Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
“Nhập nhèm” kê thuốc và TPCN; bán thuốc đắt hơn rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc có 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo LĐ ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Những đơn thuốc tiền triệu, phần lớn toàn TPCN
Đang vui vì được xuất viện sau nhiều ngày điều trị viêm màng não mủ, gương mặt anh T.V.Q như sầm lại khi được dược sĩ và nhân viên tại Nhà thuốc Bệnh viện thông báo về số tiền phải trả cho một đơn thuốc. Đơn thuốc của anh Q được bác sĩ BV Bệnh NĐTƯ kê đơn gồm 3 sản phẩm là Tebexerol 125mg; ETEX BENKIS và Herarian. Theo tìm hiểu của PV, trong 3 SP này có tới 2 loại TPCN. Trên bao bì SP Tebexerol và Herarian đều ghi rõ SP này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong đơn thuốc này, chỉ có duy nhất một loại thuốc điều trị. Đáng chú ý, giá 2 TPCN kê kèm với đơn giá hơn 860.000đ/1 lọ Tebexerol 125mg, bệnh nhân phải mua 3 lọ với số tiền gần 2,6 trđ. TPCN Herarian, bệnh nhân phải mua 60 viên, giá 36.600 đ/viên với số tiền gần 2,2 trđ. Như vậy, chỉ 1 đơn thuốc, BS Bệnh viện Bệnh NĐTƯ kê, bệnh nhân này phải chi hơn 400.000đ cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8trđ để mua TPCN.
Theo Điều 4, TT 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, BS không được kê TPCN vào đơn thuốc. Thế nhưng, sau nhiều ngày ghi nhận tại Bệnh viện BNĐTƯ, việc kê đơn thuốc kèm TPCN diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân không được bác sĩ khuyến cáo đâu là thuốc, đâu là TPCN.
Cầm tờ phiếu xuất thuốc với 4 loại SP là Barcavir 0.5mg, Vihacaps 600mg, Hepa-Nic Extra và Avagold với số tiền gần 6,2trđ, bệnh nhân D.T.N vừa lắc đầu than thở, vừa rút hết số tiền trong ví để chi trả. Sau khi chi trả cho đơn thuốc này, vợ chồng bà N phải đến máy ATM ngay tại cổng bệnh viện để rút tiền mới có tiền bắt xe ra về. Trong đơn thuốc này, bà N đã phải chi trả số tiền hơn 2,3 triệu đồng cho 2 loại TPCN là Vihacaps và Avagold được kê chung với thuốc điều trị.
Tương tự, một đơn thuốc khác, bệnh nhân Đ.V.C phải chi hơn 2,2 trđ cho 4 loại SP được kê đơn cùng 1 đơn thuốc. Thế nhưng, chỉ riêng một loại TPCN Hacumin đã có giá hơn 1 trđ cho 60 viên.
Bệnh nhân cho hay, cứ thuốc BS kê đơn là họ sẽ mua, chứ không được giải thích đâu là thuốc, thế nào là TPCN. Ngoài ra, trong đơn thuốc BS Bệnh viện kê, có nhiều loại thuốc chỉ mua được ở nhà thuốc của bệnh viện này và đều có giá rất cao. Bệnh nhân chỉ biết “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” đó.
Bệnh nhân bỏ về vì… thuốc đắt
Không chỉ “nhập nhèm” kê thuốc và TPCN, tại Nhà thuốc của Bệnh viện còn có hiện tượng bán thuốc với giá đắt hơn rất nhiều so với thị trường.
Đơn cử, thuốc Alfavir 25mg bán tại các hiệu thuốc với giá cao nhất khoảng 32.000 đ/viên, nhưng tại nhà thuốc Bệnh viện có giá 37.236 đ/viên. Khi số lượng được kê đơn lên đến 90 viên thuốc, người bệnh phải bỏ ra hơn 3,3 trđ, đắt hơn gần 500.000đ so với các hiệu thuốc khác.
Trong những ngày ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân vì không đủ tiền mua thuốc đã phải bỏ về. Ông N.Đ.T đã từ chối mua thuốc tại nhà thuốc BV khi xác định được giá bán ở đây đắt hơn so với những cửa hàng thuốc quen của ông. Đơn thuốc của ông có 2 loại TPCN là Sylmol Plus và Avagold, khi hỏi giá nhân viên nhà thuốc BV cho ông T biết đơn thuốc này hết khoảng hơn 2 trđ. Ông liền gửi đơn thuốc cho người quen làm trong lĩnh vực dược, họ cho biết đơn này hết khoảng 1,6-1,8 trđ. “Thấy số tiền chênh lệch lớn nên tôi từ chối mua” - ông T nói rồi ngậm ngùi quay lưng ra về.
Những dấu hiệu bất thường từ việc kinh doanh dược
Đáng chú ý, trong nhiều ngày theo dõi các đơn thuốc và phiếu xuất thuốc xuất ra từ nhà thuốc Bệnh viện, PV liên tục ghi nhận những dấu hiệu bất thường.
Thông thường, khi mang đơn tới nhà thuốc, người bệnh sẽ nhận 1 phiếu xuất thuốc. Trên đó ghi đầy đủ thông tin cơ bản, mã số bệnh nhân và danh sách các SP được bác sĩ kê đơn, kèm đơn giá cho từng loại, số lượng và tổng số tiền thanh toán. Thế nhưng, không ít bệnh nhân mua thuốc ở nhà thuốc, khi quay ra sẽ cầm 2 phiếu xuất thuốc.
Càng kỳ lạ là tất cả phiếu xuất thuốc PV ghi nhận trong nhiều ngày qua ở nhà thuốc BV đều không ghi mã bệnh nhân. Trong khi việc ghi rõ mã bệnh nhân trong phiếu xuất thuốc và hóa đơn là nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch, hoạch toán rõ ràng theo nguyên tắc và quy định của tài chính, kế toán.
Rất nhiều bệnh nhân và người nhà khi đến khám tại đây cũng thắc mắc về điều kỳ lạ này. Con gái bệnh nhân Đ.N.H không hiểu vì sao phiếu xuất thuốc của người thân lại khác lạ như vậy. BS chỉ kê cho bệnh nhân 1 đơn với 2 loại thuốc nhưng nhà thuốc lại đưa cho chị 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau.
1 phiếu xuất thuốc Phabadarin 140mg với số phiếu 360xxx , chỗ người thu tiền ghi “Account bán hàng”, trong khi đó, phiếu xuất thuốc Tenofovir 300mg lại có số phiếu 331xxx với chỗ người thu tiền ký là Space (30). Đồng thời có 2 hóa đơn giá trị gia tăng cho một đơn thuốc.
Để làm rõ thông tin này, trong vai là bệnh nhân đến khám, sau khi được bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại nhà thuốc BV, PV đã lên Phòng Tài chính kế toán để trình bày nhu cầu cần xuất hóa đơn GTGT. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao nhà thuốc lại tách 2 phiếu xuất thuốc cho một đơn thuốc bác sĩ kê để xuất thành 2 hóa đơn, chính nhân viên phòng kế toán - tài chính của bệnh viện cũng tỏ ra không hiểu lý do vì sao.
Theo nguồn tin riêng của Lao Động, từ thời điểm năm 2020, việc quản lý và bán thuốc, sử dụng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bệnh NĐTƯ đã có những dấu hiệu bất thường. Trên phiếu xuất thuốc của nhà thuốc vào thời điểm năm 2020 còn thể hiện hệ thống nhà thuốc của bệnh viện có 2 kho riêng biệt, một kho là số báo cáo với bệnh viện (kho nhà thuốc) còn một kho có ký hiệu là “kho TPCN + TK” không đưa vào hệ thống quản lý. Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh thuốc này rất cần được cơ quan chức năng làm rõ, để người bệnh không phải gánh thêm tiền triệu cho những đơn thuốc “nhập nhèm” như hiện nay.
Đến từ mẫu cũng ăn thịt con bệnh thế này thì bảo sao ngành y không nát !!!
“Nhập nhèm” kê thuốc và TPCN; bán thuốc đắt hơn rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc có 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo LĐ ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Những đơn thuốc tiền triệu, phần lớn toàn TPCN
Đang vui vì được xuất viện sau nhiều ngày điều trị viêm màng não mủ, gương mặt anh T.V.Q như sầm lại khi được dược sĩ và nhân viên tại Nhà thuốc Bệnh viện thông báo về số tiền phải trả cho một đơn thuốc. Đơn thuốc của anh Q được bác sĩ BV Bệnh NĐTƯ kê đơn gồm 3 sản phẩm là Tebexerol 125mg; ETEX BENKIS và Herarian. Theo tìm hiểu của PV, trong 3 SP này có tới 2 loại TPCN. Trên bao bì SP Tebexerol và Herarian đều ghi rõ SP này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong đơn thuốc này, chỉ có duy nhất một loại thuốc điều trị. Đáng chú ý, giá 2 TPCN kê kèm với đơn giá hơn 860.000đ/1 lọ Tebexerol 125mg, bệnh nhân phải mua 3 lọ với số tiền gần 2,6 trđ. TPCN Herarian, bệnh nhân phải mua 60 viên, giá 36.600 đ/viên với số tiền gần 2,2 trđ. Như vậy, chỉ 1 đơn thuốc, BS Bệnh viện Bệnh NĐTƯ kê, bệnh nhân này phải chi hơn 400.000đ cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8trđ để mua TPCN.
Theo Điều 4, TT 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc, BS không được kê TPCN vào đơn thuốc. Thế nhưng, sau nhiều ngày ghi nhận tại Bệnh viện BNĐTƯ, việc kê đơn thuốc kèm TPCN diễn ra rất phổ biến. Bệnh nhân không được bác sĩ khuyến cáo đâu là thuốc, đâu là TPCN.
Cầm tờ phiếu xuất thuốc với 4 loại SP là Barcavir 0.5mg, Vihacaps 600mg, Hepa-Nic Extra và Avagold với số tiền gần 6,2trđ, bệnh nhân D.T.N vừa lắc đầu than thở, vừa rút hết số tiền trong ví để chi trả. Sau khi chi trả cho đơn thuốc này, vợ chồng bà N phải đến máy ATM ngay tại cổng bệnh viện để rút tiền mới có tiền bắt xe ra về. Trong đơn thuốc này, bà N đã phải chi trả số tiền hơn 2,3 triệu đồng cho 2 loại TPCN là Vihacaps và Avagold được kê chung với thuốc điều trị.
Tương tự, một đơn thuốc khác, bệnh nhân Đ.V.C phải chi hơn 2,2 trđ cho 4 loại SP được kê đơn cùng 1 đơn thuốc. Thế nhưng, chỉ riêng một loại TPCN Hacumin đã có giá hơn 1 trđ cho 60 viên.
Bệnh nhân cho hay, cứ thuốc BS kê đơn là họ sẽ mua, chứ không được giải thích đâu là thuốc, thế nào là TPCN. Ngoài ra, trong đơn thuốc BS Bệnh viện kê, có nhiều loại thuốc chỉ mua được ở nhà thuốc của bệnh viện này và đều có giá rất cao. Bệnh nhân chỉ biết “cắn răng” bỏ ra tiền triệu để chi trả cho những đơn thuốc “nhập nhèm” đó.
Bệnh nhân bỏ về vì… thuốc đắt
Không chỉ “nhập nhèm” kê thuốc và TPCN, tại Nhà thuốc của Bệnh viện còn có hiện tượng bán thuốc với giá đắt hơn rất nhiều so với thị trường.
Đơn cử, thuốc Alfavir 25mg bán tại các hiệu thuốc với giá cao nhất khoảng 32.000 đ/viên, nhưng tại nhà thuốc Bệnh viện có giá 37.236 đ/viên. Khi số lượng được kê đơn lên đến 90 viên thuốc, người bệnh phải bỏ ra hơn 3,3 trđ, đắt hơn gần 500.000đ so với các hiệu thuốc khác.
Trong những ngày ghi nhận, rất nhiều bệnh nhân vì không đủ tiền mua thuốc đã phải bỏ về. Ông N.Đ.T đã từ chối mua thuốc tại nhà thuốc BV khi xác định được giá bán ở đây đắt hơn so với những cửa hàng thuốc quen của ông. Đơn thuốc của ông có 2 loại TPCN là Sylmol Plus và Avagold, khi hỏi giá nhân viên nhà thuốc BV cho ông T biết đơn thuốc này hết khoảng hơn 2 trđ. Ông liền gửi đơn thuốc cho người quen làm trong lĩnh vực dược, họ cho biết đơn này hết khoảng 1,6-1,8 trđ. “Thấy số tiền chênh lệch lớn nên tôi từ chối mua” - ông T nói rồi ngậm ngùi quay lưng ra về.
Những dấu hiệu bất thường từ việc kinh doanh dược
Đáng chú ý, trong nhiều ngày theo dõi các đơn thuốc và phiếu xuất thuốc xuất ra từ nhà thuốc Bệnh viện, PV liên tục ghi nhận những dấu hiệu bất thường.
Thông thường, khi mang đơn tới nhà thuốc, người bệnh sẽ nhận 1 phiếu xuất thuốc. Trên đó ghi đầy đủ thông tin cơ bản, mã số bệnh nhân và danh sách các SP được bác sĩ kê đơn, kèm đơn giá cho từng loại, số lượng và tổng số tiền thanh toán. Thế nhưng, không ít bệnh nhân mua thuốc ở nhà thuốc, khi quay ra sẽ cầm 2 phiếu xuất thuốc.
Càng kỳ lạ là tất cả phiếu xuất thuốc PV ghi nhận trong nhiều ngày qua ở nhà thuốc BV đều không ghi mã bệnh nhân. Trong khi việc ghi rõ mã bệnh nhân trong phiếu xuất thuốc và hóa đơn là nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch, hoạch toán rõ ràng theo nguyên tắc và quy định của tài chính, kế toán.
Rất nhiều bệnh nhân và người nhà khi đến khám tại đây cũng thắc mắc về điều kỳ lạ này. Con gái bệnh nhân Đ.N.H không hiểu vì sao phiếu xuất thuốc của người thân lại khác lạ như vậy. BS chỉ kê cho bệnh nhân 1 đơn với 2 loại thuốc nhưng nhà thuốc lại đưa cho chị 2 phiếu xuất thuốc với số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau.
1 phiếu xuất thuốc Phabadarin 140mg với số phiếu 360xxx , chỗ người thu tiền ghi “Account bán hàng”, trong khi đó, phiếu xuất thuốc Tenofovir 300mg lại có số phiếu 331xxx với chỗ người thu tiền ký là Space (30). Đồng thời có 2 hóa đơn giá trị gia tăng cho một đơn thuốc.
Để làm rõ thông tin này, trong vai là bệnh nhân đến khám, sau khi được bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại nhà thuốc BV, PV đã lên Phòng Tài chính kế toán để trình bày nhu cầu cần xuất hóa đơn GTGT. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao nhà thuốc lại tách 2 phiếu xuất thuốc cho một đơn thuốc bác sĩ kê để xuất thành 2 hóa đơn, chính nhân viên phòng kế toán - tài chính của bệnh viện cũng tỏ ra không hiểu lý do vì sao.
Theo nguồn tin riêng của Lao Động, từ thời điểm năm 2020, việc quản lý và bán thuốc, sử dụng trang thiết bị y tế của Bệnh viện Bệnh NĐTƯ đã có những dấu hiệu bất thường. Trên phiếu xuất thuốc của nhà thuốc vào thời điểm năm 2020 còn thể hiện hệ thống nhà thuốc của bệnh viện có 2 kho riêng biệt, một kho là số báo cáo với bệnh viện (kho nhà thuốc) còn một kho có ký hiệu là “kho TPCN + TK” không đưa vào hệ thống quản lý. Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh thuốc này rất cần được cơ quan chức năng làm rõ, để người bệnh không phải gánh thêm tiền triệu cho những đơn thuốc “nhập nhèm” như hiện nay.
Đến từ mẫu cũng ăn thịt con bệnh thế này thì bảo sao ngành y không nát !!!
Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
“Nhập nhèm” kê thuốc và thực phẩm chức năng; bán thuốc với giá đắt rất nhiều so với giá thị trường; mỗi đơn thuốc lại có 2 phiếu xuất thuốc với 2 số phiếu khác nhau, 2 người thu tiền khác nhau… Rất nhiều dấu hiệu bất thường trong quản lý, xuất phiếu và hóa đơn thuốc được phóng viên Báo Lao Động...
laodong.vn