Hiện nay Sam Sung Thái Nguyên có khoảng 110.000 người làm việc, gồm cả quản lý, kỹ thuật, kinh doanh và công nhân. Sam Sung đầu tư một lượng tiền rất lớn tại Thái Nguyên và cũng mới đi vào hoạt động, do đó, nếu không có gì thay đổi thì họ sẽ kinh doanh ở Việt Nam dài hạn.
Về hình thức, Sam Sung đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nó khác với hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư vốn như Vinacapital chẳng hạn. Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế chính trị, không có chiến tranh xảy, nói tóm lại là không biến động lớn về vĩ mô ra thì Sam Sung còn lâu mới rút vốn, việc rút vốn đầu tư trực tiếp không hề đơn giản, nếu chưa khấu hao xong thì nó phải bán nhà máy, mà bán cho ai? Nó khác với mấy quỹ đầu tư chứng khoán kia, khi bán là chúng nó bán tống, bán tháo để chạy.
Việc Sam Sung đầu tư thêm vào Ấn Độ cũng là điều dễ hiểu, về nguyên tắc, họ cũng phải bỏ trứng vào nhiều giỏ khi không kinh doanh tại Trung Quốc nữa trong khi rót vốn vào Việt Nam cũng quá nhiều.
Sau này, việc Sam Sung không kinh doanh tại Việt Nam nữa, có thể là tín hiệu tốt, cũng có thể là không tốt cho nền kinh tế. Trường hợp của Trung Quốc là ví dụ, khi các nhà sản xuất điện tử công nghệ cao (hi-tech) của TQ đã đủ để cạnh tranh, TQ sẵn sàng hất cẳng Sam Sung để các hãng trong nước có thị trường tiêu thụ (thị phần của SS tại TQ giảm từ 5% xuống 1% như cụ nào vừa nói ở trên). Biết đâu, nếu Asanzo, Vinsmart, Bphone mà lớn mạnh như Xiaomi, Huawei, Lenovo thì việc Sam Sung không kinh doanh tại VN nữa có khi lại tốt, còn nếu trình độ sản xuất của VN vẫn như hiện nay thì lại không tốt.
Nói chung, Chính phủ cần có một giải pháp tổng thể cho việc này

và có vẻ như TTCP đang thực hiện việc đó.