[Funland] Bí ẩn vụ tai nạn thảm khốc nhất Việt Nam

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Đoàn tàu dài, toa xe khối lượng lớn cụ ạ, lại chạy nhanh nữa thì động năng rất lớn, nên khó dừng tàu. Đâu có như xe hwoi đời mới của các cụ :)


Đường sắt HN - Thái nguyên cháu thấy tà vẹt bằng gỗ mà, ông bô cháu nói gỗ ấy được ngâm tẩm trong dầu và đóng đinh vào cho chắc. Cháu đã từng đi bộ dọc đường sắt để đi học mà. Lạy hồn cả ngày chỉ có 2, 3 chuyến tàu mà k0 phải giờ đi học.:)

Các cụ cứ cãi nhau cái chỗ 200km/h ấy làm gì. Câu ấy là do 1 ông người nhà nạn nhân dự đoán thôi

Hơ hơ, để rồi khi cụ lên giám đốc ĐSVN thì cụ làm nhể

Hơ hơ, năm 1984 nhà cháu đi tàu từ Yên Viên - Yên Bái hết cả đêm luôn; mà tàu chật kinh khủng, phải trèo cửa sổ mới lên được tàu. Cả đoàn >30 anh chị em đi thì tứ tán ra mấy toa. Đến Yên bái xuống tàu, có hai cô bị mất hết đồ đạc, phải mặc quần áo của các bạn khác. (Hồi ấy mua bộ quần áo cũng khó, vừa k0 có xiền, vừa k0 có hàng):):):)

Cụ nhầm to năm 1975 cháu đã nhìn thấy cái xe chở cá đông lạnh từ dưới biển lên bán cá ướp lạnh (cá + đá cục) cho các khu CN rồi cụ ợ. Nhặt được cục đá ấy xoa vào mặt, toàn mùi cá tanh khiếp:)):))
Trước thời Pháp thì các tà vẹt nghe nói là làm từ thông chỉ đầu. Gỗ này nó chống được mối mọt chay tàu lại rất êm vì gỗ có độ dẻo và độ xốp nhất định để hấp thụ lực. Sau này có cả tà vẹt thép vì gỗ này ngày càng khan hiếm. Nguyên lý tính lực nén là Kg/cm2, khi làm tà vẹt kiểu mới, diện tích bề mặt giảm 1/3 nên đòi hỏi nền đường phải cứng hơn. Hơn nữa, sắt có độ dẻo nhất định nên tà vẹt kiểu mới hay bị uốn bị vặn làm cho chạy tàu không an toàn do bị rung lắc. Chả biết cái tối kiến của thằng TS dở hơi đó tiết kiệm được bao nhiêu be tông nhưng lại phải gia cố nền đường tốn kém hơn rất nhiều.
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,776 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Thưa với các cụ đoạn đường sắt trước khi vào cua Bàu Cá này(hướng từ Bắc vào Nam) có một con dốc rất dài và dốc,có một con đường lánh nạn ở đó.nguyên tắc trước khi vào cua đó có một nhân viên đs ra lệnh cho tàu dừng lại,tàu phanh lại thì cho chạy tiếp không thì bẻ nghi cho tàu lên đường lánh nạn,mà không hiểu tại sao lại xảy ra tai nạn thảm khốc vậy.Năm 89 em vào chỉ đc nghe nói về tai nạn đó qua lời kể lại.Còn em đc chứng kiến một đoàn tàu hàng vượt qua cả đường lánh nạn lao xuống dưới ngập cả đầu máy ,bên dưới có hai người đang đi thồ củi,làm em ám ảnh mất mấy năm không dám đi tàu từ Mương Mán vào SG.
Em xin sửa đoạn này:"Nguyên tắc khi xuống hết dốc tàu phải dừng lại được, sau đó nhân viên đs bẻ ghi cho tàu chạy tiếp, nếu không thì tàu sẽ chạy vào đường lánh nạn".
Cụ nào đi tàu TN Bắc vào nam để ý xem: Tàu đổ hết đèo Hải Vân, đến cửa hầm cuối cùng là dừng lại, hú còi chờ ghi mở vào chính tuyến, nếu không thấy động tác này thì các cụ gọi ai 3 lần thì gọi cho nhanh!
Ghi vào đường lánh nạn đóng thường xuyên, cụ à!
Nhân đây nói về đường lánh nạn trên đèo đường bộ: Nhiều cụ thấy lối vào đường lánh nạn rộng, vắng, vậy là ung dung dừng xe nghỉ ngơi thư giãn! Tuyệt đối cấm à nha !
 

tudi2007

Xe buýt
Biển số
OF-160912
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
609
Động cơ
353,388 Mã lực
Em xin sửa đoạn này:"Nguyên tắc khi xuống hết dốc tàu phải dừng lại được, sau đó nhân viên đs bẻ ghi cho tàu chạy tiếp, nếu không thì tàu sẽ chạy vào đường lánh nạn".
!
Xuống hết dốc mới thử phanh thì còn tác dụng gì nữa hử cụ?
 

vietp910i

Xe tải
Biển số
OF-8018
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
275
Động cơ
539,725 Mã lực
vụ tai nạn thật khảm khốc, còn hơn một trăm người vô danh thật thương xót.
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,776 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Xuống hết dốc mới thử phanh thì còn tác dụng gì nữa hử cụ?
Phải phanh trước để bảo đảm hết dốc tàu vẫn làm chủ được tốc độ = dừng được cuối dốc, cụ à! Đây không phải là thử hãm, việc thử hãm làm ở các ga lớn trước đó như Hà Nội, Vinh, Huế!
Có thể thông tin của em hơi lạc hậu, kính cụ xem thêm: http://trainvnblog.mlblogs.com/2015/11/23/lanh-gay-tren-ban-lai-qua-cung-deo-hai-van/
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thời 198x thì việc ngồi trên nóc toa là quá bình thường. Nên mốt số cầu đường sắt làm thấp như ầu đường sắt gì gì đó giữa đoạn Hà nội - Vĩnh yên là nơi tiễn bao nhiêu chú bộ đội HVKTQS
1985 em đi tàu từ Thanh Hóa ra Ninh bình 60km mất đúng 6h
Cầu Hương canh
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,999
Động cơ
457,359 Mã lực
Phải phanh trước để bảo đảm hết dốc tàu vẫn làm chủ được tốc độ = dừng được cuối dốc, cụ à! Đây không phải là thử hãm, việc thử hãm làm ở các ga lớn trước đó như Hà Nội, Vinh, Huế!
Có thể thông tin của em hơi lạc hậu, kính cụ xem thêm: http://trainvnblog.mlblogs.com/2015/11/23/lanh-gay-tren-ban-lai-qua-cung-deo-hai-van/

Việc dừng tàu trước khi xuống dốc là cần thiết, các lái xe ô tô tải trở nặng trước khi đổ đèo đều cho xe dừng lại kiểm tra xe và phanh là vì thế. Tuy nhiên dốc Bàu Cá rất dài và nguy hiểm nên việc phanh hãm tàu ở cuối dốc và có thêm đường lánh nạn đề phòng tàu tăng tốc quá lớn không thể kiểm soát dẫn đến tai nạn cũng là điều cần thiết, nên các cụ đều đúng cả, nhà cháu ba phải.

Vụ tai nạn tàu năm 1982 ngoài lý do tàu bị mất phanh còn có thể có nhiều lý do khác, như việc lái tàu ngủ quên và có thể chưa có đường lánh nạn...
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Nói về mặt tâm linh - Nói thực là lãnh đạo ngành đường sắt hiện nay nên cải tạo nghĩa trang và xây dựng mộ phần tri ân cho những người vô danh được cảm thấy an ủi và siêu thoát.
Biết đâu ngành đường sắt sẽ phát triển tốt hơn ...
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,696
Động cơ
588,921 Mã lực
Tính đi tính lại thế mà em cũng làm trong ngành ĐS này được gần 15 năm. Sức chịu đựng cũng tôts phết
 
Biển số
OF-355609
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
584
Động cơ
266,940 Mã lực
Tôi lặng lẽ đi giữa hàng bia nhỏ. Trời nắng gắt. Không một bóng người. Dừng lại trước một ngôi mộ khá to, tôi chợt lặng người khi đọc những dòng chữ trên bia: "Phần mộ - trong 2 ngôi mộ này có phần mộ mẹ chúng tôi. Phần mộ còn lại nếu có thân nhân xin liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu. Liên lạc số điện thoại . . . . Cám ơn".Nghĩa trang ĐS 17.3.1982Có lẽ đây là ngôi mộ duy nhất trong nghĩa trang này được có nấm mồ. Gần 100 mộ khác chi có một tấm bia nhỏ đứng trơ trọi trên mảnh đất trống hững hờ với tháng năm.

Dòng chữ trên bia của ngôi mộ lớn và gần 100 tấm bia nhỏ với nội dung giống nhau : mộ VD (vô danh) đã làm cho chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì tấm biển trước cổng ghi rõ đây là Nghĩa trang Đường Sắt.





Bên trong nghĩa trang. Những ngôi mộ không nấm mồ. Nếu không có hàng bia do ông Hoạt cắm thì đây chỉ là bãi đất hoang.

Một phụ nữ từ ngoài đi vào thẳng đến bàn thiên giữa nghĩa trang. Chị lấy trái cây sắp lên, đốt nhang đèn và khấn vái. Cử chỉ của chị hết sức thành kính. Đưa nén nhang lên cao miệng chị lẩm bẩm khấn vái và cuối cùng chị bái tạ.

Cúng xong, chị lấy một ít hoa, trái và nhang đến một khoảng mộ vô danh theo hướng thẳng từ ngoài cổng đi vào. Chị sụp xuống bày biện và đốt nhang. Làn khói hương bay lên cao giữa nắng gắt buổi trưa dường như có một vẻ gì rất tâm linh rất huyền thoại.




Ngoài những mộ vô danh, có những mộ có tên được khắc bia (mũi tên).

Tôi đến gần chị. Chị vẫn ngồi lặng lẽ. Nén nhang đã vơi đi một nửa, chị vẫn ngồi. Cây nhang đang tỏa khói. Đầu chị hơi gục xuống và mái tóc đã che mất gương mặt. Tôi lặng yên không dám khuấy động giây phút thiêng liêng của người phụ nữ này.

"Anh tìm mộ ai trong nghĩa trang này ?". Giật mình nhìn quanh quất. Vẫn không có ai ngoài tôi và chị. Thì ra chị hỏi tôi. "Không chị ạ. Tôi không có thân nhân nằm ở đây. Tôi chỉ vào thăm vì tình cờ thôi . . ."

Tôi cũng bày tỏ với chị những thắc mắc mà chưa được ai giải đáp. Chị chỉ về hướng cuối nghĩa trang, nơi có bóng cây râm mát. Mình lại chỗ kia nói chuyện đi.

Chị là chị Trần Thị Cẩm đã ngoài 50 tuổi ngụ tại quận Phú Nhuận (TP.HCM). Nhờ chị, chúng tôi mới biết được lại lịch của nghĩa trang này. Thì ra đây không phải là nghĩa trang dành cho những người công tác trong ngành đường sắt mà là nơi chôn cất nạn nhân vô thừa nhận trong vụ lật tàu ngày 17/3/1982.

Chị Cẩm có thân nhân chết trong tại nạn này. Theo lời chị, anh Hai của chị cùng người vợ đang mang thai 5 tháng đi trên chuyến tàu này mãi mãi không về. Ngày xảy ra tại nạn, gia đình chị ở xa không biết đến khi biết thì quá muộn không xác định được ngôi mộ nào là của anh chị mình.





Chị Cẩm cúng anh chị mình theo tâm linh mách bảo

Bởi thế, có một lần chị khấn vái: "tính từ cổng vào anh chị nằm ở hàng mộ nào cho em biết". Chị cầm nén nhang đi khắp nghĩa trang qua nhiều hàng mộ. Đến hàng thứ 3 khoảng giữa nhìn thẳng ra cổng bất chợt nén nhang trên tay phụt lên lửa ngọn. Chị dừng lại cắm nhang xuống ngay ngôi mộ đó và khấn nếu đúng là anh chị thì tàn nhang không rơi mà khoanh tròn lại.
Chị Cẩm cho biết, lúc này gió mạnh. Nhang vẫn cháy và tàn nhang không rơi mà tạo thành một khoanh tròn kết hợp với thân nhang giống như hình chữ P. Mà P là Phương là tên anh của chị.

Nói là vậy - chị Cẩm tiếp lời - vì thương anh chị quá nên mình làm thế cũng không lấy gì làm chắc chắn. Dẫu sao thì mình cũng có chút niềm tin, anh chị và cháu mình mãi mãi nằm ở nơi đây . . .

Tai nạn thảm khốc năm 1982Tai nạn lật tàu ngày 17/3/1982 là một thảm họa đường sắt lớn chưa từng có. Hàng trăm người chết và bị thương. Mình không biết con số nạn nhân cụ thể nhưng chỉ biết tại nghĩa trang này có 113 ngôi mộ chôn các thi thể vô thừa nhận, không xác nhận được nhân thân. Chị Cẩm kể cho chúng tôi nghe. . .





Cổng nghĩa trang trong những năm bỏ hoang (ảnh bạn đọc cung cấp)

Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng. Từ ngoài cổng, 4 người thợ xây và một cụ già đang đi vào. Chị Cẩm nở nụ cười : "chú Hoạt, cháu là Cẩm nè ". Ông cụ đi về hướng chúng tôi. Chị Cẩm giới thiệu, chú Nguyễn Kim Hoạt, người dân địa phương đã góp rất nhiều công trong việc gìn giữ nghĩa trang này.

Chúng tôi hỏi thăm cụ về tình hình nghĩa trang, ông Hoạt cho biết, tai nạn xảy ra vào lúc 5g sáng ngày 17/3/1982 tại Km 1668+400 nơi cua chữ C gần ga Bàu Cá (trước thuộc xã Hưng Thịnh, này là xã Tây Hòa, H. Trảng Bom - Đồng Nai).





Nghĩa trang chỉ là bãi cỏ um tùm

Tôi không có mặt lúc xảy ra tai nạn. Năm đó tôi gần 50 tuổi được chính quyền địa phương huy động tham gia công tác khắc phục hậu quả. Khi tôi đến nơi, một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra trước mắt. Nhiều toa tàu lật nghiêng ngả. Có toa văng ra xa. Đầu máy văng lên gò đất cao cách đường ray vài chục mét.

Tai hiện trường người chết nằm la liệt. Có những thi thể không nguyên vẹn nằm chen trong các đống hàng hóa. Chúng tôi được lệnh thu gom xác dồn về một phía.

Đến chiều nhóm người chúng tôi được điều động đến khu đất cách nơi xảy ra tai nạn không bao xa để đào 200 huyệt mộ.

Người đông, chúng tôi đào tới chiều thì hoàn tất. Thi thể những người xấu số được chôn xuống đó nhưng chỉ được hơn 100 huyệt. Số còn lại thừa ra chúng tôi lấp lại.

Trong đời tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng chôn người chết thê thảm đến thế. Hơn một trăm người, mỗi người nằm trong chiếc quan tài bằng gỗ cao su được bỏ xuống lấp vội. Không một tiếng khóc. Không một một bát nhang. Không một câu kinh, tiếng kệ, tiếng kèn, tiếng trống đưa hồn người chết tiêu diêu.

Người chết được lấp đất, đắp lên một nấm mộ sơ sài và cắm một cọc gỗ ghi số thứ tự. Khi người cuối cùng được lấp đất thì gần nửa đêm.





và tường rào xiêu vẹo

Sau đó, ngành đường sắt xây một hàng rào bao quanh đồng thời làm bia cho những người có tên mà không có địa chỉ và đến đây thì xem như xong việc.

Là người chứng kiến cảnh tượng đau lòng tôi thường xuyên huy động bà con anh em trong địa phương tham gia vào việc gìn giữ nghĩa trang này. Hàng năm, cứ đến tháng 10 giáo xứ Lộc Hòa tổ chức dọn cỏ phát quang nghĩa trang để đến tháng 11 tổ chức lễ linh hồn theo nghi thức Công giáo.

10 năm gần đây, việc phát quang không được tiếp tục. Cây cối cỏ hoang mọc đầy. Bên trong, những nấm mồ hoang lạnh đã bị lạn thành đất bằng và những cọc gỗ ghi thứ tự theo thời gian năm tháng đã không còn.

Đến năm 2013, sau khi biết có nhiều người ghé qua nghĩa trang không vào bên trong được do cỏ cây phủ dày tôi đã kêu gọi bà con tại địa phương cùng góp công phát hoang. Cỏ được đốt và cắt bỏ cây trả lại cho nghĩa trang một bãi đất trống đầy thảm hại.

Dấu vết của hơn 100 người nằm lại nơi đây đã không còn. Tôi đành đi vận động các nơi làm hơn một trăm tấm bia bằng xi măng. Nhờ có tham gia chôn cất đồng thời căn cứ vào vài chi tiết còn sót lại, tôi cắm bia. Mỗi huyệt là một bia và như thế đến nay, còn lại hơn 90 huyệt. Song song với cắm bia, chúng tôi cho làm thêm trên cổng hàng chữ "nghĩa trang ĐS 17.3.1982"

Công việc chúng tôi làm hoàn toàn thiện nguyện. Đến ngày 10/10/2015, một đoàn cán bộ thuộc Tổng Công Ty đường sắt đã về đây để cầu siêu cho các vong linh đã khuất . . .

Lần đầu tiên sau 33 năm lãng quên, ngành đường sắt bỗng dưng nhớ đến những người xấu số. Âu đây cũng là chút ân sùng duy nhất còn sót lại dành cho người đã khuất.


5g sáng ngày 17/3/1982, đoàn tàu mang số hiệu 183 xuất phát từ ga Nha Trang đến Km 1668+400 (gần ga Bàu Cá H. Trảng Bom, Đồng Nai) đã bị lật. 10 trong số 13 toa xe đã văng ra khỏi đường ray. Riêng đầu máy văng lên một gò đất cao cách đường ray vài chục mét. Lái tàu Đậu Trường Tỏa, phụ lái Phạm Duy Hanh, nhân viên thực tập Trần Giao Chi và hàng chục nhân viên theo tàu thương vong. Số hành khách bị chết lên đến hơn 200 người. Số nạn nhân tìm thấy danh tính và có người nhà nhận diện được đưa về nhà. Còn lại 113 người vô thừa nhận được an táng tại nghĩa trang ĐS.

Theo anh Lý Thoại Phương (53 tuổi ngụ Gò Vấp) có mẹ chết trong tai nạn nạn lật tàu cho biết, khi vào nhận tiền bồi thường 3000đ/người tại văn phòng phía nam Tổng Cục Đường sắt trên đường Hàm Nghi (Q.1 TP.HCM) vào ngày 25/3/1982, nguyên nhân tai nạn được các giới chức đường sắt xác nhận là mất thắng. Do sự cố này đã làm cho tàu tăng tốc có thể lên đến 200km/g nên khi đến cua chữ C gần ga Bàu Cá thì xảy ra tại nạn.

Hiện đến nay, sau 33 năm vẫn chưa có một thông tin chính thức nào về sự cố này được công bố.
Trần Chánh Nghĩa(còn tiếp)


Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/277513/bi-an-tai-nan-tham-khoc-nhat-lich-su-duo-ng-sa-t-vie-t-nam.html


Em mới hóng đc thông tin này trên voz nên forward sang cho các cụ biết và những cụ ofer nhiều tuổi và hiểu biết chắc sẽ đưa ra những phân tích hợp lý về nguyên nhân vụ này. Em ko ngờ ở Việt Nam mình đã từng xảy ra vụ tai nạn thảm khốc đến như vậy và đau lòng hơn là còn bao nhiêu người đã mất mà vẫn chưa đc về với người thân và gia đình. Số phận con người thật là mong manh quá, hệ thống thông tin kém phát triển cũng khiến tăng nguy cơ rủi ro khi tham gia giao thông rất nhiều :(
Thắp một nén hương cho những người đã khuất và hy vọng sớm có người thân biết thông tin đến đưa những nạn nhân về với gia đình :(


Em xin up link phần 2 của bài báo
http://www.otofun.net/threads/bi-an-vu-tai-nan-tham-khoc-nhat-viet-nam.972059/page-5
Hoặc link gốc: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/277792/ngoi-mo-ky-la-trong-tai-nan-tham-khoc-nhat-lich-su-duong-sat.html
lần đầu tiên em biết. thank cụ chủ
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
113 con người - 113 bia mộ.
Họ cũng phải là những người có thân nhân , có gia đình chứ nhỉ ?
Nhìn những bức ảnh này sao em cảm thấy Ngành Đường Sắt vô tâm đến vậy?
Có thể là nhiều năm đã qua .
Có thể là các lãnh đạo ngành , nhân viên ngành không biết đến sự tồn tại của khu nghĩa trang này. z
Nhưng thế hệ đi trước lẽ ra phải xây dựng tử tế , khang trang .
Hàng năm vào ngày thành lập hoặc ngày Tổ của ngành .
Cán bộ công nhân viên nên đến đó để thắp hương cho những người đã khuất.
Ghi nhớ bài học về vụ tai nạn khủng khiếp này, giúp răn dặn bản thân tăng động lực làm việc cẩn thận và tốt hơn.



Ai lại cư xử như vậy ?
Lãnh đạo ngành đường sắt thời kỳ này là Cụ nào các Cụ nhỉ ????


 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Đinh Đức Thiện tháng 2 năm 1980 - tháng 4 năm 1982 Bộ trưởng Bộ Giao Thông
Đồng Sỹ Nguyên tháng 4 năm 1982 - tháng 6 năm 1986


Vụ tai nạn xảy ra vào 17/3/1982 - có nghĩa là Tháng 4/1982 Cụ Đinh Đức Thiện là thôi giữ chức ???

Nhiệm kỳ Bộ trưởng lẽ ra là 4 năm.
Cụ Đinh Đức Thiện chắc vì vụ này mà phải thôi không được giữ chức chăng ?
Có nghĩa là Cụ ấy số cũng Đen đấy.

Cụ Đồng Sỹ Nguyên xử lý vụ này sao đó ...


Còn Cụ nào làm lãnh đạo trực tiếp Ngành Đường sắt em không rõ ???
Các Cụ mở rộng thông tin ...
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Tính đi tính lại thế mà em cũng làm trong ngành ĐS này được gần 15 năm. Sức chịu đựng cũng tôts phết

Nghe Tây đồn Anh # cùng họ Đinh có quan hệ gì đó với cụ cũng họ Đinh trong ngành.

Thế việc Anh # với ngành đường sắt bây giờ ...
Trước bạn em trong ngành đường sắt nó bảo là BGT đì bọn nó - nó nói em không hiểu :D.
Nói tóm lại Cụ trong ngành Cụ hiểu hơn em ?
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
113 con người - 113 bia mộ.
Nhìn những bức ảnh này sao em cảm thấy Ngành Đường Sắt vô tâm đến vậy?
Có thể là nhiều năm đã qua .
Có thể là các lãnh đạo ngành , nhân viên ngành không biết đến sự tồn tại của khu nghĩa trang này. z
Nhưng thế hệ đi trước lẽ ra phải xây dựng tử tế , khang trang .
Hàng năm vào ngày thành lập hoặc ngày Tổ của ngành .
Cán bộ công nhân viên nên đến đó để thắp hương cho những người đã khuất.
Ghi nhớ bài học về vụ tai nạn khủng khiếp này, giúp răn dặn bản thân tăng động lực làm việc cẩn thận và tốt hơn.
Ngành ĐS nghĩ rằng họ đã đền bù cho thân nhân dồi mợ ạ, mỗi người chết đền 3000đ, mợ k0 đọc kỹ à. Đền rồi thì hết trách nhiệm, họ nghĩ thế; còn như cụ nào nói xét nghiệm ADN để trả lại tên cho các bia mộ, chắc là quá tốn kém hoặc chẳng ai nghĩ đến nên chưa làm
 

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,359
Động cơ
351,233 Mã lực
Phải phanh trước để bảo đảm hết dốc tàu vẫn làm chủ được tốc độ = dừng được cuối dốc, cụ à! Đây không phải là thử hãm, việc thử hãm làm ở các ga lớn trước đó như Hà Nội, Vinh, Huế!
Có thể thông tin của em hơi lạc hậu, kính cụ xem thêm: http://trainvnblog.mlblogs.com/2015/11/23/lanh-gay-tren-ban-lai-qua-cung-deo-hai-van/
Hè năm vừa rồi em có đi Tàu HN-DN , khảng gần 12h thì bắt đầu đến đèo HV .

Lúc lên đèo thì có cảm nhận dc , nhưng lúc đổ đèo thì em ko biết gì luôn , hay do em mải chụp ảnh hoặc Tàu kiểm soát rất tốt lúc đổ đèo nên mình ko biết ?

Chỉ có điều từ Huế vào DN mất gần 3 tiếng thì phải do đợi tàu .
 

vudinhtaybannha

Xe container
Biển số
OF-362446
Ngày cấp bằng
10/4/15
Số km
8,286
Động cơ
315,257 Mã lực
Nơi ở
Ở với chệ Hằng trên cung giăng .
Nghe Tây đồn Anh # cùng họ Đinh có quan hệ gì đó với cụ cũng họ Đinh trong ngành.

Thế việc Anh # với ngành đường sắt bây giờ ...
Trước bạn em trong ngành đường sắt nó bảo là BGT đì bọn nó - nó nói em không hiểu :D.
Nói tóm lại Cụ trong ngành Cụ hiểu hơn em ?
Ông Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh ,ông ấy họ Phan không liên quan gì tới cái Đinh của anh # cả .
 

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,438
Động cơ
339,530 Mã lực
Ông Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh ,ông ấy họ Phan không liên quan gì tới cái Đinh của anh # cả .
Nhưng ông ấy cứ thích đặt họ Đinh để khai phá nhánh mới thì sao, kiểu vua Nguyễn xưa đặt ra các nhánh Tôn Nữ với nữ và Tôn Thất với nam.
 

0fer

Xe tăng
Biển số
OF-303067
Ngày cấp bằng
27/12/13
Số km
1,867
Động cơ
323,578 Mã lực
Nghe Tây đồn Anh # cùng họ Đinh có quan hệ gì đó với cụ cũng họ Đinh trong ngành.

Thế việc Anh # với ngành đường sắt bây giờ ...
Trước bạn em trong ngành đường sắt nó bảo là BGT đì bọn nó - nó nói em không hiểu :D.
Nói tóm lại Cụ trong ngành Cụ hiểu hơn em ?

Có bị đì hay không thì không rõ nhưng ĐSVN được quyền sở hữu tài sản cố định rất lớn ở mỗi địa phương có đường sắt bò qua. Mối quan hệ của họ với địa phương chưa bao giờ thân thiết như anh em hay đối tác làm ăn. Họ, ĐSVN chủ yếu trông chờ những món tiền từ ngân sách nhà nước. Họ lười thay đổi cách thức kinh doanh cũng như các mối quan hệ cần thiết của mình. Kiểu cách làm việc " cha truyền con nối "( dù rằng gần đây có rất nhiều người từ bỏ ngành này) khiến cho khá nhiều CNCNV ngành này rất trì trệ và ...nghèo. Quá hiếm nhân tài lên làm lãnh đạo có xuất phát từ ngành ĐS và bất cứ ai " được điều " về công tác tại ĐSVN đều bị coi đó là bước thụt lùi.
 

Moonlotus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-152192
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,163
Động cơ
377,470 Mã lực
Có bị đì hay không thì không rõ nhưng ĐSVN được quyền sở hữu tài sản cố định rất lớn ở mỗi địa phương có đường sắt bò qua. Mối quan hệ của họ với địa phương chưa bao giờ thân thiết như anh em hay đối tác làm ăn. Họ, ĐSVN chủ yếu trông chờ những món tiền từ ngân sách nhà nước. Họ lười thay đổi cách thức kinh doanh cũng như các mối quan hệ cần thiết của mình. Kiểu cách làm việc " cha truyền con nối "( dù rằng gần đây có rất nhiều người từ bỏ ngành này) khiến cho khá nhiều CNCNV ngành này rất trì trệ và ...nghèo. Quá hiếm nhân tài lên làm lãnh đạo có xuất phát từ ngành ĐS và bất cứ ai " được điều " về công tác tại ĐSVN đều bị coi đó là bước thụt lùi.
Trong nhiệm kỳ của bản thân mình .
Anh # đã làm được gì cho ngành đường sắt phát triển hơn ?
Trong khi đó lãnh đạo ngành này có những người phải đi đến cái kết cục bi thương???
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top