[Funland] Biên giới Tây Nam, hình ảnh và những mẩu chuyện

Dân Nghệ

Xe tăng
Biển số
OF-57918
Ngày cấp bằng
28/2/10
Số km
1,078
Động cơ
454,880 Mã lực
Nơi ở
Nơi có đặc sản: Cá Gỗ
Em đọc quansuvn.net từ 2009, nhưng cũng chỉ hay đọc box của chiến trường K và CTBGPB. Về BGPB thì chiến đấu vì tổ quốc nhưng ở BGTN thì em vẫn chưa thể hiểu đựoc mục đích khi cuộc chiến bắt đầu được đẩy sang đất Cam va duy trì gần 10 năm ở đó. Đọc các hồi ký của các CCB cảm thấy ở chiến trường K khốc liệt và mất mát quá nhiều tuy nhiên những người lính tham gia 2 cuộc chiến sau khi thống nhất đất nước đều chịu chung một thiệt thòi là rất ít được nhắc đến một cách công khai vì nhiều lý do.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,727
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em đọc quansuvn.net từ 2009, nhưng cũng chỉ hay đọc box của chiến trường K và CTBGPB. Về BGPB thì chiến đấu vì tổ quốc nhưng ở BGTN thì em vẫn chưa thể hiểu đựoc mục đích khi cuộc chiến bắt đầu được đẩy sang đất Cam va duy trì gần 10 năm ở đó. Đọc các hồi ký của các CCB cảm thấy ở chiến trường K khốc liệt và mất mát quá nhiều tuy nhiên những người lính tham gia 2 cuộc chiến sau khi thống nhất đất nước đều chịu chung một thiệt thòi là rất ít được nhắc đến một cách công khai vì nhiều lý do.
Nga sang Afganistan 10 năm rồi phải bỏ của chạy lấy người.
Mẽo sang Afganistan và Iraq đến giờ ... bom mìn vẫn nổ đùng đoàng. Libya dọn dẹp xong vẫn chẳng biết chuyện gì xẩy ra tiếp theo.
Còn VN, ít nhất cũng lấy lại hòa bình cho mảnh đất Nam bộ và có thế VN mới leo lên được nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, Sài gòn mới trở thành đô hội ở phương Nam (nhớ rằng đất Cam chỉ cách Sài gòn chưa đến 100km), CPC kg còn tiếng súng, người Việt đi chơi ở CPC được, làm ăn ở CPC được, hàng hóa Việt vẫn vào được CPC.

Bao giờ cái tượng đài này bị phá bỏ, dân VN kg được sang CPC làm ăn thì lúc đó mới nói là bằng kg được cụ ợ.





Cụ có thể xem thêm ở đây để biết thêm về CPC hiện nay dưới con mắt của.... em : http://www.otofun.net/threads/399977-cambodia-qua-khung-cua-xe
 
Chỉnh sửa cuối:

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,346
Động cơ
480,684 Mã lực
Theo như cháu hiểu biết thì diệt trừ polpot là việc không thể không làm tuy rằng mình biết nó là đệ của thằng khựa và bị khựa giật dây. sau khi ý đồ chia cắt việt nam thành hai miền của khựa và mẽo không thành, thằng lùn đặng tiểu bình trớ mặt quấy phá bằng cách xúi thằng đầu đất polpot sang ta quấy phá và giết hại đồng bào nhà ta trong lúc chúng ta vừa kết thúc cuộc khàng chiến trường kỳ ai cũng muốn nghỉ ngơi và xây dựng đất nước
 

Đại_Bàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124769
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
758
Động cơ
385,650 Mã lực
Em có 1 cái ảnh đang ngồi xe Jeep này nhưng chụp ở Biên Hòa - Đồng Nai :D , mặc rằn ri vác AK 47 , khi ra quân thì thằng bạn lục đồ lấy mất ( chả lấy gì lấy mỗi mấy cái ảnh )

Em có ông ảnh rể và ông chú gần nhà tầm gần 60 ngày trước đánh BGTN bây giờ đã về hưu hôm nào ngồi ún rịu lân la hỏi chuyện :D , ông anh rể sau năm 90 về miền bắc ông ý có đi trược thăng bay trên HN để vẽ đường quân sự hay làm gì đấy em không nhớ vì hôm đó nhà có việc giỗ chạp ngồi uống rượu có mấy ông trong họ nói chuyện với nhau thế ( 1 ông CCB BGPB cụt tay phải bây giờ ở Tuyên Quang em gọi bằng anh , 1 ông bác cũng CCB miền nam đang làm chỉ huy đồn CA gần nhà ''ở quê'' , 1 ông anh rể CCB miền nam + BGTN và 1 ông nữa không nhớ là CCB cuộc chiến nào tầm 50t ) . Hôm nào giỗ chạp em hỏi chuyện rồi phọt cho các cụ nghe :D
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Các cụ nhà ta tẩn nó là đúng dồi, nếu không đánh sớm VN sẽ rơi vào thế 2 đầu đất nước đều có địch. Chỉ có điều VN không chỉ đánh 1 mình Cam mà còn phải chiến với cả Mỹ, TQ, TL (chúng nó che chở, viện trợ cho Cam) nữa nên mới đau thương thế. Mẹ cha chúng nó chứ.x-(
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
775
Động cơ
448,728 Mã lực
Lịch sử lúc nào cũng bị phán xét, ít hay nhiêu nhỉ. Nhưng mà bây giờ cháu mới biết cái vụ Ba Chúc, mệ nó bọn Polpot còn ác hơn Khựa.x-(
 

ndb975

Xe buýt
Biển số
OF-11934
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
959
Động cơ
-105,995 Mã lực
Nơi ở
Middle of Nowhere
Website
www.otofun.net
Việc đánh sang Căm Pốt là việc phải làm, vì nó gây sự, giết dân ta nhiều quá ...
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Thế mới nói là mắt không thấy tim không đau các bác ạ. Việc dân cpc có 1 số bộ phận căm ghét vn là có nhưng không nhiều
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,681
Động cơ
490,492 Mã lực
Rất tiếc là ngồi gõ tranh luận trên forum em kg rảnh .... Cuộc chiến nào cũng là hệ quả của nhiều hành động trước đó !

Em muốn phắn khỏi đất nước này lâu rồi ... nhưng số phận cụ ợ ! Tôi yêu nước nhưng tôi kg yêu xxx , xin đừng đánh đồng >:)
Chán cụ...cái cách trả lời của cụ làm em nghĩ ngay đến cái đề xuất định đề nghị với Admin: chỉ nhận thành viên trên 18 tuổi và có nhận thức.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
10 năm ở chiến trường K, từ Svai Riêng đến Bat đom Boong, Pay lin, Poi Pét... đến giờ em cũng chưa hiểu mục đích của cuộc chiến đó.
Chắc giờ học chính trị bác ngủ gật
Hi hi
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
775
Động cơ
448,728 Mã lực
Sự tàn bạo, man rợ của bọn lính Polpot thật là tận cùng của sự man rợ, người dân Kam vốn theo đạo Phật chất phác và thuần khiết nên để thực hiện mưu đồ của mình Polpot đã được dạy cách triệt tiêu những ai biết chữ, những người có kiến thức, giới tăng ni vốn có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa và nhận thức của nhân dân, chúng tạp chung và nhồi nhét cái tư tưởng quái thai cho bọn thiếu niên, biến chúng thành những con ác thú mất nhân tính, ấn súng vào tay và đẩy ra chiến trường. Những người Kam, hay những người lính Kam còn lương tri thì chọn con đường khác, quay súng chống lại Polpot (như ông Hunsen và các Đc của ông).
Anh con bác em đi lính 76 tham chiến ở vùng Tây ninh, Mộc bài, Mỏ Vẹt kể rằng đau lòng nhất là lúc làm công tác tử sỹ, bọn ác thú ấy hành hạ tù binh, thi thể tử sỹ cực kỳ dã man, đóng cọc vào miệng, đại tiện vào miệng, chặt đầu... luôn gài lựu đạn dưới thi thể tử sỹ, khi lấy xác đồng đội bộ đội ta phải buộc dây vào chân tử sỹ núp từ xa kéo dây cho lựu đạn nổ rồi mới vào lấy xác, có ai còn nguyên vẹn đâu..như các Cụ đã biết công ước Quốc tế về đối xử nhân đạo với tù, hành binh, dân thường ...không có khái niệm gì với lũ súc vật này.

Khốn nạn thật! Cháu cũng đọc vài hồi ký rồi nhưng chưa thấy cái vụ gài lựu đạn như này.:((
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Các cụ có để ý tượng ở K có mấy mặt không?:D
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trích sử: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Nxb QĐND, H. 2004.

Các cụ ngẫm lý do và hoàn cảnh cuộc chiến nhé.


....Ngay sau ngày quân và dân ta giải phóng miền Nam (30-4-1975), Pôn Pốt đã đưa quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc (3-5-l975), Thổ Chu (10-5-1975). Từ cuối năm 1975, đầu 1976, quân Pôn Pốt liên tiếp xâm phạm biên giới Việt Nam có hệ thống và quy mô ngày càng lớn. Tháng 3 năm 1977, Pôn Pốt cho quân lấn sâu vào nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam trên tuyến biên giới dài gần 100 kilômét, từ Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đến Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Lính Pôn Pốt gài chông, mìn, lựu đạn, bắt trâu bò, cướp dụng cụ sản xuất và tàn sát nhân dân ta. Đặc biệt nghiêm trọng là đêm 30 tháng 4 năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari huy động lực lượng cỡ 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh cùng lực lượng địa phương hai tỉnh Tàkeo, Kanđan bất ngờ mở cuộc tiến công vào hầu hết các đồn công an nhân dân vũ trang Việt Nam dọc biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương thuộc tỉnh An Giang, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Từ đây, số vụ gây chiến tranh xâm lược của quân đội Pôn Pốt trên toàn tuyến biên giới (.025) Tây Nam nước ta ngày càng tăng, từ 174 vụ năm 1975 và 254 vụ năm 1976, tăng lên 1.150 vụ năm 1977 và đến tháng 10 năm 1978 lên tới 4.820 vụ. Chúng đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, hàng nghìn trâu, bò bị giết, hàng vạn héc ta ruộng bị bỏ hoang, đặc biệt là giết hại hàng vạn dân thường, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em.

Hành động của quân Pôn Pốt không còn mang tính chất là những vụ xung đột quân sự vi phạm biên giới quy mô nhỏ, lẻ, mà đã phát triển thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Cuối tháng 12 năm 1978, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tập trung 19 sư đoàn áp sát biên giới Campuchia - Việt Nam. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Trước tình hình đó, Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương ra lệnh cho các đơn vị bộ dội ta tổng phản công, tiến công trên toàn tuyến biên giới, quyết tâm tiêu diệt quân địch, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam; đồng thời sẵn sàng các phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy, đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
775
Động cơ
448,728 Mã lực
Trích sử: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Nxb QĐND, H. 2004.

Các cụ ngẫm lý do và hoàn cảnh cuộc chiến nhé.


....Ngay sau ngày quân và dân ta giải phóng miền Nam (30-4-1975), Pôn Pốt đã đưa quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc (3-5-l975), Thổ Chu (10-5-1975). Từ cuối năm 1975, đầu 1976, quân Pôn Pốt liên tiếp xâm phạm biên giới Việt Nam có hệ thống và quy mô ngày càng lớn. Tháng 3 năm 1977, Pôn Pốt cho quân lấn sâu vào nhiều nơi thuộc lãnh thổ Việt Nam trên tuyến biên giới dài gần 100 kilômét, từ Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đến Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Lính Pôn Pốt gài chông, mìn, lựu đạn, bắt trâu bò, cướp dụng cụ sản xuất và tàn sát nhân dân ta. Đặc biệt nghiêm trọng là đêm 30 tháng 4 năm 1977, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari huy động lực lượng cỡ 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh cùng lực lượng địa phương hai tỉnh Tàkeo, Kanđan bất ngờ mở cuộc tiến công vào hầu hết các đồn công an nhân dân vũ trang Việt Nam dọc biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương thuộc tỉnh An Giang, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. Từ đây, số vụ gây chiến tranh xâm lược của quân đội Pôn Pốt trên toàn tuyến biên giới (.025) Tây Nam nước ta ngày càng tăng, từ 174 vụ năm 1975 và 254 vụ năm 1976, tăng lên 1.150 vụ năm 1977 và đến tháng 10 năm 1978 lên tới 4.820 vụ. Chúng đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, hàng nghìn trâu, bò bị giết, hàng vạn héc ta ruộng bị bỏ hoang, đặc biệt là giết hại hàng vạn dân thường, trong đó phần lớn là cụ già, phụ nữ và trẻ em.

Hành động của quân Pôn Pốt không còn mang tính chất là những vụ xung đột quân sự vi phạm biên giới quy mô nhỏ, lẻ, mà đã phát triển thành một cuộc chiến tranh xâm lược. Cuối tháng 12 năm 1978, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari tập trung 19 sư đoàn áp sát biên giới Campuchia - Việt Nam. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Trước tình hình đó, Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương ra lệnh cho các đơn vị bộ dội ta tổng phản công, tiến công trên toàn tuyến biên giới, quyết tâm tiêu diệt quân địch, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam; đồng thời sẵn sàng các phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy, đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân.
Cụ Pain, theo cháu biết thì vì chiến tranh BGTN mà mình bị quốc tế lên án...Nhưng cháu thắc mắc là hồi đó sao công tác truyền thông mình có đưa những thông tin này ra quốc tế không? Nếu có tại sao mình vẫn bị lên án?

Tượng Phật ở Thái và Cam đều 4 mặt hết cụ ạ.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Ý của cụ Pain hỏi tượng có mấy mặt là thâm ý hơi sâu đấy ! :D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Vấn đề là tiếng nói của 1 nuớc nhỏ lại là cs không đủ át đuợc tiếng nói của các loại truyền thông thù địch
Thực tế sau này khi cpc cảm ơn vn thì chả thấy thằng nài dám đưa lên chả kẽ lại biết nguợng chăng
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Pain, theo cháu biết thì vì chiến tranh BGTN mà mình bị quốc tế lên án...Nhưng cháu thắc mắc là hồi đó sao công tác truyền thông mình có đưa những thông tin này ra quốc tế không? Nếu có tại sao mình vẫn bị lên án?

Tượng Phật ở Thái và Cam đều 4 mặt hết cụ ạ.
Dạ đúng cụ ạ. VN bị lên án do mấy ông lớn ( thủ phạm giật dây) ngồi trong ghê HĐBA LHQ, họ lợi dụng vị thế nước lớn để thực hiện mưu đồ riêng. Nhưng lịch sử đã được phán xét, phiên tòa xử tội ác Khmer Đỏ là câu trả lời cho câu hỏi: Mục đích cuộc chiến là gì? Đúng , sai của cuộc chiến. Và đây cũng là sự công nhận của quốc tế về tính chất cuộc chiến, ghi nhận hy sinh mất mát của quân và dân VN ta, cho dù muộn.

Vụ tượng 4 mặt thì....nói rõ bản chất mà:D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
các thế lực ngoài còn đang nói thế này cơ mà =)) cái tông nhân chúng nó
BBC:
Người phó của ông Pol Pot vừa nói trước tòa án rằng Khmer Đỏ không phải là “những kẻ xấu” và đổ lỗi cho nước láng giếng Việt Nam về cái chết của người Campuchia dưới chế độ theo chủ nghĩa Mao-it.
Ông Nuon Chea đưa ra ý kiến này ​​ở phiên xét xử ông ta về tội diệt chủng tại một tòa án Liên Hợp Quốc ở thủ đô Phnom Penh.

Đây là lần đầu tiên ông phải đối mặt với câu hỏi về vai trò của ông trong chế độ cầm quyền kéo dài bốn năm khiến hai triệu người Campuchia bị giết hại.

Phiên xử ông bắt đầu từ tháng trước – và là người thứ hai phải ra toà.

Ông Nuon Chea bị xử cùng với ông Khieu Samphan, cựu lãnh tụ nhà nước Khmer Đỏ, và ông Ieng Sary, cựu Bộ trưởng Ngoại giao của nhà nước này.

Cả ba người đếu phủ nhận các lời buộc tội.

"Tôi không muốn các thế hệ sau hiểu sai về lịch sử," ông Nuon Chea nói với tòa.

"Tôi không muốn họ hiểu lầm rằng Khmer Đỏ là người xấu, là tội phạm. Điều đó không đúng sự thật chút nào."

Ông Nuon Chea, năm nay 85 tuổi, cho biết ông đã cống hiến phục vụ đất nước của ông, và ông nói các vụ giết người dưới thời chế độ Khmer Đỏ đã được thực hiện bởi các thành viên xấu và bởi người Việt.

"Những tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người không phải do người Campuchia thực hiện," ông nói. "Đó là người Việt đã giết hại người Campuchia."

Ông cũng nói với tòa án lúc ban đầu ông tham gia phong trào kháng chiến mà sau này trở thành chế độ Khmer Đỏ vì ông đã chán ghét cách các chính quyền thuộc địa Pháp và các chủ đất giàu có đã đối xử với người dân Campuchia như nô lệ.

Vụ án xét xử ba người này được chia thành một số vụ xử nhỏ hơn, vì lo ngại các bị cáo cao tuổi có thể chết trước khi hoàn thành các thủ tục tố tụng.

Phiên xét xử nhỏ đầu tiên tập trung vào việc cưỡng bức dân đô thị về vùng nông thôn, nơi nhiều cư dân thành phố đã chết vì đói và làm việc quá sức, và các tội ác liên quan đến tội chống lại nhân loại.

Ông Khieu Samphan cũng sẽ phải ra phát biểu trước tòa còn ông Ieng Sary đã từ chối không chịu ra làm chứng.

Vợ của ông, một cựu Bộ trưởng bộ Xã hội thời Khmer Đỏ, bà Ieng Thirith, sẽ ra hầu tòa cũng với ba người này, nhưng đã được miễn với lý do các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Vụ xét xử đầu tiên được tòa án Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là vụ xử ông Duch, một cựu quản ngục thời Khmer Rouge, người đã giám sát việc tra tấn và hành quyết hàng ngàn tù nhân tại nhà tù Tuol Sleng.

Ông này bị kết án tội ác chống lại nhân loại vào năm ngoái.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Chúng tôi: nhân chứng Tuol Sleng
Kỳ 1: Những thước phim bằng chứng
TT - Ngày 7-1-1979, Campuchia giải phóng. Nhà báo Đinh Phong cùng các nhà báo VN có mặt ở Phnom Penh và nhà tù Tuol Sleng. Ông là một trong những nhà báo VN đầu tiên vào Tuol Sleng để thực hiện những thước phim về tội ác của Pol Pot tại nhà tù này.

Tháng 2-2009, phiên tòa xét xử tội ác Khơme Đỏ bắt đầu mở ra. Nhà báo Đinh Phong cùng đồng nghiệp được mời trở lại nơi mình đã ghi những thước phim quý được sử dụng làm bằng chứng của tội ác Khơme Đỏ. Trở lại “cánh đồng chết”, ông gặp lại những con người - nhân chứng của Tuol Sleng.


Hai anh em Norng Chan Phal (trái) và Norng Chan Li được bộ đội tình nguyện VN phát hiện còn sống tại nhà tù Tuol Sleng tháng 1-1979. - Ảnh tư liệu của HTV

Nhà báo Đinh Phong (trái), nhà quay phim Hồ Văn Tây (phải) và ba cha con Norng Chan Phal trước Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng tháng 2-2009 - Ảnh tư liệu N.C.T.

Chúng tôi trở lại Campuchia vào tháng 2-2009, khi Tòa án đặc biệt của Campuchia mở phiên tòa thẩm vấn Duch (tên thật là Kaing Guek Eav) - nguyên lãnh đạo nhà tù Tuol Sleng thời Pol Pot cầm quyền ở Campuchia (1975-1979). Chúng tôi đã nhiều lần trở lại Campuchia sau năm 1979, song lần này là lần đặc biệt nhất, bởi chúng tôi đến đó để làm một việc liên quan đến câu chuyện của “cánh đồng chết” 30 năm trước: làm nhân chứng của những thước phim lịch sử.


Các em bé Campuchia được bộ đội tình nguyện VN và bộ đội Campuchia cứu khỏi nhà tù Tuol Sleng tháng 1-1979 - Ảnh tư liệu của HTV
Gặp lại 30 năm

Điều làm chúng tôi xúc động là khi vừa bước xuống xe ở Phnom Penh đã gặp ngay một trong bốn em bé đã được bộ đội tình nguyện VN và bộ đội Campuchia cứu sống từ nhà tù Tuol Sleng đầu tháng 1-1979. Đó là Norng Chan Phal - em bé lớn tuổi nhất trong bốn em còn sống khi chúng tôi vào Tuol Sleng. Đã 30 năm qua song tôi vẫn cứ nhớ mãi hình ảnh căn bếp chật hẹp ở nhà tù Tuol Sleng ngày ấy khi chúng tôi vào, giữa đống quần áo cũ là bốn đứa trẻ từ 5-9 tuổi trên người không có mảnh áo quần, cọ quậy rất yếu như đám chuột con thoi thóp. Các bé bị muỗi đốt, toàn thân tím bầm và đói lả. Gần đó một em bé chừng 2-3 tuổi bị muỗi đốt đầy mình đã chết lạnh ngắt, thi thể em nằm bên cạnh các luống rau đã trụi lá.

Bây giờ gặp lại Phal, chúng tôi mừng vô hạn. Phal cùng hai con nhỏ đứng đợi chúng tôi ở cổng Trung tâm Tư liệu Campuchia. Em đề nghị tôi đưa em trở lại nhà tù Tuol Sleng, giúp em tìm lại dấu vết ngày nào, đặc biệt là tìm hình ảnh của cha mẹ em đã bị Duch giết hại. Dù đã 30 năm đi qua từ khi chế độ Pol Pot sụp đổ vào ngày 7-1-1979, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đến nay vết thương “cánh đồng chết” vẫn còn đau đáu trong nhiều người dân xứ chùa tháp như em.

Tòa án đặc biệt quyết định đưa Duch ra thẩm vấn ngày 17 và 18-2-2009. Duch là một trong những lãnh đạo của chế độ diệt chủng cùng với Pol Pot, Ta Mok, Son Sen… (đã chết) và Khieu Samphan, Ieng Sary… (đang bị giam tại Phnom Penh). Để việc xét xử theo đúng luật pháp, tòa án đã chuẩn bị các bằng chứng và kêu gọi những người đã bị chế độ Pol Pot hành hạ trước đây ra làm nhân chứng.

Đã ba thập niên trôi qua, một số người cầm đầu chế độ Pol Pot đã chết, nhiều nạn nhân của nạn diệt chủng cũng đã qua đời, những người còn sống thì đang sống vất vả khắp đất nước vì chưa có chính sách đền bù thỏa đáng do chưa có phán quyết của tòa án. Họ thiếu thông tin nên không biết việc tòa án đặc biệt kêu gọi ra làm nhân chứng, chỉ có ít người biết tin nộp đơn làm chứng thì lại chậm trễ hoặc ít hiểu biết pháp luật.

Bằng chứng cụ thể mà tòa án đưa ra là những thước phim do chúng tôi - những phóng viên VN - ghi được khi cùng bộ đội tình nguyện VN tiến vào giải phóng Phnom Penh và đến nhà tù Tuol Sleng. Với sự giúp đỡ của Đài truyền hình TP.HCM, tòa án đã có được những thước phim ghi tội ác của lực lượng Pol Pot gây ra ở nhà tù Tuol Sleng, ở các “cánh đồng chết” trên khắp các tỉnh thành Campuchia, những hình ảnh và phát biểu của nhiều nạn nhân chế độ Pol Pot.

Những thước phim nhựa 16 ly đen trắng do Đài truyền hình TP.HCM cung cấp là bằng chứng rõ ràng và sinh động nhất về nhà tù Tuol Sleng mà chúng tôi ghi được, vì sau đó nhà tù được dọn dẹp sạch sẽ do các xác chết bị thối rữa, tan rã.

Cuộc họp báo


Từ trái sang: nhà quay phim Hồ Văn Tây, người phiên dịch và nhà báo Đinh Phong tại cuộc họp báo ở Phnom Penh ngày 16-2-2009

Tòa án quyết định trưng ra trước tòa, trước mặt Duch, những thước phim do chúng tôi thực hiện ở nhà tù Tuol Sleng. Để đề phòng những người bào chữa cho Pol Pot và Duch có thể phản bác về tính xác thực của những thước phim này, tòa án phải xác nhận những thước phim đó là sự thật, do ai thực hiện vào ngày tháng nào. Trung tâm Tư liệu Campuchia đề nghị chúng tôi - những người thực hiện các thước phim này - đến Phnom Penh để xác nhận đó là những thước phim đã ghi được từ tháng 1-1979 tại nhà tù Tuol Sleng.

Thông qua Tổng lãnh sự Campuchia tại TP.HCM, trung tâm đã gửi thư mời tôi và anh Hồ Văn Tây đến Phnom Penh. Những người thực hiện cuốn phim tài liệu về nhà tù Tuol Sleng và tội ác diệt chủng của Pol Pot trên đất Campuchia ngày đó gồm có đạo diễn Phạm Khắc, tôi (biên kịch) và các nhà quay phim Hồ Văn Tây, Lê Trí, Đồng Anh Quốc, Lê Hồng Tuyết, Thái Thiện Tài, Hoàng Kha Khâm… Một số người đã mất, một số người đang bận công tác, tôi và nhà quay phim Hồ Văn Tây được mời đến Phnom Penh.

Sáng 16-2, tôi, anh Hồ Văn Tây và Norng Chan Phal được Câu lạc bộ báo chí Campuchia mời dự cuộc họp báo trước hàng trăm phóng viên Campuchia và phóng viên nước ngoài. Với tư cách là một trong những nhà báo đầu tiên cùng các bạn đồng nghiệp VN xô cửa nhà tù Tuol Sleng vào để ghi hình, chúng tôi đã kể lại diễn biến của cuộc ghi hình hôm đó và nhiều nơi khác trên đất Campuchia. Những tư liệu chúng tôi ghi được đã phát sóng trong tháng 1-1979 trên Đài truyền hình TP.HCM, Đài truyền hình VN và cung cấp để phát sóng trên một số đài quốc tế. Chúng tôi đã trả lời hàng loạt câu hỏi của các nhà báo về sự thật chi tiết, về cảm xúc của chúng tôi ngày đó tại phòng họp báo và tại khách sạn…

Là những người làm phim VN đến Phnom Penh tháng 1-1979, chúng tôi xác nhận với báo chí: những thước phim trưng ra tại tòa án vào ngày 17 và 18-2-2009 là sự thật về tội ác của lực lượng Pol Pot tại nhà tù Tuol Sleng do chúng tôi thực hiện tháng 1-1979. Chúng tôi đã gặp nhà báo Seth Mydans - phóng viên báo New York Times thường trú tại Bangkok, từng là người lính Mỹ ở chiến trường Củ Chi. Ông cho biết sẽ đưa các phát biểu của chúng tôi đến các bạn đọc Mỹ.

Những thước phim đó cũng là những câu chuyện đau đáu của chúng tôi trong 30 năm qua về nỗi đau của những con người còn sót lại sau khi bị chế độ Pol Pot tận diệt đến xương tủy.

ĐINH PHONG
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top