Khác bác ạ. Vì dân bầu ra ông ĐBQH nhưng không kiểm soát được ông ĐBQH đó sẽ bầu cho ai. Tin tưởng ông ấy sẽ có lựa chọn đúng đắn và để kệ ông ấy làm thôi. Còn ở Mỹ, đại cử tri là đại biểu của bang và (thường) phải tuân theo luật chơi của bang (có một số phản phé nhưng là số ít và từ thế kỷ 20 đến nay ko ảnh hưởng đến kết quả).
Bác cứ hình dung mỗi bang như là một "nước", đi bầu chủ tịch "liên quốc gia". Trong cái "liên quốc gia" ấy, nước của bác (New York chẳng hạn) được phân 29 thẻ bầu cử, nước Cali được phân 55 thẻ bầu cử... Mỗi nước tự đem số thẻ bầu cử đó về phân chia nội bộ với nhau theo luật chơi của nước đó.
Hiện giờ các nước đều đang chọn luật chơi là "ai được đa số dân trong nước chọn, dù không đủ 100%, thì cũng ăn tất cả số thẻ mà nước mình được phân". Nên giả sử ông Trump được 51% của nước New York thì tất cả 29 thẻ bầu cử của New York sẽ mang tên ông Trump.
Đến hạn, mỗi nước sẽ cử một số vị đạo cao đức trọng về thủ đô xứ Cờ Hoa như là một nghi thức danh dự, mang trong mình những tấm thẻ bầu cử đã ghi sẵn tên đấy. Rồi gom tất cả số thẻ của các nước lại với nhau, đếm xem ứng viên nào được nhiều hơn.
Cũng nói thêm, hiện giờ có hai "nước" là Maine và Nebraska không chọn chơi theo kiểu "người thắng được hết" mà có phân chia phiếu nhé. Qua đó càng thấy được mỗi bang/mỗi nước có quyền lực riêng biệt đến thế nào. Nguyên nhân đơn giản là ngày xưa xứ Cờ Hoa được thành lập do 13 "nước" ký kết thỏa thuận liên hiệp với nhau để hình thành một nước lớn hơn, chứ không phải do một ông nào đó đánh đông dẹp bắc mà thành. Nên mỗi "nước" giữ lại quyền lực lớn lắm.