- Biển số
- OF-547318
- Ngày cấp bằng
- 25/12/17
- Số km
- 11,174
- Động cơ
- 316,255 Mã lực
Trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người chết não” do Học viện Quân Y thực hiện. Một cháu bé dân tộc 7 tuổi đã được bệnh viện quân y và cơ quan chức năng tổ chức tư vấn tuyên truyền vận động gia đình hiến phổi.
Nhà cháu không biết có bao nhiêu anh chị em khác? Trên vùng núi thế này mất sức khỏe lao động muốn sống tiếp cũng không phải là dễ dàng! Nội dung bài báo không hề nhắc tới chuyện người ghép, người hiến sẽ mất khả năng lao động.
Học viện Quân y đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại Hà Giang tổ chức tư vấn, tuyên truyền, vận động gia đình bệnh nhân thực hiện ca ghép phổi để cứu sống cháu bé.
Sau khi bố cháu bé, anh Ly Cù G (sinh năm 1989) và bác ruột cháu bé (sinh năm 1987) đồng ý cho một phần phổi, ngày 21/2, các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân Y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho bệnh nhi.
Sau mổ, cả hai người cho phổi đều ổn định. Người nhận phổi hiện đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định, đang được điều trị tích cực.
GS Quyết cho biết, đây là ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người chết não” do Học viện Quân Y thực hiện.
Tại buổi họp báo, GS Quyết cho hay, đối với ghép phổi, là một trong những cuộc ghép rất khó, bởi lẽ phổi không giống các tạng khác, là cơ quan hô hấp đảm bảo oxy cho cơ thể. Nó đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn đánh giá tình trạng phổi của người cho, của người nhận. Nó liên quan đến tim mạch, nhiễm khuẩn, nhiều vấn đề.
Một trong những điểm rất khó đó là phổi được mang ra cho để ghép vào người nhận thì tình trạng nó như thế nào? Nếu đang nhiễm khuẩn rất khó. Phổi trong quá trình hô hấp, hồi sức đã có tổn thương. Mang một cái phổi không thực sự là khoẻ ghép vào người khác thì cơ hội nhiễm trùng cao. Chăm sóc để thành một phổi khoẻ, cung cấp đủ chức năng cho cơ thể mới không phải là dễ.
Rất may mắn, phổi có chức năng giãn nở nên dù cắt một thuỳ phổi, một phần phổi, thậm chí chỉ còn một thuỳ phổi cũng có thể giãn nở chiếm đầy khoang ngay lập tức, thực hiện chức năng của phổi. Vì thế, sau cắt một phần phổi, chức năng phổi, người bệnh nhanh chóng trở về bình thường.
“Đây là lý do chỉ sau một ngày phẫu thuật cắt một phần phổi để ghép cho bệnh nhi, cả hai người cho phổi đã khoẻ mạnh. Thậm chí, trong y văn khẳng định nhiều người sau hiến một phần phổi cơ thể còn khoẻ mạnh hơn. Đặc biệt, có những người khó thở do tắc nghẽn mãn tính, phải cắt bớt một phần phổi giúp họ thở tốt hơn", GS Quyết nói.
Dùng từ "Vận động" là đúng rồi!
Nếu đọc các bài viết về đồng bào các dân tộc, từ này rất phổ biến!
Do hạn chế kiến thức về y học nói chung, với đồng bào các dân tộc (ngay cả với những người Kinh ít học hay kém kiến thức) trước nhưng vấn đề khoa học hay y tế phải cắt nghĩa thuyết phục chứ không thể bắt ép!
Nếu bác đọc tin ở VN sẽ hiểu "cách viết này".
Nếu hiểu thực tế tình hình thì hai từ "vận động" rất đáng trân trọng!
Còn như nếu chẳng hiểu thực tế tình hình của đồng bào các dân tộc thì hai từ "vận động" lại hàm nghĩa "dụ dỗ, mồi chài, thậm chí cưỡng ép, ....."!
Chỉnh sửa cuối: