[Funland] Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
No President has done more for FARMERS, and the Great State of Iowa, than Donald J. Trump. In fact, it’s not even close! All polls, except for one heavily skewed toward the Democrats by a Trump hater who called it totally wrong the last time, have me up, BY A LOT. I LOVE THE FARMERS, AND THEY LOVE ME. THE JUST OUT EMERSON POLL HAS ME UP 10 POINTS IN IOWA. THANK YOU! Donald Trump Truth Social 09:06 AM EST 11/03/24
@realDonaldTrump
Đây chắc là nổi giận của Bác e theo MSM. 😂 😂 😂 😂
Vẫn còn đang đấm nhau chán.
A Federal Judge ruled allowing Iowa to challenge ballots from potential noncitizens
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngày mai 5/11: trận đấu cuối cùng của ông Trump🔥🥊🤼‍♀️
IMG_3303.jpeg
IMG_3301.jpeg
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
2,992
Động cơ
97,389 Mã lực
Lý thuyết là vậy nhưng thực tế cuộc bầu cử năm đó không như vậy vì 1 số "đại cử tri bất tín". Vậy nên suy ra phiếu phổ thông dành cho dân gạch theo ý thích thôi, cho nó có màu sắc dân chủ. Quan trọng là phiếu của hơn 500 đại cử tri ấy, số ít dễ bị mua chuộc hơn số đông mà.
Năm đó những ai là đại cư tri "bất tín" vậy cụ????
Nhưng ng ta ko gọi là "bất tín" mà là "bất trung" đấy, nếu cụ biết tại sao lại gọi như thế thì cụ sẽ hiểu hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
Trump's final day schedule:
- Raleigh, NC;
- Reading, PA;
- Pittsburgh, PA;
- Grand Rapids, MI
Harris' final day schedule:
- Scranton, PA;
- Allentown, PA;
- Pittsburgh, PA;
- Philadelphia, PA
Chị Phó all in PA rồi.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao Hoa Kỳ bầu cử vào thứ Ba?

Truyền thống tổ chức bầu cử vào thứ Ba của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ thế kỷ 19, có tính đến các yếu tố như lịch trình làm nông nghiệp, thói quen đi nhà thờ và nhiều khía cạnh xã hội học phổ biến khác khi đó.

Vào cuối thế kỷ 18, Hoa Kỳ vẫn chủ yếu là một nước nông nghiệp. Dân số nhỏ và hầu hết người Mỹ là nông dân sống rất xa các địa điểm bỏ phiếu (hầu hết đều ở các khu vực thành thị). Phần đông cử tri phải mất cả ngày đường mới tới được các nơi bỏ phiếu!

Ở một số khu vực dân cư sùng đạo, việc tiến hành bầu cử vào Chủ Nhật là không thể vì người dân còn bận đi lễ nhà thờ.

Và cũng khó tổ chức bỏ phiếu vào thứ Hai vì nếu làm như vậy thì nhiều cử tri nông thôn phải đi lên phố từ Chủ Nhật và ảnh hưởng tới buổi lễ nhà thờ của họ.

Và cũng không thể bầu cử vào thứ Tư vì hầu hết cánh đàn ông phải đi chợ bán nông sản vào ngày này (chợ chỉ họp thứ Tư hàng tuần).

Từ đó, thứ Ba trở thành ngày hợp lý nhất. Các cử tri đi bỏ phiếu có thể đi vào thứ Hai, bỏ phiếu vào sáng thứ Ba rồi quay về cho kịp ngày chợ thứ Tư hoặc các hoạt động khác.

Với các nguyên nhân khách quan đó, năm 1845 Quốc hội Mỹ ra quyết định tổ chức bầu cử "vào thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11".

Lựa chọn này nhằm đảm bảo rằng các cuộc bầu cử được tổ chức ở tất cả các tiểu bang vào thời điểm thuận lợi và sự thống nhất giữa các tiểu bang về ngày tổ chức bầu cử.

Tháng 11 được coi là thời gian tốt nhất vì là cuối mùa thu ở hầu hết các tiểu bang và trước khi có tuyết rơi! Thời điểm này sẽ giúp mọi người đi lại dễ dàng, đặc biệt là những người dân nông thôn.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
E xin phép Bác Touch Me từ Vê ô zơ.
Post số 1: Bàn về Hạ viện:
"The Constitution is not an instrument for the government to restrain the people, it is an instrument for the people to restrain the government – lest it come to dominate our lives and interests."
"Hiến pháp không phải là công cụ để chính phủ kìm hãm nhân dân, mà là công cụ để nhân dân kìm hãm chính phủ – để ngăn chính phủ thống trị cuộc sống và lợi ích của chúng ta."


Tại sao Hạ viện lại phải bầu cử 2 năm 1 lần?

Trong Hội nghị Lập hiến 1787, các quốc phụ Hoa Kỳ đã thảo luận rất nhiều chi tiết xung quanh bản Hiến pháp Liên bang, và một trong những chi tiết đầu tiên mà họ bàn luận chính là cách tổ tức 3 nhánh quyền lực của Hoa Kỳ.

Nhánh đầu tiên mà họ bàn tới là nhánh lập pháp. Họ lập luận rằng bản thân nhánh lập pháp không thể đơn giản chỉ có một hệ thống mà nó phải chia làm 2 hệ thống đan xen lẫn nhau để đại diện cho 2 nhóm quyền lực khác nhau.

Nhóm thứ nhất mà họ nhắm tới chính là nhân dân. Trong bộ máy lập pháp buộc phải có 1 hệ thống đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân trong liên bang để người dân cũng có thể tham gia vào quy trình xây dựng pháp luật và điều hành quốc gia. Và họ gọi hệ thống đó là Hạ viện. Cuối buổi họp thì hầu như toàn bộ các quốc phụ đều đồng thuận lập hiến rằng Hạ viện sẽ do dân chúng trực tiếp bầu chọn toàn bộ Hạ nghị sĩ để cơ quan này mang tính đại diện cao nhất cho người dân.

Vấn đề thứ 2 cũng chính là mục đích chính của post này là tóm tắt các lập luận năm xưa của các quốc phụ khi mà họ bàn luận về nhiệm kì của các Hạ nghị sĩ phục vụ tại Hạ viện. Ta thường hay có suy nghĩ rằng tại sao các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ lại diễn ra X năm 1 lần mà không phải là Y năm hay Z năm? Những câu hỏi tương tự như vầy cũng chính là những vấn đề lớn là các quốc phụ đem ra thảo luận một cách rất cụ thể và sâu sắc tại Hội nghị lập hiến năm xưa chứ không phải tự nhiên họ chọn như vậy.

Riêng về nhiệm kì của Hạ viện thì có rất nhiều ý kiến như 1 năm, 2 năm hay 3 năm… Lúc này có nhiều quốc phụ lập luận khác nhau. Một số lập luận trong đó có thể giải đáp thắc mắc của một vài vozers như lập luận của quốc phụ Edmund Randolph – người sau này trở thành bộ trưởng ngoại giao đời thứ 2 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, dưới thời tổng thống George Washington. Ông ta lập luận rằng nếu 1 năm bầu Hạ viện một lần thì quá ngắn, khó tránh khỏi sự can thiệp thái quá của dân chúng vào chính quyền, nhưng 3 năm thì lại quá dài mà nguyện vọng của nhân dân thì lại thay đổi nhanh chóng nên 3 năm khó mà theo kịp sự thay đổi này của dân chúng. Dickenson thì lại đề xuất nhiệm kỳ ba trong khi Ellsworth ủng hộ nhiệm kỳ một năm vì lợi ích của sự gắn bó với cử tri. Wilson cũng đồng tình với ý kiến này, cho rằng bầu cử hàng năm sẽ giúp Hạ viện gần gũi hơn với dân chúng. Ngược lại, Madison phản đối cả bầu cử hàng năm lẫn hai năm vì cho rằng điều này gây bất lợi cho các đại biểu, đặc biệt là những người từ vùng xa - lúc này những đại biểu nào ở xa mà bầu cử quá dày đặc thì nội thời gian đi lại không cũng hết cả nhiệm kì ... Và còn nhiều các lập luận khác mà phạm vi post này khó thể kể ra hết.

Và cuối cùng sau nhiều ngày bàn luận cũng như để đan xen kết hợp với thời gian nhiệm kì của các nhánh chính quyền khác một cách nhịp nhàng thì họ đồng thuận lập hiến rằng Hạ viện của Hoa Kỳ phải được bầu lại toàn bộ mỗi 2 năm 1 lần. Tần suất này là vừa đủ nhanh để theo kịp nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân – thứ vốn dễ thay đổi – cũng như ép các Hạ nghị sĩ phải luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cử tri và nhanh chóng phản ánh ý chí của người dân khu vực lên chính quyền liên bang. Mà muốn như vậy thì phải bầu cử thường xuyên để Hạ nghị sĩ nào không phản ánh đúng nguyện vọng cứ tri khu mình sống thì sẽ nhanh chóng bị thay thế vào 2 năm sau.

Ai muốn tìm hiểu sâu thêm thì có thể đọc thêm trong The Federalist Papers số 52. Đây là lập luận chi tiết của quốc phụ Madison/Hamilton về vấn thời gian nhiệm kì của Hạ nghị sĩ.
The Avalon Project : Federalist No 52
Vậy chức năng chính của Hạ viện là gì?

Ngoài các chức năng cơ bản như quyền bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng hoặc thông qua các đạo luật lớn ra thì quyền lực lớn nhất của Hạ viện chính là các vấn đề liên quan tới thuế hoặc ngân sách aka tiền. Nguồn thu của chính phủ tới chủ yếu từ thuế liên bang tức tiền của dân chúng, vậy nên cũng không quá khó hiểu khi các quốc phụ cho hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất tới các chính sách thuế và ngân sách liên bang chính là Hạ viện – hệ thống mang tính đại diện lớn nhất cho dân chúng.

Vậy mỗi bang có nhiêu Hạ nghị sĩ?

Vì Hạ viện là cơ phản ánh ý chí của người dân nên các quốc phụ lập hiến cụ thể tại điều 1 khoản 2 rằng mỗi bang có số dân khác nhau sẽ tương ứng với số Hạ nghị sĩ khác nhau mà bang đó sở hữu. Vào thời lập quốc thì 30k dân sẽ có 1 Hạ nghị sĩ. Hiện nay trung bình cứ 750k dân thì sẽ có 1 Hạ nghị sĩ, tổng cộng Hoa Kỳ đang có 435 Hạ nghị sĩ và ngày 5/11 tới đây sẽ bầu lại toàn bộ 435 người này. Cứ 10 năm 1 lần, Hoa Kỳ sẽ điều tra dân số, bang nào có nhiều dân thì sẽ có nhiều Hạ nghị sĩ, quyền lực của bang đó ở Hạ viện cũng sẽ tăng tương ứng.

Tới đây sẽ xuất hiện câu hỏi: Vậy nếu bang nào đông dân thì sẽ có ảnh hưởng hơn bang ít dân tại Hạ viện hay sao? Điều này đúng vì các bang có dân số lớn hơn sẽ có nhiều đại diện hơn trong Hạ viện, dẫn đến việc có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong quá trình lập pháp. Rõ ràng bang nào có dân số đông hơn thì phải cho người ta có lợi thế hơn ở Hạ viện. Lúc này, với số lượng Hạ nghị sĩ nhiều hơn, các bang đông dân hơn có thể ảnh hưởng nhiều tới quyết định chính sách và lập pháp tại cấp liên bang cũng như nhận được nhiều nguồn lực và đầu tư từ chính phủ liên bang hơn so với các bang ít dân khác.

Tuy nhiên, để cân bằng lại điều này thì các quốc phụ tạo ra một hệ thống thứ hai, đan xen cũng như đối trọng với Hạ viện để cân bằng quyền lực trong nhánh lập pháp. Và hệ thống đó chính là Thượng viện.

Đón đọc post số 2: Lý do thành lập Thượng viện và nhiệm kì của các Thượng nghị sĩ.
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
Tiếp theo. Mong phần về TThg.
Tiếp nối câu chuyện về Thượng viện và nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ.

Như post trước có đề cập, bang nào lớn và đông dân thì sẽ có lợi thế lớn ở Hạ viện và các quốc phụ năm xưa không thích điều này. Họ cho rằng như vậy sẽ bị mất cân bằng quyền lực trong nhánh lập pháp khi tiếng nói của những bang nhỏ quá ít ỏi. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là các bang lớn sẽ tùy tiện định đoạt chính sách của quốc gia mà không quan tâm tới quyền lợi của các bang nhỏ hơn. Đồng thời, nếu chỉ có 1 viện trong nhánh lập pháp thì nhân dân rất dễ bị tổn thương nếu đại diện của họ quên đi nghĩa vụ của mình mà chỉ lo tới lợi ích của bản thân. Vì vậy, cần có một hệ thống lập pháp thứ hai, đan xen và cân bằng quyền lực cũng như giám sát qua lại với Hạ viện, đó chính là Thượng viện.
Vậy Thượng viện cân bằng quyền lực với Hạ viện bằng cách nào? Thượng viện thực hiện vai trò cân bằng này thông qua cấu trúc đại diện bình đẳng giữa các bang. Nếu số lượng Hạ nghị sĩ phụ thuộc vào dân số của tiểu bang thì số lượng Thượng nghị sĩ là cố định với 2 Thượng nghị sĩ cho từng tiểu bang – bất kể dân số hay diện tích. Như vậy, tất cả các bang điều có tiếng nói ngang nhau trong việc hình thành chính sách và định hình phương hướng phát triển của quốc gia trên Thượng viện. Vì phạm vi của post này nên không thể kể chi tiết ra được, chứ thực ra các quốc phụ phải họp mất hơn 1 tháng mới đồng thuận lập hiến rằng Hạ viện được quyết định theo dân số còn Thượng viện là phân chia bình đẳng giữa các bang chứ không phải nhào vô là chấp nhận liền, còn phải cãi nhau chán chê qua lại.

Lời của quốc phụ James Madison - người sau này trở thành Tổng thống đời thứ 4 của Hoa Kỳ - trong Hội nghị Lập hiến khi ông lập luận về độ dài nhiệm kỳ của Thượng viện:
Ðể phán quyết chọn nhiệm kỳ dài bao lâu, cần phải xem xét Thượng viện được lập ra nhằm mục đích gì. Thứ nhất, để bảo vệ dân chúng chống lại những người cai trị. Thứ hai, để bảo vệ dân chúng chống lại những tâm trạng và quan điểm nhất thời mà chính bản thân họ có thể rơi vào. Với kinh nghiệm từ các quốc gia khác trước đây, dân chúng sẽ suy nghĩ thận trọng về mô hình chính quyền nào sẽ bảo đảm tốt nhất hạnh phúc của họ, và hiểu rằng có những điều chỉnh ban đầu mang lại hạnh phúc cho cộng đồng, nhưng sau này có thể phản bội niềm tin của họ. Để chống lại nguy cơ này, sự thận trọng cần thiết là phải phân chia sự phó thác của dân chúng vào các Viện khác nhau để các cơ quan này theo dõi và giám sát lẫn nhau. Nhờ đó, dân chúng sẽ được hưởng sự cai trị khôn ngoan trong mọi cơ quan của chính quyền. Mọi quyền lực dễ bị lạm dụng cần phải được tiến hành thông qua những người khác nhau, người này sẽ kiểm tra người kia.

Tiếp theo, một lúc nào đó, chính dân chúng cũng có thể mắc phải những nhầm lẫn nhất thời vì sự thiếu hụt các thông tin chính xác và cần thiết về lợi ích của họ. Cũng tương tự như vậy, những người đại diện được chọn lựa với một nhiệm kỳ ngắn để điều hành một số công việc chung cũng có thể mắc sai lầm. Nhận xét này cho thấy chính quyền phải được thiết lập sao cho ít nhất một nhánh chính quyền phải có cơ hội hiểu biết đầy đủ về mọi lợi ích của dân chúng. Một nhận xét khác là dân chúng và một số người đại diện cho họ đôi khi cũng mắc sai lầm vì những tình cảm và quan điểm không vững vàng. Một lá chắn cần thiết chống lại nguy cơ này là phải chọn ra được những công dân khôn ngoan, với một số lượng nhất định. Nhờ sự kiên định của mình, họ sẽ can thiệp và kiềm chế sự bốc đồng thái quá trong chính quyền. Cuối cùng, dân chúng cũng muốn mô hình chính quyền đảm bảo mọi lợi ích khác nhau của con người bởi đa số, vì lợi ích của mình, có thể đột nhiên chèn ép và gây bất công đối với thiểu số.
(Sẽ có nhiều người thắc mắc là đọc cả đoạn đâu có chỗ nào là chốt 6 năm đâu? Trong Hội nghị Lập hiến, các quốc phụ sẽ trình bày ý kiến của mình và quá trình này sẽ được ghi chép lại một cách cẩn thận và tỉ mỉ, tất cả đều có lưu tại thư viện quốc gia Hoa Kỳ và có bản online miễn phí. Có quốc phụ thì thích 6 năm rồi họ sẽ lên trình bày trước hội nghị, có quốc phụ khác thì thích 9 năm và họ cũng sẽ lên trình bày... Rồi tới bước bỏ phiếu. Cuối cùng, nhiệm kỳ 6 năm Thượng viện được đa số bỏ phiếu nên nó được Lập hiến.)
Ai thích tìm hiểu sâu thêm có thể đọc thêm về The Federalist từ số 62 tới 66 do các quốc phụ viết tại đây dành riêng cho các vấn đề về Thượng viện:
Federalists No. 62–66 (Madison or Hamilton)
Summary This section follows the pattern of the previous section, and is concerned with the qualifications and powers of the Senate. In Chapter 62, qualificatio
www.cliffsnotes.com
www.cliffsnotes.com

Hiện nay, Hoa Kỳ có tổng cộng 50 bang tương ứng với đúng 100 Thượng nghị sĩ trên thượng viện, mỗi bang có 2 Thượng nghị sĩ.

Vai trò của Thượng viện :

Thứ 1
: Thượng viện có một quyền rất quan trọng mà Hạ viện không có, đó chính là quyền giám sát và phê chuẩn: Thượng viện có quyền phê chuẩn các hiệp ước quốc tế và các bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong nhánh hành pháp và tư pháp, đặc biệt là phê chuẩn Thẩm phán Tối cao vào Tối cao Pháp viện. Quyền này không thuộc thẩm quyền của Hạ viện, giúp Thượng viện có tiếng nói độc lập trong các quyết định lớn của quốc gia cũng như định hình các chính sách đối ngoại cũng như nhánh tư pháp của Hoa Kỳ trong tương lai.

Vậy nên các mai fen để ý sẽ thấy, đảng nào nắm được thượng viện thì đảng đó sẽ nắm được chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Sau khi bác tôi thất cử năm 2020 thì đảng Cộng hòa cũng chính thức mất thượng viện vào tay đảng Dân chủ. Giờ thì các mai fen nhìn xung quanh thế giới hiện tại để thấy chính sách đối ngoại của đảng đang nắm Thượng viện. Còn về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tối cao thì đã có 1 loạt 3 posts, các mai fen hứng thú có thể tìm đọc.

Thứ 2: Quyền lập pháp song song: Mọi dự luật trước khi thành luật chính thức đều phải được thông qua ở cả Hạ viện và Thượng viện. Điều này yêu cầu sự đồng thuận của cả hai viện, ngăn chặn việc một viện đơn lẻ có thể quyết định chính sách quốc gia.

Tới đây phát sinh câu hỏi: Vậy nếu có một dự luật mà một trong hai viện không đồng ý thông qua thì phải làm sao?

Một dự luật nếu không được thông qua bởi 1 viện nào đó thì sao? Trường hợp này xảy ra khi một đảng nắm quyền 1 trong hai viện còn đảng kia sẽ nắm quyền viện còn lại. Khi này sẽ có hai hướng giải quyết:
  • Hai viện, hay cụ thể hơn là cả 2 đảng, sẽ ngồi lại với nhau để đàm phán. Hai bên cùng nhượng bộ nhau, có thể là cùng đưa nghị trình mà mình muốn vào hoặc cùng nhau rút nghị trình đã có sẵn trong dự luật ra… Để đi tới bước cuối cùng là lưỡng đảng chấp nhận dự luật đó và thông qua nó.
  • Nếu có bên nào đó không chịu nhượng bộ bất chấp đàm phán thì dự luật đó sẽ đi vào ngõ cụt, kết quả là bị xếp lại và chờ cho tới khi đảng muốn thúc đẩy dự luật đó nắm được cả hai viện lập pháp thì sẽ được thông qua nhanh chóng.
Từ đó, việc thành lập một hệ thống thứ hai là Thượng viện là một điều cần thiết. Nếu không có Thượng viện thì các chính sách mà Hạ viện – đại diện mạnh cho nhân dân - đưa ra sẽ ngay lập tức thành luật. Điều này không khác gì lấy nước sôi dội thẳng vào bộ máy chính quyền và tất nhiên, hậu quả của nó là vô cùng tai hại. Nhân dân thường có một cái đầu rất nóng và lại hay thay đổi, vì thế cần phải có một hệ thống trung gian để làm nguội nhân dân, hay nói một cách khác là làm nguội Hạ viện. Và đó chính là Thượng viện.

Và vì tất cả những điều trên, Thượng viện là nơi định hình chính sách đối nội trong dài hạn, cân bằng quyền lực với Hạ viện, quyết định những chính sách đối ngoại mang tính lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc… Nên để đáp ứng được điều đó thì Thượng viện cần phải có một nhiệm kì đủ dài để có tầm nhìn xa, nhưng nó vẫn phải đủ ngắn để - theo lời của các quốc phụ - “những kẻ có tư cách tầm thường không thể được tái đắc cử”. Và cuối cùng, sau quá trình dài thảo luận, nhiều con số được đưa ra thì họ chọn con số 6 năm là độ dài nhiệm kì của một Thượng nghị sĩ. Việc có một nhiệm kỳ dài vượt trội hơn so với Hạ viện giúp cho Thượng viện ít phụ thuộc vào các xu hướng chính trị ngắn hạn và giữ được lập trường trung lập hơn so với Hạ viện, nơi các thành viên phải tranh cử lại sau mỗi hai năm. Điều này giúp Thượng viện có thời gian cân nhắc kỹ lưỡng về các chính sách và quyết định quan trọng, thay vì phải luôn lo lắng về việc tái tranh cử.

Ngoài những lý luận trên thì con số 6 này còn kết hợp một cách nhịp nhàng với nhiệm kỳ 2 năm của Hạ nghị sĩ và 4 năm của Tổng thống mà chúng ta sẽ có dịp bàn luận ở post cuối cùng của chủ đề này.

Vì toàn bộ lập luận trên nên các mai fen sẽ thấy vai trò của Thượng nghị sĩ quan trọng hơn nhiều so với Hạ nghị sĩ nên yêu cầu của nó cũng nhiều hơn và đòi hỏi chất lượng cũng cao hơn. Các quốc phụ đã nhìn thấy được điều này nên họ trực tiếp lập hiến về yêu cầu của 2 vị trí này trong Hiến Pháp như sau:

Hạ nghị sĩ: Tuổi tối thiểu: 25 tuổi trở lên, quốc tịch: Phải là công dân Hoa Kỳ trong ít nhất 7 năm, nơi cư trú: Phải là cư dân của tiểu bang mà họ muốn đại diện vào thời điểm bầu cử.

Thượng nghị sĩ: Tuổi tối thiểu: 30 tuổi trở lên, quốc tịch: Phải là công dân Hoa Kỳ trong ít nhất 9 năm, nơi cư trú: Phải là cư dân của tiểu bang mà họ muốn đại diện vào thời điểm bầu cử.

Nhưng vấn đề tới đây chưa hết. Nhiệm kỳ là 6 năm rồi đó, nhưng có nên bầu lại 1 lượt cả Thượng viện như Hạ viện hay không cũng là một vấn đề được đem ra thảo luận.

Và các quốc phụ đều thống nhất cho rằng nhiệm kỳ là 6 năm nhưng 2 năm phải bầu lại 1/3 thượng viện và kiểu bầu báng này hoạt động theo kiểu bầu cuốn chiếu. Ngay sau cuộc bầu cử lần đầu tiên, các Thượng nghị sĩ sẽ được phân đều thành ba nhóm. Thượng nghị sĩ nhóm một sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ hai, Thượng nghị sĩ nhóm hai sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ tư, Thượng nghị sĩ nhóm ba sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào cuối năm thứ sáu, sao cho sau mỗi hai năm sẽ bầu lại 1/3 số Thượng nghĩ sĩ và việc này cứ thế kéo dài cho tới tận ngày nay.

Các quốc phụ lập luận rằng việc thay đổi toàn bộ Thượng viện cùng lúc có thể khiến hệ thống chính quyền thiếu ổn định, vì các thành viên mới có thể chưa đủ kinh nghiệm. Thượng viện cần giữ lại ít nhất 2/3 thành viên có kinh nghiệm để đảm bảo các chính sách và quyết định được tiếp nối một cách mạch lạc và ổn định cũng như để truyền kinh nghiệm lại cho 1/3 mới được bầu. Và hơn thế nữa, khi chỉ bầu lại 1/3 số ghế mỗi hai năm, Thượng viện giữ được sự đại diện ổn định của tất cả các bang, tránh trường hợp thay đổi đột ngột về mặt chính trị từ các bang lớn hay nhóm quyền lợi. Từ đó tránh việc quốc gia bị sốc chính sách trong trường hợp bầu lại toàn bộ thượng viện.

Hệ thống này sẽ kết hợp nhịp nhàng với độ dài nhiệm kì của Hạ viện và Tổng thống để cuối cùng, các bên sẽ phối hợp với nhau tạo chính sách theo hướng mà công dân của Hoa Kỳ mong muốn và mang lại tối đa lợi ích cho quốc gia.

Ngày 5/11 tới đây, 1/3 Thượng viện sẽ được bầu lại và theo như dự đoán, việc có tên của bác tôi trên lá phiếu sẽ giúp cho đảng Cộng hòa chiếm lại thế đa số trên Thượng viện.
1730733722549.png


Đón đọc post tiếp theo và cũng là post cuối cùng kết thúc toàn bộ câu chuyện về các quốc phụ năm xưa lập hiến và xây dựng chính quyền: Vì sao nhiệm kỳ tổng thống lại là 4 năm?
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,192
Động cơ
3,844,953 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu bầu cử TT Mỹ ở VN thì ông Trump thắng áp đảo😀
IMG_3304.jpeg

(Thăm dò trên VNexpress)
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,869
Động cơ
562,045 Mã lực
Tại sao Hoa Kỳ bầu cử vào thứ Ba?

Truyền thống tổ chức bầu cử vào thứ Ba của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ thế kỷ 19, có tính đến các yếu tố như lịch trình làm nông nghiệp, thói quen đi nhà thờ và nhiều khía cạnh xã hội học phổ biến khác khi đó.

Vào cuối thế kỷ 18, Hoa Kỳ vẫn chủ yếu là một nước nông nghiệp. Dân số nhỏ và hầu hết người Mỹ là nông dân sống rất xa các địa điểm bỏ phiếu (hầu hết đều ở các khu vực thành thị). Phần đông cử tri phải mất cả ngày đường mới tới được các nơi bỏ phiếu!

Ở một số khu vực dân cư sùng đạo, việc tiến hành bầu cử vào Chủ Nhật là không thể vì người dân còn bận đi lễ nhà thờ.

Và cũng khó tổ chức bỏ phiếu vào thứ Hai vì nếu làm như vậy thì nhiều cử tri nông thôn phải đi lên phố từ Chủ Nhật và ảnh hưởng tới buổi lễ nhà thờ của họ.

Và cũng không thể bầu cử vào thứ Tư vì hầu hết cánh đàn ông phải đi chợ bán nông sản vào ngày này (chợ chỉ họp thứ Tư hàng tuần).

Từ đó, thứ Ba trở thành ngày hợp lý nhất. Các cử tri đi bỏ phiếu có thể đi vào thứ Hai, bỏ phiếu vào sáng thứ Ba rồi quay về cho kịp ngày chợ thứ Tư hoặc các hoạt động khác.

Với các nguyên nhân khách quan đó, năm 1845 Quốc hội Mỹ ra quyết định tổ chức bầu cử "vào thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11".

Lựa chọn này nhằm đảm bảo rằng các cuộc bầu cử được tổ chức ở tất cả các tiểu bang vào thời điểm thuận lợi và sự thống nhất giữa các tiểu bang về ngày tổ chức bầu cử.

Tháng 11 được coi là thời gian tốt nhất vì là cuối mùa thu ở hầu hết các tiểu bang và trước khi có tuyết rơi! Thời điểm này sẽ giúp mọi người đi lại dễ dàng, đặc biệt là những người dân nông thôn.
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên xoá bỏ nền quân chủ, nơi đó không có cảnh người phải quỳ lạy người. Nơi mà lãnh đạo cao nhất không cha truyền con nối mà phải thông qua bầu cử (dù quyền bầu cử của phụ nữ và người da đen nô lệ mãi mới được công nhận nhưng đó cũng là bước tiến rất lớn của con người).
Cuộc bầu cử tổng thống HK đầu tiên là “vô tiền khoáng hậu”, các kỳ bầu cử vẫn hấp dẫn cho đến tận bây giờ.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,800
Động cơ
794,481 Mã lực
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên xoá bỏ nền quân chủ, nơi đó không có cảnh người phải quỳ lạy người. Nơi mà lãnh đạo cao nhất không cha truyền con nối mà phải thông qua bầu cử (dù quyền bầu cử của phụ nữ và người da đen nô lệ mãi mới được công nhận nhưng đó cũng là bước tiến rất lớn của con người).
Cuộc bầu cử tổng thống HK đầu tiên là “vô tiền khoáng hậu”, các kỳ bầu cử vẫn hấp dẫn cho đến tận bây giờ.
Chắc không?
Nước tổ chức bầu cử đầu tiên trên thế giới là Hy Lạp cổ đại. Ở thành phố Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người dân đã tham gia vào một hệ thống chính trị có sự tham gia của người dân gọi là dân chủ trực tiếp. Tại đây, công dân tự do (chỉ bao gồm nam giới và không tính nô lệ, phụ nữ, và người nước ngoài) có quyền bầu chọn và bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng của thành phố cũng như người lãnh đạo.

Hệ thống này khác với dân chủ hiện đại vì không phải đại diện mà là mọi công dân có quyền trực tiếp bỏ phiếu về các quyết định. Đây là một hình thức bầu cử sớm nhất được ghi nhận, tạo nền tảng cho hệ thống bầu cử dân chủ sau này.
Còn trong thế giới hiện đại thì cuộc bầu cử của New Zealand là cuộc bầu cử tự do và bình đẳng đầu tiên bao gồm cả phụ nữ
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
GbjcHsDWMAAPihz.jpg


Miệng thì nói ai lên củng đc. Nhưng sau Đít đỏ nà ai 🤔 🤔 🤔 🤔
E vẫn giữ quan điểm, ăn tariff thì mấy ông proxy ảnh hưởng thôi--> làm số liệu hok đc đẹp nữa. Chứ trong đống đấy thì dân mình đc hưởng bao %. Trong khi đó giá cả thấp xuống, bớt xung đột...
 
Chỉnh sửa cuối:

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,869
Động cơ
562,045 Mã lực
Chắc không?
Nước tổ chức bầu cử đầu tiên trên thế giới là Hy Lạp cổ đại. Ở thành phố Athens vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người dân đã tham gia vào một hệ thống chính trị có sự tham gia của người dân gọi là dân chủ trực tiếp. Tại đây, công dân tự do (chỉ bao gồm nam giới và không tính nô lệ, phụ nữ, và người nước ngoài) có quyền bầu chọn và bỏ phiếu về các vấn đề quan trọng của thành phố cũng như người lãnh đạo.

Hệ thống này khác với dân chủ hiện đại vì không phải đại diện mà là mọi công dân có quyền trực tiếp bỏ phiếu về các quyết định. Đây là một hình thức bầu cử sớm nhất được ghi nhận, tạo nền tảng cho hệ thống bầu cử dân chủ sau này.
Cháu bảo là quốc gia đầu tiên “xoá bỏ nền quân chủ” cụ ơi.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,800
Động cơ
794,481 Mã lực
Cháu bảo là quốc gia đầu tiên “xoá bỏ nền quân chủ” cụ ơi.
Trong thế giới cổ đại đầy nên văn minh không phải là quân chủ cụ nhé. Ví dụ chế độ tam hùng của La mã
 

nq19832005

Xe tăng
Biển số
OF-62595
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
1,283
Động cơ
466,069 Mã lực
Hồi hộp phết. Hơn hồi biden vs trump.

Thế giới sắp tới sẽ tiếp tục thế này hay có khả năng/hi vọng thay đổi? Giờ này ngày mai là biết rồi các cụ nhỉ?
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,509
Động cơ
868,722 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Thông tin thớt
Đang tải
Top