[Funland] Bây giờ no đủ rồi...bỏ đi là đúng !

Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,919
Động cơ
640,435 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Em thấy phong tục hay mà , nó thể hiện sự quan tâm đến người ở nhà không đi được . Nhà em có cỗ , xong tòan năn nỉ nhờ ae ( ae ruột thôi , sợ ae xa tự ái ) mang đồ dư về ăn cho hết .
Đấy là người nhà cụ ạ. Đây là chuẩn bị cỗ mang về cho khách ăn, gia chủ mệt, tốn kém. Cái tục lệ này hiện nay do một số gia đình có điều kiện, làm vậy để tỏ ra là nhà mình có điều kiện, dần dà những nhà sau làm cỗ lại học theo hoặc phải theo không người dân họ nói. Tục lệ này nên bỏ theo hướng tuyên truyền chứ không nên lôi người dân ra phạt như vậy, sẽ không hay.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,186
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Cỗ toàn giò chả ăn sao hết mà chẳng lấy hả các cụ
Nhưng mà giò lấy phần toàn bột thôi,ăn thế méo nào đc,gà thì toàn gà cn,luộc vừa tới nhìn kinh bỏ bu,mang nhiều về chó nó cũng sợ.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,186
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Ở TB đa số đều như thế, trừ mỗi thôn nhà cụ thôi :-j:-j Có cụ dưới ở HY xác nhận rồi mà khai gian giờ ăn nè =)) =))

Đây nữa nhé
Em mới vừa đc mời đi ăn cưới,xã Vũ Bản, Bình Lục, Hà Nam,cỗ cưới bắt đầu từ 7h30.
 

vietdongbn

Xe buýt
Biển số
OF-186458
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
735
Động cơ
338,749 Mã lực
Quê em bao đời nay vẫn ăn xong gói phần về . Nhưng em thấy , bỏ lấy phần là hợp lý , vì lý do khi làm cỗ để lấy phần sẽ khác với làm cỗ để ăn tại đám . Vd cỗ quê em thường có 2 đĩa giò lụa , 1 đĩa chả , mục đích là để lấy phần , nếu ko lấy phần thì sẽ làm 1 đĩa chung cả giò và chả , và thay vào đó bằng món khác . ) Các bà các mẹ khi đi ăn cỗ chỉ ăn các món nấu còn lại lấy phần hết . Nhất là ngày vụ bận thì 7h 30 sáng đã ăn cỗ , ăn ào ào chút rồi lấy phần còn về đi làm . Khi thói quen không lấy phần thì mâm cỗ sẽ khác. và em thấy việc này tốt .
 

Hiennn1219

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-709211
Ngày cấp bằng
2/12/19
Số km
237
Động cơ
90,910 Mã lực
Tuổi
34
Nhà có cỗ sẽ bị xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần
Thứ Năm, ngày 28/03/2019 16:00 PM (GMT+7)
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-co-co-se-bi-xu-phat-neu-de-khach-an-co-lay-phan-c46a1038845.html
Chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sự kiện:
Thời sự

Ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình… Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà. Với nhiều địa phương, đó là nét đẹp và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.



Tục ăn cỗ lấy phần vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương như Nam Định, Thái Bình… Ảnh: Tin tức Nam Định.

Chị Nguyễn Thị Thúy (xã Xuân Phú, huyện Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ, quê chị có phong tục đi ăn cỗ lấy phần.

Gia chủ chuẩn bị sẵn 5-6 túi nilon cho khách chia phần. Những món như giò, thịt gà, trứng vịt lộn, tôm… sẽ được người dân chia phần đều nhau rồi cho vào túi mang về. Ai muốn ăn thịt thì ăn trong phần của mình, còn lại không được ăn phần của người khác.

Những thứ còn lại như canh rau, đĩa dưa chua hoặc thịt bò, thịt lợn xào… thì người dân ăn ngay tại mâm.

“Ngày xưa bà tôi đi ăn đám, tôi mong phần lắm. Mặc định cứ đi ăn đám là có phần mang về. Tôi thấy đó cũng là việc làm hay, chia sẻ với mọi người”, chị Thúy chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chị Thúy, gần đây chị nghe nói xã bên cạnh là xã Giao Long (huyện Giao Thủy) đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.

“Cái này là tục lệ, có tội gì đâu mà xử phạt?”, chị Thúy tỏ vẻ bất ngờ.

Để làm rõ thông tin trên, PV đã trao đổi với ông Trần Hoài Nam – ************* xã Giao Long. Ông Nam xác nhận, có sự việc như trên.

Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ ko lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.

“Khi người ta đi đăng kí, phía xã sẽ tuyên truyền và vận động là không làm cỗ to, không để xảy ra tình trạng lấy phần. Kể cả người dân khi đi ăn cỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Cán bộ văn hóa xã, công an xã và đại diện các thôn, xóm sẽ tuyên truyền với gia đình chủ cỗ, đồng thời giám sát việc này”, ông Nam cho hay.



Chủ cỗ phải đặt cọc 3 triệu với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần

************* xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.

Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.

Tuy nhiên, vị chủ tịch xã này xác nhận rằng: “Từ ngày có chủ trương đến nay, người dân thực hiện rất nghiêm túc nên chính quyền xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ”.

Ông Nam cũng tiết lộ rằng, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).

Trả lời câu hỏi về việc đây là một phong tục văn hóa truyền thống, đưa vào quy chế xử phạt liệu có quá cứng nhắc, ông Nam cho hay: “Chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí. Vì vậy, họ đề xuất tuyên truyền, vận động, dần dần xóa bỏ thói quen ăn cỗ lấy phần.

Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ vì ngày trước, cỗ có khi 4-5 đĩa giò nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa. Thay vào đó, bây giờ người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn luôn”.
Xã, huyện được quyền ra luật xử phạt à?

Chúng mày định ly khai hay thành lập nhà nước nước liên bang thế?
 

landopen

Xe tăng
Biển số
OF-531107
Ngày cấp bằng
8/9/17
Số km
1,547
Động cơ
180,988 Mã lực
Tuổi
75
Nơi ở
Hà Nội
Em dính quả đi ăn cưới ở Thái Bình rồi,nhìn cũng thấy vui mắt.
 

hoadt84

Xe hơi
Biển số
OF-720776
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
125
Động cơ
79,099 Mã lực
Sao phải phạt làm gì nhỉ. Nó là tục ở một số nơi của các cụ ngày xưa. Ít thời gian nữa sẽ tự bỏ thôi mà vì thế hệ cũ sẽ ko còn nữa :(
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,639
Động cơ
383,489 Mã lực
Tuổi
54
Cái tục lệ này cùng hơi buồn cười nhưng nhà nước cấm thì quá hài hước vì nó cũng chỉ là tục lệ, không ảnh hưởng đến ai.
Hôm chủ nhật rồi nhà em cũng đi đám cưới ở HN2 - tận Chương Mỹ, ở đây vẫn còn tục lệ lấy phần như vậy. Em thấy cái đó bình thường nhưng những cái khác thì lại là "hủ tục", chẳng hạn thế này:
- Tầm 6h sáng là mời khách trong làng đến ăn, lúc này cô dâu chưa qua để tiếp khách => đi ăn cưới mà dân làng chả biết mặt cô dâu đâu cả, chả khác gì mời nhau đi ăn nhậu ngoài quán. À và lúc này thì nhiều người lấy phần về, em thấy cái này cũng bình thường, chả chết ai (thậm chí về cho con cháu cũng chả sao, nằm trong tính toán cả rồi).
- Đến hơn 8h sáng thì lại thêm một đợt cỗ nữa cho khách ở xa, cũng như trên là chưa có mặt cô dâu. Khách ở xa thì không có vụ lấy phần về.
Sau đó thì đến tiết mục ... đợi chờ trong cơn nắng - phải nói là "nắng cực" vì hôm đó tầm 38-39 độ và giờ đón dâu là hơn 1h chiều, rạp cưới thì mỏng tang và ăn xong đợt 2 mới tầm 9h sáng.
Các cụ thử tưởng tượng xem, đợi 4 tiếng đồng hồ để đi đón dâu. Ai cũng hỏi sao không rước dâu luôn trong buổi sáng để ai cũng được ngắm dung nhan cô dâu lại đỡ nắng thì được trả lời là "tục lệ ở đây nó thế". Lúc đầu cứ tưởng là do xem giờ sau nghe thấy thế thì chán hẳn và theo quan điểm của em thì đây chính là hủ tục - nên có người dũng cảm để thay đổi cho người khác học theo.
Đến 3h chiều thì đám cưới cũng xong nhưng phải nói là oải, quá oải. May là cưới theo lời Bác sỹ chứ không chú rể cũng chả có sức để mà động phòng :)
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,629
Động cơ
970,446 Mã lực
Biết thế nào là vừa đủ? Cái tục lấy phần này e thấy khá hợp lý, dọn sạch đồ giúp gia chủ.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,629
Động cơ
970,446 Mã lực
Cái tục lệ này cùng hơi buồn cười nhưng nhà nước cấm thì quá hài hước vì nó cũng chỉ là tục lệ, không ảnh hưởng đến ai.
Hôm chủ nhật rồi nhà em cũng đi đám cưới ở HN2 - tận Chương Mỹ, ở đây vẫn còn tục lệ lấy phần như vậy. Em thấy cái đó bình thường nhưng những cái khác thì lại là "hủ tục", chẳng hạn thế này:
- Tầm 6h sáng là mời khách trong làng đến ăn, lúc này cô dâu chưa qua để tiếp khách => đi ăn cưới mà dân làng chả biết mặt cô dâu đâu cả, chả khác gì mời nhau đi ăn nhậu ngoài quán. À và lúc này thì nhiều người lấy phần về, em thấy cái này cũng bình thường, chả chết ai (thậm chí về cho con cháu cũng chả sao, nằm trong tính toán cả rồi).
- Đến hơn 8h sáng thì lại thêm một đợt cỗ nữa cho khách ở xa, cũng như trên là chưa có mặt cô dâu. Khách ở xa thì không có vụ lấy phần về.
Sau đó thì đến tiết mục ... đợi chờ trong cơn nắng - phải nói là "nắng cực" vì hôm đó tầm 38-39 độ và giờ đón dâu là hơn 1h chiều, rạp cưới thì mỏng tang và ăn xong đợt 2 mới tầm 9h sáng.
Các cụ thử tưởng tượng xem, đợi 4 tiếng đồng hồ để đi đón dâu. Ai cũng hỏi sao không rước dâu luôn trong buổi sáng để ai cũng được ngắm dung nhan cô dâu lại đỡ nắng thì được trả lời là "tục lệ ở đây nó thế". Lúc đầu cứ tưởng là do xem giờ sau nghe thấy thế thì chán hẳn và theo quan điểm của em thì đây chính là hủ tục - nên có người dũng cảm để thay đổi cho người khác học theo.
Đến 3h chiều thì đám cưới cũng xong nhưng phải nói là oải, quá oải. May là cưới theo lời Bác sỹ chứ không chú rể cũng chả có sức để mà động phòng :)
Ở quê ăn cỗ cuốn chiều từ ... sáng sớm e chẳng lạ. Trước đây họ đến ăn cỗ khi e còn ... đang ngủ cơ. Ăn cuốn chiều từ sáng sớm đến trưa. Nghĩ lại mà cũng hãi :((
 

Fecaonguyen

Xe tải
Biển số
OF-728343
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
218
Động cơ
75,000 Mã lực
Ôi cái đệch, người ta làm gì sai mà phạt. Lấy cớ gì mà phạt vậy
 

Fecaonguyen

Xe tải
Biển số
OF-728343
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
218
Động cơ
75,000 Mã lực
Cụ sẽ không thấy ngẫn nếu như chứng kiến 1 bữa ăn cỗ ở mấy địa phương này. 1 mầm đầy ú ụ các loại thịt, vài đĩa giò cũng đầy, trứng luộc... Nhiều phải đủ cho 10-15 người ăn trong khi mâm chỉ ngồi 6 người. Và 6 người ngồi ở mâm chả ăn gì, chỉ uống đôi ba chén rượu suông với nhấm 1 ít rau sống thôi. 5-10 phút nói dăm ba câu chuyện là chia nhau để mang phần về. Trông rất phản cảm. Em 1 lần đi ăn cưới ở Nam Định, nhìn mâm toàn thịt luộc với giò, trứng luộc và không thấy có đĩa rau nào. Xin mãi chủ nhà mới kiếm cho đâu được 1 đĩa bắp cải xào vội.
Cụ đi đâu nhập gia tùy tục. Đấy là phong tục tập quán của người ta, là nét riêng của người ta, người ta đâu cần cụ phải thích. Có những dân tộc, đất nước họ vẫn ăn bốc bằng tay hàng nghìn năm nay đấy, nhìn thì mất vệ sinh nhưng nó là tập quán của người ta mà. Kệ để họ yên đi.
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
35,991
Động cơ
552,729 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E thấy ng ta lấy họ về cho là may ấy. Thừa đầy ra k ăn hộ thì đổ đi phí. Nhà e có cỗ là xong cứ phải ép khách lấy về giùm (di nhiên là ng nhà)
 

Binhhidecc

Xe tăng
Biển số
OF-296549
Ngày cấp bằng
25/10/13
Số km
1,159
Động cơ
320,040 Mã lực
Nơi ở
My dinh
Quê em bao đời nay vẫn ăn xong gói phần về . Nhưng em thấy , bỏ lấy phần là hợp lý , vì lý do khi làm cỗ để lấy phần sẽ khác với làm cỗ để ăn tại đám . Vd cỗ quê em thường có 2 đĩa giò lụa , 1 đĩa chả , mục đích là để lấy phần , nếu ko lấy phần thì sẽ làm 1 đĩa chung cả giò và chả , và thay vào đó bằng món khác . ) Các bà các mẹ khi đi ăn cỗ chỉ ăn các món nấu còn lại lấy phần hết . Nhất là ngày vụ bận thì 7h 30 sáng đã ăn cỗ , ăn ào ào chút rồi lấy phần còn về đi làm . Khi thói quen không lấy phần thì mâm cỗ sẽ khác. và em thấy việc này tốt .
Hồi mới cưới Gấu nhà em về quê ăn giỗ (kiểu ăn tập đoàn) ăn không hết là chia cho các chị em mỗi người một ít mang về, Gấu nhà em như gà mắc tóc, em bảo Gấu cứ nhận bình thường, ra khỏi cổng em làm một phát xuống sông luôn. Khổ lắm các cụ ạ, chia kiểu đấy nó cứ làm sao đấy, đến gần 20 năm rồi giỗ kiểu này là hai vc trốn biệt
 

RuaHN

Xe tăng
Biển số
OF-38950
Ngày cấp bằng
23/6/09
Số km
1,470
Động cơ
481,960 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Website
www.kansaiwindow.com
Nhiều cụ cứ chửi chính quyền là sao nhỉ? Họ làm thế là để tuyên truyền lối sống văn hóa nông thôn mới, cỗ bàn làm vừa phải, ăn uống vui vẻ để đỡ lãng phí thực phẩm. Có mang phần về thì chắc gì đã ăn hết hay lại bỏ đi. Giống như ngày xưa quê em cứ đám cưới là đặt cọc 2 củ và cam kết nhà đám không được mua thuốc lá để tiếp khách, ai hút người ta tự mang đến, vậy là sau 1 thời gian thói quen đó thành nếp, chả cần đặt cọc và cũng chả ai bày thuốc lá ra bàn để mời khách cả. những cái gì đã cũ thì mình cũng nên bỏ.

Chục năm trước em về Hải Duơng bê mâm cho bên vợ, gặp đội khách toàn thanh niên hỏi em “túi đâu?” Em bảo các bác cứ ăn rồi để xuơng ở mâm, tí em dọn không phải túi làm gì cả, mấy ông kia trố mắt “không, túi nylon cơ” em cũng méo hiểu gì...bà bác chạy xồng xộc tới kéo em rồi dúi vào tay 6 cái túi nilon bảo là để họ mang phần về đấy...ôi má ơi, em quê vãi. Không phải là em không biết chuyện lấy phần, cơ mà quê em thì chỉ các cụ già hoặc họ hàng dưới quê lên, sau khi ăn cỗ thì cầm chút xôi hay bánh kẹo về cho trẻ con chứ vụ túi nilon là em chịu chết, kakaka
 

1cucon.1cụ

Xe tải
Biển số
OF-488042
Ngày cấp bằng
10/2/17
Số km
250
Động cơ
-296,981 Mã lực
Dạo này nhiều cụ đào mộ thế...
Các cụ đọc kỹ hẵng chửi nhé...
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,391
Động cơ
326,240 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cuối tuần này e về nđ ăn cỗ cưới. Ko biết còn tục lệ lấy phần nữa ko ?
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,418
Động cơ
517,982 Mã lực
Còn hơn ở quê em, lắm khi cỗ ăn không hết mang đổ cả xuống ao cho cá ăn. Chỉ có lãng phí mơí đáng lên án.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top