Đâu chỉ giá cả ăn uống (Giá cả ăn uống ngoài đường, trong nhà hàng ở tp Bangkok giờ rẻ hơn Hanoi, SG rồi). Còn y tế, giáo dục nữa chứ, số liệu mới nhất của ptt nhé:
"Việt Nam không có năng lực để trả lương cao như các nước. Vì vậy, y tế và giáo dục luôn trong tình trạng căng thẳng. "Chúng ta dù có hứa, có nói gì thì vấn đề căng thẳng này cũng không thể được giải quyết trong một hai năm mà phải tính bằng hàng chục năm, và đây là điều rất bình thường trên thế giới", Phó thủ tướng nói.
Các nước tiên tiến chỉ có khoảng 20 học sinh một lớp. Việt Nam đang phấn đấu 35 học sinh một lớp nhưng vẫn thiếu giáo viên. Ngành y tế cũng trong tình trạng tương tự, khi ở các nước phát triển mỗi bác sĩ có từ 3-4 điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân, thậm chí tại Nhật mỗi bác sĩ có 9 điều dưỡng, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ trung bình là 1,5. Nếu đảm bảo tỷ lệ cao như các nước thì Việt Nam cần tăng gấp đôi biên chế ngành y, trong khi chủ trương chung là giảm.
Về học phí, viện phí, dù với nguồn kinh phí không nhiều nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng tốt hơn so với các nước có cùng mức chi. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt nhất thế giới trong khi
thu nhập của người dân và chi ngân sách cho dịch vụ đó thấp nhất thế giới.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói y tế và giáo dục luôn trong tình trạng căng thẳng, nhưng vì hạn chế nguồn lực nên có thể mất hàng chục năm để giải quyết vướng mắc.
vnexpress.net