Em chỉ coi nó là sản phẩm giải trí dựa theo văn chương. Còn về lịch sử em cũng đã tìm hiểu và thấy phim lấy bối cảnh sai mốc thời gian. Lịch sử cũng ghi nhận sự đóng góp của người Hoa trong chống Pháp và XD vùng Nam Bộ. Nếu lùi đúng mốc về 191x thì là chuẩn nhất.
Ngoài ra còn 1 vđề nữa là tiểu thuyết viết bối cảnh 1945. Nhưng cả 2 phim ĐRPN đều lùi bối cảnh về trước đó. ĐRPN bản điện ảnh là 1928, ĐRPN bản truyền hình là 1930 ( xêm xêm nhau). Bản truyền hình là phim do NN đặt hàng nên có nhắc tới hoạt động của Việt Minh trong khi mãi 1941 lực lượng này mới thành lập. Lúc đó chả ai nói là phim xuyên tạc LS.
Vì mức độ không đến mức lố lăng kệch cởm trơ trẽn như bản film lẻ này.
Vẫn biết văn nghệ sĩ tiểu tư sản xưa nay nói chung luôn "có vấn đề" với những người làm cách mạng giải phóng dân tộc thực sự, thậm chí có nhà văn nổi tiếng ở kháng chiến chống Mỹ, nhưng hôm nay trở cờ phản bội lý tưởng.
Tiêu biểu là Nguyên Ngọc. Lùi xa hơn là Bùi Tín. Còn chuyện cha hổ sinh con chó là nhà Cù Huy Cận-Cù Huy Hà Vũ.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có 3 loại thường gặp:
1. Tưởng làm cách mạng là dễ, như hát bội. Nên gặp khó khăn gian khổ là chuồn và sau đó là bao biện lý do bỏ cách mạng vì bị lấy mất tự do sáng tạo. Kỳ thực là không chịu được khó khăn gian khổ. Tiêu biểu là nhạc sĩ tài năng Phạm Duy. Hạng có tài nhưng thiếu đức. Đa số là loại này.
2. Tưởng cố gắng sống sót hết chiến tranh là sẽ giàu liền, ai ngờ tiếp theo là chiến tranh, xung đột, là cấm vận, nên sinh lòng bất mãn, chán nản bỏ cuộc, tìm đường thoát. Để thoát, phải bêu xấu chế độ. Đó là Bùi Tín.
3. Nằm im đến tận hôm nay, nhưng giữ trong lòng tâm thế đón gió, trở cờ. Nên tự giữ khoảng cách với chế độ. Cụ thể là làm ra các hóa phẩm né tránh lòng tự hào hoặc xây dựng tiếp tinh thần cách mạng, mục đích để dâng lên giám khảo bên kia đại dương. Đó là Nguyên Ngọc và nhóm 72.
...
Trong 3 lý do kia thì điểm chung là tầng lớp này sống hời hợt, kiêu ngạo, ích kỷ, hẹp hòi bẩm sinh, xu nịnh tiền bạc, xu nịnh tầng lớp trên, tráo trở lật lọng, khinh miệt ngầm những người cách mạng, coi họ như những kẻ khờ khạo, thậm chí còn bôi bác họ là tâm thần (chị Sáu). Ảo tưởng sức mạnh, cho mình là cha thiên hạ, là quyền lực ghê gớm lắm...
Đó là cái nhược điểm chết người của giới văn nghệ sĩ nói chung. Chỉ những ai giữ gìn phẩm chất lắm mới không bị.
Cái ĐPN của đạo diễn Vinh Sơn cũng vậy, cũng có cái ý tránh né thừa nhận Việt Minh, kính nghi viễn chi, lót lá dắt tay với những gì liên quan đến cách mạng.
Nhưng phản cảm như ekip của Trấn Thành thì vượt xa mọi hình dung.
Phen này, cứ từ từ mà đốt. Triệt cho hết đường xuyên tạc lịch sử.