cụ chưa thấy đấy e về ăn cưới ông bạn trực ninh,nam định 6h dậy vệ sinh xong 6h30 đã thấy dân làng vào mâm cỗNói phét thì cũng phải vừa vừa thôi chứ.Ai mời từ 6h30.
Tào lao.
cụ chưa thấy đấy e về ăn cưới ông bạn trực ninh,nam định 6h dậy vệ sinh xong 6h30 đã thấy dân làng vào mâm cỗNói phét thì cũng phải vừa vừa thôi chứ.Ai mời từ 6h30.
Tào lao.
Tào lao? Cái j xấu, không phù hợp thì bỏ đi là đúng. Ôm giữ mãi cái dở hơi gọi là văn hoá ấy làm gì.Nhà nc sao ngày càng tào lao vậy?
Cụ không hiểu phong tục lấy phần trong đám cưới rồi.Không lấy phần thì thừa cỗ -> Lãng phí
Em nghĩ cấm là cấm làm cỗ to thì hợp lí hơn !! Chứ đúng ra giờ ăn cỗ quê sợ thật nhìn mâm cỗ đã thấy no rồi
Nhà có cỗ sẽ bị xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần
Thứ Năm, ngày 28/03/2019 16:00 PM (GMT+7)
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-co-co-se-bi-xu-phat-neu-de-khach-an-co-lay-phan-c46a1038845.html
Chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sự kiện:
Thời sự
Ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình… Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà. Với nhiều địa phương, đó là nét đẹp và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
Tục ăn cỗ lấy phần vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương như Nam Định, Thái Bình… Ảnh: Tin tức Nam Định.
Chị Nguyễn Thị Thúy (xã Xuân Phú, huyện Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ, quê chị có phong tục đi ăn cỗ lấy phần.
Gia chủ chuẩn bị sẵn 5-6 túi nilon cho khách chia phần. Những món như giò, thịt gà, trứng vịt lộn, tôm… sẽ được người dân chia phần đều nhau rồi cho vào túi mang về. Ai muốn ăn thịt thì ăn trong phần của mình, còn lại không được ăn phần của người khác.
Những thứ còn lại như canh rau, đĩa dưa chua hoặc thịt bò, thịt lợn xào… thì người dân ăn ngay tại mâm.
“Ngày xưa bà tôi đi ăn đám, tôi mong phần lắm. Mặc định cứ đi ăn đám là có phần mang về. Tôi thấy đó cũng là việc làm hay, chia sẻ với mọi người”, chị Thúy chia sẻ.
Tuy nhiên, theo chị Thúy, gần đây chị nghe nói xã bên cạnh là xã Giao Long (huyện Giao Thủy) đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.
“Cái này là tục lệ, có tội gì đâu mà xử phạt?”, chị Thúy tỏ vẻ bất ngờ.
Để làm rõ thông tin trên, PV đã trao đổi với ông Trần Hoài Nam – ************* xã Giao Long. Ông Nam xác nhận, có sự việc như trên.
Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ ko lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.
“Khi người ta đi đăng kí, phía xã sẽ tuyên truyền và vận động là không làm cỗ to, không để xảy ra tình trạng lấy phần. Kể cả người dân khi đi ăn cỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Cán bộ văn hóa xã, công an xã và đại diện các thôn, xóm sẽ tuyên truyền với gia đình chủ cỗ, đồng thời giám sát việc này”, ông Nam cho hay.
Chủ cỗ phải đặt cọc 3 triệu với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần
************* xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.
Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.
Tuy nhiên, vị chủ tịch xã này xác nhận rằng: “Từ ngày có chủ trương đến nay, người dân thực hiện rất nghiêm túc nên chính quyền xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ”.
Ông Nam cũng tiết lộ rằng, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).
Trả lời câu hỏi về việc đây là một phong tục văn hóa truyền thống, đưa vào quy chế xử phạt liệu có quá cứng nhắc, ông Nam cho hay: “Chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí. Vì vậy, họ đề xuất tuyên truyền, vận động, dần dần xóa bỏ thói quen ăn cỗ lấy phần.
Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ vì ngày trước, cỗ có khi 4-5 đĩa giò nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa. Thay vào đó, bây giờ người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn luôn”.
Tào lao? Cái j xấu, không phù hợp thì bỏ đi là đúng. Ôm giữ mãi cái dở hơi gọi là văn hoá ấy làm gì.
Cụ sẽ không thấy ngẫn nếu như chứng kiến 1 bữa ăn cỗ ở mấy địa phương này. 1 mầm đầy ú ụ các loại thịt, vài đĩa giò cũng đầy, trứng luộc... Nhiều phải đủ cho 10-15 người ăn trong khi mâm chỉ ngồi 6 người. Và 6 người ngồi ở mâm chả ăn gì, chỉ uống đôi ba chén rượu suông với nhấm 1 ít rau sống thôi. 5-10 phút nói dăm ba câu chuyện là chia nhau để mang phần về. Trông rất phản cảm. Em 1 lần đi ăn cưới ở Nam Định, nhìn mâm toàn thịt luộc với giò, trứng luộc và không thấy có đĩa rau nào. Xin mãi chủ nhà mới kiếm cho đâu được 1 đĩa bắp cải xào vội.
Em không cho là xấu, cho là không phù hợp. Ngày xưa nghèo đói việc lấy cỗ rất ý nghĩa cho những người ở nhà. Bây giờ vô nghĩa vì nhà khá giả lấy về không ai ăn, nhà nghèo đói thì đi đám cưới là một cực hình về tài chính mà lấy về ăn cũng chẳng ngon lành j. Ăn xong thừa lấy về là một chuyện, chia phần mang về không ăn là chuyện khác. Cụ nên tham gia một đám cưới như này mới cảm nhận hết đc.Cụ cho em hỏi vì sao việc mang đồ về khi ăn cỗ là xấu được không?
Sao cụ tranh luận bằng cách nhét chữ vào mồm người khác vậy.Thế là giờ mọi người làm gì nếu mà cụ thấy phản cảm thì mọi người không được làm nữa hả cụ?
Vậy em hỏi cụ nhé. Cụ thấy nó không phù hợp thì cụ đem so sánh với cái gì. Và phù hợp là gì? Trong trường hợp nào hả cụ?Em không cho là xấu, cho là không phù hợp. Ngày xưa nghèo đói việc lấy cỗ rất ý nghĩa cho những người ở nhà. Bây giờ vô nghĩa vì nhà khá giả lấy về không ai ăn, nhà nghèo đói thì đi đám cưới là một cực hình về tài chính mà lấy về ăn cũng chẳng ngon lành j. Ăn xong thừa lấy về là một chuyện, chia phần mang về không ăn là chuyện khác. Cụ nên tham gia một đám cưới như này mới cảm nhận hết đc.
Em không nhét chữ vào mồm ai cả nhé, em trích lại còm để mọi người hiểu.Sao cụ tranh luận bằng cách nhét chữ vào mồm người khác vậy.
Cụ sẽ không thấy ngẫn nếu như chứng kiến 1 bữa ăn cỗ ở mấy địa phương này. 1 mầm đầy ú ụ các loại thịt, vài đĩa giò cũng đầy, trứng luộc... Nhiều phải đủ cho 10-15 người ăn trong khi mâm chỉ ngồi 6 người. Và 6 người ngồi ở mâm chả ăn gì, chỉ uống đôi ba chén rượu suông với nhấm 1 ít rau sống thôi. 5-10 phút nói dăm ba câu chuyện là chia nhau để mang phần về. Trông rất phản cảm. Em 1 lần đi ăn cưới ở Nam Định, nhìn mâm toàn thịt luộc với giò, trứng luộc và không thấy có đĩa rau nào. Xin mãi chủ nhà mới kiếm cho đâu được 1 đĩa bắp cải xào vội.
Vậy em hỏi cụ nhé. Cụ thấy nó không phù hợp thì cụ đem so sánh với cái gì. Và phù hợp là gì? Trong trường hợp nào hả cụ?
Xin phép không tranh luận thêm. Một là cụ cố tình không hiểu hai là cụ không thể hiểu được điều em nói nên nói nữa cũng bằng thừa.Em không nhét chữ vào mồm ai cả nhé, em trích lại còm để mọi người hiểu.
Có những thứ cụ thấy dở hơi nhưng người khác không thấy thế và ngược lại.Tào lao? Cái j xấu, không phù hợp thì bỏ đi là đúng. Ôm giữ mãi cái dở hơi gọi là văn hoá ấy làm gì.
Em đâu có ép ai, em chỉ thể hiện quan điểm của mình. Còn nếu thưc sự nó không còn phù hợp thì nên bỏ đi và em bỏ phiếu thuận nếu được hỏi. Cụ nên đến đấy và ăn một bữa cỗ mới thấy nó thế nào.Có những thứ cụ thấy dở hơi nhưng người khác không thấy thế và ngược lại.
Em thấy ép người khác từ bỏ phong tục của họ chỉ vì không hợp ý mình là dở hơi vào cực kỳ vớ vẩn.
Các cụ tranh luận căng thẳng thế. em thấy giờ đây kinh tế khá giả, ăn cỗ cũng không khác mấy ngày thường nên nhiều khi mọi người chả mặn mà ăn tại chỗ. Khi đã làm cỗ tức là có sự việc quan trọng, mà quan trọng thì cũng không thể sơ sài chỉ làm vài món lặt vặt được, cho nên đa phần là đều thừa hết. Thức ăn thừa thì chỉ có nước đổ đi, thế thì lãng phí quá. Mọi người lấy hộ là còn may đấy.
Ăn không hết lấy về thì nói làm gì, hai cụ chưa đi ăn cỗ cưới kiểu này bao giờ rồi.mang về cho đỡ phí, làm cỗ sợ nhất là cỗ thừa
Em có thấy rồi, nó chỉ đơn giản là không hợp với quan điểm của mình mà thôi.Em đâu có ép ai, em chỉ thể hiện quan điểm của mình. Còn nếu thưc sự nó không còn phù hợp thì nên bỏ đi và em bỏ phiếu thuận nếu được hỏi. Cụ nên đến đấy và ăn một bữa cỗ mới thấy nó thế nào.