[Funland] Bầu cử Tổng Thống Mỹ - Phổ thông hay Đại cử tri

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,809
Động cơ
159,396 Mã lực
CCCM tranh cãi khá nhiều về quy trình bầu cử Mỹ - đặc biệt về quy định bỏ phiếu phổ thông và đại cử tri.

Nhà cháu xin cóp nhặt vài thông tin cơ bản hầu CCCM tham khảo! Thông tin có thể chưa đầy đủ, mời CCCM bổ xung thêm!

Chúc cả nhà vui vẻ!
----------------------------------------

Hệ thống chính trị Hoa Kỳ

Hệ thống chính trị liên bang Hoa Kỳ gồm ba nhánh song hành: Hành pháp (Tổng thống), Lập pháp (Quốc hội) và Tư pháp (Tòa án Tối cao).

Quốc hội Hoa Kỳ bao gồm hai viện: Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện gồm 435 thành viên và Thượng viện gồm 100 người (hai người từ mỗi bang trong số 50 tiểu bang, riêng thủ đô Washington D.C không có Thượng nghĩ sĩ).

Nhiệm kỳ

Thành viên của Hạ viện (Dân biểu) được bầu với nhiệm kỳ 2i năm. Không giới hạn về số lần được bầu lại.

Thành viên của Thượng viện (Thượng nghị sĩ) được bầu với nhiệm kỳ 6 năm, và các cuộc bầu cử vào Thượng viện được diễn ra so le. Một phần ba Thượng viện được bầu hai năm một lần. Không có giới hạn về số lần được bầu lại.

Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ bốn năm, tối đa là hai nhiệm kỳ.

Bầu cử liên bang Hoa Kỳ

Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức mỗi bốn năm vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Mười Một. Năm nay, ba cuộc bầu cử liên bang sẽ được tổ chức vào ngày 3/11 gồm bầu cử Hạ viện, Thượng viện và Tổng thống.

Mỗi thành viên của Hạ viện đại diện cho một khu vực. Số dân biểu của mỗi tiểu bang được xác định tỷ lệ thuận với dân số của tiểu bang. Mỗi thành viên của Hạ viện được bầu trực tiếp và người có số phiếu cao nhất sẽ đắc cử.

Đại cử tri

Về nguyên tắc, Tổng thống được bầu gián tiếp. Mỗi tiểu bang trong số năm mươi tiểu bang và Washington DC được phân bổ số đại cử tri dựa trên số dân biểu trong Quốc hội cộng với hai Thượng nghị sĩ.

Cơ quan lập pháp của mỗi tiểu bang xác định cách chọn đại cử tri. Phương pháp phổ biến nhất là sự đề cử của phân bộ mỗi đảng ở từng tiểu bang, và những người được đề cử sẽ do cơ quan lập pháp tiểu bang phê chuẩn. Hầu hết các tiểu bang có luật yêu cầu đại cử tri phải cam kết bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống mà đảng đã đề cử.

Để đơn giản hóa vấn đề ta có thể ví dụ như sau : một cử tri muốn bỏ phiếu cho D. Trump sẽ thực sự bỏ phiếu cho nhóm đại cử tri do chi nhánh của Đảng Cộng hòa tại tiểu bang đề cử (và được cơ quan lập pháp tiểu bang phê chuẩn).

Ngoại trừ hai tiểu bang Nebraska và Maine, ứng cử viên nào giành được đa số phiếu ở một tiểu bang hoặc Washington DC sẽ thắng tất cả các đại cử tri. Ở Nebraska và Maine, các đại cử tri được chọn dựa trên tỷ lệ phiếu mà ứng cử viên của họ nhận được.

Có tổng số 535 đại cử tri (tương đương và đại diện cho 435 dân biểu và 100 thượng nghị sĩ).

Đại cử tri mỗi người bỏ một phiếu duy nhất trong cơ quan lập pháp tiểu bang của họ vào giữa tháng 12. Tổng thống được bầu nếu nhận được ít nhất 270 phiếu đại cử tri .

Sau kỳ bầu cử năm nay, Tổng thống đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2021.

Có thể xảy ra trường hợp một Tổng Thống đắc cử chiếm đa số phiếu đại cử tri nhưng không giành được đa số phiếu phổ thông! Thí dụ đơn giản nhất như sau:

View attachment 5511891

Kết quả: Ứng viên A có nhiều phiếu phổ thông hơn ứng viên B (195k so với 165k) nhưng A thua B vì B được nhiều phiếu đại cử tri hơn A (7 so với 5). Chuyện này đã xẩy ra tại cuộc bầu cử năm 2016. Số người bỏ phiếu cho Hillary Clinton nhiều hơn Donald Trump là gần 3 triệu phiếu (65,853,514 phiếu so với 62,984,828) nhưng Ông Trump đã chiến thắng vì giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn Bà Clinton (306 phiếu so với 227).

View attachment 5511916

Khuynh hướng bỏ phiếu

Ở Mỹ, việc bỏ phiếu không mang tính chất bắt buộc. Thống kê trung bình cho thấy chỉ có khoảng 60-70% cử tri Mỹ đi bỏ phiếu.

Dựa vào xu hướng bỏ phiếu trong quá khứ, giới bình luận Mỹ gọi các tiểu bang có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa là tiểu bang đỏ. Các tiểu bang có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Dân chủ được gọi là tiểu bang xanh.

Các tiểu bang khác được gọi là tiểu bang dao động hoặc ngả nghiêng (swing states) vì tính chất cạnh tranh cao và có thể ngả về đảng này hoặc đảng kia ngay trong ngày bầu cử. Vì vậy, các tiểu bang này sẽ là chiến trường khốc liệt mà mỗi phe cố gắng xây dựng một liên minh, chiến lược bầu vận động để giành thắng lợi.
Cụ tra cứu rồi giait thích thêm trường hợp: Ứng viên trúng cử nhưng chết trước khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu, và Ứng viên trúng cử nhưng chết sau khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu và trước khi nhậm chức. Kính cụ.
 

xezace

Xe tăng
Biển số
OF-206600
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,412
Động cơ
348,580 Mã lực
Tình hình này liệu tranh luận lần 2,3 có hoãn không các cụ????
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tình hình này liệu tranh luận lần 2,3 có hoãn không các cụ????
Iem vừa quyết định là không, ông lào bị cô vít thì cho đứng vào phòng kính và cách xa ra chút. Éo hiểu bọn Mẽo có nghe theo iem không? Không nghe iem cũng mặc xác bọn ló!
 

Putinka_Vodka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-450526
Ngày cấp bằng
4/9/16
Số km
581
Động cơ
213,591 Mã lực
Kiểu này nước Mỹ chuẩn bị có nội chiến lần 2 chăng ? Hay chia thành nhiều nước nhỏ ? Cali phot hăm he từ lâu nay có khi biến thành hiện thực .
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,276
Động cơ
3,837,750 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ tra cứu rồi giait thích thêm trường hợp: Ứng viên trúng cử nhưng chết trước khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu, và Ứng viên trúng cử nhưng chết sau khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu và trước khi nhậm chức. Kính cụ.
Câu hỏi của Cụ rất hay nhưng quá khó và có lẽ chỉ có các chuyên gia am hiểu tường tận về Hiến pháp Hoa Kỳ mới đủ khả năng trả lời chính xác nhất! Nhà cháu đã liên hệ với Cụ GÚC để tìm hiểu và có vài thông tin ngắn, sơ bộ như sau:

Có 4 thời điểm quan trong trong kỳ bầu cử 2020 ở Hoa Kỳ:
  • Thứ Ba ngày 03/11/2020: các cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống
  • Thứ Hai ngày 14/12/2020: các đại cử tri bỏ phiếu
  • Thư Tư ngày 06/01/2021: Quốc hội Hoa Kỳ kiểm phiếu Đại cử tri
  • Thư Tư ngày 20/01/2021: Tổng thống mới nhậm chức.
Như vậy nếu Tổng thống đắc cử (President-elect) tức là đã qua các bước 1, 2 và 3 ở trên nhưng chưa nhậm chức thì Phó tổng thống đắc cử (Vice President-elect) sẽ trở thành Tổng thống - căn cứ theo Tu chính 20 Hiến Pháp Hoa kỳ.

Trường hợp ứng viên trúng cử nhưng chết trước khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu thì nhà cháu nghĩ là Quốc hội và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định? Không rõ trường hợp này đã từng xẩy ra trong lịch sử bầu cử Mỹ hay chưa và nếu đã xẩy ra thì họ xử lý như thế nào?

Kính mời CCCM cho thêm ý kiến!
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,868
Động cơ
655,829 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Có năm nào đấy mà TT thắng ở phiếu đại cử tri nhưng tính theo đầu cử tri thường thì lại k cao hơn. Đợt đó báo nhà mình đều kêu ca vì có lẽ bên mình lúc đó thích ứng viên kia hơn.
 

Duc_Quang

Xe buýt
Biển số
OF-386351
Ngày cấp bằng
9/10/15
Số km
958
Động cơ
236,668 Mã lực
Tuổi
25
Tất nhiên là luôn song hành ở cấp BANG.
Phiếu đại cử tri ở bang lào thì luôn luôn song hành với kết quả phiếu cử tri ( phổ thông) ở bang đó. Ở 1 bang bất kỳ, không bao giờ có chuyện một ông thắng phiếu phổ thông nhưng lại thua phiếu đai cử tri. Vì Phiếu đai cử tri chỉ là phần thưởng của người thắng, không phải để bầu nên không thể có người thắng kẻ thua ở phiếu đại cử tri.
Bầu cử tống thống là bầu cử liên bang, ông nào THU được tổng phiếu đại cử tri nhất thì làm tổng thống.
thí rụ: Ông Tý thắng phiếu phổ thông ở bang A, B, C nên thu về toàn bộ phiếu đại cử tri của 3 bang là 26 chả hạn ( ông Tèo thu về 0). Ông Tèo thắng phiếu phổ thông ở bang C và D nên thu về tổng cộng 24 phiếu đại cử tri ( ông Tý thu về 0)....
Lúc này người ta không tính thắng thua theo tổng phiếu phổ thông vì vốn dĩ Phiếu đai cử tri không hề theo tỷ lệ dân số ( Việc này là nhằm cho các bang nhỏ có thể đối địch được với các bang nhớn).
Cảm ơn cụ.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,446
Động cơ
623,039 Mã lực
Thuật ngữ "Đại Cử tri" dễ khiến người ta nhầm lẫn. Nếu thay bằng 1 thuật ngữ khác ví dụ như là "điểm số bầu cử Tỏng thống" thì dễ hiểu hơn. Mỗi bang có 1 điểm số bầu TT, khi ứng viên nào thẳng cử bang nào qua bầu cử phổ thông sẽ được toàn bộ điểm số của bang đó. Tổng cộng cả nước lại ai nhiều điểm nhất sẽ trở thành Tổng thống.
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,809
Động cơ
159,396 Mã lực
Câu hỏi của Cụ rất hay nhưng quá khó và có lẽ chỉ có các chuyên gia am hiểu tường tận về Hiến pháp Hoa Kỳ mới đủ khả năng trả lời chính xác nhất! Nhà cháu đã liên hệ với Cụ GÚC để tìm hiểu và có vài thông tin ngắn, sơ bộ như sau:

Có 4 thời điểm quan trong trong kỳ bầu cử 2020 ở Hoa Kỳ:
  • Thứ Ba ngày 03/11/2020: các cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống
  • Thứ Hai ngày 14/12/2020: các đại cử tri bỏ phiếu
  • Thư Tư ngày 06/01/2021: Quốc hội Hoa Kỳ kiểm phiếu Đại cử tri
  • Thư Tư ngày 20/01/2021: Tổng thống mới nhậm chức.
Như vậy nếu Tổng thống đắc cử (President-elect) tức là đã qua các bước 1, 2 và 3 ở trên nhưng chưa nhậm chức thì Phó tổng thống đắc cử (Vice President-elect) sẽ trở thành Tổng thống - căn cứ theo Tu chính 20 Hiến Pháp Hoa kỳ.

Trường hợp ứng viên trúng cử nhưng chết trước khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu thì nhà cháu nghĩ là Quốc hội và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định? Không rõ trường hợp này đã từng xẩy ra trong lịch sử bầu cử Mỹ hay chưa và nếu đã xẩy ra thì họ xử lý như thế nào?

Kính mời CCCM cho thêm ý kiến!
Chưa từng xảy ra cụ ạ. Có mỗi một trường hợp ứng viên thất cử chết trước khi cử tri đoàn bỏ phiếu, và tất nhiên là không ảnh hưởng. Cảm ơn cụ nhiều.
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,809
Động cơ
159,396 Mã lực
Có năm nào đấy mà TT thắng ở phiếu đại cử tri nhưng tính theo đầu cử tri thường thì lại k cao hơn. Đợt đó báo nhà mình đều kêu ca vì có lẽ bên mình lúc đó thích ứng viên kia hơn.
Chính là 2016. Trước đó là 2000
 

Dân Đông Lào

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-552796
Ngày cấp bằng
31/1/18
Số km
1,653
Động cơ
172,309 Mã lực
Câu hỏi của Cụ rất hay nhưng quá khó và có lẽ chỉ có các chuyên gia am hiểu tường tận về Hiến pháp Hoa Kỳ mới đủ khả năng trả lời chính xác nhất! Nhà cháu đã liên hệ với Cụ GÚC để tìm hiểu và có vài thông tin ngắn, sơ bộ như sau:

Có 4 thời điểm quan trong trong kỳ bầu cử 2020 ở Hoa Kỳ:
  • Thứ Ba ngày 03/11/2020: các cử tri Hoa Kỳ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống
  • Thứ Hai ngày 14/12/2020: các đại cử tri bỏ phiếu
  • Thư Tư ngày 06/01/2021: Quốc hội Hoa Kỳ kiểm phiếu Đại cử tri
  • Thư Tư ngày 20/01/2021: Tổng thống mới nhậm chức.
Như vậy nếu Tổng thống đắc cử (President-elect) tức là đã qua các bước 1, 2 và 3 ở trên nhưng chưa nhậm chức thì Phó tổng thống đắc cử (Vice President-elect) sẽ trở thành Tổng thống - căn cứ theo Tu chính 20 Hiến Pháp Hoa kỳ.

Trường hợp ứng viên trúng cử nhưng chết trước khi Đại cử tri đoàn bỏ phiếu thì nhà cháu nghĩ là Quốc hội và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định? Không rõ trường hợp này đã từng xẩy ra trong lịch sử bầu cử Mỹ hay chưa và nếu đã xẩy ra thì họ xử lý như thế nào?

Kính mời CCCM cho thêm ý kiến!
Sáng em có tra cứu sơ qua, nếu ứng viên thắng cử chết trước khi đại cử tri bỏ phiếu, Đảng thắng cử sẽ chọn ra người thay thế làm tổng thống. Tuy nhiên có 1 số chỗ không rõ ràng vì luật mỗi bang khác nhau, có một số bang không ràng buộc đại cử tri phải bỏ phiếu cho người được chọn lên thay.
nếu năm nay xảy ra trong tình hình nước mẽo hiện nay thì sẽ cực kì hỗn loạn.
Còn nếu chết sau khi phiếu đại cử tri đã được kiểm thì phó TT sẽ lên thay
 

lix

Xe hơi
Biển số
OF-197235
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
128
Động cơ
326,427 Mã lực
Cử tri Mỹ bầu tổng thống, không phải bầu đại cử tri. Đại cử tri có nhiệm vụ đi bỏ phiếu theo kết quả của cử tri. Đây là do lịch sử để lại vì nước Mỹ dân chủ sớm quá mà thế kỷ 18 phương tiện thông tin, giao thông còn lạc hậu....
Đến nay chắc là chưa có sự cố gì làm thay đổi kết quả bầu cử nên họ vẫn giữ nguyên như vậy.
Cụ giải thích thế chưa phải rồi.
Nguyên do nó là thế này: Toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ đều được thiết lập trên cơ sở Nhà nước Liên Bang do nguyên nhân hoàn cảnh lịch sử để lại.
Điều này ta có thể thấy trong tất cả các thiết chế: VD Bầu cử tổng thống, Thượng viện và Hạ viện, Chính quyền Liên Bang và tiểu bang...

Hoàn cảnh lịch sử
Nhà nước Mỹ là nhà nước Liên bang.
Xưa kia, các tiểu bang vốn là các quốc gia độc lập. Nhận thấy có nhiều điểm chung và cần tổng hợp sức mạnh để cân lại các đế quốc châu Âu, các quốc gia nhỏ đó nhất trí hợp nhau lại thành nhà nước chung.
Nhưng mỗi quốc gia con không dễ gì từ bỏ ngay quyền lợi cá nhân của mình, đó là cả một quá trình lâu dài mà ta thấy hệ quả là tổ chức nhà nước Mỹ vừa có tính thống nhất, vừa có tính độc lập.

Trong Bầu cử Tổng thống
Tổng thống Liên bang do các Bang bầu ra, chứ không phải do người dân của các bang trực tiếp bầu (tất nhiên là việc các bang bầu cho ứng viên nào là phụ thuộc vào trưng cầu dân ý tại bang đó - chính là cái mà ta hay gọi là bầu cử Tổng thống Mỹ).
Ứng viên nào chiến thắng tại cuộc trưng cầu dân ý của một bang, thì sẽ được bang đó ủng hộ (tức là giành được toàn bộ phiếu "đại cử tri" của bang đó).
Việc sử dụng cơ chế "đại cử tri" là sự thỏa hiệp giữa tính "thống nhất" của Liên bang (toàn thể cử tri được trưng cầu ý kiến) và tính "độc lập" của từng tiểu bang (tổng thống liên bang do các tiểu bang trực tiếp bầu ra).

Trong thiết chế Quốc hội
Quốc hội Mỹ, theo dòng lịch sử, đã từng theo cơ chế một viện, mỗi bang có số đại biểu bằng nhau (vai trò của các bang là ngang nhau). Sau đó, do có sự xung đột lợi ích giữa các bang (vốn dĩ là các quốc gia độc lập, mỗi bang lại to nhỏ, sức ảnh hưởng khác nhau), đã tiến hóa thành thiết chế Lưỡng viện, theo đó, mỗi viện mang một tính chất. Thượng viện là nơi thể hiện quyền độc lập của các bang (mỗi bang là một nước, vai trò tiếng nói như nhau, đều có 2 Nghị sỹ). Còn Hạ viện là nơi thể hiện tính thống nhất của Liên Bang (số dân biểu đến từ mỗi bang phụ thuộc vào dân số).

Các cụ cứ liên tưởng đơn giản thế này, bây giờ các quốc gia châu Âu cũng có xu hướng liên kết lại với nhau thành 1 khối, tâm tư nguyện vọng là hợp sức lại để thành 1 thể thống nhất, lớn mạnh nhưng cũng không ai muốn bị mất đi sự tự chủ của mình.
Nước Mỹ ngày nay, sau 300 năm kể từ ngày 13 tiểu quốc đầu tiên hợp lại, nay cơ bản là một thể thống nhất, là 1 quốc gia duy nhất. Nhưng những gì thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử vẫn còn tồn tại và ở trong tâm thức của một bộ phận người dân và chính quyền các tiểu bang.
 
Biển số
OF-731174
Ngày cấp bằng
1/6/20
Số km
700
Động cơ
77,651 Mã lực
Nơi ở
Đà Lạt, Tếch Dạt
Cụ giải thích thế chưa phải rồi.
Nguyên do nó là thế này: Toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ đều được thiết lập trên cơ sở Nhà nước Liên Bang do nguyên nhân hoàn cảnh lịch sử để lại.
Điều này ta có thể thấy trong tất cả các thiết chế: VD Bầu cử tổng thống, Thượng viện và Hạ viện, Chính quyền Liên Bang và tiểu bang...

Hoàn cảnh lịch sử
Nhà nước Mỹ là nhà nước Liên bang.
Xưa kia, các tiểu bang vốn là các quốc gia độc lập. Nhận thấy có nhiều điểm chung và cần tổng hợp sức mạnh để cân lại các đế quốc châu Âu, các quốc gia nhỏ đó nhất trí hợp nhau lại thành nhà nước chung.
Nhưng mỗi quốc gia con không dễ gì từ bỏ ngay quyền lợi cá nhân của mình, đó là cả một quá trình lâu dài mà ta thấy hệ quả là tổ chức nhà nước Mỹ vừa có tính thống nhất, vừa có tính độc lập.

Trong Bầu cử Tổng thống
Tổng thống Liên bang do các Bang bầu ra, chứ không phải do người dân của các bang trực tiếp bầu (tất nhiên là việc các bang bầu cho ứng viên nào là phụ thuộc vào trưng cầu dân ý tại bang đó - chính là cái mà ta hay gọi là bầu cử Tổng thống Mỹ).
Ứng viên nào chiến thắng tại cuộc trưng cầu dân ý của một bang, thì sẽ được bang đó ủng hộ (tức là giành được toàn bộ phiếu "đại cử tri" của bang đó).
Việc sử dụng cơ chế "đại cử tri" là sự thỏa hiệp giữa tính "thống nhất" của Liên bang (toàn thể cử tri được trưng cầu ý kiến) và tính "độc lập" của từng tiểu bang (tổng thống liên bang do các tiểu bang trực tiếp bầu ra).

Trong thiết chế Quốc hội
Quốc hội Mỹ, theo dòng lịch sử, đã từng theo cơ chế một viện, mỗi bang có số đại biểu bằng nhau (vai trò của các bang là ngang nhau). Sau đó, do có sự xung đột lợi ích giữa các bang (vốn dĩ là các quốc gia độc lập, mỗi bang lại to nhỏ, sức ảnh hưởng khác nhau), đã tiến hóa thành thiết chế Lưỡng viện, theo đó, mỗi viện mang một tính chất. Thượng viện là nơi thể hiện quyền độc lập của các bang (mỗi bang là một nước, vai trò tiếng nói như nhau, đều có 2 Nghị sỹ). Còn Hạ viện là nơi thể hiện tính thống nhất của Liên Bang (số dân biểu đến từ mỗi bang phụ thuộc vào dân số).

Các cụ cứ liên tưởng đơn giản thế này, bây giờ các quốc gia châu Âu cũng có xu hướng liên kết lại với nhau thành 1 khối, tâm tư nguyện vọng là hợp sức lại để thành 1 thể thống nhất, lớn mạnh nhưng cũng không ai muốn bị mất đi sự tự chủ của mình.
Nước Mỹ ngày nay, sau 300 năm kể từ ngày 13 tiểu quốc đầu tiên hợp lại, nay cơ bản là một thể thống nhất, là 1 quốc gia duy nhất. Nhưng những gì thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử vẫn còn tồn tại và ở trong tâm thức của một bộ phận người dân và chính quyền các tiểu bang.
Sự độc lập (tương đối) của các bang ko chỉ nằm ở tâm thức mà nó thể hiện ở cơ cấu chính trị và pháp luật từng bang có thể khác nhau và độc lập với liên bang.
Ở kỳ bầu cử tháng 11, ngoài bầu các chức danh của liên bang (tổng thống, phó tổng thống, senate, dân biểu...) thì cũng đồng thời bầu các chức danh của bang (governor, dân biểu trong nội bộ bang....) và của quận (county) nữa.
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,809
Động cơ
159,396 Mã lực
Cụ giải thích thế chưa phải rồi.
Nguyên do nó là thế này: Toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ đều được thiết lập trên cơ sở Nhà nước Liên Bang do nguyên nhân hoàn cảnh lịch sử để lại.
Điều này ta có thể thấy trong tất cả các thiết chế: VD Bầu cử tổng thống, Thượng viện và Hạ viện, Chính quyền Liên Bang và tiểu bang...

Hoàn cảnh lịch sử
Nhà nước Mỹ là nhà nước Liên bang.
Xưa kia, các tiểu bang vốn là các quốc gia độc lập. Nhận thấy có nhiều điểm chung và cần tổng hợp sức mạnh để cân lại các đế quốc châu Âu, các quốc gia nhỏ đó nhất trí hợp nhau lại thành nhà nước chung.
Nhưng mỗi quốc gia con không dễ gì từ bỏ ngay quyền lợi cá nhân của mình, đó là cả một quá trình lâu dài mà ta thấy hệ quả là tổ chức nhà nước Mỹ vừa có tính thống nhất, vừa có tính độc lập.

Trong Bầu cử Tổng thống
Tổng thống Liên bang do các Bang bầu ra, chứ không phải do người dân của các bang trực tiếp bầu (tất nhiên là việc các bang bầu cho ứng viên nào là phụ thuộc vào trưng cầu dân ý tại bang đó - chính là cái mà ta hay gọi là bầu cử Tổng thống Mỹ).
Ứng viên nào chiến thắng tại cuộc trưng cầu dân ý của một bang, thì sẽ được bang đó ủng hộ (tức là giành được toàn bộ phiếu "đại cử tri" của bang đó).
Việc sử dụng cơ chế "đại cử tri" là sự thỏa hiệp giữa tính "thống nhất" của Liên bang (toàn thể cử tri được trưng cầu ý kiến) và tính "độc lập" của từng tiểu bang (tổng thống liên bang do các tiểu bang trực tiếp bầu ra).

Trong thiết chế Quốc hội
Quốc hội Mỹ, theo dòng lịch sử, đã từng theo cơ chế một viện, mỗi bang có số đại biểu bằng nhau (vai trò của các bang là ngang nhau). Sau đó, do có sự xung đột lợi ích giữa các bang (vốn dĩ là các quốc gia độc lập, mỗi bang lại to nhỏ, sức ảnh hưởng khác nhau), đã tiến hóa thành thiết chế Lưỡng viện, theo đó, mỗi viện mang một tính chất. Thượng viện là nơi thể hiện quyền độc lập của các bang (mỗi bang là một nước, vai trò tiếng nói như nhau, đều có 2 Nghị sỹ). Còn Hạ viện là nơi thể hiện tính thống nhất của Liên Bang (số dân biểu đến từ mỗi bang phụ thuộc vào dân số).

Các cụ cứ liên tưởng đơn giản thế này, bây giờ các quốc gia châu Âu cũng có xu hướng liên kết lại với nhau thành 1 khối, tâm tư nguyện vọng là hợp sức lại để thành 1 thể thống nhất, lớn mạnh nhưng cũng không ai muốn bị mất đi sự tự chủ của mình.
Nước Mỹ ngày nay, sau 300 năm kể từ ngày 13 tiểu quốc đầu tiên hợp lại, nay cơ bản là một thể thống nhất, là 1 quốc gia duy nhất. Nhưng những gì thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử vẫn còn tồn tại và ở trong tâm thức của một bộ phận người dân và chính quyền các tiểu bang.
Cụ giải thích ngắn gọn nhưng rất chuẩn. Cơ chế bầu cử "Đại cử tri" (em thấy dịch thêm chữ "đại" là sai, nhưng tiếng Việt dùng quen rồi) là để phản ánh cả tính "thống nhất" của Liên bang và tính "độc lập" của từng tiểu bang. Em thích nhất câu này của cụ. Tuy nhiên, khi so sánh với cơ chế bầu cử một số quốc gia liên bang khác (VD: Liên bang Nga), chúng ta lại thấy sự khác biệt rõ rệt vì Nga bầu theo phổ thông đầu phiếu. Đây là điều rất thú vị mà em thích được nghiên cứu cùng các cụ.
 

Sunseeker

Xe hơi
Biển số
OF-178657
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
148
Động cơ
340,139 Mã lực
xin lỗi cho em hỏi có cụ nào có link full cuộc tranh luận với phụ đề hoặc thuyết minh chuẩn ko ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top