- Biển số
- OF-863085
- Ngày cấp bằng
- 8/7/24
- Số km
- 545
- Động cơ
- 43,548 Mã lực
- Tuổi
- 52
Chào tất cả thành viên. Mình theo dõi Otofun hơn 10 năm nay,cũng rất muốn tham gia diễn đàn nhưng vì dốt về máy tính nên đến hôm nay mới đăng ký thành viên. Mình xin chia xẻ với các cụ về quãng thời gian gần 10 năm từ 1992 -2001 " lăn lộn" qua gần 20 nhà hàng bia ôm lớn nhỏ ở SG, từ Thượng Uyển, Thanh Vy, Hoàng Lan,Nam Mỹ tới Lộc Thọ,Lam Hà, Thiên Long v.v ...
Vì là người trong cuộc nên mình ghi chép hoàn toàn là người thật việc thật. Tuy nhiên đã hơn 30 năm qua nên trí nhớ có mai một ít nhiều.
Các tên người có thể viết tắt ( như Anh P.H,P GĐ Tamexco )nhưng tên nhà hàng mình xin giữ nguyên vì tất cả đều đã đóng cửa giải tán từ lâu.
Mình sẽ kể về cuộc sống mọi mặt trong nhà hàng. Từ cuộc sống của nhân viên bao gồm tiếp viên ( thường gọi là " đào "),quản lý (" má mì "),phục vụ ( " bồi "),nhạc công như mình; đến những bữa tiệc : khách hàng là ai, thế nào là "khách quậy"," bo riêng", '" tiền bàn";"xù bo","bảo kê"," phòng đào " v.v và v.v...Và gần 200 "mối tình một đêm" mình đã trải qua ahihi ...
Những năm đầu thập kỷ 90, Karaoke còn là điều gì đó rất mới mẻ đối với người dân SG. Do đó,trong các nhà hàng bia ôm mọc lên như nấm sau thời gian mở cửa; nhu cầu ca hát khi ăn nhậu của khách hàng được đáp ứng bởi một đội ngũ nhạc công đàn organ ( bây giờ gọi là One- Man-Band ).Đồ nghề gồm 1 ampli+ cục tạo tiếng vang ( echo ),1 cặp loa nhỏ,1 micro dây và vài cuốn nhạc chép tay,1 đàn organ ( lúc đó khá hiếm và đắt j.Mình nhớ cây đàn đầu tiên mình dùng là YAMAHA PSS270 bé tí tẹo giá 7 chỉ vàng (2.800.000 thì phải).
Khi một băng khách (4,5 người hoắc hơn ) kéo vào phòng, sau khi gọi bia, đồ nhắm và chọn đào rồi thì nếu thích hát hò,họ sẽ nhờ quản lý hoặc tiếp viên gọi " ban nhạc ". Đó là lúc chàng nhạc công lễ mễ vác đàn vác loa vào phòng bố trí ở một góc phòng. Vì loa đài lúc đó chưa hiện đại như bây giờ nên cũng phải mất 10-15 phút mới cắm xong dàn âm thanh. Khách nào sốt ruột lại mắng là " hát dở mà sắm tuồng lâu ".
Thường thì anh em nhạc công chọn cách ngồi quay mặt vào tường để khỏi nhìn thấy những " xen" hấp dẫn diễn ra trong phòng. Nhưng mình chưa bao giờ làm vậy ( nhạc công cũng phải có tự ái của nhạc công chứ hihi ). Thường thì mình chọn một ghế đôn lùn ngồi ( trong nhà hàng bia ôm đa số dùng salon chứ không ngồi bàn cao ).Cây đàn để trên loa cao khoảng 0,8-1 m nên khi đàn phải với hơi mỏi tay,nhưng mắt không nhìn thẳng làm khách ( và cả tiếp viên ) tự nhiên hơn...
Vì là người trong cuộc nên mình ghi chép hoàn toàn là người thật việc thật. Tuy nhiên đã hơn 30 năm qua nên trí nhớ có mai một ít nhiều.
Các tên người có thể viết tắt ( như Anh P.H,P GĐ Tamexco )nhưng tên nhà hàng mình xin giữ nguyên vì tất cả đều đã đóng cửa giải tán từ lâu.
Mình sẽ kể về cuộc sống mọi mặt trong nhà hàng. Từ cuộc sống của nhân viên bao gồm tiếp viên ( thường gọi là " đào "),quản lý (" má mì "),phục vụ ( " bồi "),nhạc công như mình; đến những bữa tiệc : khách hàng là ai, thế nào là "khách quậy"," bo riêng", '" tiền bàn";"xù bo","bảo kê"," phòng đào " v.v và v.v...Và gần 200 "mối tình một đêm" mình đã trải qua ahihi ...
Những năm đầu thập kỷ 90, Karaoke còn là điều gì đó rất mới mẻ đối với người dân SG. Do đó,trong các nhà hàng bia ôm mọc lên như nấm sau thời gian mở cửa; nhu cầu ca hát khi ăn nhậu của khách hàng được đáp ứng bởi một đội ngũ nhạc công đàn organ ( bây giờ gọi là One- Man-Band ).Đồ nghề gồm 1 ampli+ cục tạo tiếng vang ( echo ),1 cặp loa nhỏ,1 micro dây và vài cuốn nhạc chép tay,1 đàn organ ( lúc đó khá hiếm và đắt j.Mình nhớ cây đàn đầu tiên mình dùng là YAMAHA PSS270 bé tí tẹo giá 7 chỉ vàng (2.800.000 thì phải).
Khi một băng khách (4,5 người hoắc hơn ) kéo vào phòng, sau khi gọi bia, đồ nhắm và chọn đào rồi thì nếu thích hát hò,họ sẽ nhờ quản lý hoặc tiếp viên gọi " ban nhạc ". Đó là lúc chàng nhạc công lễ mễ vác đàn vác loa vào phòng bố trí ở một góc phòng. Vì loa đài lúc đó chưa hiện đại như bây giờ nên cũng phải mất 10-15 phút mới cắm xong dàn âm thanh. Khách nào sốt ruột lại mắng là " hát dở mà sắm tuồng lâu ".
Thường thì anh em nhạc công chọn cách ngồi quay mặt vào tường để khỏi nhìn thấy những " xen" hấp dẫn diễn ra trong phòng. Nhưng mình chưa bao giờ làm vậy ( nhạc công cũng phải có tự ái của nhạc công chứ hihi ). Thường thì mình chọn một ghế đôn lùn ngồi ( trong nhà hàng bia ôm đa số dùng salon chứ không ngồi bàn cao ).Cây đàn để trên loa cao khoảng 0,8-1 m nên khi đàn phải với hơi mỏi tay,nhưng mắt không nhìn thẳng làm khách ( và cả tiếp viên ) tự nhiên hơn...