[Funland] Bé nhà bị lùn. Giờ phải làm sao ?

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,306
Động cơ
125,071 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Vậy cháu nhà cụ hơi bé , con gái em 10 tuổi nhưng cao 1,59m nặng 58kg . Mà nhà em hạn chế cho ăn đồ ngọt và chiên , xào nhiều dầu mỡ , mỗi bữa chỉ ăn 1 chén cơm . Hàng ngày dành tầm 2h đánh cầu lông hay bơi , không hiểu sao cháu vẫn cứ mập
 

lovingaudi

Xe máy
Biển số
OF-157896
Ngày cấp bằng
23/9/12
Số km
98
Động cơ
351,492 Mã lực
Nhân thớt của mợ, các cụ mợ cho e hỏi bé ngủ 11h- 7h là đủ 8 tiếng nhưng ngủ muộn thì có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao không ạ?
Đang tuổi lớn thì nên đảm bảo ngủ đủ giấc theo độ tuổi, quá trình lớn diễn ra lúc ngủ rất nhiều
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
936
Động cơ
1,067,032 Mã lực
F1 nhà em là nữ năm nay lớp 2. Thấp nhất lớp, và thấp hơn các bạn cùng trang lứa tầm 5cm.
Bố mẹ thì cũng thuộc dạng trung bình. Bố 1.7, mẹ 1.6 ... mong cháu nó sau này tầm 1.6 mà khó quá.
Mọi thứ khác phát triển bình thường.

Các cụ có giải pháp gì tư vấn em với.
Gioongs nhà em thế.
Em cao 1.75 vợ 1.61;
Nhg 2 đứa nhà em khác hẳn nhau: đứa lớn gái 1.68cm, đứa bé kém 1 tuổi 1.48cm;
Cháu bé kén ăn, thấp gần nhất lớp, xót phết, giờ đã lên lớp 8 mất rồi, mà vẫn thấp quá
 

kutingayxua

Xe tăng
Biển số
OF-195393
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,921
Động cơ
341,828 Mã lực
Cháu có hóng từ 1 đối tác, gia đình có điều kiện ở HCM. Cccm có điều kiện xác nhận giúp.
Chị chia sẻ tuổi vàng để phát triển chiều cao là 12 - 15 tuổi. Bản thân chồng 1,62 - vợ 1,55, giờ con trai họ cao 1,8m đang du học
Cách làm của họ là đưa con đi khám trong Vinmec, ở đó bác sỹ họ sẽ đo hàm lượng để tính chiều cao (cái này trước đây áp dụng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng) nếu xác định thiếu họ sẽ có chất bổ sung hóc môn sống về tự tiêm trong 3 năm và liên tục hàng ngày ko được ngừng nghỉ.
Giờ đây khi con chị ấy có kết quả như thế thì gia đình cảm thấy công sức bỏ ra đáng tự hào

Cái này tham khảo cho các gia đình có điều kiện và chi tiết mời cccm vô Vinmec check giúp
 

shopnhimsoc

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192383
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
4,044
Động cơ
590,597 Mã lực
Nơi ở
Số 66 ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Website
nhadeplam.com
Bơi cụ nhé, bơi đến tuổi dậy thì nó phát triển người cực kỳ đều và rắn rỏi
 

messi1986

Xe buýt
Biển số
OF-154743
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
800
Động cơ
362,234 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thằng cu nhà lớp 9 cao 1m67, mong hết lớp 12 lên được 1m75 thì tốt
 

thichrauxanh

Xe điện
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
4,818
Động cơ
146,839 Mã lực
Tuổi
34
F1 nhà em là nữ năm nay lớp 2. Thấp nhất lớp, và thấp hơn các bạn cùng trang lứa tầm 5cm.
Bố mẹ thì cũng thuộc dạng trung bình. Bố 1.7, mẹ 1.6 ... mong cháu nó sau này tầm 1.6 mà khó quá.
Mọi thứ khác phát triển bình thường.

Các cụ có giải pháp gì tư vấn em với.
Lớp 2 mới 8t. Ngoài các vde về cơ thể sinh học cần ktra thì e thấy bơi lội là pát triển chiều cao nhất. Tiếc là bể sạch giờ ít.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,245
Động cơ
163,611 Mã lực
thế là bệnh rồi cụ ơi. Có cái bệnh gì mà con gái ko lớn được ấy. Hồi đi khám bsi có nói nhưng em ko nhớ rõ.
Bé nhà e thì k bị.
Không phải bệnh. Đứa bạn lùn em kể là đứa ở gần nhà em, chơi với nhau từ nhỏ nhưng lại không học cùng lớp. Lên cấp 2 em ngồi bên một đứa cũng bé loắt choắt. Bọn em chơi thân với nhau rủ nhau đến nhà chơi gặp đứa gần nhà mới biết 2 đứa có họ hàng. Bà đứa gần nhà em là chị ông đứa ngồi cạnh em. Sau này lớn hết cỡ bọn nó chỉ 1m36 nên em nghĩ do gien di truyền. Bố đứa gần nhà em cao trên 1m7 nhưng chú nó thì lùn. Vì là đàn ông nên cũng không quá lùn, khoảng 1m55
 
Chỉnh sửa cuối:

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,926
Động cơ
484,906 Mã lực
F1 nhà em là nữ năm nay lớp 2. Thấp nhất lớp, và thấp hơn các bạn cùng trang lứa tầm 5cm.
Bố mẹ thì cũng thuộc dạng trung bình. Bố 1.7, mẹ 1.6 ... mong cháu nó sau này tầm 1.6 mà khó quá.
Mọi thứ khác phát triển bình thường.

Các cụ có giải pháp gì tư vấn em với.
Đẻ thêm đứa nữa
 

thichrauxanh

Xe điện
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
4,818
Động cơ
146,839 Mã lực
Tuổi
34
thế là bệnh rồi cụ ơi. Có cái bệnh gì mà con gái ko lớn được ấy. Hồi đi khám bsi có nói nhưng em ko nhớ rõ.
Bé nhà e thì k bị.
Một dạng bệnh dậy thì sớm thì phải. E thấy bảo một phần do thực phẩm nhiều tăng trọng.
 

hoangtan_79

Xe tải
Biển số
OF-29497
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
288
Động cơ
484,675 Mã lực
Em bị ám ảnh bới chiều cao, thế hệ 7x đời cuối,cao nhõn có 1m57, mọe, học cấp 3 mới thấy đời mình nó nhọ rồi, lúc chuẩn bị thi đại học mới thấm, sau này quyết tâm thay đổi, lấy dc cô vk 1k68, thằng cu lớn h lớp 10 cao 1m70 và khả năng vẫn dc tầm 5-7cm nữa, cho nó bơi từ bé, đén h vẫn uống sữa TH top kit hàng ngày, năm 13 tuổi cho uống 1 lọ GH generation của Nhật và h đang uống lọ thứ 2, cu bé lớp 6 cao 1m50, chưa dậy thì cũng theo chế độ của thằng anh, thêm chơi bóng rổ ...
Lùn so với chúng bạn đúng là ám ảnh. bị lọai khỏi các hoạt động , kém tự tin vãi. bạn bè cũng hạn chế.... nên quyết tâm thế hệ sau, học thì cho nó đến 10h, bắt đi ngủ phương châm phải kéo chiều cao lên 175cm đã ,
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,531
Động cơ
495,187 Mã lực
Lùn so với chúng bạn đúng là ám ảnh. bị lọai khỏi các hoạt động , kém tự tin vãi. bạn bè cũng hạn chế.... nên quyết tâm thế hệ sau, học thì cho nó đến 10h, bắt đi ngủ phương châm phải kéo chiều cao lên 175cm đã ,
Cao quá cũng ám ảnh. Nhà e f1 18 tuổi, cao 1.87, e bảo chơi gì cho đừng cao lên nữa. Đi vào thang máy cái đầu nó như chạm trần thang.
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,213
Động cơ
255,786 Mã lực
Mẹ 1m6 là quá ổn rồi, bố thì k biết chắc chắn là cao bao nhiêu ^#(^
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,348
Động cơ
297,038 Mã lực
Tuổi
50
Chắc chắn là ko ạ. Bé vẫn uống canxi đều đều. Đến 2t cháu thấp hơn chuẩn đã cho đi khám dinh dưỡng. Có thể do nó ko hấp thụ đc thôi
Em có đọc được là tùy ý uống can xi còn gây tác dụng ngược cơ. Thừa canxi làm các đầu sụn hóa xương sớm, hạn chế phát triển chiều cao, còn gây cặn thận.
 
Chỉnh sửa cuối:

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,728
Động cơ
532,494 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,728
Động cơ
532,494 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Tiêm hormon tăng trưởng sẽ gặp tác dụng phụ gì?

Bài viết được duyệt chuyên môn cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hormon tăng trưởng GH là một liệu pháp thay thế hormone, thường được dùng trong điều trị trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng. Việc tiêm hormon tăng trưởng không theo chỉ định Bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định.

1. Tiêm hormon tăng trưởng có tác dụng phụ gì không?
Mặc dù tiêm hormone tăng trưởng là cách thức điều trị tương đối an toàn và hiệu quả để điều trị các trường hợp trẻ em chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một vài tác dụng phụ nếu không tuân thủ phác đồ điều trị. May mắn thay, các tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Trong khi đó, sưng, tê, đau khớp và đau cơ bắp là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm hormon tăng trưởng.

Một số bệnh nhân có thể mắc bệnh đái tháo đường như là một tác dụng phụ khi tiêm hormon tăng trưởng. Lúc này, các bệnh nhân cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị tiểu đường trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng song song. Ngoài ra, bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận nếu hormone tăng trưởng được sử dụng cùng với liệu pháp glucocorticoid và / hoặc các loại thuốc khác có nguyên lý tác dụng tương tự.

Đối với trẻ từng bị ung thư, việc điều trị bằng hormone tăng trưởng có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u mới, đặc biệt là một số khối u não lành tính. Nguy cơ này có thể cao hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị sọ não.

Một số hiếm bệnh nhân điều trị bằng hormone tăng trưởng bị tăng áp lực trong não. Điều này có thể gây đau đầu và các vấn đề về thị lực, nên ngừng điều trị và đánh giá lại ở những bệnh nhân này. Trẻ mắc hội chứng Turner và hội chứng Prader-Willi có thể có nguy cơ cao bị tăng áp lực trong não so với các trẻ khác khi được tiêm hormon tăng trưởng.

Bên cạnh đó, chức năng tuyến giáp của trẻ nên được kiểm tra thường xuyên trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng để kịp thời điều chỉnh nếu cần. Đồng thời, trẻ được điều trị bằng hormone tăng trưởng mà đang sử dụng glucocorticoid kèm theo nên được kiểm tra thường xuyên nồng độ cortisol trong huyết thanh.

Ở trẻ em tăng trưởng nhanh, độ cong của cột sống có thể phát triển xấu đi cũng là tác dụng phụ của tiêm hormon tăng trưởng nếu không được theo dõi chặt chẽ. Đây còn được gọi là chứng vẹo cột sống mắc phải do thuốc. Trẻ bị cong vẹo cột sống nên được kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình trạng vẹo cột sống trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng. Nếu quan sát thấy một đứa trẻ được điều trị bằng liệu pháp hormone tăng trưởng bắt đầu có dáng đi bất thường, việc tập đi của trẻ cần phải được can thiệp điều chỉnh sớm.

Một số trường hợp viêm tụy đã được báo cáo là tác dụng phụ của tiêm hormon tăng trưởng ở trẻ em và cả người lớn nhưng có tỷ lệ hiếm gặp. Một số bằng chứng cho thấy nguy cơ này ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Bên cạnh đó, các tài liệu còn cho thấy những bé gái mắc hội chứng Turner có thể có nguy cơ bị viêm tụy cao hơn những đứa trẻ khác đang dùng hormone tăng trưởng. Tuy vậy, ở bất kỳ trẻ nào bỗng xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, kéo dài, nên nghĩ đến viêm tụy cấp như tác dụng phụ của thuốc.

Tiêm hormon tăng trưởng
Tiêm hormon tăng trưởng có thể gây tác dụng phụ đau khớp
2. Làm sao để tiêm hormon tăng trưởng an toàn?
Để đảm bảo tiêm hormon tăng trưởng an toàn, cần lưu ý các vấn đề sau:

Không nên sử dụng hormone tăng trưởng để tăng chiều cao cho trẻ sau khi các đĩa tăng trưởng ở đầu xương đã đóng lại.
Hormone tăng trưởng cũng không nên được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh võng mạc tiểu đường.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hoặc những người đang được điều trị bệnh ung thư. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể do khối u não gây ra. Vì vậy, nên loại trừ sự hiện diện của những khối u não này trước khi bắt đầu điều trị. Không nên sử dụng hormone tăng trưởng nếu nghi ngờ khối u não tái phát hoặc đang tiến triển.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh nặng do phẫu thuật, chấn thương hoặc suy hô hấp.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho trẻ em mắc hội chứng Prader-Willi, những trẻ rất thừa cân hoặc có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng.
Ngoài ra, không nên tiêm hormon tăng trưởng cho những bệnh nhân đã bị dị ứng hoặc phản ứng xấu với somatropin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Tiêm hormon tăng trưởng
Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ em chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng
3. Các đối tượng cần phải cân nhắc trước khi tiêm hormon tăng trưởng
Hormone tăng trưởng chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ nếu thực sự cần thiết. Cần thận trọng khi sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú vì không biết liệu hormone tăng trưởng có được truyền vào sữa mẹ hay không.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang bổ sung estrogen bằng đường uống vẫn có thể dùng hormon tăng trưởng nhưng các đối tượng này có thể cần một liều lượng hormone lớn hơn.

Mặt khác, người cao tuổi có thể được tiêm hormon tăng trưởng nếu đúng chỉ định. Tuy nhiên, người cao tuổi cần được theo dõi sát quá trình điều trị vì đây là các trường hợp thường có thể có nhiều khả năng bị tác dụng phụ với liệu pháp hormone tăng trưởng.

Tóm lại, mặc dù ít gặp, tiêm hormon tăng trưởng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm phát ban và đau tại chỗ tiêm, sốt, đau khớp, tăng áp nội sọ, đái tháo đường do đề kháng insulin, vẹo cột sống tiến triển. Tuy nhiên, ở trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, đây là liệu pháp duy nhất và cần điều trị kéo dài. Theo đó, cha mẹ cần biết các phản ứng bất lợi này và báo cho bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Nguồn vinmec
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,728
Động cơ
532,494 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Tiêm hormon tăng trưởng sẽ gặp tác dụng phụ gì?

Bài viết được duyệt chuyên môn cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hormon tăng trưởng GH là một liệu pháp thay thế hormone, thường được dùng trong điều trị trẻ chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng. Việc tiêm hormon tăng trưởng không theo chỉ định Bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định.

1. Tiêm hormon tăng trưởng có tác dụng phụ gì không?
Mặc dù tiêm hormone tăng trưởng là cách thức điều trị tương đối an toàn và hiệu quả để điều trị các trường hợp trẻ em chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải một vài tác dụng phụ nếu không tuân thủ phác đồ điều trị. May mắn thay, các tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm gặp. Trong khi đó, sưng, tê, đau khớp và đau cơ bắp là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm hormon tăng trưởng.

Một số bệnh nhân có thể mắc bệnh đái tháo đường như là một tác dụng phụ khi tiêm hormon tăng trưởng. Lúc này, các bệnh nhân cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị tiểu đường trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng song song. Ngoài ra, bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận nếu hormone tăng trưởng được sử dụng cùng với liệu pháp glucocorticoid và / hoặc các loại thuốc khác có nguyên lý tác dụng tương tự.

Đối với trẻ từng bị ung thư, việc điều trị bằng hormone tăng trưởng có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u mới, đặc biệt là một số khối u não lành tính. Nguy cơ này có thể cao hơn ở những bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị sọ não.

Một số hiếm bệnh nhân điều trị bằng hormone tăng trưởng bị tăng áp lực trong não. Điều này có thể gây đau đầu và các vấn đề về thị lực, nên ngừng điều trị và đánh giá lại ở những bệnh nhân này. Trẻ mắc hội chứng Turner và hội chứng Prader-Willi có thể có nguy cơ cao bị tăng áp lực trong não so với các trẻ khác khi được tiêm hormon tăng trưởng.

Bên cạnh đó, chức năng tuyến giáp của trẻ nên được kiểm tra thường xuyên trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng để kịp thời điều chỉnh nếu cần. Đồng thời, trẻ được điều trị bằng hormone tăng trưởng mà đang sử dụng glucocorticoid kèm theo nên được kiểm tra thường xuyên nồng độ cortisol trong huyết thanh.

Ở trẻ em tăng trưởng nhanh, độ cong của cột sống có thể phát triển xấu đi cũng là tác dụng phụ của tiêm hormon tăng trưởng nếu không được theo dõi chặt chẽ. Đây còn được gọi là chứng vẹo cột sống mắc phải do thuốc. Trẻ bị cong vẹo cột sống nên được kiểm tra thường xuyên để kiểm soát tình trạng vẹo cột sống trong quá trình điều trị bằng hormone tăng trưởng. Nếu quan sát thấy một đứa trẻ được điều trị bằng liệu pháp hormone tăng trưởng bắt đầu có dáng đi bất thường, việc tập đi của trẻ cần phải được can thiệp điều chỉnh sớm.

Một số trường hợp viêm tụy đã được báo cáo là tác dụng phụ của tiêm hormon tăng trưởng ở trẻ em và cả người lớn nhưng có tỷ lệ hiếm gặp. Một số bằng chứng cho thấy nguy cơ này ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Bên cạnh đó, các tài liệu còn cho thấy những bé gái mắc hội chứng Turner có thể có nguy cơ bị viêm tụy cao hơn những đứa trẻ khác đang dùng hormone tăng trưởng. Tuy vậy, ở bất kỳ trẻ nào bỗng xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, kéo dài, nên nghĩ đến viêm tụy cấp như tác dụng phụ của thuốc.

Tiêm hormon tăng trưởng
Tiêm hormon tăng trưởng có thể gây tác dụng phụ đau khớp
2. Làm sao để tiêm hormon tăng trưởng an toàn?
Để đảm bảo tiêm hormon tăng trưởng an toàn, cần lưu ý các vấn đề sau:

Không nên sử dụng hormone tăng trưởng để tăng chiều cao cho trẻ sau khi các đĩa tăng trưởng ở đầu xương đã đóng lại.
Hormone tăng trưởng cũng không nên được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường bị bệnh võng mạc tiểu đường.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hoặc những người đang được điều trị bệnh ung thư. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể do khối u não gây ra. Vì vậy, nên loại trừ sự hiện diện của những khối u não này trước khi bắt đầu điều trị. Không nên sử dụng hormone tăng trưởng nếu nghi ngờ khối u não tái phát hoặc đang tiến triển.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho những bệnh nhân bị bệnh nặng do phẫu thuật, chấn thương hoặc suy hô hấp.
Hormone tăng trưởng không nên được sử dụng cho trẻ em mắc hội chứng Prader-Willi, những trẻ rất thừa cân hoặc có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng.
Ngoài ra, không nên tiêm hormon tăng trưởng cho những bệnh nhân đã bị dị ứng hoặc phản ứng xấu với somatropin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Tiêm hormon tăng trưởng
Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ em chậm phát triển do thiếu hormone tăng trưởng
3. Các đối tượng cần phải cân nhắc trước khi tiêm hormon tăng trưởng
Hormone tăng trưởng chỉ nên được sử dụng trong thai kỳ nếu thực sự cần thiết. Cần thận trọng khi sử dụng cho các bà mẹ đang cho con bú vì không biết liệu hormone tăng trưởng có được truyền vào sữa mẹ hay không.

Bên cạnh đó, phụ nữ đang bổ sung estrogen bằng đường uống vẫn có thể dùng hormon tăng trưởng nhưng các đối tượng này có thể cần một liều lượng hormone lớn hơn.

Mặt khác, người cao tuổi có thể được tiêm hormon tăng trưởng nếu đúng chỉ định. Tuy nhiên, người cao tuổi cần được theo dõi sát quá trình điều trị vì đây là các trường hợp thường có thể có nhiều khả năng bị tác dụng phụ với liệu pháp hormone tăng trưởng.

Tóm lại, mặc dù ít gặp, tiêm hormon tăng trưởng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm phát ban và đau tại chỗ tiêm, sốt, đau khớp, tăng áp nội sọ, đái tháo đường do đề kháng insulin, vẹo cột sống tiến triển. Tuy nhiên, ở trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng, đây là liệu pháp duy nhất và cần điều trị kéo dài. Theo đó, cha mẹ cần biết các phản ứng bất lợi này và báo cho bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Nguồn vinmec
Mặc dù tiêm hormon GH có thể giúp cải thiện chiều cao dc nhưng ko nên lạm dụng đâu ạ, điều chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống, các chất cơ bản mà cao tự nhiên lên dc thì tốt, trừ khi là 1 dạng bệnh lý thiết hụt GH, trẻ bị lùn quá mức chứ e ko nghĩ nên bổ sung cái này để gia tăng chiều cao vượt trội cho con
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,772
Động cơ
1,139,906 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
F1 nhà em là nữ năm nay lớp 2. Thấp nhất lớp, và thấp hơn các bạn cùng trang lứa tầm 5cm.
Bố mẹ thì cũng thuộc dạng trung bình. Bố 1.7, mẹ 1.6 ... mong cháu nó sau này tầm 1.6 mà khó quá.
Mọi thứ khác phát triển bình thường.

Các cụ có giải pháp gì tư vấn em với.
F1 nhỏ nhà em, gái
Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 toàn top lùn của lớp

Lớp 7 dậy thì
Hiện đang lớp 8, 1m65

Hoa đến thì hoa nở, dinh dưỡng ngày nay là mặt bằng 1m6 không phải suy nghĩ, Mợ nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top