[Funland] Bo bo... ai còn nhớ???

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
:)) Định nghĩa này em thấy tự cụ đưa ra. Nói thật với cụ chứ em chả tin =))
Hạt bobo tròn vo, vỏ màu đen rất dày, làm thế nào giờ cụ hoá phép nó bao gồm cả 3 loại LÚA thế kia? Cụ đã nhìn thấy hạt lúa mạch bao giờ chưa đã nào? ;))
Sao cụ biết là có 3 loại?cụ biết từ hồi đó hay bây giờ cụ nghe lại mới biết?!Tài thật,toàn dân khốn đốn với bobo mà cụ lại bảo do dân không biết chế biến lúa mỳ với lúa mạch,đánh đồng với bobo.
Hạt lúa mì nó dài hơn hạt bo bo thì phải, đều có cái vạch lõm chạy dọc hạt, nấu lên ăn vị ngai ngái khó tả, cơ bản là dễ đau dạ dày, ông nào đau rồi thì bục như chơi.
Nhai méo mồm mòn răng cũng chả vỡ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,515
Động cơ
868,482 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Trên mạng thi thoảng lại thấy các cháu, các em khóc lóc, mê sảng nhắc mãi cái đận đói kịch liệt 80 - 84 với hình ảnh ăn bo bo lồi mồm. Nhưng hình như phần lớn cũng chả biết rõ hạt bo bo như nào, mà chỉ hóng theo các trích đoạn chém gió của mấy bác cuối 6X, đầu 7X trí nhớ đã bị lão hóa vì hủ hóa ăn bù sống gấp no đủ thời mở cửa lúc nhớ lúc quên...
Thực tế có 3 loại ngũ cốc thời đó được nhập về để chống đói: lúa miến nguyên hạt(bobo); lúa mỳ nguyên hạt; lúa mạch nguyên hạt... và đều bị gọi chung là Bobo.
Vì không có công nghệ/không đủ thời gian tinh chế... nên 3 loại hạt này rất khó nuốt, nhưng nếu được chế biến đúng thì lại là các món ăn chủ lực và rất ngon
Cụ nào sống thời đó cho các trải nghiệm cá nhân ạ
84 thì ăn bobo cái chồn ấy Lão ợ
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,676
Động cơ
567,385 Mã lực

x2bx2

Xe tăng
Biển số
OF-96329
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,001
Động cơ
407,533 Mã lực
Thật ra mình nói tới bo bo giờ có hai nghĩa:
1. Nghĩa đen: là hạt bo bo, chắc giờ ít ai còn nhớ. Em cũng nhớ láng máng cái gọi là bo bo hồi đó là nó màu sậm chứ không sáng, nấu với cơm ăn rất dai. Nhà em thỉnh thoảng cũng có hạt này, nhưng không thuộc loại thường xuyên dùng so với các thứ ngũ cốc ăn độn khác.
2. Nghĩa bóng, ám chỉ giai đoạn thiếu gạo phải ăn độn. Thường được nói đại thể là "cái thời ăn bo bo".
Như nhà em thì giai đoạn này (khoảng 1981-1985) chủ yếu là độn ngô (xay ra cỡ nửa hạt gạo), độn sắn khô (sắn tươi nạo ra thành sợ dài 4-5cm rồi ngâm phơi khô), sắn tươi (luộc chắt nước rồi bỏ thêm muối), bột sắn khô (sắn tươi giã lọc vào nước lấy bột phơi khô), khoai lang (củ rửa sạch xắt thành 3,4 phần), khoai tây (luộc ăn riêng), mì sợi (độn vào cơm hoặc nấu riêng), mì bột (làm thành bánh), ngô hạt khô (ngâm rồi cho vôi vào làm thành món gọi là ngô bung)...
Trong tất cả các thứ độn trên, sợ nhất là độn sắn vì chế biến kiểu gì thì sắn cũng rất khé hoặc có chút vị đắng.
Khi nấu độn, người lớn thường chừa ra một góc nhỏ không độn - đó là cơm nguyên phần dành cho trẻ con. Nhưng có khi có quá ít gạo thì không thể chừa ra được. Có những bữa mà cơm nhà em thực ra là những miếng khoai có bám cơm ở xung quanh.
Món khó ăn tiếp theo là khoai tây, giống khoai hồi đó rất khé chứ không dễ ăn như khoai bây giờ.
Kể cả món rất dễ ăn là bột mì cũng thành khó ăn vì không có đủ các phụ phẩm chế biến thành món ngon như mỡ, đường, trứng.
Có những thời gian dài ăn uống quá kham khổ, cơ thể thiếu chất cứ vàng vọt xanh xao. Theo kinh nghiệm dân gian nhà em cũng nấu cám để có thêm dưỡng chất, tức là lấy chính cám lợn rồi bà em chế kiểu gì đó cho nó bớt lợn cợn. Ăn nửa bát này khé hết cổ, tận mấy ngày sau vẫn còn cảm giác vướng vướng chỗ cổ họng.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,528
Động cơ
495,187 Mã lực
Em vẫn nhớ hương vị lương khô của Liên xô tiếp tế cho mình, sao mà ngon thế ăn đến miếng cuối cùng phải nhai thật chậm để kéo dài cảm giác.
 

honglong1

Xe điện
Biển số
OF-305422
Ngày cấp bằng
17/1/14
Số km
2,638
Động cơ
238,036 Mã lực
Trên mạng thi thoảng lại thấy các cháu, các em khóc lóc, mê sảng nhắc mãi cái đận đói kịch liệt 80 - 84 với hình ảnh ăn bo bo lồi mồm. Nhưng hình như phần lớn cũng chả biết rõ hạt bo bo như nào, mà chỉ hóng theo các trích đoạn chém gió của mấy bác cuối 6X, đầu 7X trí nhớ đã bị lão hóa vì hủ hóa ăn bù sống gấp no đủ thời mở cửa lúc nhớ lúc quên...
Thực tế có 3 loại ngũ cốc thời đó được nhập về để chống đói: lúa miến nguyên hạt(bobo); lúa mỳ nguyên hạt; lúa mạch nguyên hạt... và đều bị gọi chung là Bobo.
Vì không có công nghệ/không đủ thời gian tinh chế... nên 3 loại hạt này rất khó nuốt, nhưng nếu được chế biến đúng thì lại là các món ăn chủ lực và rất ngon
Cụ nào sống thời đó cho các trải nghiệm cá nhân ạ
Hạt bo bo cứng lắm, hồi đó độn cơm thì khó nhai thật, nhưng nổ bỏng thì dễ ăn (chỉ thỉnh thoảng).
 

nhunhungngongio

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566568
Ngày cấp bằng
29/4/18
Số km
582
Động cơ
150,940 Mã lực
Tuổi
48
Thông tin bobo tổng kết ở trong này

https://tuoitre.vn/bo-bo-tu-dau-ra-731006.htm


Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người.

Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo. Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt.

Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn. Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn. Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực. Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng.

Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo. Theo giáo sư Mai Văn Quyền - chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm.

Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân. Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được.

Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời”. Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh...

Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học. Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa. Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người. Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém.
 

Ngoẵng

Xe tải
Biển số
OF-312173
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
297
Động cơ
299,710 Mã lực
Em xin copy từ wiley về đây. Hầu chỗ nào biết em nói thêm.
Sau đây là các lương thực chính trên thế giới:
barley, có lẽ là bo bo mà ta đã dùng
cassava, sắn, củ mì
cotton, hạt bông sợi
groundnuts or peanuts, lạc, đậu phộng
maize, ngô, bắp
millet, hạt kê
oil palm fruit, cọ dầu
potatoes, khoai tây
pulses, đậu ấn
apeseed or canola, hạt cải
rice, gạo
rye, lúa mạch, giống bo bo nhưng sậm màu hơn.
sorghum, lúa miến, cũng giống bo bo
soybeans, đậu nành
sugar cane, mía
sugar beets, củ cải đường
sunflower, hạt hướng dương
wheat, lúa mạch, đại mạch, cũng giống bo bo.

Em thấy vậy qua google. Cụ nào chắc được bo bo là gì không? Vì india trồng nhiều thứ em kg đoán được.
 

nguyendiepbk27

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-87937
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
858
Động cơ
413,710 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội gốc...Hà Tây
Website
www.facebook.com
Em hóng, em đầu 8x nên cũng không biết hạt bo bo...
Nhưng em nhớ có một loại bột dinh dưỡng được cho là "bột bam" nó là từ đậu tương thì phải, ăn ướt thì đỡ, ăn khô bứ cổ lại...
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Gạo nó màu nâu nâu đỏ đỏ phải không ạ ?
Không cụ ạ. Theo em nhớ thì nó tròn, to, trắng. Ăn giống gạo Nhật bây giờ. Tất nhiên so tương đối thôi, lúc đó đói mà. Cảm giác ngon nó khác h nhiều.
 

friendship2k

Xe buýt
Biển số
OF-520730
Ngày cấp bằng
10/7/17
Số km
845
Động cơ
183,473 Mã lực
Trên mạng thi thoảng lại thấy các cháu, các em khóc lóc, mê sảng nhắc mãi cái đận đói kịch liệt 80 - 84 với hình ảnh ăn bo bo lồi mồm. Nhưng hình như phần lớn cũng chả biết rõ hạt bo bo như nào, mà chỉ hóng theo các trích đoạn chém gió của mấy bác cuối 6X, đầu 7X trí nhớ đã bị lão hóa vì hủ hóa ăn bù sống gấp no đủ thời mở cửa lúc nhớ lúc quên...
Thực tế có 3 loại ngũ cốc thời đó được nhập về để chống đói: lúa miến nguyên hạt(bobo); lúa mỳ nguyên hạt; lúa mạch nguyên hạt... và đều bị gọi chung là Bobo.
Vì không có công nghệ/không đủ thời gian tinh chế... nên 3 loại hạt này rất khó nuốt, nhưng nếu được chế biến đúng thì lại là các món ăn chủ lực và rất ngon
Cụ nào sống thời đó cho các trải nghiệm cá nhân ạ
Iem đây ạ. Nhà iem có mỗi bài ngâm kỹ rồi đồ như đồi xôi. Rồi tống vào bụng cho nó chặt cái dạ dày.
Ngoài ra còn quả khoai tây bi nữa ạ.
Luộc rồi mang đi ăn sáng và ăn trưa thay cho cơm. Phải chấm muối cho dễ nuốt.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,666 Mã lực
Cháu phải ăn hạt bo bo 2 năm (1978 - 1979), là con cả nên luôn phải nấu. Nhớ nhất phải ngâm hạt nửa ngày trong nước ấm, sau đó nấu như nấu cơm. Hạt bobo giống hạt lúa mạch nhưng nhỏ và cứng hơn hạt mạch, bây giờ mà còn cũng muốn ăn lại xem ntn...
Em cũng nhớ là ở HN chỉ phải ăn bo bo tầm năm 1978. Cách chế biến đúng như cụ nói, em không rõ mọi người thế nào chứ em thấy kinh khủng, ăn cho đầy bụng thôi vì vừa cứng, vừa dai, vừa nhạt toẹt. Hôm nào nhai không kỹ thì đi nặng ra gần nguyên hình. Từ năm 1979 trở đi thì chỉ phải ăn cơm độn ngô, khoai tây, khoai lang, mỳ sợi hoặc khẩu phần lương thực là bánh mỳ chua loét. Tỷ lệ độn cứ tăng dần qua từng năm, gạo thì mối mọt suy giảm chất lượng. Khoảng tầm 1985-1986 thì nhà nước còn chả đủ tiền để chế biến bột mỳ thành mỳ sợi hay bánh mỳ, dân với lính phải ăn bột mỳ nặn luộc, rất khó ăn. Những năm u tối ấy chỉ mong được về nhà bác ruột lấy chồng ở nông thôn chơi để được ăn uống cho tử tế (gốc nhà em từ trung tâm một thành phố nhỏ, bố em di cư lên HN từ năm 1940 nên coi như không có quê để mà về). Bù lại thời đói khổ ấy được hưởng môi trường sống trong lành, cuộc sống không gấp gáp như bây giờ.
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
4,891
Động cơ
272,063 Mã lực
Nhà em cũng ko phải ăn bo bo, do có nguồn tắc tế ổn định từ ông già. Bo Bo ăn ké nhà bạn vì tò mò thôi, nó xôm xốp và vỏ hơi ráp, nhai kỹ cũng thấy bùi bùi
Gạo mậu dịch nhà em cũng đi đổi cho ông bác ở quê nấu rượu lấy gạo quê ăn
Nghĩ lại thời nấu rượu cũng là phạm pháp ấy mà buồn cười
e dân 7 x đời giữa thôi
Gạo mậu dịch, trong Nam tụi e thì gọi là "gạo công nhân"
ăn kinh bỏ mẹ mà phải ăn, không thì đói - thks!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Em hóng, em đầu 8x nên cũng không biết hạt bo bo...
Nhưng em nhớ có một loại bột dinh dưỡng được cho là "bột bam" nó là từ đậu tương thì phải, ăn ướt thì đỡ, ăn khô bứ cổ lại...
Bột PAM chứ khôgn phải BAM ạ, viết tắt của Programme alimentaire mondial-chuwong trình trợ giúp về thực phẩm toàn cầu, viết tắt tiếng Phớp.
Bột chống suy dinh dưỡng.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,676
Động cơ
567,385 Mã lực
Em xin copy từ wiley về đây. Hầu chỗ nào biết em nói thêm.
Sau đây là các lương thực chính trên thế giới:
barley, có lẽ là bo bo mà ta đã dùng
cassava, sắn, củ mì
cotton, hạt bông sợi
groundnuts or peanuts, lạc, đậu phộng
maize, ngô, bắp
millet, hạt kê
oil palm fruit, cọ dầu
potatoes, khoai tây
pulses, đậu ấn
apeseed or canola, hạt cải
rice, gạo
rye, lúa mạch, giống bo bo nhưng sậm màu hơn.
sorghum, lúa miến, cũng giống bo bo

soybeans, đậu nành
sugar cane, mía
sugar beets, củ cải đường
sunflower, hạt hướng dương
wheat, lúa mạch, đại mạch, cũng giống bo bo.

Em thấy vậy qua google. Cụ nào chắc được bo bo là gì không? Vì india trồng nhiều thứ em kg đoán được.
Em nghĩ nhiều người đã ăn các loại lương thực này nguyên hạt, thời đó nhà ta nhập bất cứ thứ gì xin được,
Và tình hình cứu đói bức bách và nóng đến mức cán bộ lương thực phải tốc trực xuyên đêm ở cảng HP nếu tàu về, thậm chí người đứng đầu chính phủ còn phải đốc thúc hàng giờ để giải phóng hàng, không có thời gian cho xay xát hay tinh chế các loại hạt này
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,676
Động cơ
567,385 Mã lực
e dân 7 x đời giữa thôi
Gạo mậu dịch, trong Nam tụi e thì gọi là "gạo công nhân"
ăn kinh bỏ mẹ mà phải ăn, không thì đói - thks!
Gạo mậu dịch ăn thì chán nhưng nấu rượu lại rất dôi và ngon, thế mới lạ:D
 

0962226789

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-181833
Ngày cấp bằng
23/2/13
Số km
9,119
Động cơ
400,634 Mã lực
Không cụ ạ. Theo em nhớ thì nó tròn, to, trắng. Ăn giống gạo Nhật bây giờ. Tất nhiên so tương đối thôi, lúc đó đói mà. Cảm giác ngon nó khác h nhiều.
Trước em thấy có cái gạo đỏ đỏ như dạng gạo lứt ăn cũng ngon ! Xong rồi tấm! Nhà em còn có cái vỏ chăn khâu từ bao tải bột mỳ hay tấm , còn dùng mãi đến tận năm 85. Trẻ con trong xóm cũng hay mặc áo trấn thủ khâu bằng cái bao tải này !
 

Romeo_HN

Xe tăng
Biển số
OF-118223
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
1,511
Động cơ
399,112 Mã lực
Em cũng nhớ là ở HN chỉ phải ăn bo bo tầm năm 1978. Cách chế biến đúng như cụ nói, em không rõ mọi người thế nào chứ em thấy kinh khủng, ăn cho đầy bụng thôi vì vừa cứng, vừa dai, vừa nhạt toẹt. Hôm nào nhai không kỹ thì đi nặng ra gần nguyên hình. Từ năm 1979 trở đi thì chỉ phải ăn cơm độn ngô, khoai tây, khoai lang, mỳ sợi hoặc khẩu phần lương thực là bánh mỳ chua loét. Tỷ lệ độn cứ tăng dần qua từng năm, gạo thì mối mọt suy giảm chất lượng. Khoảng tầm 1985-1986 thì nhà nước còn chả đủ tiền để chế biến bột mỳ thành mỳ sợi hay bánh mỳ, dân với lính phải ăn bột mỳ nặn luộc, rất khó ăn. Những năm u tối ấy chỉ mong được về nhà bác ruột lấy chồng ở nông thôn chơi để được ăn uống cho tử tế (gốc nhà em từ trung tâm một thành phố nhỏ, bố em di cư lên HN từ năm 1940 nên coi như không có quê để mà về). Bù lại thời đói khổ ấy được hưởng môi trường sống trong lành, cuộc sống không gấp gáp như bây giờ.
Cụ nhắc bánh mỳ chua em mới nhớ lại mùi vị bánh bao chua hồi đó, thi thoảng nhớ phết. Sau này cả 1 giai đoạn ăn bột mỳ luộc, mỳ sợi tự cán, ngô, khoai, sắn... gạo mậu dịch nổi lềnh phềnh... :D
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,921
Động cơ
354,613 Mã lực
Bobo là còn may. Chỗ em có nhà ăn khoai mỳ Ấn độ say, ngộ độc đi 1 cô con gái
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top