[Funland] Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

minhhai985

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-171945
Ngày cấp bằng
15/12/12
Số km
13,280
Động cơ
308,735 Mã lực
E tưởng bắt một mớ rồi thì chúng nó chùn tay.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,778
Động cơ
829,555 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Từ lâu rồi, mỗi khi mua thuốc theo đơn của Từ Mẫu, thuốc nào chưa biết nhà em hay google xem đó là thuốc gì, giá cả, ... Sau đó ra quầy thuốc ngoài mua. Với TPCN có thể mua, có thể không. Theo đơn có loại "biệt dược mới" chỉ nhà thuốc bệnh viện mới có, giá rất cao so với thuốc cùng loại, nếu mua thì buộc phải chấp nhận, hoặc ra ngoài mua loại thuốc khác cùng thành phần - em hay chọn mua kiểu này.

Đơn giản nhất về chuyện trẻ nhỏ hay bị viêm phế quản phổi. Em đã hỏi bs ở BV nhỏ em quen biết, được trả lời: Ở BV TW họ điều trị nhanh khỏi vì tiêm biệt dược mới, nhanh khỏi còn đuổi về vì BV quá tải, tất nhiên chi phí phải thanh toán cao. Ở BV nhỏ với những bệnh thông thường này, họ chủ yếu điều trị theo BHYT nên sử dụng thuốc loại thường nên phải điều trị lâu hơn mới khỏi, hơn nữa họ thêm vài ngày để thêm tiền nằm viện. Ra viện bệnh nhân gần như không phải tt đáng kể vì BH tt hết.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,907
Động cơ
1,062,053 Mã lực
Cái này bọn từ mẫu nó làm rất lâu rồi, đơn thuốc ghi chữ bố nó sống dậy ko đọc dc mà toàn tpcn.
Giờ nó kê trên máy tính rồi cụ ạ.
Nhưng quan trọng là trong đống thuốc thì có đến quá nữa toàn tpcn, mà đắt vãi đái.
Hôm e lên BM khám xuống mua thuốc mà thấy gần như ai đơn cũng 3 tr trở lên, sợ thật.
 

bmwchandat

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93297
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
3,055
Động cơ
363,315 Mã lực
Website
phimnhakinh.com.vn
Ko j lãi = tpcn :( nên tư cách con ng bsi cũng giảm đi nhiều. Ng biết có thể ko mua nhưng những ng xa xa thì rõ là phải theo bai r.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,084
Động cơ
630,671 Mã lực
Đưa bà giá đến viên Tim khám, đơn thuốc xuống nhà thuốc bệnh viện 2,8 củ.
Về Láng Hạ hết 1.6 (một số thuốc dùng loại tương đương).
Cái này chưa chắc cụ đã đúng. Ông già em cũng dùng đơn thuốc viện tim, cũng từng thay thuốc tương đương nhưng hiệu quả khác hẳn luôn.
Cho nên cũng tuỳ loại thuốc mà có thể thay thế được hay không.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,550
Động cơ
84,757 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Mẹ em đi khám bảo hiểm toàn phải xin đơn riêng về mua thuốc uống chứ thuốc theo danh mục không ăn thua
Trong đấu thầu thuốc thì hiện bây giờ đang ưu tiên thuốc do VN sản xuất , thuốc có giá rẻ hơn ... Mà ko quan tâm tới chỉ số hiệu quả/ giá tiền .
Bọn em hay phải gây tê tủy sống cho các sản phụ nên 2 loại thuốc tê của 2 hãng khác nhau thì tác dụng phụ gây giảm huyết áp của 2 loại thuốc đó khác nhau khá rõ mặc dù thành phần , nồng độ .. Như nhau
 

demax

Xe tăng
Biển số
OF-145796
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
1,297
Động cơ
979,878 Mã lực
Hôm đi khám cho đứa cháu có gặp bà chị quen làm ở BV. Bà ấy bảo khám xong đưa đơn thuốc cho bà ấy xem rồi hãy mua. Đúng là như này luôn, đơn thuốc điều trị thì ít mà thuốc bổ là nhiều. Bà ấy gạch bỏ một số thuốc, bớt được kha khá tiền.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
8,349
Động cơ
509,678 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
NĐTW chỉ kê thuốc tốt (đắt), k kê thuốc rẻ. 2 loại tương đương muốn mua loại rẻ tại nhà thuốc bệnh viện cho đảm bảo nguồn gốc vì bệnh cần uống thuốc hàng ngày nhiều năm nhưng bs cứ kê loại đắt.
Vd thuốc vg B loại nội cỡ 100-200k/tháng còn loại tương đối từ Ấn độ là 1,2-1,5 triệu/tháng. Nhìn các bệnh nhân nghèo xoay xở trước nhà thuốc bệnh viện rất là tội.
Thuốc gan B cứ Savir Tenofovir 300mg đó ra ngoài mua khoảng 3-400k/hộp 30v thôi, chứ mua loại khác đắt gấp đôi. Xưa em dính phải uống, xài 1 năm thì hết virus, xài tiếp cho 2 năm rồi bỏ, lâu lâu khám lại vẫn ok, có đợt mua BHNT thì bên đó bắt khám định lượng, không có virus mới cho mua, lâu cũng chưa đi khám lại mặc dù bị gấu giục suốt
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
4,111
Động cơ
165,868 Mã lực
Tuổi
44
May em phải đi khám định kỳ ở Bạch Mai mà bs em theo rất ít khi kê TPCN. Có lần em hỏi ghì bác bảo không cần, ăn uống đầy đủ chất là được. Đơn thuốc mỗi tháng của em có mấy trăm nghìn (em khám tự nguyện) trong khi trước đó em khám bs khác thì bs hỏi thu nhập em và bảo rất tốn kém xong hẹn về phòng khám riêng để mua thuốc nhưng mà em không đi
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
4,399
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Đưa bà giá đến viên Tim khám, đơn thuốc xuống nhà thuốc bệnh viện 2,8 củ.
Về Láng Hạ hết 1.6 (một số thuốc dùng loại tương đương).
Cái loại tương đương thường hay là loại rẻ tiền nhà thuốc nó bán thay để tăng lợi nhuận thôi. Thành phần có thể chứa chất đó, nhưng chất lượng thì thua xa 1000 lần.
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,710
Động cơ
453,512 Mã lực
Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
“Nhập nhèm” kê thuốc và TPCN; bán thuốc đắt hơn rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc có 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo LĐ ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Những đơn thuốc tiền triệu, phần lớn toàn TPCN
Đang vui vì được xuất viện sau nhiều ngày điều trị viêm màng não mủ, gương mặt anh T.V.Q như sầm lại khi được dược sĩ và nhân viên tại Nhà thuốc Bệnh viện thông báo về số tiền phải trả cho một đơn thuốc. Đơn thuốc của anh Q được bác sĩ BV Bệnh NĐTƯ kê đơn gồm 3 sản phẩm là Tebexerol 125mg; ETEX BENKIS và Herarian. Theo tìm hiểu của PV, trong 3 SP này có tới 2 loại TPCN. Trên bao bì SP Tebexerol và Herarian đều ghi rõ SP này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong đơn thuốc này, chỉ có duy nhất một loại thuốc điều trị. Đáng chú ý, giá 2 TPCN kê kèm với đơn giá hơn 860.000đ/1 lọ Tebexerol 125mg, bệnh nhân phải mua 3 lọ với số tiền gần 2,6 trđ. TPCN Herarian, bệnh nhân phải mua 60 viên, giá 36.600 đ/viên với số tiền gần 2,2 trđ. Như vậy, chỉ 1 đơn thuốc, BS Bệnh viện Bệnh NĐTƯ kê, bệnh nhân này phải chi hơn 400.000đ cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8trđ để mua TPCN.
Theo Điều 4, TT 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, BS không được kê TPCN vào đơn thuốc. Thế nhưng, sau nhiều ngày ghi nhận tại Bệnh viện BNĐTƯ, việc kê đơn thuốc kèm TPCN diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân không được bác sĩ khuyến cáo đâu là thuốc, đâu là TPCN.
Cầm tờ phiếu xuất thuốc với 4 loại SP là Barcavir 0.5mg, Vihacaps 600mg, Hepa-Nic Extra và Avagold với số tiền gần 6,2trđ, bệnh nhân D.T.N vừa lắc đầu than thở, vừa rút hết số tiền trong ví để chi trả. Sau khi chi trả cho đơn thuốc này, vợ chồng bà N phải đến máy ATM ngay tại cổng bệnh viện để rút tiền mới có tiền bắt xe ra về. Trong đơn thuốc này, bà N đã phải chi trả số tiền hơn 2,3 triệu đồng cho 2 loại TPCN là Vihacaps và Avagold được kê chung với thuốc điều trị.
Tương tự, một đơn thuốc khác, bệnh nhân Đ.V.C phải chi hơn 2,2 trđ cho 4 loại SP được kê đơn cùng 1 đơn thuốc. Thế nhưng, chỉ riêng một loại TPCN Hacumin đã có giá hơn 1 trđ cho 60 viên.
Bệnh nhân cho hay, cứ thuốc BS kê đơn là họ sẽ mua, chứ không được giải thích đâu là thuốc, thế nào là TPCN. Ngoài ra, trong đơn thuốc BS Bệnh viện kê, có nhiều loại thuốc chỉ mua được ở nhà thuốc của bệnh viện này và đều có giá rất cao. Bệnh nhân chỉ biết “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” đó.
Bệnh nhân bỏ về vì… thuốc đắt
Không chỉ “nhập nhèm” kê thuốc và TPCN, tại Nhà thuốc của Bệnh viện còn có hiện tượng bán thuốc với giá đắt hơn rất nhiều so với thị trường.
Đơn cử, thuốc Alfavir 25mg bán tại các hiệu thuốc với giá cao nhất khoảng 32.000 đ/viên, nhưng tại nhà thuốc Bệnh viện có giá 37.236 đ/viên. Khi số lượng được kê đơn lên đến 90 viên thuốc, người bệnh phải bỏ ra hơn 3,3 trđ, đắt hơn gần 500.000đ so với các hiệu thuốc khác.
Trong những ngày ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân vì không đủ tiền mua thuốc đã phải bỏ về. Ông N.Đ.T đã từ chối mua thuốc tại nhà thuốc BV khi xác định được giá bán ở đây đắt hơn so với những cửa hàng thuốc quen của ông. Đơn thuốc của ông có 2 loại TPCN là Sylmol Plus và Avagold, khi hỏi giá nhân viên nhà thuốc BV cho ông T biết đơn thuốc này hết khoảng hơn 2 trđ. Ông liền gửi đơn thuốc cho người quen làm trong lĩnh vực dược, họ cho biết đơn này hết khoảng 1,6-1,8 trđ. “Thấy số tiền chênh lệch lớn nên tôi từ chối mua” - ông T nói rồi ngậm ngùi quay lưng ra về.
Những dấu hiệu bất thường từ việc kinh doanh dược
Đáng chú ý, trong nhiều ngày theo dõi các đơn thuốc và phiếu xuất thuốc xuất ra từ nhà thuốc Bệnh viện, PV liên tục ghi nhận những dấu hiệu bất thường.
Thông thường, khi mang đơn tới nhà thuốc, người bệnh sẽ nhận 1 phiếu xuất thuốc. Trên đó ghi đầy đủ thông tin cơ bản, mã số bệnh nhân và danh sách các SP được bác sĩ kê đơn, kèm đơn giá cho từng loại, số lượng và tổng số tiền thanh toán. Thế nhưng, không ít bệnh nhân mua thuốc ở nhà thuốc, khi quay ra sẽ cầm 2 phiếu xuất thuốc.
Càng kỳ lạ là tất cả phiếu xuất thuốc PV ghi nhận trong nhiều ngày qua ở nhà thuốc BV đều không ghi mã bệnh nhân. Trong khi việc ghi rõ mã bệnh nhân trong phiếu xuất thuốc và hóa đơn là nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch, hoạch toán rõ ràng theo nguyên tắc và quy định của tài chính, kế toán.
Rất nhiều bệnh nhân và người nhà khi đến khám tại đây cũng thắc mắc về điều kỳ lạ này. Con gái bệnh nhân Đ.N.H không hiểu vì sao phiếu xuất thuốc của người thân lại khác lạ như vậy. BS chỉ kê cho bệnh nhân 1 đơn với 2 loại thuốc nhưng nhà thuốc lại đưa cho chị 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau.
1 phiếu xuất thuốc Phabadarin 140mg với số phiếu 360xxx , chỗ người thu tiền ghi “Account bán hàng”, trong khi đó, phiếu xuất thuốc Tenofovir 300mg lại có số phiếu 331xxx với chỗ người thu tiền ký là Space (30). Đồng thời có 2 hóa đơn giá trị gia tăng cho một đơn thuốc.
Để làm rõ thông tin này, trong vai là bệnh nhân đến khám, sau khi được bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại nhà thuốc BV, PV đã lên Phòng Tài chính kế toán để trình bày nhu cầu cần xuất hóa đơn GTGT. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao nhà thuốc lại tách 2 phiếu xuất thuốc cho một đơn thuốc bác sĩ kê để xuất thành 2 hóa đơn, chính nhân viên phòng kế toán - tài chính của bệnh viện cũng tỏ ra không hiểu lý do vì sao.
Theo nguồn tin riêng của Lao Động, từ thời điểm năm 2020, việc quản lý và bán thuốc, sử dụng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bệnh NĐTƯ đã có những dấu hiệu bất thường. Trên phiếu xuất thuốc của nhà thuốc vào thời điểm năm 2020 còn thể hiện hệ thống nhà thuốc của bệnh viện có 2 kho riêng biệt, một kho là số báo cáo với bệnh viện (kho nhà thuốc) còn một kho có ký hiệu là “kho TPCN + TK” không đưa vào hệ thống quản lý. Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh thuốc này rất cần được cơ quan chức năng làm rõ, để người bệnh không phải gánh thêm tiền triệu cho những đơn thuốc “nhập nhèm” như hiện nay.
Đến từ mẫu cũng ăn thịt con bệnh thế này thì bảo sao ngành y không nát !!!
Hồi trc đang covid mà lôi ra là bị ăn chửi trên OF ngay. Chuyện này quá phổ biến
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,685
Động cơ
115,602 Mã lực
Cái loại tương đương thường hay là loại rẻ tiền nhà thuốc nó bán thay để tăng lợi nhuận thôi. Thành phần có thể chứa chất đó, nhưng chất lượng thì thua xa 1000 lần.
Hỏi và đọc kỹ Nhà sản xuất hoạt chất, thì không đến nỗi tệ hơn đâu bác, có thể tốt hơn là khác.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,280
Động cơ
556,872 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Dùng thêm tpcn cũng tốt, lại đc bs khuyên nên ít nhiều có tác dụng.
Vì vậy em biết thừa nhưng vẫn cứ mua.
Em ko buôn bán tpcn nhé, nhưng dùng tpcn thường xuyên. Có món ngan già nhà em chỉ cho em dùng một năm vài lọ thôi.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chả có ji là ngạc nhiên
Chỉ ngạc nhiên là ts chúng ta ko là bn thông thái
 

glory4us

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30916
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
3,710
Động cơ
453,512 Mã lực
Cái loại tương đương thường hay là loại rẻ tiền nhà thuốc nó bán thay để tăng lợi nhuận thôi. Thành phần có thể chứa chất đó, nhưng chất lượng thì thua xa 1000 lần.
Thuốc đc lưu hành thì phải đảm bảo chất lượng. Cụ dựa vào đâu bảo chất lượng kém cả ngàn lần.
Viên efferagan 3000đ/viên với viên pacemin 300đ/viên thì viên pacemin có tác dụng điều trị ko? Có tác hại nghiêm trọng gì mà Efferagan ko bị?
 

Halinh07

Xe điện
Biển số
OF-421212
Ngày cấp bằng
8/5/16
Số km
2,084
Động cơ
248,498 Mã lực
Để học như họ , làm việc với cường độ và áp lực như vậy mà lương như hiện nay họ không có các khoản thêm thì sống bằng gì. Thực tế lỗi do cơ chế chứ không phải lỗi tại họ. CỤ nào có người nhà làm trong nghành y mới hiểu. Đa số nhân viên y tế ( bác sĩ, y tá ) là vất vả mà chế độ không xứng đáng
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
711
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
34
Có mấy vấn đề em xin chia sẻ với các cụ như sau:
- Theo quy định, thực phẩm chức năng được quản lý riêng, đơn riêng k kê cùng đơn thuốc. Nên ở nhiệt đới tw họ làm thế kia là ko sai, 2 đơn: 1 đơn thuốc, 1 đơn thực phẩm chức năng.
- Giá thuốc ở các bvien là thông qua đấu thầu thuốc công khai, sẽ có giá bán ra được BYT duyệt, ko viện nào dám tự ý nâng giá thuốc. Các nhà thuốc thì nguồn thuốc có nhiều nguồn( từ hãng phân phối, hàng xách tay, hàng quay đầu) và họ tự định giá để cạnh tranh, nên giá có thể cao hay thấp hơn BV.
- TPCN 1 số trường hợp cũng có tác dụng, tuy nhiên tùy loại và tùy chỉ định, nhưng lạm dụng thì ko nên, vì TPCN ko có kiểm soát giá, và đa phần người dân mình thu nhập thấp, mua sẽ hơi căng.
Nói chung, vấn đề ở bài báo này xem có lạm dụng chỉ định TPCN hay ko thôi, những cái khác theo em không sai luật.
 

quandaica2001

Xe tải
Biển số
OF-341649
Ngày cấp bằng
6/11/14
Số km
480
Động cơ
6,750 Mã lực
Năm 2010 bà già em nằm viện Bạch Mai, ra viện còn được ông bác sĩ điều trị chính bán cho cái đơn thuốc hơn 3 củ.
Tất nhiên là kèm đơn hướng dẫn rất cụ thể: sáng uống 2 viên ở lọ số 1, 2 viên lọ số 2, chiều 2 viên lọ số 3.
Các lọ được đánh số cụ thể.
Thuốc trong lọ là thuốc đã bị bóc hết nhãn.
Không ai biết được nó là thuốc gì.
Hehe
Mất dạy nhỉ,mập mờ thế người ta chả nói cho.
 

DrH2012

Xe buýt
Biển số
OF-743166
Ngày cấp bằng
16/9/20
Số km
711
Động cơ
46,595 Mã lực
Tuổi
34
Thuốc đc lưu hành thì phải đảm bảo chất lượng. Cụ dựa vào đâu bảo chất lượng kém cả ngàn lần.
Viên efferagan 3000đ/viên với viên pacemin 300đ/viên thì viên pacemin có tác dụng điều trị ko? Có tác hại nghiêm trọng gì mà Efferagan ko bị?
Nhiều loại chất lượng khác nhau đấy cụ ạ. Bạn e bên kiểm nghiệm dược, đầy thuốc VN sxuat phải sửa lại thông số để lưu hành được, vì nếu đo chuẩn thì ko đủ tiêu chuẩn sxuat. Các hãng dược của VN, 1 số ít spham là gần tương đương với châu Âu, còn đa phần chênh kha khá.
 

MAY HƠN KHÔN60

Xe tăng
Biển số
OF-746846
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,001
Động cơ
68,657 Mã lực
Nơi ở
HBT-HN
Chúng nó nát từ lâu rồi, nát có hệ thống, đến em chồng của chi Tiến còn buôn thuốc rởm mà không sao thì nói gì...
Vậy ngành nào hiện tốt nhất? và ngành nào không nát? em nghĩ mãi chưa ra!
Nhưng với ngành y sau đại dịch covid thì thực sự thấy choáng váng khi phần nổi của tảng băng nhô lên
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top