Chuyện Nato thì còn bàn nhiều, EU cũng chưa ra khỏi Nato ngay được vì còn khó nhiều thứ lắm, Mỹ khôn ngoan đã cài cắm được khá nhiều thứ rồi, rút ra còn cân nhắc khướt, đơn giản nhất là vụ chia sẻ thông tin tình báo, bao nhiêu năm EU dựa vào thông tin tình báo Mỹ chia sẻ, sai đúng đều phải chịu, một khía cạnh khác là vì ỷ lại vào đấy nên EU cũng không thật sự tự tin trong vụ thông tin tình báo nếu họ tự xoay xở, nên họ còn phải tự củng cố mảng này rồi mới tính đến chuyện rút khỏi Nato, Mỹ còn kinh doanh Nato được thêm chục năm nữa là ít.
Còn câu chuyện mới nữa là chuyện không phổ biến vũ khí hạt nhân, đóng tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân rồi thì trang bị vũ khí hạt nhân là chuyện đương nhiên sẽ xảy ra, chả ai có tàu ngầm hạt nhân đi được xa mang được nhiều mà không trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân cả, nên câu chuyện không trang bị vũ khí hạt nhân là câu chuyện lừa ai cũng biết. Hiện Mỹ đang cấm, chặn các nước phổ biến vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên vì đã làm được rồi nên Mỹ phải chịu, có mỗi cách cấm vận, chả có cách nào khác, nhưng cách này dần dần khiến Hàn Quốc không bằng lòng, TT Hàn Quốc đương nhiệm hiện là người có chủ trương giải quyết hoà bình 2 miền bán đảo này nhất. Iran thì Mỹ ngăn cản nhưng câu chuyện Iran thì Mỹ lại đang sai về lý, TT mới lên của Iran đã có phát ngôn về chuyện này, nên thế của Mỹ để bắt đầu lại câu chuyện vấn đề hạt nhân của Iran sẽ khó khăn. Giờ khi Mỹ trang bị vũ khí hạt nhân cho Úc, tiền lệ xấu đã xuất hiện, bước đi xấu nữa có thể xảy ra là ai đó sẽ trang bị vũ khí hạt nhân cho Iran, cho các nước không về phe Anglo Saxon nữa thì thế nào. Vì thế cuộc chay đua vũ trang hạt nhân rất khó thể xảy ra nếu các nước lớn chơi bài uỷ nhiệm, chọn đồng minh thân thiết để gửi vũ khí hạt nhân thì lúc đấy nguy cơ có thể xảy ra ở khắp nơi. Bài toán này chưa thấy có hướng nào ổn cả.