Thưa các cụ,
Quả thật là trong bản tài liệu quy chuẩn, "đường có tốc độ < 60km/h", "đường có tốc độ >= 60km/h" và nhiều "thuật ngữ" khác đã không được định nghĩa rõ ràng trước khi sử dụng ví dụ "tốc độ thiết kế", "tốc độ xe theo tính toán", "tốc độ xe chạy thiết kế"... và cũng không có báo hiệu loại đường cho người tham gia giao thông. Như vậy cách hiểu chung nhất là căn cứ vào sự phù hợp của đèn, biển báo, vạch kẻ đường,... để xác định ý nghĩa của hệ thống báo hiệu.
Cụ thể trong trường hợp này, nếu xem trong clip (tại giây 19) thì có thể ước lượng chiều dài của mũi tên cỡ 2-3m, chiều rộng chân mũi tên rộng hơn chiều rộng vạch liền.
Như vậy, so với quy chuẩn thì:
- Vạch mũi tên không phải vạch số 25 (hình G.31) vì đường này có "tốc độ xe" > 40km/h.
- Vạch mũi tên không phải vạch số 26 (hình G.32) vì đường này có "tốc độ xe" không thuộc khoảng 60-100 km/h và vạch 26 dài tới 6m, rộng 30/45 cm.
- Vạch mũi tên có vẻ phù hợp với vạch số 1.18: dài khoảng 3m, rộng khoảng 15 cm.
- Vạch liền không phù hợp với vạch số 35 (vạch cấm thay đổi làn xe) do chiều rộng nhỏ hơn 15cm và không phù hợp với các vạch khác trong phụ lục H (do vị trí, kích thước, hình dạng).
Như vậy có thể hiểu là:
- Đây là đường có tốc độ < 60 km/h (nếu không, mũi tên không đúng quy chuẩn trong phụ lục G và do đó không có tác dụng hiệu lệnh).
- Vạch liền không phải vạch cấm chuyển làn (số 35).
Vạch sai thì không có hiệu lực, ít nhất thì cũng không thể căn cứ vào vạch để xử lý vi phạm được các cụ nhỉ?
Xin hỏi các cụ có phải việc cắm biển báo, vạch kẻ đường tại Hà Nội là trách nhiệm của sở giao thông vận tải không? Họ có đường dây nóng, trang web hay cách thức nào để người dân liên hệ góp ý về những khiếm khuyết, sai lệch của hệ thống báo hiệu đường bộ hay không ạ?