Chào các bác!
Là một lái xe đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sau tay lái và cũng đã có thời gian dài lái xe ở nước ngoài nên em cũng có một chút so sánh, đúng là giao thông ở Vịt mình hỗn loạn thật lý do thì rất nhiều nhưng có một lý do chủ quan là do hệ thống luật của ta chưa rõ và còn nhiều bất cập khiến cho việc tham gia giao thông của người dân cũng như sử phạt của CSGT còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Bác nào hay vào mục “Diễn đàn: ATGT - Tình huống trên đường - Kinh nghiệm lái xe” và cả trên vnexpress thì thấy các chủ đề về XXX bắt lỗi đi sai làn đường mà cụ thể là ô tô con đi vào làn giữa dành cho xe tải và xe khách trở nên rất nhiều và các kinh nghiệm đối phó của anh em ta cũng rất đa dạng: một sổ thì thì mang luật ra cãi, một số thì đánh xe vào lề phải làm như sắp hỏng xe, một số khác thì lấy lý do chở người già trẻ nhỏ vv.. cách sử lý của XXX cũng vô cùng linh hoạt theo kiểu mềm nắn rắn buông… túm lại là vô cùng hỗn loạn và chúng ta hãy giả định tình huống sau: Nếu xe con đi chậm mà vẫn tuân thủ theo phân làn tức là đi ở hàng ngoài cùng bên trái (em chưa thấy biển giới hạn tốc độ tối thiểu nào cho xe con tức là không ai bắt xe con phải đi nhanh) thì sẽ dẫn tới các hệ lụy sau:
- Vi phạm điều 13 Luật giao thông đường bộ: “Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải” mà theo em được biết thì Luật là văn bản có giá trị pháp lý cao nhât (có khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật).
- Gây cản trở giao thông vì mỗi khi có xe con khác muốn vượt thì một trong 2 xe (xe đi chậm hoặc xe xin vượt) sẽ phải chuyển làn sang phải bên cạnh rồi lại phải chuyển lại sang làn trái đúng như phân làn rất rễ gây tai nạn hoặc làm tắc đường vì chuyển làn là một thao tác tiềm ẩn sự nguy hiểm và không phải lúc nào cũng thực hiện được (Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác)
- Biển phân làn đường có nhiều bác thạo luật nói đó là biển chỉ dẫn chứ không phải là biển hiệu lệnh tức là không bắt buộc phải thực hiện, lại có bác thì nói là phải bắt buộc thực hiện tức là có hiệu lực trên cả điều 13 của Luật giao thông cái này thì có lẽ em xin hỏi các bác soạn thảo luật hoặc các luật sư!!!
- Và sự mâu thuẫn trong văn bản pháp lý mới nhất tức là nghị định 34/2010 NĐ- CP thay thế nghị định 146
"Phần 2 điều 8: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi về bên phải phần đường xe chạy.
Thế nhưng lại còn điều này:
"Phần 3 điều 8. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định"
Đối với mục b của phần 2 thì em thấy không có gì mâu thuẫn với luật GTĐB nhưng đối với mục a của phần 3 có mức xử phạt khá cao thỉ em thấy chỉ đúng trong trường hợp “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình” nói nôm na là đi ngược chiều – có lẽ ai cũng thấy được sự nguy hiểm của việc đi ngược chiều phần còn lại thì quá là vô lý như em đã phân tích ở trên và hài hơn nữa là nếu đi xe con mà đi chậm thì kiểu gì cũng bị phạt mời các bác chọn option 500k hay 800k .
Với tinh thần đóng góp cho an toàn giao thông và xây dựng diễn đàn ngày càng vững mạnh em muốn nhờ các OFer và BĐH Otofun – một diễn đàn có uy tín chuyển những thắc mắc của em (và có thể là thắc mắc của nhiều bác nữa) tới các cơ quan chức năng để có một giải thích thỏa đáng.
Là một lái xe đã có hơn 10 năm kinh nghiệm sau tay lái và cũng đã có thời gian dài lái xe ở nước ngoài nên em cũng có một chút so sánh, đúng là giao thông ở Vịt mình hỗn loạn thật lý do thì rất nhiều nhưng có một lý do chủ quan là do hệ thống luật của ta chưa rõ và còn nhiều bất cập khiến cho việc tham gia giao thông của người dân cũng như sử phạt của CSGT còn nhiều vấn đề gây tranh cãi. Bác nào hay vào mục “Diễn đàn: ATGT - Tình huống trên đường - Kinh nghiệm lái xe” và cả trên vnexpress thì thấy các chủ đề về XXX bắt lỗi đi sai làn đường mà cụ thể là ô tô con đi vào làn giữa dành cho xe tải và xe khách trở nên rất nhiều và các kinh nghiệm đối phó của anh em ta cũng rất đa dạng: một sổ thì thì mang luật ra cãi, một số thì đánh xe vào lề phải làm như sắp hỏng xe, một số khác thì lấy lý do chở người già trẻ nhỏ vv.. cách sử lý của XXX cũng vô cùng linh hoạt theo kiểu mềm nắn rắn buông… túm lại là vô cùng hỗn loạn và chúng ta hãy giả định tình huống sau: Nếu xe con đi chậm mà vẫn tuân thủ theo phân làn tức là đi ở hàng ngoài cùng bên trái (em chưa thấy biển giới hạn tốc độ tối thiểu nào cho xe con tức là không ai bắt xe con phải đi nhanh) thì sẽ dẫn tới các hệ lụy sau:
- Vi phạm điều 13 Luật giao thông đường bộ: “Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải” mà theo em được biết thì Luật là văn bản có giá trị pháp lý cao nhât (có khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật).
- Gây cản trở giao thông vì mỗi khi có xe con khác muốn vượt thì một trong 2 xe (xe đi chậm hoặc xe xin vượt) sẽ phải chuyển làn sang phải bên cạnh rồi lại phải chuyển lại sang làn trái đúng như phân làn rất rễ gây tai nạn hoặc làm tắc đường vì chuyển làn là một thao tác tiềm ẩn sự nguy hiểm và không phải lúc nào cũng thực hiện được (Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác)
- Biển phân làn đường có nhiều bác thạo luật nói đó là biển chỉ dẫn chứ không phải là biển hiệu lệnh tức là không bắt buộc phải thực hiện, lại có bác thì nói là phải bắt buộc thực hiện tức là có hiệu lực trên cả điều 13 của Luật giao thông cái này thì có lẽ em xin hỏi các bác soạn thảo luật hoặc các luật sư!!!
- Và sự mâu thuẫn trong văn bản pháp lý mới nhất tức là nghị định 34/2010 NĐ- CP thay thế nghị định 146
"Phần 2 điều 8: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 Điều này;
b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi về bên phải phần đường xe chạy.
Thế nhưng lại còn điều này:
"Phần 3 điều 8. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định"
Đối với mục b của phần 2 thì em thấy không có gì mâu thuẫn với luật GTĐB nhưng đối với mục a của phần 3 có mức xử phạt khá cao thỉ em thấy chỉ đúng trong trường hợp “Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình” nói nôm na là đi ngược chiều – có lẽ ai cũng thấy được sự nguy hiểm của việc đi ngược chiều phần còn lại thì quá là vô lý như em đã phân tích ở trên và hài hơn nữa là nếu đi xe con mà đi chậm thì kiểu gì cũng bị phạt mời các bác chọn option 500k hay 800k .
Với tinh thần đóng góp cho an toàn giao thông và xây dựng diễn đàn ngày càng vững mạnh em muốn nhờ các OFer và BĐH Otofun – một diễn đàn có uy tín chuyển những thắc mắc của em (và có thể là thắc mắc của nhiều bác nữa) tới các cơ quan chức năng để có một giải thích thỏa đáng.