[Thảo luận] Bắt đầu nhận đặt Explorer 2.3 Ecoboost

sudoai

Xe điện
Biển số
OF-324310
Ngày cấp bằng
20/6/14
Số km
2,352
Động cơ
304,009 Mã lực
Nơi ở
Mây trắng - Nắng cháy.
Cụ chỉ cần trích ra 2 điểm vả nhau chan chát là nhà cháu chịu luôn, không cần điểm thứ 3. Chỗ nào cụ cho là phi lý hoặc cụ ko hiểu nhà cháu trình bày tiếp.
Mời cụ 1 ly. Trong box ford này nhiều cao thủ am hiểu kt quá.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Vậy cụ đồng ý 1 phần là Nm không áp dụng nếu khác loại động cơ.
Vậy nếu cùng loại động cơ, ví dụ cùng diesel, một cái Nm cao nhưng max rpm thấp và 1 cái Nm thấp nhưng max rpm cao, theo cụ cái nào tăng tốc tốt hơn và cái nào kéo khoẻ hơn.

Thứ hai là nhà cháu muốn các cụ so sánh GLE350d coupe/GLE400 Coupe với GLS350d/GLS400.

GLE350d 2.260 tấn 620Nm tăng tốc 7.0 giây
GLS350d 2.455 tấn 620Nm tăng tốc 7.8 giây (tăng 195kg, tăng tốc thêm 0.8 giây - trên 11%)

GLE400 4matic Coupe 2.180 tấn 480Nm tăng tốc 6.0 giây
GLS400 4matic 2.435 tấn 480Nm tăng tốc 6.6 giây (tăng 255kg, tăng tốc thêm 0.6 giây - đúng 10%)

Như vậy máy dầu tăng 195kg đã làm tăng thời gian tăng tốc thêm 11%. Trong khi đó máy xăng tăng 255kg làm thời gian tăng tốc tăng 10%. Vậy cái gọi là "cho xe chở full tải vào là biết nhau ngay" được thể hiện ở đâu? Ít ra máy dầu phải ít bị ảnh hưởng hơn, hay thậm chí là không bị ảnh hưởng như cụ gì ở trên bình luận "Còn xe máy dầu thì 5 người full tải, thêm cả hành lý nó tăng tốc same same 1 người vì bản thân moment xoắn máy dầu cực cao".
1. Có rất nhiều yếu tố để quyết định max rpm của một động cơ, vậy nên max rpm và tốc độ gia tăng vòng tua hoặc sức tải không nhất thiết liên quan tuyệt đối tới nhau.

2. Từ câu hỏi trên của cụ, có một yếu tố quyết định chung, theo em, là cấu tạo động cơ. Ví dụ động cơ diesel được thiết kế tay biên dài, để piston di chuyển hành trình dài, tức là tỉ số nén cực cao (so với máy xăng), áp suất làm việc lớn, tận dụng tối đa đặc điểm về năng lượng của diesel (so với xăng). Do vậy nên động cơ diesel cho nhiều năng lượng hơn ở mỗi chu kỳ, nhưng vì hành trình làm việc dài và trọng lượng các thành phần lớn hơn, nên tốc độ gia tăng vòng tua chậm và max rpm thường thấp hơn (so với máy xăng). Ngược lại, nếu máy xăng làm việc với tỉ số nén lớn tới vậy thì xăng sẽ bị kích nổ trước khi bùi đánh lửa.
Vậy nên, em nghĩ là nhận định của cụ rằng máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng là không đúng. Nếu như cụ nói thì chắc mấy cái xe tải chở vài tấn hàng vào chắc không bò nổi :)) Em rất phục mắt quan sát và tìm dữ liệu của cụ, nhưng em ko đồng ý, vì sự khác biệt nhỏ đó có thể do nhiều yếu tố ảnh hưởng, không thể lấy đấy để bác bỏ quy luật vật lý được.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Sao dài ngoẵng thế mà lại vẫn 5+2 các bác nhỉ?
Cốp sau nó to cụ ơi. Cụ cứ dán kính đen kịt vào cho mấy anh bán bánh mỳ đỡ soi, rồi làm đôi ghế nhựa ở sau cốp là nó thành 5+4 luôn ấy :))
 

Vannl

Xe buýt
Biển số
OF-210436
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
680
Động cơ
321,395 Mã lực
Các cụ so máy dầu 3.2 với Ecoboost thì phải so với Eco 3.5, 415HP & 673Nm hoặc chí ít là bản 3.0 với 400HP & 542Nm chứ ai lại bắt Ecoboost 2.3 nó đấu với máy dầu có dung tích gấp rưỡi thế ạ :D
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
1. Có rất nhiều yếu tố để quyết định max rpm của một động cơ, vậy nên max rpm và tốc độ gia tăng vòng tua hoặc sức tải không nhất thiết liên quan tuyệt đối tới nhau.

2. Từ câu hỏi trên của cụ, có một yếu tố quyết định chung, theo em, là cấu tạo động cơ. Ví dụ động cơ diesel được thiết kế tay biên dài, để piston di chuyển hành trình dài, tức là tỉ số nén cực cao (so với máy xăng), áp suất làm việc lớn, tận dụng tối đa đặc điểm về năng lượng của diesel (so với xăng). Do vậy nên động cơ diesel cho nhiều năng lượng hơn ở mỗi chu kỳ, nhưng vì hành trình làm việc dài và trọng lượng các thành phần lớn hơn, nên tốc độ gia tăng vòng tua chậm và max rpm thường thấp hơn (so với máy xăng). Ngược lại, nếu máy xăng làm việc với tỉ số nén lớn tới vậy thì xăng sẽ bị kích nổ trước khi bùi đánh lửa.
Vậy nên, em nghĩ là nhận định của cụ rằng máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng là không đúng. Nếu như cụ nói thì chắc mấy cái xe tải chở vài tấn hàng vào chắc không bò nổi :)) Em rất phục mắt quan sát và tìm dữ liệu của cụ, nhưng em ko đồng ý, vì sự khác biệt nhỏ đó có thể do nhiều yếu tố ảnh hưởng, không thể lấy đấy để bác bỏ quy luật vật lý được.
Nhà cháu không có chỗ nào nhận định là "máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng". Logic ở đây rất khác biệt. Việc chứng minh một cái gì đó sai không có nghĩa là thừa nhận cái ngược lại, hoặc cái suy ra từ cái ngược lại, là đúng. Luật sư chứng minh rằng luận điểm buộc tội bị cáo của VKS là sai, không có nghĩa là bị cáo vô tội. Cụ thể ở trường hợp trên, nhà cháu đưa ví dụ cho thấy các luận điểm của cụ và một số cụ khác rằng "khả năng chịu tải của máy dầu tốt hơn máy xăng" hay "Nm cao hơn giúp tăng tốc, hoặc duy trì khả năng tăng tốc lúc full tải, tốt hơn" không phải lúc nào cũng đúng. Điều này không đồng nghĩa với việc nhà cháu cho rằng "máy xăng tăng tốc hay chịu tải tốt hơn máy dầu". Hy vọng cụ hiểu rõ điểm này trong tranh luận.

Như vậy, từ đầu tới giờ, nhà cháu vẫn bảo vệ quan điểm: Nm không đồng nghĩa với bất cứ thứ gì (kéo khoẻ, tăng tốc, tiết kiệm nhiên liệu), nếu không cho biết các thông số còn lại. Nhà cháu có thể nêu nhiều ví dụ trong thực tế để cho thấy Nm cao hơn không phải lúc nào cũng dẫn đến kéo khoẻ hơn, tăng tốc tốt hơn (không tải lẫn full tải) hay tiết kiệm nhiên liệu hơn, kể cả khi đó là hai động cơ cùng loại (diesel hay xăng).
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Các cụ so máy dầu 3.2 với Ecoboost thì phải so với Eco 3.5, 415HP & 673Nm hoặc chí ít là bản 3.0 với 400HP & 542Nm chứ ai lại bắt Ecoboost 2.3 nó đấu với máy dầu có dung tích gấp rưỡi thế ạ :D
Kể từ khi có turbo thì dung tích trở nên ít giá trị hơn. Máy dầu 3.2 nhưng có 200HP thôi, trong khi ecoboost 2.3 tận 280HP. Everest lên khoảng 190km/h nhưng Explorer trên 220km/h. Máy dầu Ford hơi kém, Santa Fe máy dầu 2.2 mà tận 202HP rồi. Nhìn quanh thì máy dầu Ford may ra ăn được máy dầu Toy, còn lại thua hầu hết các hãng khác xét về moment xoắn và HP/dung tích.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Nhà cháu không có chỗ nào nhận định là "máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng". Logic ở đây rất khác biệt. Việc chứng minh một cái gì đó sai không có nghĩa là thừa nhận cái ngược lại, hoặc cái suy ra từ cái ngược lại, là đúng. Luật sư chứng minh rằng luận điểm buộc tội bị cáo của VKS là sai, không có nghĩa là bị cáo vô tội. Cụ thể ở trường hợp trên, nhà cháu đưa ví dụ cho thấy các luận điểm của cụ và một số cụ khác rằng "khả năng chịu tải của máy dầu tốt hơn máy xăng" hay "Nm cao hơn giúp tăng tốc, hoặc duy trì khả năng tăng tốc lúc full tải, tốt hơn" không phải lúc nào cũng đúng. Điều này không đồng nghĩa với việc nhà cháu cho rằng "máy xăng tăng tốc hay chịu tải tốt hơn máy dầu". Hy vọng cụ hiểu rõ điểm này trong tranh luận.

Như vậy, từ đầu tới giờ, nhà cháu vẫn bảo vệ quan điểm: Nm không đồng nghĩa với bất cứ thứ gì (kéo khoẻ, tăng tốc, tiết kiệm nhiên liệu), nếu không cho biết các thông số còn lại. Nhà cháu có thể nêu nhiều ví dụ trong thực tế để cho thấy Nm cao hơn không phải lúc nào cũng dẫn đến kéo khoẻ hơn, tăng tốc tốt hơn (không tải lẫn full tải) hay tiết kiệm nhiên liệu hơn, kể cả khi đó là hai động cơ cùng loại (diesel hay xăng).
Thì ở trên cụ đưa ra luận điểm là khi xe máy xăng tăng trọng lượng thì ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc ít hơn máy dầu đúng ko ạ. Vậy theo logic thì có nghĩa nếu tải cứ nhiều lên, sẽ tới lúc máy dầu không thể di chuyển được, và lượng tải này theo logic là nhỏ hơn máy xăng. Tức là máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng đúng k ạ :))
Em thì hiểu ý của cụ rằng một chuỗi các yếu tố từ nhiên liệu, động cơ cho tới bánh xe thì mới ra được kết quả cuối. Nhưng em khẳng định với cùng một điều kiện, momen xoắn đảm bảo khả năng vượt sức cản để tăng tốc. Vậy nên nếu nói số Nm ko có ý nghĩa gì là ko chuẩn xác.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Các cụ so máy dầu 3.2 với Ecoboost thì phải so với Eco 3.5, 415HP & 673Nm hoặc chí ít là bản 3.0 với 400HP & 542Nm chứ ai lại bắt Ecoboost 2.3 nó đấu với máy dầu có dung tích gấp rưỡi thế ạ :D
Tuy dung tích lớn hơn nhưng em ko nghĩ 3.2 TDCi ăn nhiều hơn 2.3 Ecoboost bao nhiêu đâu ợ :))

Kể từ khi có turbo thì dung tích trở nên ít giá trị hơn. Máy dầu 3.2 nhưng có 200HP thôi, trong khi ecoboost 2.3 tận 280HP. Everest lên khoảng 190km/h nhưng Explorer trên 220km/h. Máy dầu Ford hơi kém, Santa Fe máy dầu 2.2 mà tận 202HP rồi. Nhìn quanh thì máy dầu Ford may ra ăn được máy dầu Toy, còn lại thua hầu hết các hãng khác xét về moment xoắn và HP/dung tích.
Thật ra là nếu so vậy cũng k đúng, vì Ecoboost là công nghệ mới còn TDCi của Ford là công nghệ cũ. Khả năng tận dụng năng lượng nhiên liệu kém hơn dẫn tới sức mạnh không tối ưu, chứ diesel mang năng lượng lớn hơn xăng đấy chứ các cụ, tuy đốt cháy khó hơn. Dần dần với công nghệ mới, diesel đang dần khá hơn rồi. Máy CRDi của Hyundai 2.2 mà 200hp, còn Ecoblue của Ford tuy chưa bán ra nhưng hãng khẳng định là máy 2.0 cho công suất 240hp, vậy là ngang với Ecoboost 2.0 rồi còn gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Cái em thắc mắc chính là cái "mmx cao không nói lên điều gì"
Các ví dụ bác đưa ra đều là các mức chênh lệch không rõ ràng, về Khả Năng Tăng Tốc, ví dụ bác viết 420nNm mất 7s nhưng 460Nm mất 7,8s, (em không nhớ chính xác, mong bác bỏ qua chi tiết)
Nếu bác đưa ra 1 ví dụ dạng như 200Nm mất 4s, 400Nm lại mất tới 7-8s thì em tâm phục khẩu phục
(Cùng phân khúc xe nhé, chứ xe siêu trường siêu trọng vài nghàn Nm nhưng mất đến nửa ngày mới đạt 80k/h là không tính :D)
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thì ở trên cụ đưa ra luận điểm là khi xe máy xăng tăng trọng lượng thì ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc ít hơn máy dầu đúng ko ạ. Vậy theo logic thì có nghĩa nếu tải cứ nhiều lên, sẽ tới lúc máy dầu không thể di chuyển được, và lượng tải này theo logic là nhỏ hơn máy xăng. Tức là máy dầu chịu tải kém hơn máy xăng đúng k ạ :))
Em thì hiểu ý của cụ rằng một chuỗi các yếu tố từ nhiên liệu, động cơ cho tới bánh xe thì mới ra được kết quả cuối. Nhưng em khẳng định với cùng một điều kiện, momen xoắn đảm bảo khả năng vượt sức cản để tăng tốc. Vậy nên nếu nói số Nm ko có ý nghĩa gì là ko chuẩn xác.
Cụ tiếp tục nhầm logic. Ví dụ nhà cháu đưa ra không phải để khẳng định luận điểm do cụ nêu ra ở trên, mà là để phủ định luận điểm của cụ. Cái này khác nhau. Đây là một kiểu tư duy hết sức sai lạc và hay gặp trong các comment trên báo mạng. Ví dụ người ta bảo sinh viên trường Ngoại thương toàn thằng học giỏi, nhà cháu túm được 2 thằng học dốt, chẳng nhẽ cụ bảo nhà cháu ám chỉ ngoại thương toàn người dốt??? Tuyệt đối không. Nhà cháu chỉ nói rằng, mệnh đề trên sai, vì nếu đúng thì nhà cháu không tìm được thằng nào dốt. Mệnh đề ban đầu của cụ sai, vì nhà cháu tìm thấy bằng chứng ít nhất 2 xe Mercedes khi tăng khối lượng, độ tăng tốc của máy dầu không cho thấy nó tốt hơn máy xăng.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cái em thắc mắc chính là cái "mmx cao không nói lên điều gì"
Các ví dụ bác đưa ra đều là các mức chênh lệch không rõ ràng, về Khả Năng Tăng Tốc, ví dụ bác viết 420nNm mất 7s nhưng 460Nm mất 7,8s, (em không nhớ chính xác, mong bác bỏ qua chi tiết)
Nếu bác đưa ra 1 ví dụ dạng như 200Nm mất 4s, 400Nm lại mất tới 7-8s thì em tâm phục khẩu phục
(Cùng phân khúc xe nhé, chứ xe siêu trường siêu trọng vài nghàn Nm nhưng mất đến nửa ngày mới đạt 80k/h là không tính :D)
Cụ đọc không kỹ. Ở trên có đấy, 620Nm mất 7 giây còn 520Nm mất 5.3 giây, cụ còn muốn nó chênh lệch tới đâu nữa?

 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Cụ tiếp tục nhầm logic. Ví dụ nhà cháu đưa ra không phải để khẳng định luận điểm do cụ nêu ra ở trên, mà là để phủ định luận điểm của cụ. Cái này khác nhau. Đây là một kiểu tư duy hết sức sai lạc và hay gặp trong các comment trên báo mạng. Ví dụ người ta bảo sinh viên trường Ngoại thương toàn thằng học giỏi, nhà cháu túm được 2 thằng học dốt, chẳng nhẽ cụ bảo nhà cháu ám chỉ ngoại thương toàn người dốt??? Tuyệt đối không. Nhà cháu chỉ nói rằng, mệnh đề trên sai, vì nếu đúng thì nhà cháu không tìm được thằng nào dốt. Mệnh đề ban đầu của cụ sai, vì nhà cháu tìm thấy bằng chứng ít nhất 2 xe Mercedes khi tăng khối lượng, độ tăng tốc của máy dầu không cho thấy nó tốt hơn máy xăng.
Cụ đọc lại post của em thì sẽ thấy em bảo rằng là quá trình chuyển động của xe đi qua nhiều giai đoạn nên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, sức kéo của động cơ, thể hiện qua đại lượng momen xoắn, đơn vị Nm tại một vòng tua (chứ ko phải số đỉnh) là một trong những thứ ấy. Giống như trong phương trình A x B x C x ... = Z, cứ coi như A là sức kéo động cơ, B,C,D... là các yếu tố khác, thì không thể nói A ko quan trọng.
Em chưa có thời gian đọc kỹ hết nhưng em thấy sơ sơ là cụ 5banhxe nói đúng đấy. Có điều cụ ấy đưa quá nhiều thông tin cơ bản một cách dồn dập và nhiều ví dụ quá nên nó có vẻ khó hiểu thôi. Em xin nói tóm tắt kiểu ngắn gọn của em là như sau:
Lực truyền động cơ -> hộp số -> hệ dẫn động -> các bánh xe truyền động -> di chuyển trọng lượng xe.
Khả năng tăng tốc của xe phụ thuộc vào từng yếu tố trên, kém một cũng là kém. Thậm chí lốp xe bám đường không tốt cũng gây trượt bánh, hoặc chỉ dẫn động hai bánh nên lực truyền tới một bánh vượt quá giới hạn ma sát của bánh cũng gây trượt bánh. Hoặc động cơ có số momen/công suất đỉnh lớn, nhưng không đạt sớm cũng không ăn thua. Muốn phân tích phải xem đồ thị công suất/momen xoắn (torque curve).
Quay trở lại với cụ 5banhxe , em chỉ muốn nói là cụ nói dễ hiểu thôi cho anh em đỡ chóng mặt :))
Em ko biết có hiểu sai ý cụ ko, nhưng cụ bảo là momen xoắn ko quyết định điều gì thì em ko công nhận. Ví dụ cụ đưa là hai xe Mẹc theo em là không đại diện được cho quan điểm ấy, tức là nó khẳng định ý kiến của cụ chứ đâu có phủ định ý kiến của em. Thế nên em mới phản biện lại bằng nguyên lý vật lý cơ bản, tức là để phủ định cái quan điểm ấy. Cụ thấy đúng ko :)) Em đang bắt đầu thấy khó hiểu.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Bác đưa ví dụ thế này không ổn tí nào, 1 con máy dầu đạt mmx 600 ở 1600vp, 1 con xăng tăng áp đạt 520 ở dải vòng tua cực rộng 1800-4000vp, xe muốn chạy nhanh còn phải có công suất máy, em nghĩ nôm na nhé: là ở dải tốc độ từ 0-30km/h có thể con gle350 sẽ tăng tốc nhanh hơn, nhưng với khả năng duy trì mmx rất cao 520 trong suốt dải 1800-4000v/p thì đương nhiên thằng glc43amg phải đạt 100km nhanh hơn blah blahn
Em không biết trình bày thế nào, thôi nhờ bác Aon


Cụ đọc không kỹ. Ở trên có đấy, 620Nm mất 7 giây còn 520Nm mất 5.3 giây, cụ còn muốn nó chênh lệch tới đâu nữa?

 

bangmoi

Xe tải
Biển số
OF-314041
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
243
Động cơ
297,877 Mã lực
Em chắc ford với truyền thống dân Mẽo là lái sướng và tốc độ, con focut của em chạy còn dính lưng nữa là. Em chạy thử con highlander 3.5 đời 2016 của thằng bạn xong khi xuống xe thấy chán phèo, chỉ khen được xe rộng và thoáng cho nó vui thôi.
 

Hưng1990

Xe tải
Biển số
OF-449016
Ngày cấp bằng
28/8/16
Số km
236
Động cơ
209,550 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Ninh bình
Qua vụ Ev tạm tính 1 tỏi 2 ngày trước, em sợ cái tạm tính của mấy ông sâu đi câu tiền cọc lắm rồi :)) Cơ mà tương lai của Prado thì cụ ko phải lo đâu, hiện giờ Prado VN vẫn rất lỗi thời so với Prado ở nước ngoài mà còn hot ầm ầm. Sau thấy cạnh tranh thì Toy VN lại cập nhật nhỏ giọt cho một ít cái mới là khôi phục vị thế ngay. Không đùa được với thánh đâu cụ. Em nhớ có một ông sâu của Toy thừa nhận với em là: "Toy là vua trong việc làm ra những thứ tầm thường. Nhưng lại rất thiết thực". Ở một đất nước ăn chắc mặc bền thì đấy là mấu chốt của thành công. Mong rằng tương lai sẽ đổi khác dần.
Bác nhận của 1 lạy. Chí lí quá.
 

Aon

Xe tăng
Biển số
OF-199363
Ngày cấp bằng
22/6/13
Số km
1,464
Động cơ
338,252 Mã lực
Bác đưa ví dụ thế này không ổn tí nào, 1 con máy dầu đạt mmx 600 ở 1600vp, 1 con xăng tăng áp đạt 520 ở dải vòng tua cực rộng 1800-4000vp, xe muốn chạy nhanh còn phải có công suất máy, em nghĩ nôm na nhé: là ở dải tốc độ từ 0-30km/h có thể con gle350 sẽ tăng tốc nhanh hơn, nhưng với khả năng duy trì mmx rất cao 520 trong suốt dải 1800-4000v/p thì đương nhiên thằng glc43amg phải đạt 100km nhanh hơn blah blahn
Em không biết trình bày thế nào, thôi nhờ bác Aon
Vì thấy không nên mất thời gian vào tranh luận những điều cơ bản trong sách, em xin được phép múa rìu qua mắt các cụ thợ ở đây để thống nhất lấy vài điều cho sáng tỏ.


1. Vì sao chiếc xe di chuyển được?

Ở đây ta xét xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường. Từ quá trình cháy của nhiên liệu (1), động cơ phát sinh năng lượng (2) và truyền qua hộp số (3) rồi dẫn ra hệ thống dẫn động (4), rồi tới các bánh (5). Theo em đấy là các thứ lớn, còn các thứ nhỏ thì không ảnh hưởng nhiều.

Khi động cơ hoạt động, mỗi chu kỳ sẽ sinh ra một lực, thể hiện tại động cơ là momen xoắn, đơn vị chúng ta tạm dùng là Nm. Động cơ có tốc độ sản sinh ra lực này càng nhanh thì xe sẽ chạy càng nhanh, với điều kiện lực sinh ra thắng được các lực cản trở nó. Và tốc độ sinh lực (tốc độ gia tăng vòng tua) thì phụ thuộc loại động cơ và cấu tạo động cơ.


2. Momen xoắn to hay công suất (mã lực) to thì tốt hơn?

Câu trả lời là hai đại lượng ấy thực chất lại liên quan trực tiếp tới nhau, không hề tách rời. Công thức liên hệ là:

Công suất = (Momen xoắn x Vòng tua)/7120,539

Đơn vị tính:

[Công suất]: hp

[Momen xoắn]: Nm

[Vòng tua]: rpm


Điều này có nghĩa là gì? Để làm gì? Vâng, nó nghĩa là tại một vòng tua nhất định, thì momen xoắn và công suất là tỉ lệ với nhau, không hề ngẫu nhiên. Và vì vậy, nhìn vào momen xoắn và công suất tối đa, cũng như vòng tua mà các giá trị đó đạt được, ta có thể đoán được hình dáng đồ thị momen xoắn/công suất được. Lấy ngay ví dụ về động cơ 2.3L Ecoboost mà chúng ta đang nói tới. Dữ liệu về động cơ như sau, được lắp trên Ford Mustang:

2.3L GTDI I-4 Engine

Công suất tối đa: 310hp (@5500rpm)

Momen xoắn tối đa: 432Nm (@3000rpm)

Nhìn vào đây có thể thấy là momen xoắn của động cơ sẽ tăng dần khi vòng tua máy tăng, cho tới khi đạt đỉnh ở tại 3000rpm. Ở điểm đó, công suất của động cơ tính theo công thức em viết phía trên sẽ là 182hp. Nhưng công suất tối đa của động cơ là 310hp, vậy nên đường đồ thị mã lực sẽ tiếp tục đi lên. Còn momen xoắn đã đạt đỉnh nên chỉ có thể đi ngang hoặc đi xuống. Và theo công thức phía trên, momen xoắn vẫn có thể đi ngang, vì vòng tua máy và công suất cùng tăng.

Đồ thị đo thực tế, có trục hoành là vòng tua máy. Đường xanh là mã lực, đường đỏ là mmx.



Tiếp theo, sau khi đạt đỉnh ở 5500rpm, thì công suất động cơ và momen xoắn cùng đi xuống. Vì cả hai đều đã đạt đỉnh rồi, mà vòng tua máy vẫn tiếp tục tăng, vậy thì theo công thức phía trên, cả hai đều phải đi xuống thấp hơn giá trị max chứ không thể đi ngang.

Vậy chúng ta phải quan tâm cái này làm qué gì??? Vì cái này sẽ thể hiện trực tiếp vào khả năng vận hành của xe. Nghĩa là động cơ 2.3L Ecoboost này hoạt động sung sức nhất trong khoảng 3000 – 5500rpm, còn dưới hay trên khoảng đó thì đều đuối hơn. Vậy đuối hay sung nó là thế nào? Nó chính là việc động cơ ì hay bốc trong điều kiện hoạt động thực tế của xe, dưới các loại sức cản của trọng lực và ma sát. Cụ nào lái xe chắc đều có thể nhận ra điều này, rằng xe của mình khi chạm tới một khoảng vòng tua nào đó thì sẽ rất vọt. Đó chính là khi xe bắt đầu có momen xoắn đủ cao để thắng được sức ì và lao đi dễ dàng.

Tương tự, nhìn vào biểu đồ của máy dầu, ví dụ ở đây là 3.2L TDCi của Ranger, chúng ta cũng hiểu được khả năng vận hành của xe. Động cơ 3.2 của Ford có momen xoắn cực đại là 470Nm trong khoảng 1500 – 2500 rpm, tức là xe sẽ hoạt động sung nhất trong dải tốc độ trung bình, còn thấp quá thì ì và cao quá thì đuối. Cụ nào chạy Ranger/Everest vào xác nhận cảm giác hộ em cái :))

Tương tự, khi mang hai xe cùng loại (ví dụ cùng máy xăng) ra đua, xe nào được thiết kế đạt momen xoắn sớm ở vòng tua máy nhỏ sẽ có ưu thế về tăng tốc từ tốc độ chậm, còn xe có thiết kế đạt momen xoắn ở cuối dải sẽ lợi hơn khi chạy tốc độ cao.

Thế nên khi nghe cụ 5banhxe nói rằng momen xoắn không có ý nghĩa gì thì em không đồng ý. Vì động cơ là trái tim của chiếc xe, các thành tố khác của chiếc xe chỉ giúp định hình mục đích hoạt động cho chiếc xe đó, còn hiệu quả hoạt động vẫn phải phụ thuộc vào động cơ. Tuy các số momen xoắn hay công suất tối đa chỉ mang tính tham khảo, nhưng hình dạng đồ thị đo các giá trị đó được sẽ cho hiểu biết về tính chất vận hành của xe.
 

Tony com

Xe máy
Biển số
OF-315398
Ngày cấp bằng
10/4/14
Số km
85
Động cơ
295,550 Mã lực
Chào các cụ! Con EX này E được trải nghiệm gần 1000km bên TQ rồi, nếu F.VN bán >2 tỉ thì các cụ nên cân nhắc đừng kỳ vọng nhiều quá.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cụ đọc lại post của em thì sẽ thấy em bảo rằng là quá trình chuyển động của xe đi qua nhiều giai đoạn nên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, sức kéo của động cơ, thể hiện qua đại lượng momen xoắn, đơn vị Nm tại một vòng tua (chứ ko phải số đỉnh) là một trong những thứ ấy. Giống như trong phương trình A x B x C x ... = Z, cứ coi như A là sức kéo động cơ, B,C,D... là các yếu tố khác, thì không thể nói A ko quan trọng.


Em ko biết có hiểu sai ý cụ ko, nhưng cụ bảo là momen xoắn ko quyết định điều gì thì em ko công nhận. Ví dụ cụ đưa là hai xe Mẹc theo em là không đại diện được cho quan điểm ấy, tức là nó khẳng định ý kiến của cụ chứ đâu có phủ định ý kiến của em. Thế nên em mới phản biện lại bằng nguyên lý vật lý cơ bản, tức là để phủ định cái quan điểm ấy. Cụ thấy đúng ko :)) Em đang bắt đầu thấy khó hiểu.
Giờ ta bàn về logic vậy, vì có vẻ cụ vướng về vấn đề ấy nhiều hơn về kỹ thuật. Đưa ảnh với thông tin cụ hiểu ngay, nhưng logic thì lại chưa thông. Cụ đọc kỹ đoạn dưới, đến đoạn nào cụ không đồng ý cụ cho nhà cháu biết:

1. Ta thống nhất thế này, giả sử có một mệnh đề (tạm gọi là X) dạng khẳng định: "nếu A xảy ra thì B xảy ra". Muốn chứng minh nó sai, chỉ cần tìm được ít nhất một trường hợp A xảy ra nhưng B không xảy ra, vậy là mệnh đề sai. Nếu cụ không đồng ý logic trên thì nhà cháu dừng ở đây, nhà cháu xin lỗi cụ và dừng tranh luận, nếu cụ đồng ý thì mời cụ đọc tiếp phần 2.

2. Mệnh đề của cụ ở những post trước có thể hiểu là (mệnh đề Y): "động cơ dầu duy trì khả năng tăng tốc tốt hơn động cơ xăng khi chạy full tải" được không? Nếu không, coi như nhà cháu hiểu sai ý cụ. Nếu đúng ý cụ là như vậy, hãy trở lại nguyên tắc logic trên, là nếu nhà cháu tìm được ít nhất 1 ví dụ cho thấy khi tăng cùng mức tải, động cơ dầu không duy trì độ tăng tốc TỐT HƠN động cơ xăng (tức là bằng hoặc kém hơn) là đủ để phủ định mệnh đề Y. Đến đây, có chỗ nào cụ chưa đồng ý xin cụ cho biết. Nếu cụ đồng ý hết, mời cụ đọc phần 3.

3. Những thông số nhà cháu đưa ra liên quan đến GLE và GLS đã đủ cho thấy, khi tăng thêm tải, GLS máy dầu KHÔNG cho khả năng tăng tốc tốt hơn máy xăng, cụ có đồng ý không? Nếu không, xin cụ cho biết lý do, nếu đúng, cụ có đồng ý GLS nặng hơn GLE và dùng cùng loại động cơ và hộp số nên coi như GLE chất thêm tải (200-250kg). Từ đó phủ định (Y). Nếu không, xin cụ cho biết lý do.

Ngoài ra, cụ mắc lỗi lập luận logic. Việc chứng minh mệnh đề X sai không có nghĩa là những mệnh đề sau đúng:
- Nếu A xảy ra thì B không xảy ra
- Nếu A không xảy ra thì B xảy ra
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Điều này có nghĩa là gì? Để làm gì? Vâng, nó nghĩa là tại một vòng tua nhất định, thì momen xoắn và công suất là tỉ lệ với nhau, không hề ngẫu nhiên. Và vì vậy, nhìn vào momen xoắn và công suất tối đa, cũng như vòng tua mà các giá trị đó đạt được, ta có thể đoán được hình dáng đồ thị momen xoắn/công suất được. Lấy ngay ví dụ về động cơ 2.3L Ecoboost mà chúng ta đang nói tới. Dữ liệu về động cơ như sau, được lắp trên Ford Mustang:
Bài rất dài của cụ chỉ đúng khi và chỉ khi hai động cơ chỉ chạy một vòng tua duy nhất hoặc có cùng dải vòng tua. Cụ sai chính là ở chỗ này. Nếu nhà cháu sửa phần mềm hai động cơ giống nhau lắp lên 2 xe giống nhau, một cái chỉ cho phép chạy lên 1000rpm và chỉnh tỷ số truyền cuối giảm 1/3, còn cái kia chạy được 3500rpm giữ nguyên tỷ số truyền cuối, theo cụ kết quả cái nào tăng tốc nhanh và kéo khoẻ hơn, hay là như nhau? Nếu bỏ thông số rpm đi thì Nm chả là gì, nhà cháu vẫn khẳng định vậy. Các động cơ thực tế cũng không có mối liên hệ giữa Nm và rpm, tức là nhìn Nm không thể suy ra được nó max ở bao nhiêu rpm và rpm của nó lên được tối đa bao nhiêu. Thiếu mấy con số đó thì không thể biết được động cơ mạnh hay yếu. Cụ có tin thế giới họ sản xuất ra cả động cơ diesel chỉ chạy có vài trăm rpm khi full speed không?

Đây, cụ xem 1600Nm nhưng chỉ có 50HP@200rpm thôi, cụ lắp lên xe nào để nhà cháu hóng khả năng tăng tốc với kéo khoẻ.

Bác đưa ví dụ thế này không ổn tí nào, 1 con máy dầu đạt mmx 600 ở 1600vp, 1 con xăng tăng áp đạt 520 ở dải vòng tua cực rộng 1800-4000vp, xe muốn chạy nhanh còn phải có công suất máy, em nghĩ nôm na nhé: là ở dải tốc độ từ 0-30km/h có thể con gle350 sẽ tăng tốc nhanh hơn, nhưng với khả năng duy trì mmx rất cao 520 trong suốt dải 1800-4000v/p thì đương nhiên thằng glc43amg phải đạt 100km nhanh hơn blah blahn
Em không biết trình bày thế nào, thôi nhờ bác Aon
Ơ thế cụ giờ cũng quan tâm đến cả các thông số khác à, nhà cháu tưởng chỉ mỗi moment xoắn là đủ quyết hết rồi chứ :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top