[Funland] Bây giờ no đủ rồi...bỏ đi là đúng !

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,453
Động cơ
494,992 Mã lực
cụ chưa thấy đấy e về ăn cưới ông bạn trực ninh,nam định 6h dậy vệ sinh xong 6h30 đã thấy dân làng vào mâm cỗ
Em đã từng đi ăn cỗ, chạy sớm đến nơi mới 8h mà đã thấy từng đoàn ra về, xỉa răng tanh tách, mình vào chả còn ai để ngồi cùng nhá
 

Liên hợp quốc

Xe đạp
Biển số
OF-726303
Ngày cấp bằng
20/4/20
Số km
34
Động cơ
74,878 Mã lực
Nhà có cỗ sẽ bị xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần
Thứ Năm, ngày 28/03/2019 16:00 PM (GMT+7)
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-co-co-se-bi-xu-phat-neu-de-khach-an-co-lay-phan-c46a1038845.html
Chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sự kiện:
Thời sự

Ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình… Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà. Với nhiều địa phương, đó là nét đẹp và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.



Tục ăn cỗ lấy phần vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương như Nam Định, Thái Bình… Ảnh: Tin tức Nam Định.

Chị Nguyễn Thị Thúy (xã Xuân Phú, huyện Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ, quê chị có phong tục đi ăn cỗ lấy phần.

Gia chủ chuẩn bị sẵn 5-6 túi nilon cho khách chia phần. Những món như giò, thịt gà, trứng vịt lộn, tôm… sẽ được người dân chia phần đều nhau rồi cho vào túi mang về. Ai muốn ăn thịt thì ăn trong phần của mình, còn lại không được ăn phần của người khác.

Những thứ còn lại như canh rau, đĩa dưa chua hoặc thịt bò, thịt lợn xào… thì người dân ăn ngay tại mâm.

“Ngày xưa bà tôi đi ăn đám, tôi mong phần lắm. Mặc định cứ đi ăn đám là có phần mang về. Tôi thấy đó cũng là việc làm hay, chia sẻ với mọi người”, chị Thúy chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chị Thúy, gần đây chị nghe nói xã bên cạnh là xã Giao Long (huyện Giao Thủy) đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.

“Cái này là tục lệ, có tội gì đâu mà xử phạt?”, chị Thúy tỏ vẻ bất ngờ.

Để làm rõ thông tin trên, PV đã trao đổi với ông Trần Hoài Nam – ************* xã Giao Long. Ông Nam xác nhận, có sự việc như trên.

Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ ko lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.

“Khi người ta đi đăng kí, phía xã sẽ tuyên truyền và vận động là không làm cỗ to, không để xảy ra tình trạng lấy phần. Kể cả người dân khi đi ăn cỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Cán bộ văn hóa xã, công an xã và đại diện các thôn, xóm sẽ tuyên truyền với gia đình chủ cỗ, đồng thời giám sát việc này”, ông Nam cho hay.



Chủ cỗ phải đặt cọc 3 triệu với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần

************* xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.

Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.

Tuy nhiên, vị chủ tịch xã này xác nhận rằng: “Từ ngày có chủ trương đến nay, người dân thực hiện rất nghiêm túc nên chính quyền xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ”.

Ông Nam cũng tiết lộ rằng, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).

Trả lời câu hỏi về việc đây là một phong tục văn hóa truyền thống, đưa vào quy chế xử phạt liệu có quá cứng nhắc, ông Nam cho hay: “Chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí. Vì vậy, họ đề xuất tuyên truyền, vận động, dần dần xóa bỏ thói quen ăn cỗ lấy phần.

Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ vì ngày trước, cỗ có khi 4-5 đĩa giò nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa. Thay vào đó, bây giờ người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn luôn”.
Với người trẻ thì ko sao, nhưng những cụ 7x,8x tuổi rồi trong người núi bệnh phải kiêng khem mà vẫn bị mời đi ăn cỗ thì việc lấy phần em nghĩ là bình thường, ăn sao hết mâm cỗ to tổ chảng toàn thịt, cá, tôm...và những thứ khó tiêu, ko lấy phần thì nhà chủ cũng mất công đem cho hoặc vứt bỏ thật lãng phí.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,686
Động cơ
378,116 Mã lực
Em nghĩ đây là tục lệ mang tính địa phương trong 1 cộng đồng nhỏ. Nếu cộng đồng ấy đồng thuận (người mời và người được mời) về hành vi ứng xử thì họ chẳng vi phạm gì về luật pháp. Dù có thể với góc nhìn khác là chưa hay nhưng không có cơ sở pháp lý để cấm-phạt.
Em thấy tục này hoàn toàn không văn minh. Nhưng không thể thấy họ chưa văn minh mà xử phạt hành chính.
Đã là vấn đề của văn hóa thì cần tuyên truyền vận động là đủ. Cũng là văn hóa như văn hóa phầm đồi trụy là vi phạm vào đạo đức xh có qui định rõ trong luật thì cấm - phạt là đúng.
Hành vi đi dự tiệc (cỗ) lấy phần về (cộng đồng nơi ấy chấp thuận) không vi phạm gì về mặt đạo đức cũng như luật pháp dù với em nó khong đẹp. Nhưng không cá nhân tổ chức nào có quyền cấm-phạt hành vui này
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,916
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em tổ chức tiệc cho công ty mà còn hô hào mọi người mang đồ thừa về.
Phải biết quý trọng thực phẩm.
Bao nhiêu người đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra chúng.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,686
Động cơ
378,116 Mã lực
Em tổ chức tiệc cho công ty mà còn hô hào mọi người mang đồ thừa về.
Phải biết quý trọng thực phẩm.
Bao nhiêu người đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra chúng.
Ở đây có sự khác biệt về ứng xử ạ, còn bản chất như nhau
- Tiệc cty của bác là bỏ tiền ra mua tiệc. Hết tiệc cần mang về đồ thừa vì mình đã bỏ tiền mua. Hoan nghênh
- Tiệc cưới, cỗ ,giỗ ...nông thôn là trả nợ miệng. Nên không ai nói ra mà chỉ lặng lẽ chia phần mang về. Tuy ko được hoan nghênh chính thức nhưng đố thực khách nào dám chỉ trích lại chỗ. Tại sao thế? dài lắm, lười typing
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,916
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ở đây có sự khác biệt về ứng xử ạ, còn bản chất như nhau
- Tiệc cty của bác là bỏ tiền ra mua tiệc. Hết tiệc cần mang về đồ thừa vì mình đã bỏ tiền mua. Hoan nghênh
- Tiệc cưới, cỗ ,giỗ ...nông thôn là trả nợ miệng. Nên không ai nói ra mà chỉ lặng lẽ chia phần mang về. Tuy ko được hoan nghênh chính thức nhưng đố thực khách nào dám chỉ trích lại chỗ. Tại sao thế? dài lắm, lười typing
Cỗ quê em cũng làm mà, mang về là tối ưu rồi. Cụ nào không đi được còn phải sai con cháu mang sang.
Mọi cách khác chỉ là chuyển từ hơi dở sang rất tệ mà thôi.
 

dientinh2001

Xe hơi
Biển số
OF-536463
Ngày cấp bằng
10/10/17
Số km
199
Động cơ
168,825 Mã lực
Ai cũng cởi truồng thì người mặc quần là bất lịch sự. Em không nói lấy phần hay không lấy phần cái nào hay hơn cái nào. Nhưng đúng là về quê ăn cỗ nhiều khi vừa tức vừa buồn cười.
Ngồi vào bàn, chưa kịp gắp được mấy gắp thì cả bàn lục tục đứng dậy hết, chia nhau bằng sạch kể cả chai rượu dở cũng mang về, để lại một mình mình trơ khấc trên mâm với vài cái đĩa lổn nhổn không mang về được
 

papais

Xe hơi
Biển số
OF-137427
Ngày cấp bằng
6/4/12
Số km
135
Động cơ
407,970 Mã lực
Quê em Nam Định, đám cưới cứ chấp nhận đóng cho xã luôn 5 triệu rồi giữ nguyên tục lệ cũ. Ma chê cưới trách, ko dám bỏ các cụ ạ.
 

donfx

Xe buýt
Biển số
OF-74486
Ngày cấp bằng
3/10/10
Số km
867
Động cơ
431,868 Mã lực
Nơi ở
Ngày lăng Bác, tối Gầm cầu.
Quê nhà cháu ăn cỗ lấy phần được xem là đương nhiên, nên nhà nhà đua nhau làm to để khỏi bị trê trách. Thường thì nhà đám tách làm 2 khu: khu cho đàn ông, và khu cho đàn bà. Khu đàn ông thì đánh chén thôi rồi, vì họ không lấy phần. Riêng khu cho đàn bà thì thường là khu riêng, hơi kín đáo để họ ăn và tự do chia phần. Nhà đám còn tự để sẵn túi bóng ở từng mâm để gói đồ ăn cho tiện. Ở đây, họ chỉ ăn nhưng gì không chiwa được (cơm, rau, canh, xương xẩu...) còn thịt cá và các món thì cứ chia theo vòng, lượt, tương đối đều. Ăn xong các mợ gói và xách đồ ăn về. Cháu nghĩ ban đầu cấm cũng khó.
 

Khánh Ngọc

Xe container
Biển số
OF-16868
Ngày cấp bằng
27/9/07
Số km
6,217
Động cơ
642,967 Mã lực
Giời ạ. Ông nào móc cống bài này lên vợi.??? Cứ tưởng TĐTT quay về. Hic
Lại nhớ ngày nao, đêm hôm thanh vắng, khó ngủ vào OF chơi thấy 2 lão Đào Tử Thi và Trang điểm tử thi ngồi chềnh ềnh phía dưới mà hãi. Hic
 

Inocent

Xe buýt
Biển số
OF-86133
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
711
Động cơ
416,244 Mã lực
Cụ sẽ không thấy ngẫn nếu như chứng kiến 1 bữa ăn cỗ ở mấy địa phương này. 1 mầm đầy ú ụ các loại thịt, vài đĩa giò cũng đầy, trứng luộc... Nhiều phải đủ cho 10-15 người ăn trong khi mâm chỉ ngồi 6 người. Và 6 người ngồi ở mâm chả ăn gì, chỉ uống đôi ba chén rượu suông với nhấm 1 ít rau sống thôi. 5-10 phút nói dăm ba câu chuyện là chia nhau để mang phần về. Trông rất phản cảm. Em 1 lần đi ăn cưới ở Nam Định, nhìn mâm toàn thịt luộc với giò, trứng luộc và không thấy có đĩa rau nào. Xin mãi chủ nhà mới kiếm cho đâu được 1 đĩa bắp cải xào vội.
Lấy phần phạt chủ nhà. Xin thêm đồ ăn phạt khách.
Thế cho nó cân bằng.
Mà đã đi ăn cỗ, làm khách rồi thì có gì ăn nấy, không ăn được thì thôi cụ ạ.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,191
Động cơ
455,212 Mã lực
Cái này gọi là lạm quyền. Phạt thuộc lĩnh vực nào thì Chính phủ ra Nghị định, vi phạm Luật nào thì quy định mức phạt
 

namcutthoi

Xe buýt
Biển số
OF-548086
Ngày cấp bằng
29/12/17
Số km
514
Động cơ
163,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ai cũng cởi truồng thì người mặc quần là bất lịch sự. Em không nói lấy phần hay không lấy phần cái nào hay hơn cái nào. Nhưng đúng là về quê ăn cỗ nhiều khi vừa tức vừa buồn cười.
Ngồi vào bàn, chưa kịp gắp được mấy gắp thì cả bàn lục tục đứng dậy hết, chia nhau bằng sạch kể cả chai rượu dở cũng mang về, để lại một mình mình trơ khấc trên mâm với vài cái đĩa lổn nhổn không mang về được
Em thấy chắc cụ đi dự cưới lệch mâm quen thôi, mấy anh em gặp nhau kéo hết vào 1 mâm, chén tạc chén thù là chính, có gắp món gì mấy đâu. Ngó sang các mâm bên, thấy các bà, các mợ là gọi sang bảo gói mang về bớt cho lũ nhỏ hoặc các cụ già yếu ở nhà. Lũ nhỏ nhà mình ăn ít không nói, lũ nhỏ ở quê vẫn mong bà đi ăn cỗ đem phần về chứ. Nắm xôi, miếng giò tung tăng vừa gặm vừa chơi, em thấy vui mà.
Cái vụ phạt đó, nếu thông qua hương ước thì được, chứ áp mệnh lệnh hành chính coi chừng vừa ban ra lại phải thu hồi thôi
 

Vo_thuong

Xe điện
Biển số
OF-457826
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
3,576
Động cơ
383,992 Mã lực
Tuổi
54
Ở quê ăn cỗ cuốn chiều từ ... sáng sớm e chẳng lạ. Trước đây họ đến ăn cỗ khi e còn ... đang ngủ cơ. Ăn cuốn chiều từ sáng sớm đến trưa. Nghĩ lại mà cũng hãi :((
À, vấn đề là ăn từ sáng nhưng lại nhịn cho đến chiều luôn cụ ợ, oải thật 😫
 

PPPPP

Xe hơi
Biển số
OF-335092
Ngày cấp bằng
17/9/14
Số km
177
Động cơ
280,643 Mã lực
Em cũng thấy vậy, bắt phạt bằng cách nào nhỉ?

Hay là sẽ chụp ảnh rồi gửi lên mạng tố nhau chăng!? ;))
Mọi người ko nghĩ là xử lý theo hương ước của làng xã, nó cũng là 1 loại lệ để xử lý tục thôi. Khi đã được cả làng thông qua thì phạt là theo hương ước
 

Airbus A350

Xe điện
Biển số
OF-615905
Ngày cấp bằng
14/2/19
Số km
2,036
Động cơ
21,066 Mã lực
Giời ạ. Ông nào móc cống bài này lên vợi.??? Cứ tưởng TĐTT quay về. Hic
Lại nhớ ngày nao, đêm hôm thanh vắng, khó ngủ vào OF chơi thấy 2 lão Đào Tử Thi và Trang điểm tử thi ngồi chềnh ềnh phía dưới mà hãi. Hic
Mợ trên thông thiên văn- dưới tường địa lý, mợ thử thắp nén hương rồi khấn xem mợ TĐTT có hiện hồn về không.:D
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
Dm mấy thằng ở xã éo có việc gì làm nên nghĩ ra những việc rất chi là rảnh háng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top