[Thảo luận] Bắt đầu nhận đặt Explorer 2.3 Ecoboost

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Bác nguỵ biện rồi,
Tiếp í của bác Aon đây, nếu gle giữ đc mmx đủ lâu thì glc 45 có mà hít khói


Bài rất dài của cụ chỉ đúng khi và chỉ khi hai động cơ chỉ chạy một vòng tua duy nhất hoặc có cùng dải vòng tua. Cụ sai chính là ở chỗ này. Nếu nhà cháu sửa phần mềm hai động cơ giống nhau lắp lên 2 xe giống nhau, một cái chỉ cho phép chạy lên 1000rpm và chỉnh tỷ số truyền cuối giảm 1/3, còn cái kia chạy được 3500rpm giữ nguyên tỷ số truyền cuối, theo cụ kết quả cái nào tăng tốc nhanh và kéo khoẻ hơn, hay là như nhau? Nếu bỏ thông số rpm đi thì Nm chả là gì, nhà cháu vẫn khẳng định vậy. Các động cơ thực tế cũng không có mối liên hệ giữa Nm và rpm, tức là nhìn Nm không thể suy ra được nó max ở bao nhiêu rpm và rpm của nó lên được tối đa bao nhiêu. Thiếu mấy con số đó thì không thể biết được động cơ mạnh hay yếu. Cụ có tin thế giới họ sản xuất ra cả động cơ diesel chỉ chạy có 500-700rpm khi full speed không?

Ơ thế cụ giờ cũng quan tâm đến cả các thông số khác à, nhà cháu tưởng chỉ mỗi moment xoắn là đủ quyết hết rồi chứ :)
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Tất cả các động cơ đều có mmx giảm khi ở cuối vòng tua cực đại hoặc vòng tua cố định


Bim X6
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bác nguỵ biện rồi,
Tiếp í của bác Aon đây, nếu gle giữ đc mmx đủ lâu thì glc 45 có mà hít khói
Khi nói "giữ được Nm đủ lâu" tức là trông mong Nm cao ở rpm cao, sao bỗng dự cụ lại lôi rpm vào khi lúc đầu các cụ nói chỉ cần Nm thôi là đủ. Nếu cụ còn phải quan tâm tới thông tin đó, tức là cụ thừa nhận Nm cao thôi chưa đủ!!! Nhà cháu nguỵ biện chỗ nào?

Các cụ bắt đầu đi đúng hướng, biết lấy đồ thị công suất và moment xoắn để so sánh. Vậy là các cụ bắt đầu hiểu ra cái Nm ở một giá trị vòng tua nào đó là vô nghĩa. Các cụ cứ tìm hiểu thêm, tìm cho ra cái nguyên nhân khiến 1 xe tăng tốc nhanh hơn, kéo khoẻ hơn, xem có phải chỉ cần nhìn thông số Nm là ra được không? Nhà cháu, trước sau như một, khẳng định, Nm đứng một mình mà không gắn với rpm và hệ truyền động thì không nói lên điều gì hết.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Lại thế rồi, messi or ronaldo 1 mình có đá lại được đội bóng 5 người đâu, nhưng giá bằng hàng trăm cầu thủ cộng lại
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Lại thế rồi, messi or ronaldo 1 mình có đá lại được đội bóng 5 người đâu, nhưng giá bằng hàng trăm cầu thủ cộng lại
Có lẽ nhà cháu dừng ở đây là đủ. Moment xoắn là 1 trong 2 đại lượng vật lý cơ bản để tính công suất động cơ, cái còn lại là vòng tua, như cụ Aon đã nói. Nhà cháu đã cho các cụ xem động cơ diesel 1600Nm nhưng chỉ chạy ở tối đa 200rpm, và các cụ cũng biết động cơ Howo A7 chạy 1500Nm ở 1100-1600rpm. Nhìn vào Nm sao biết được Howo công suất gấp 7 lần, và đương nhiên tăng tốc với lực kéo nó đều vượt xa. Các cụ cũng đã nhận ra việc phải xem cả đồ thị công suất và moment xoắn, tức là các cụ không còn tin vào chỉ số mmx đứng 1 mình mà còn phải đối chiếu với vòng tua. Các cụ còn chưa biết, người ta có thể sửa phần mềm để động cơ phù hợp với mục đích sử dụng, có thể tăng giảm độ trễ hoặc thay đổi gia tốc tăng giảm vòng tua, và những thứ đó không thể hiện trên chỉ số Nm, HP hay rpm. Mục đích nhà cháu đã đạt được, là muốn chia sẻ thông tin để các cụ thấy, ngoài chỉ số MMX thì các yếu tố khác cũng ảnh hưởng, thậm chí quyết định, tới sức mạnh của một chiếc xe. Đến giờ phút này thấy các cụ bắt đầu lôi các chỉ số khác ra so là nhà cháu thấy mình đã đạt mục đích. Chả là nhà cháu ngứa mắt cái mmx lâu nay, nhiều cụ thần tượng nó quá trong khi nó chỉ là 1 biến số của phương trình đa ẩn.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Bài rất dài của cụ chỉ đúng khi và chỉ khi hai động cơ chỉ chạy một vòng tua duy nhất hoặc có cùng dải vòng tua. Cụ sai chính là ở chỗ này. Nếu nhà cháu sửa phần mềm hai động cơ giống nhau lắp lên 2 xe giống nhau, một cái chỉ cho phép chạy lên 1000rpm và chỉnh tỷ số truyền cuối giảm 1/3, còn cái kia chạy được 3500rpm giữ nguyên tỷ số truyền cuối, theo cụ kết quả cái nào tăng tốc nhanh và kéo khoẻ hơn, hay là như nhau? Nếu bỏ thông số rpm đi thì Nm chả là gì, nhà cháu vẫn khẳng định vậy. Các động cơ thực tế cũng không có mối liên hệ giữa Nm và rpm, tức là nhìn Nm không thể suy ra được nó max ở bao nhiêu rpm và rpm của nó lên được tối đa bao nhiêu. Thiếu mấy con số đó thì không thể biết được động cơ mạnh hay yếu. Cụ có tin thế giới họ sản xuất ra cả động cơ diesel chỉ chạy có vài trăm rpm khi full speed không?

Đây, cụ xem 1600Nm nhưng chỉ có 50HP@200rpm thôi, cụ lắp lên xe nào để nhà cháu hóng khả năng tăng tốc với kéo khoẻ.


Ơ thế cụ giờ cũng quan tâm đến cả các thông số khác à, nhà cháu tưởng chỉ mỗi moment xoắn là đủ quyết hết rồi chứ :)
Em bắt đầu cảm thấy hại não quá, ko biết cụ cố ý nhét chữ vào mồm em hay là em cần phải làm nhấp nháy chữ viết ở một số đoạn quan trọng nữa. Từ đầu tới cuối em vẫn nói về thời điểm đạt momen xoắn, thế nó ko phải rpm thì là gì ạ :( Ngay từ lúc cụ bắt đầu trích dẫn bài của em ạ, cụ xem lại giùm em.
Còn về việc cụ lấy một động cơ có max rpm 3500, hạn chế vòng tua xuống còn 1000 và ép nó chạy với tỉ lệ truyền gấp 3 thì tức là nó hoàn toàn có thể bị hoạt động ở momen xoắn quá nhỏ so với momen xoắn cực đại (nếu momen xoắn cực đại nó ở ngoài khoảng 1000rpm), và lại còn phải chịu tải gấp 3 lần thì nó chạy nhanh hơn thế nào vậy? Các động cơ xe khách hay xe tải cũng có max rpm thấp, nhưng ko phải vì giới hạn phần mềm hay gì, mà như em nói là nó do cấu tạo động cơ áp dụng cho mục đích làm việc. Động cơ diesel làm việc với tỉ số nén lớn, lại là động cơ cỡ lớn thì các chi tiết rất nặng nên ko thể tua nhanh được. Cụ có để ý vòng tua của con Exciter lên tới 15000 rpm ko, vì nó có cấu tạo như vậy, trong khi oto chỉ tới cỡ 7000 là hoành tráng rồi, Ferrari với động cơ flat plane mới lên hơn 8000 được.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em bắt đầu cảm thấy hại não quá, ko biết cụ cố ý nhét chữ vào mồm em hay là em cần phải làm nhấp nháy chữ viết ở một số đoạn quan trọng nữa. Từ đầu tới cuối em vẫn nói về thời điểm đạt momen xoắn, thế nó ko phải rpm thì là gì ạ :( Ngay từ lúc cụ bắt đầu trích dẫn bài của em ạ, cụ xem lại giùm em.
Còn về việc cụ lấy một động cơ có max rpm 3500, hạn chế vòng tua xuống còn 1000 và ép nó chạy với tỉ lệ truyền gấp 3 thì tức là nó hoàn toàn có thể bị hoạt động ở momen xoắn quá nhỏ so với momen xoắn cực đại (nếu momen xoắn cực đại nó ở ngoài khoảng 1000rpm), và lại còn phải chịu tải gấp 3 lần thì nó chạy nhanh hơn thế nào vậy? Các động cơ xe khách hay xe tải cũng có max rpm thấp, nhưng ko phải vì giới hạn phần mềm hay gì, mà như em nói là nó do cấu tạo động cơ áp dụng cho mục đích làm việc. Động cơ diesel làm việc với tỉ số nén lớn, lại là động cơ cỡ lớn thì các chi tiết rất nặng nên ko thể tua nhanh được. Cụ có để ý vòng tua của con Exciter lên tới 15000 rpm ko, vì nó có cấu tạo như vậy, trong khi oto chỉ tới cỡ 7000 là hoành tráng rồi, Ferrari với động cơ flat plane mới lên hơn 8000 được.
Cho đến thời điểm này, cụ Aon với nhà cháu không mâu thuẫn, hay ít ra là không hoàn toàn bất đồng, về điểm Nm mà là điểm "máy dầu tăng tốc tốt hơn máy xăng khi full tải". Phần Nm là của cụ dung.vn kia. Nhà cháu đồng ý máy dầu chịu tải tốt, nhưng không phải cứ máy dầu là tốt hơn máy xăng, nhất là so máy xăng tăng áp. Nhà cháu đã trình bày ở phần trên, còn lại nhà cháu đồng quan điểm với cụ về công suất. Có đôi lúc nhà cháu nhìn nhầm bài post của hai cụ nên hơi lẫn lộn quan điểm của hai cụ.
Bổ sung với cụ, động cơ diesel nặng không phải nguyên nhân duy nhất khiến nó không tua nhanh được. Nhiều động cơ diesel chỉ 1.5-2 lít thôi mà cũng không qua nổi 4000rpm, trong khi động cơ xăng có loại 7-8 lít to và nặng hơn hẳn vẫn lên 6000rpm. Nguyên nhân ở đây là do tốc độ cháy của diesel chậm hơn xăng. Nếu van xả của động cơ diesel mở sớm, nhiên liệu chưa cháy hết sẽ phụt ra ngoài thành ngon lửa dọc theo đường thoát khí thải. Nó buộc phải chờ đến khi cháy xong mởi mở, và thời gian trễ đó khiến động cơ diesel chỉ loanh quanh 3000-4000rpm là tối đa.
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
680
Động cơ
321,395 Mã lực
Các cụ vẫn tiếp tục cãi nhau à, thế em xin góp vài cục gạch :D

Tranh luận về mô men xoắn với công suất cái nào quan trọng hơn thì còn cãi nhau dài dài, nhưng nếu nói về khả năng tăng tốc thì chắc chắn không phải là Nm mà phải là HP. Mô men xoắn thể hiện sức kéo còn công suất lại thể hiện tốc độ sinh công, cũng tức là tốc độ sinh ra mô men xoắn.

Mô men xoắn thấp hơn thì có thể lùi số để tăng mô men tại bánh xe nhưng công suất thì không có cách gì thay đổi được, công suất chính là tốc độ giải phóng năng lượng của động cơ nên nó mới là đại lượng thể hiện khả năng gia tốc
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Cho đến thời điểm này, cụ Aon với nhà cháu không mâu thuẫn, hay ít ra là không hoàn toàn bất đồng, về điểm Nm mà là điểm "máy dầu tăng tốc tốt hơn máy xăng khi full tải". Phần Nm là của cụ dung.vn kia. Nhà cháu đồng ý máy dầu chịu tải tốt, nhưng không phải cứ máy dầu là tốt hơn máy xăng, nhất là so máy xăng tăng áp. Nhà cháu đã trình bày ở phần trên, còn lại nhà cháu đồng quan điểm với cụ về công suất. Có đôi lúc nhà cháu nhìn nhầm bài post của hai cụ nên hơi lẫn lộn quan điểm của hai cụ.
Bổ sung với cụ, động cơ diesel nặng không phải nguyên nhân duy nhất khiến nó không tua nhanh được. Nhiều động cơ diesel chỉ 1.5-2 lít thôi mà cũng không qua nổi 4000rpm, trong khi động cơ xăng có loại 7-8 lít to và nặng hơn hẳn vẫn lên 6000rpm. Nguyên nhân ở đây là do tốc độ cháy của diesel chậm hơn xăng. Nếu van xả của động cơ diesel mở sớm, nhiên liệu chưa cháy hết sẽ phụt ra ngoài thành ngon lửa dọc theo đường thoát khí thải. Nó buộc phải chờ đến khi cháy xong mởi mở, và thời gian trễ đó khiến động cơ diesel chỉ loanh quanh 3000-4000rpm là tối đa.
Vâng, để phân tích chi ly ra thì chắc có cỡ gần chục yếu tố chính ảnh hưởng tới max rpm, như em nói ở post trước nữa, nêu ra nữa thì dài quá. Vụ cháy chậm của cụ nói thì người ta cũng giải quyết dần bằng công nghệ, ví dụ số lần phun, chất lượng phun, và như động cơ Ecoblue của Ford mới còn phun xoáy ngược chiều để gia tăng hiệu quả đốt và giảm thời gian đốt.
Về việc tranh luận của cụ với cụ dung.nv , em thấy cụ dùng kiến thức cơ bản để chiếm ưu thế với cụ ấy hơi nhiều :)) căn bản là khi so sánh, người ta đã ngầm hiểu phải so các xe cùng mục đích sử dụng. Vậy nên ứng với các loại động cơ, nhìn các thông số momen xoắn/công suất đỉnh và thời điểm đạt là có thể hình dung ít nhiều đặc trưng vận hành rồi. Còn về sự liên hệ giữa momen xoắn với tăng tốc, chắc cụ biết cách để người ta đo mã lực hiện nay. Đấy chính là đo momen xoắn trên toàn dải vòng tua bằng một hệ thống kiểu phanh để vẽ đồ thị torque curve rồi mới suy ra được mã lực. Từ đó mà có khái niệm bhp hay dùng (brake horsepower). Do vậy hai đại lượng ấy nó đi kèm với nhau theo công thức tính khoa học chứ ko phải ko có nghĩa gì.
Về vấn đề so sánh máy dầu và máy xăng trong việc chịu tải, ý của em là ví dụ của cụ đưa ở trên về GLE/GLS không mang tính đại diện vì một số lý do. Một là sự khác biệt giữa 1% (giữa 10% và 11%) là quá nhỏ, ko đủ để đưa đến kết luận gì, thậm chí một yếu tố nhỏ sự khác biệt về cao độ vị trí bài test cũng có thể gây ảnh hưởng. Hai là về đặc tính nhiên liệu/động cơ như trong lý thuyết. Ba là dựa trên ứng dụng thực tế.
Thôi đến giờ em đi làm rồi, chào các cụ =))
 

Chôm Chĩa

Xe điện
Biển số
OF-306378
Ngày cấp bằng
30/1/14
Số km
2,103
Động cơ
322,880 Mã lực
Tóm lại xe du lịch phải máy xăng vì máy xăng ngon hơn máy dầu cho dễ hiểu:))
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Về vấn đề so sánh máy dầu và máy xăng trong việc chịu tải, ý của em là ví dụ của cụ đưa ở trên về GLE/GLS không mang tính đại diện vì một số lý do. Một là sự khác biệt giữa 1% (giữa 10% và 11%) là quá nhỏ, ko đủ để đưa đến kết luận gì, thậm chí một yếu tố nhỏ sự khác biệt về cao độ vị trí bài test cũng có thể gây ảnh hưởng. Hai là về đặc tính nhiên liệu/động cơ như trong lý thuyết. Ba là dựa trên ứng dụng thực tế.
Thôi đến giờ em đi làm rồi, chào các cụ =))
Cụ vẫn vi phạm lỗi logic khi so sánh 11% với 10%, nói cách khác cụ vẫn ko nhận ra nhà cháu sử dụng luận điểm gì để bác bỏ mệnh đề. Theo mệnh đề gốc của cụ và 1 số cụ khác, nếu nó đúng thì con số 11% kia phải là 0% (động cơ dầu chở full tải tăng tốc như khi chờ 1 người) hoặc hơn 0% nhưng vẫn phải thấp hơn nhiều 10% ở máy xăng. Vậy nhưng nó lại là 11%, chênh lệch ở đây là 0-11.

Cụ có cần thêm các ví dụ khác từ các hãng xe khác không? Nhà cháu quan sát thấy máy xăng tăng áp chịu tải tốt ngang hoặc hơn máy dầu tăng áp. Chuyện tăng tốc với chịu tải máy dầu tốt hơn xăng chỉ khi máy xăng không có tăng áp thôi.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Em không hề có í định tranh luận với bác 5 bánh, em chỉ phản biện một chút theo cách nhìn trực quan của người biết 1 chút, bác 5 bánh có thể là chuyên gia trong lĩnh vực này,
nhưng giống như nhạc giao hưởng, có thể người nghe không có chuyên môn nhạc lí, không hiểu gì về đoạn mở đầu, tâm sự, đoạn cao trào v.v... nhưng ví dụ như em tự nhận là có đôi tai thẩm âm tốt thì em vẫn có quyền bảo đoạn này hay đoạn kia dở, nghe thấy xúc động này nọ, bác 5 bánh xe phải có nfhĩa vụ giảng giải :D
ừ chú nhận xét thế là đúng, nhưng đoạn này không dở mà là nhà soạn nhạc đang mô tả lúc tâm lí con Hồ Ngọc Hà đang rối bời giữa chọn cặp đại gia phố núi hay đại gia kim cươmg, thì nó phải bẩn, thậm chí phải thối, phải không bác?
5banhxe: Về phần chênh lệch dưới 10% chẳng hạn, cái đấy em hoàn toàn biết,

Nhưng ví dụ xe đạp có 1 tầng trục nhưng có tới 10 tầng líp phía sau, thì mặc kệ đang để tầng líp nào, lực tác động lên cái trục pê-đan vẫn ggiữ nguyên, lực đạp lên pê đan chuyền qua giò đạp đến trục giữa chính là mô mên xoắn, để tầng to thì xe chạy chậm nhưng leo dốc khoẻ, để tầng bé thì đi nhanh nhưng leo yếu, tức là thay đổi ở cơ cấu truyền động
vấn đề là lực đạp tức là mmx nếu yếu, tức là gốc rễ vấn đề yếu thì có để tầng líp nào thì xe cũng vừa chậm vừa yếu


Vâng, để phân tích chi ly ra thì chắc có cỡ gần chục yếu tố chính ảnh hưởng tới max rpm, như em nói ở post trước nữa, nêu ra nữa thì dài quá. Vụ cháy chậm của cụ nói thì người ta cũng giải quyết dần bằng công nghệ, ví dụ số lần phun, chất lượng phun, và như động cơ Ecoblue của Ford mới còn phun xoáy ngược chiều để gia tăng hiệu quả đốt và giảm thời gian đốt.
Về việc tranh luận của cụ với cụ dung.nv , em thấy cụ dùng kiến thức cơ bản để chiếm ưu thế với cụ ấy hơi nhiều :)) căn bản là khi so sánh, người ta đã ngầm hiểu phải so các xe cùng mục đích sử dụng. Vậy nên ứng với các loại động cơ, nhìn các thông số momen xoắn/công suất đỉnh và thời điểm đạt là có thể hình dung ít nhiều đặc trưng vận hành rồi. Còn về sự liên hệ giữa momen xoắn với tăng tốc, chắc cụ biết cách để người ta đo mã lực hiện nay. Đấy chính là đo momen xoắn trên toàn dải vòng tua bằng một hệ thống kiểu phanh để vẽ đồ thị torque curve rồi mới suy ra được mã lực. Từ đó mà có khái niệm bhp hay dùng (brake horsepower). Do vậy hai đại lượng ấy nó đi kèm với nhau theo công thức tính khoa học chứ ko phải ko có nghĩa gì.
Về vấn đề so sánh máy dầu và máy xăng trong việc chịu tải, ý của em là ví dụ của cụ đưa ở trên về GLE/GLS không mang tính đại diện vì một số lý do. Một là sự khác biệt giữa 1% (giữa 10% và 11%) là quá nhỏ, ko đủ để đưa đến kết luận gì, thậm chí một yếu tố nhỏ sự khác biệt về cao độ vị trí bài test cũng có thể gây ảnh hưởng. Hai là về đặc tính nhiên liệu/động cơ như trong lý thuyết. Ba là dựa trên ứng dụng thực tế.
Thôi đến giờ em đi làm rồi, chào các cụ =))
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Em 70cân, là người đạp xe 1 trục 10 líp thì bất kể bác để líp nào, xe em vẫn kéo khoẻ tăng tốc nhanh hơn nhiều 1 chú bé lớp 1 18 cân mới biết đi xe đạp chứ đúng không?
Nghĩa là mmx em cấp ở trục lớn hơn bé lớp 1
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Cụ vẫn vi phạm lỗi logic khi so sánh 11% với 10%, nói cách khác cụ vẫn ko nhận ra nhà cháu sử dụng luận điểm gì để bác bỏ mệnh đề. Theo mệnh đề gốc của cụ và 1 số cụ khác, nếu nó đúng thì con số 11% kia phải là 0% (động cơ dầu chở full tải tăng tốc như khi chờ 1 người) hoặc hơn 0% nhưng vẫn phải thấp hơn nhiều 10% ở máy xăng. Vậy nhưng nó lại là 11%, chênh lệch ở đây là 0-11.

Cụ có cần thêm các ví dụ khác từ các hãng xe khác không? Nhà cháu quan sát thấy máy xăng tăng áp chịu tải tốt ngang hoặc hơn máy dầu tăng áp. Chuyện tăng tốc với chịu tải máy dầu tốt hơn xăng chỉ khi máy xăng không có tăng áp thôi.
Em sẽ kiểm tra lại vụ máy xăng tăng áp chịu tải tốt hơn máy dầu, nhưng cụ có thể giải thích được lý do ko? Vì theo bản chất nhiên liệu, động cơ diesel sinh công lớn hơn xăng trong một chu kỳ làm việc. Cụ thử giải thích giúp em xem sao.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Thôi đủ 100 bài rồi, chào các bác em vào đăng bán con EV207 cỏ đây
5banhxe Thấy em fun không cho xin chén rượu :D
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Em sẽ kiểm tra lại vụ máy xăng tăng áp chịu tải tốt hơn máy dầu, nhưng cụ có thể giải thích được lý do ko? Vì theo bản chất nhiên liệu, động cơ diesel sinh công lớn hơn xăng trong một chu kỳ làm việc. Cụ thử giải thích giúp em xem sao.
Cái này chính bác hay bác đã nhắc đến rồi hay sao ấy nhệ? DO tự cháy trong buồng đốt nên tỉ số nén phải cực lớn hơn xăng, nên biên độ nén từ thể tích lớn xuống thể tích nhỏ rộng hơn xăng nên mất thời gian hơn v.v...
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
680
Động cơ
321,395 Mã lực
Nhưng ví dụ xe đạp có 1 tầng trục nhưng có tới 10 tầng líp phía sau, thì mặc kệ đang để tầng líp nào, lực tác động lên cái trục pê-đan vẫn ggiữ nguyên, lực đạp lên pê đan chuyền qua giò đạp đến trục giữa chính là mô mên xoắn, để tầng to thì xe chạy chậm nhưng leo dốc khoẻ, để tầng bé thì đi nhanh nhưng leo yếu, tức là thay đổi ở cơ cấu truyền động
vấn đề là lực đạp tức là mmx nếu yếu, tức là gốc rễ vấn đề yếu thì có để tầng líp nào thì xe cũng vừa chậm vừa yếu
Cái này thì chưa chắc đâu cụ, lực đạp yếu nhưng lại đạp được nhiều vòng hơn thì vẫn nhanh hơn đấy, giống như trường hợp 1 người khỏe, lấy được 20l nước mỗi lần và 1 người chỉ lấy được 10l mỗi lần nhưng lại nhanh nhẹn nên vẫn lấy được nhiều nước hơn

P/S: Chúc mừng cụ đủ 100 bài :D

 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em 70cân, là người đạp xe 1 trục 10 líp thì bất kể bác để líp nào, xe em vẫn kéo khoẻ tăng tốc nhanh hơn nhiều 1 chú bé lớp 1 18 cân mới biết đi xe đạp chứ đúng không?
Nghĩa là mmx em cấp ở trục lớn hơn bé lớp 1
Đứa bé lớp 1 có thể có lực đạp giỏi lắm bằng 1/2 của cụ, ví dụ thế, nhưng tốc độ đạp không thể gấp 20 lần cụ được. Gấp 2 còn chả được ấy chứ. Động cơ thì khác, nó không bị ràng buộc bởi các giới hạn sinh học như con người. Có những động cơ chỉ có momen xoắn bằng nửa cái khác, nhưng nó có thể bù lại bằng tốc độ quay cao gấp 10, 20 lần cái kia. Nhà cháu đã cho các cụ thấy động cơ 1600Nm đạt 50HP@220rpm ở trên rồi đó.

Đối với ví dụ cụ thể ở động cơ Mercedes, máy xăng tuy thua dầu 20-30% moment xoắn nhưng bù lại, nó có thể quay nhanh gấp 1.5-2 lần và hệ truyền động được chỉnh lại tỷ số truyền sao cho tối ưu với đặc tính của từng động cơ (hộp số máy dầu tỷ số truyền nhỏ hơn xăng trên từng cấp số). Vì thế, tuy máy dầu có mm xoắn cao hơn nhưng bánh xe lại nhận được mmx tương tự nhau, trong một số trường hợp máy xăng còn cho ra mmx tại bánh cao hơn, dù mmx động cơ thấp hơn.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Vẫn biết bác fun, nhưng oan em quá, em chả bao giờ có dững bài kiểu em lót dép hóng, em ủng hộ cụ, em cũng đồng í, xe bác đẹp thật v.v...
Hehe
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top