngã tư mà đèn xanh là vẫn phóng như điên, gặp dèn đỏ là phanh lại. Đơn giản là ko có xe cướp đường, ko có xe rẽ đột ngột, và đương nhiên là ko ai có vượt đèn đỏ, ai cũng đi đúng luật thì cứ đến lượt ta là ta phóng, ko cần phải ngại gì cả. Ngay cả bên Lào, Myanmar họ cũng có tác phong nhường đường kiểu như vậy. Chỉ có riêng VN ta mới có giao thông kiểu nước chẩy ! Cũng một phần là luật không đề cập rõ ràng. Hy vọng từ nay vào công ước, luật sẽ rõ ràng hơn.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tks cụ. Thực ra như em đã nói từ đầu, hồi mới sang châu Âu, em cứ ngỡ là dân tây đi đứng lịch sự, ví dụ như nhường đường là dừng hẳn lại, thấy người đi bộ cũng dừng và phất tay mời đi, qua bùng binh nhỏ thấy xe khác đi từ bên trái qua (đã trong bùng binh) là phanh lại nhường ngay, chờ xe kia đi qua mới depa đi tiếp, xe đi từ ngõ nhỏ ra là cứ chờ cho thật vắng xe mới dám nhô ra v.v... Ừ thì cũng lịch sự đấy, nhưng hóa ra tất cả là do luật quy định !.
Ngay như bên Mã, Sing, họ đi cũng gần như vậy. Nếu các cụ qua Sing sẽ có ấn tượng là sao trong phố mà chúng đi nhanh thế, đến ngã tư mà đèn xanh là vẫn phóng như điên, gặp dèn đỏ là phanh lại. Đơn giản là ko có xe cướp đường, ko có xe rẽ đột ngột, và đương nhiên là ko ai có vượt đèn đỏ, ai cũng đi đúng luật thì cứ đến lượt ta là ta phóng, ko cần phải ngại gì cả. Ngay cả bên Lào, Myanmar họ cũng có tác phong nhường đường kiểu như vậy. Chỉ có riêng VN ta mới có giao thông kiểu nước chẩy ! Cũng một phần là luật không đề cập rõ ràng. Hy vọng từ nay vào công ước, luật sẽ rõ ràng hơn.
Nhà cháu kết nhất dòng chữ in đậm kụ in ở trên.
Đó là cái đích mà giao thông Vn mình nên nhắm tới - Chạy rất nhanh, nhưng an toàn, vì không có xe cướp đường, vì luật lệ rõ ràng, ai sai người đó đền.

Chính vì mục đích đạt được 6 chữ đậm nhà cháu in ở dòng trên, mà trong phần góp ý sửa đổi QC41 (và xa hơn là đợt sửa đổi luật gtđb), nhà cháu có đề nghị các badc bên Bộ Gtvt cói gắng sao cho luật gtđb của mình phải đảm bảo một số tiêu chí cụ thể, trong đó có:
- ưu tiên xe chạy thẳng (xe đang chạy trên đường chính được quyền chạy thẳng,mđúng tốc độ luật cho phép). Ông nào ở đường nhánh lao vào xe chạy thẳng là ông đó sai, phải đền.
- ưu tiên xe chạy bên phải tại các giao cắt đồng quyền, không có kiểm soát. Như vậy, khi qua nga tư, các bác lái xe chỉ viẹc liếc xem bên phải mình có xe đến không thì nhừong họ, nếu không thì cứ chạy thẳng tiếp, không phải mắt la mày lét chân đạp phanh tránh các ông bên trái đến, vác ông trong ngõ ra, ...
- v.v...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu kết nhất dòng chữ in đậm kụ in ở trên.
Đó là cái đích mà giao thông Vn mình nên nhắm tới - Chạy rất nhanh, nhưng an toàn, vì không có xe cướp đường, vì luật lệ rõ ràng, ai sai người đó đền.

Chính vì mục đích đạt được 6 chữ đậm nhà cháu in ở dòng trên, mà trong phần góp ý sửa đổi QC41 (và xa hơn là đợt sửa đổi luật gtđb), nhà cháu có đề nghị các badc bên Bộ Gtvt cói gắng sao cho luật gtđb của mình phải đảm bảo một số tiêu chí cụ thể, trong đó có:
- ưu tiên xe chạy thẳng (xe đang chạy trên đường chính được quyền chạy thẳng,mđúng tốc độ luật cho phép). Ông nào ở đường nhánh lao vào xe chạy thẳng là ông đó sai, phải đền.
- ưu tiên xe chạy bên phải tại các giao cắt đồng quyền, không có kiểm soát. Như vậy, khi qua nga tư, các bác lái xe chỉ viẹc liếc xem bên phải mình có xe đến không thì nhừong họ, nếu không thì cứ chạy thẳng tiếp, không phải mắt la mày lét chân đạp phanh tránh các ông bên trái đến, vác ông trong ngõ ra, ...
- v.v...
Của mình cũng có luật nhường đường, ví dụ qua ngã tư nhường xe bên phải, qua ngã tư có bùng binh nhường xe bên trái, xe rẽ phải/trái phải nhường xe đi thẳng. Nhưng luật lại không nói rõ nhường thế nào, chính thế nên nhiều tài gọi là già vẫn nhầm là : ai vào ngã tư trước dược ưu tiên. Đây là một sự hiểu sai trầm trọng và em cực dị ứng điều này vì nó cổ súy cho cướp đường. Cũng bởi luật mình nói nhường đường mà ko nói rõ như trong công ước. Cần sửa luật rõ hơn nhường đường như thế nào.
Tuy nhiên còn một vấn đề nữa là : thực thi luật (enforce). Luật có mà dân không theo thì cũng oải. Ở ta chủ yếu chỉ thực thi luật khi tai nạn đã xẩy ra rồi. Hầu như không có phạt kẻ cướp đường, chỉ sau khi có va chạm thì mới bới bò ra bẹo: anh đi từ bên trái, anh sai rồi.. bla bla... Như vậy thì ko bao giờ có tính giáo dục phổ cập được. Ở HN, tại nhiều ngã tư có xxx đứng trực mà đa số các xe vẫn "cướp đường" , xxx cũng chẳng nói gì (có lẽ cũng không biết đó là lỗi) và lâu dần thành quen, chẳng ai thấy đó là lỗi cả.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Của mình cũng có luật nhường đường, ví dụ qua ngã tư nhường xe bên phải, qua ngã tư có bùng binh nhường xe bên trái, xe rẽ phải/trái phải nhường xe đi thẳng. Nhưng luật lại không nói rõ nhường thế nào, chính thế nên nhiều tài gọi là già vẫn nhầm là : ai vào ngã tư trước dược ưu tiên. Đây là một sự hiểu sai trầm trọng và em cực dị ứng điều này vì nó cổ súy cho cướp đường. Cũng bởi luật mình nói nhường đường mà ko nói rõ như trong công ước. Cần sửa luật rõ hơn nhường đường như thế nào.
Tuy nhiên còn một vấn đề nữa là : thực thi luật (enforce). Luật có mà dân không theo thì cũng oải. Ở ta chủ yếu chỉ thực thi luật khi tai nạn đã xẩy ra rồi. Hầu như không có phạt kẻ cướp đường, chỉ sau khi có va chạm thì mới bới bò ra bẹo: anh đi từ bên trái, anh sai rồi.. bla bla... Như vậy thì ko bao giờ có tính giáo dục phổ cập được. Ở HN, tại nhiều ngã tư có xxx đứng trực mà đa số các xe vẫn "cướp đường" , xxx cũng chẳng nói gì (có lẽ cũng không biết đó là lỗi) và lâu dần thành quen, chẳng ai thấy đó là lỗi cả.
Về câu in đậm ở trên: đúng như kụ nói, nhưng không phải là không thể thay đổi.

Nhà cháu xin lấy câu khẩu quyết "cứ đâm đuôi xe trước là mình sai" làm ví dụ.

Câu này ngắn gọn, dễ nhớ, có 2 tác dụng:
1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm vào "đuôi xe đi trước" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu đâm "đuôi xe đi trước" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm "đuôi xe đi trước" là xe đó sai.

Áp dụng khẩu quyết trên, thay 4 chữ "đuôi xe đi trước" thành 4 chữ "xe từ bên phải" và "xe đang đi thẳng" sẽ cho kết quả tuơng tự.

Cụ thể:

A- Trường hợp phải nhường đường cho xe "từ bên phải đến", áp dụng khẩu quyết "cứ đâm nhau với xe từ bên phải đến là mình sai"
Câu khẩu quyết này cũng có 2 tác dụng:

1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm vào xe "từ bên phải đến" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu đâm xe "từ bên phải đến" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm nhau với xe "từ bên phải đến" là xe đó sai.

B- Trường hợp phải nhường đường cho xe đang đi thẳng, áp dụng khẩu quyết "cứ đâm nhau với xe đang đi thẳng là mình sai"
Câu khẩu quyết này cũng có 2 tác dụng:

1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm với "xe đang đi thẳng" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu có đâm nhau với "xe đang đi thẳng" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm nhau với "xe đang đi thẳng" là xe đó sai.


Giờ đây, chìa khóa để giải quyết triẹt để vấn đè này đang nằm trong tay các nhà làm luật. Chỉ cần trong luật ghi rõ ràng, ngắn gọn theo ý của 2 câu khẩu quyết về nhường đường nêu trên là tình hình sẽ sớm có chuyern biến rõ rệt theo chiều hướng tốt ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về câu in đậm ở trên: đúng như kụ nói, nhưng không phải là không thể thay đổi.

Nhà cháu xin lấy câu khẩu quyết "cứ đâm đuôi xe trước là mình sai" làm ví dụ.

Câu này ngắn gọn, dễ nhớ, có 2 tác dụng:
1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm vào "đuôi xe đi trước" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu đâm "đuôi xe đi trước" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm "đuôi xe đi trước" là xe đó sai.

Áp dụng khẩu quyết trên, thay 4 chữ "đuôi xe đi trước" thành 4 chữ "xe từ bên phải" và "xe đang đi thẳng" sẽ cho kết quả tuơng tự.

Cụ thể:

A- Trường hợp phải nhường đường cho xe "từ bên phải đến", áp dụng khẩu quyết "cứ đâm nhau với xe từ bên phải đến là mình sai"
Câu khẩu quyết này cũng có 2 tác dụng:

1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm vào xe "từ bên phải đến" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu đâm xe "từ bên phải đến" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm nhau với xe "từ bên phải đến" là xe đó sai.

B- Trường hợp phải nhường đường cho xe đang đi thẳng, áp dụng khẩu quyết "cứ đâm nhau với xe đang đi thẳng là mình sai"
Câu khẩu quyết này cũng có 2 tác dụng:

1- giúp lái xe biết ngay ai sai ai đúng, từ trước khi tai nạn xảy ra ---> có người nào thấy nguy cơ sẽ đâm với "xe đang đi thẳng" đều biết rằng mình sẽ bị xử sai nếu có đâm nhau với "xe đang đi thẳng" ---> tự điều chỉnh để khỏi đâm.
2- khi tai nạn xảy ra, không cần biết trước đó các xe đi thế nào, cứ xe nào đâm nhau với "xe đang đi thẳng" là xe đó sai.


Giờ đây, chìa khóa để giải quyết triẹt để vấn đè này đang nằm trong tay các nhà làm luật. Chỉ cần trong luật ghi rõ ràng, ngắn gọn theo ý của 2 câu khẩu quyết về nhường đường nêu trên là tình hình sẽ sớm có chuyern biến rõ rệt theo chiều hướng tốt ngay.
Vấn chưa thỏa đáng lắm vì nó dựa trên 'hệ quả' của việc va chạm đã xảy ra rồi. Ngoài ra có những trường hợp va chạm có thể xe đâm từ bên phải có lỗi thật (ví dụ xe bên trái, bị đâm, đang bị chết máy..). Tại sao không sửa luật sát với CƯV và đả thông cho xxx bắt luôn những trường hợp 'cướp đường' phổ biến. Hãy coi đó như lỗi vượt đèn đỏ và cứ phạt bình thường. Bị vài ba lần thì luật mới ngấm và quan trọng là không cần phải lấy va chạm ra để "làm mẫu".
Các cụ hãy tưởng tượng xe rẽ không xi nhan là phạt (trước đây rất ít hoặc hầu như không), giờ ta có xe chuyển làn ko xi nhan --> phạt (em đã nhìn thấy trong tpHCM họ làm) và tương lai là : xe tạt đầu, rẽ láo ở ngã tư, bùng binh... sẽ cũng phải phạt và đương nhiên là luật sẽ ngấm sâu.
Nói về ATGT thì việc thực hiện nhường đường chuẩn chỉnh là một yếu tố không hề nhỏ trong việc giảm TNGT. Những va chạm ở ngã 3, ngã 4, bùng binh, xe nhập làn bất ngờ, quay đầu bất ngờ.. đó là những tai nạn có thể tránh trước được nếu tuân thủ quy tắc nhường đường, hay nói cách khách là quyền được đi (quyền ưu tiên).

(nhưng nếu xxx bắt lỗi "cướp đường" chắc ta sẽ phải chấp nhận một số ý kiến ban đầu: Cảnh báo xxx ăn bẩn ở đấy, ở đó ...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,745
Động cơ
630,726 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vấn chưa thỏa đáng lắm vì nó dựa trên 'hệ quả' của việc va chạm đã xảy ra rồi. Ngoài ra có những trường hợp va chạm có thể xe đâm từ bên phải có lỗi thật (ví dụ xe bên trái, bị đâm, đang bị chết máy..). Tại sao không sửa luật sát với CƯV và đả thông cho xxx bắt luôn những trường hợp 'cướp đường' phổ biến. Hãy coi đó như lỗi vượt đèn đỏ và cứ phạt bình thường. Bị vài ba lần thì luật mới ngấm và quan trọng là không cần phải lấy va chạm ra để "làm mẫu".
Các cụ hãy tưởng tượng xe rẽ không xi nhan là phạt (trước đây rất ít hoặc hầu như không), giờ ta có xe chuyển làn ko xi nhan --> phạt (em đã nhìn thấy trong tpHCM họ làm) và tương lai là : xe tạt đầu, rẽ láo ở ngã tư, bùng binh... sẽ cũng phải phạt và đương nhiên là luật sẽ ngấm sâu.
Nói về ATGT thì việc thực hiện nhường đường chuẩn chỉnh là một yếu tố không hề nhỏ trong việc giảm TNGT. Những va chạm ở ngã 3, ngã 4, bùng binh, xe nhập làn bất ngờ, quay đầu bất ngờ.. đó là những tai nạn có thể tránh trước được nếu tuân thủ quy tắc nhường đường, hay nói cách khách là quyền được đi (quyền ưu tiên).

(nhưng nếu xxx bắt lỗi "cướp đường" chắc ta sẽ phải chấp nhận một số ý kiến ban đầu: Cảnh báo xxx ăn bẩn ở đấy, ở đó ...)
Câu in đậm phía trên chưa đúng, kụ à.

Khi luật quy định ngắn gọn, rõ ràng, thì trước khi vào giao cắt xe đi từ bên trái đến đã biết trước mình phải nhường xe đi từ bên phải đến. Xe từ bên trái đến cũng biết trước xe mình sẽ bị xử sai nếu hai xe đâm nhau. Từ đó xe bên trái phải chủ động giảm tốc hoặc dừng lại để nhường đường.

Tuơng tự như vậy, các xe từ đường nhánh đi ra đường chính, xe đang rẽ, quay đầu, v.v... cũng biết trước rằng xe họ sẽ bị luật xử có lỗi nếu xe họ đâm nhau với xe đang đi thẳng trên đường chính. Từ đó họ sẽ chủ động dừng xe, nhường cho xe đang đi thẳng đi qua, rồi mình mới đi tiếp.
Do đó giảm khả năng cướp đường gây tai nạn như hiện nay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top