- Biển số
- OF-755060
- Ngày cấp bằng
- 29/12/20
- Số km
- 2,175
- Động cơ
- 1,065,187 Mã lực
Gói kè Nhật tài trợ có rồi đấy cụ.
Tây về ta thì cũng thế thôi. Táy nó còn đêck cho oda, ở đấy mà thần thánh hoá.Nhất nhì mà làm gì ở đây cụ....
Chém vui vẻ thôi. Chưa gì cụ đã dỗi.
Em chỉ mong là các "bộ óc" siêu việt của các Lãnh đạo VN nghĩ ra 1 cách nào đó, 1 cơ chế nào đó áp dụng cho các dự án ODA, các dự án trọng điểm quốc gia....để thi công nhanh nhất có thể. Như thế nhân dân VN, những người hưởng lợi chính, sẽ rất vui mừng. Thế thôi.
Nếu cần ....thì sao không dẹp cái "sỹ diện", cắp sách đi học bọn Tây lông ?
Ko hiểu thì nên tìm hiểu, ko biết thì tra google trước khi phát biểu, đừng nói cảm tính cụ ơiMấy cái dự án ODA này chán quá.
Toàn thấy tiến độ xong 99% rồi, mà mãi không nghiệm thu được. Chả hiểu thế nào?
Chả hiểu là chậm nghiệm thu DA là do lỗi phía BQL DA VN hay lỗi nhà thầu nước ngoài ???
Làm cả trăm dự án ODA mà không rút được tý tẹo kinh nghiệm nào, dự án nào cũng chậm tiến độ và đội vốn.
Bẩm cụ , cụ phán dự án ODA mà lãi suất cho vay đến 6-8% 1 năm thì em đến ạ cụ. Lãi suất như thế khác nào lãi suất thương mại. Dự án bên em làm lãi suất có 1% thôi cụ nhéÔng bạn làm với Nhật kể từ năm 2014 nhỉ- nếu là 10 năm? Ko rõ ông bạn làm ở lĩnh vực gì, vai trò gì (nhà thầu phụ của họ, chủ đầu tư hay là nhân viên dự án dưới quyền), nhưng việc nói người Nhật tuyệt vời trong mọi lĩnh vực - tôi cho là hơi phiến diện.
Người Nhật chăm chỉ, tỉ mỉ, làm cẩn thận theo quy trình là ko bàn cãi;
Nhưng bảo họ tuyệt vời thì chưa chắc đúng;
Tôi, người đã tiếp xúc với dự án của Nhật từ năm 2006 thì có mấy vấn đề mà tôi ko thấy họ tuyệt vời. Cụ thể như sau:
1- Các dự án ODA mà Nhật tài trợ cho các nước đang phát triển thực sự chỉ là cách họ đem tiền đi đầu tư, và chi phối thuộc địa, thuần túy vậy. Lĩnh vực nào ko rõ, nhưng trong lĩnh vực thoát nước thì suất đầu tư của Nhật cực lớn, cực đắt đỏ và cực lạc hậu; Chi tiết thì tôi ko bàn, nhưng thực tế là như thế này:
- Giả dụ một công trình thoát nước bùn hoạt tính có thời gian lưu tầm 12- 16h, thiết bị thuộc EU/G7, điều khiển tự động SCADA giá thực làm 10đ;
Nhật sẽ offer công nghệ bùn hoạt tính truyền thống lạc hậu, thời gian lưu tầm 6-8h, thiết bị toàn bộ của Nhật, điều khiển cục bộ- bán tự động, nhưng họ tố lên 40đ; đồng thời hỗ trơ 30% (hình thức bố thí), cho vay 70% với lãi suất cố định thường là 6-8%/năm; như vậy họ lãi 70%*40đ=28đ, lãi 280%
Khi thực hiện, Nhật với quyền phủ quyết (dưới danh nghĩa là quyền phản đối hay ko phản đối) - sẽ chọn tất cả các khâu: Tư vấn tiền khả thi, báo cáo khả thi, tư vấn đấu thầu, nhà thầu EPC thậm chí là hướng dẫn vận hành, tư vấn chuyển giao công nghệ - toàn bộ của Nhật, người Việt chỉ làm được phần nhân công thi công xây dựng, hoặc CAD man trong giai đoạn thiết kế với tỉ trọng cực bèo bọt, tầm 10% giá gói thầu
Như vậy, Nhật dưới danh nghĩa tài trợ ODA nhưng:
- Vẫn thu lời cao từ 200- 300% vốn chi, vẫn mang tiếng hỗ trợ/ khai phóng cho nước vay ODA;
- Cho vay lãi cao 6-8% trong khi huy động vốn thấp (ở Nhật, lãi vay 0-2%)
- Đem lại công ăn việc làm cho kỹ sư, nhà máy của Nhật trong khi nước được hưởng ODA ko hấp thụ được tý công nghệ gì (vì chỉ làm công nhân xây dựng, ko được cấp thiết bị,..vv)
Mãi sau này, do bị phản ánh nên tầm 2016 trở lại đây, các dự án thoát nước do JICA tài trợ mới chấp nhận cho phép nhà thầu EPC ngoài nước Nhật được trúng thầu (nhg cơ bản là dàn xếp- thỏa thuận trong giai đoạn cạnh tranh cho vay giữa JICA hay KoreaBank)
2- lĩnh vực nào em ko rõ, nhưng những việc em tiếp xúc với người Nhật cho thấy họ cực mềm mỏng, hay khen ngợi ngoài mặt nhưng bên trong cực kỳ cổ hủ, cực kỳ ko chấp nhận cái mới; Tất cả đều máy móc, dập khuôn
3- Các lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam, dưới sự cấp thông tin của các hiệp hội người Nhật, họ luôn bưng bít thông tin, o bế ngành sản xuất nước sở tại (hãy xem sự thống trị ngành xe máy và ô tô tại Việt Nam, từ 1990 tới 2015 - gần như bá chủ/ độc quyền ngành xe máy, ô tô tại Việt nam - gây thiệt hại lớn cho nước nhà), làm công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất ở Việt nam gần như phá sản vì ko có việc, ko nhận được việc; trong khi dân Việt phải mua xe máy, ô tô với giá cắt cổ;
....
Người Nhật thật tuyệt với phải ko ông bạn???
Nghe 1 hồi cụ nào cũng làm 10-20 năm, mà chả biết tin cụ nào.Bẩm cụ , cụ phán dự án ODA mà lãi suất cho vay đến 6-8% 1 năm thì em đến ạ cụ. Lãi suất như thế khác nào lãi suất thương mại. Dự án bên em làm lãi suất có 1% thôi cụ nhé
Về lợi ích của Nhật thì tất nhiên họ cho vay lãi suất thấp thì họ cũng mong muốn tạo công ăn việc làm thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển. Tuy nhiên nó không phải là điều kiện tiên quyết.
Sau vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, JICA đã thay đổi không còn bắt buộc nhà thầu Nhật nữa
Việc em nói người Nhật tuyệt vời ở lĩnh vực ý thức làm việc. Dự án chậm tiến độ là do người Việt. Đừng đổ thừa tại người Nhật
Nước mưa thì nó tràn là đương nhiên rồi cụ, nhưng khi đó nước bẩn đã bị pha loãng nên không còn ở mức ô nhiễm nữa. Không thể nào tách được nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải cho toàn thành phố được cả.Em ko bàn sâu về ODA vì thực chất họ cho vay "ưu đãi" và kèm theo nhiều điều kiện. Nhưng quan sát dự án thoát nước này ở khu vực dọc sông Tô từ đoạn HQV đến Nguyễn Khánh Toàn thì thấy:
1. Nước thải ở đầu sông đoạn HQV thì họ xây 1 tường ngăn lại. Nếu nước tràn thì chảy tự do vào sông, còn không sẽ chảy qua cửa cống vào hệ thống đường ống thu gom ngầm đã làm trước đó phía dọc đường Nguyễn Đình Hoàn (chạy dọc sông).
2. Dọc theo đường Bưởi (đối diện với Nguyễn ĐÌnh Hoàn) có các cửa cống thoát khá rộng từ các khu 7,2ha Vĩnh Phúc ... thì nguyên tắc tương tự. Họ làm tường chắn BT và có miệng thu khi nước thấp và dẫn qua đường ống chạy ngang sông sang bên hệ thống đường ống ngầm gom bên kia
3. Phải đến tận qua Cầu giấy thì hình như mới có đào ngầm đặt cống ở giữa lòng sông như các cụ hay nói
Theo các cháu phụ trách thi công mấy đoạn thu gom trên (em đi bộ qua có hỏi) thì bảo: Việc tính toán chiều cao tường chắn họ đã tính rồi, nếu nước tràn thì chảy thoải mái vào sông, còn không sẽ chảy vào HT thu gom
Tuy nhiên theo quan sát thì em thấy:
- Mương nước thải phía trong khá rộng và khá nhiều rác, mùi hôi khá nặng. Không hiểu cửa cống thu cũng như ĐK ông thu gom để dẫn sang bên kia sông thấy ĐK chỉ khoảng 50cm liệu có đủ ? Rồi rác bẩn thì có lưới, nhưng sau này việc vệ sinh để cho nước thoát thế nào ? Nếu tắc thì nó lại tràn vào sông Tô, làm sao nước sông có thể sạch được ?
- Chênh cao hai bên sông, đường ống thu gom từ bên này sang bên kia ko hiểu được thả nổi hay có gia cố để tạo độ dốc cho nước thoát vào đường thu gom. Chứ như thấy hiện nay thì nước khó mà chảy từ bờ bên này sang bờ bên kia được
- Còn các miệng xả nhỏ nằm rải rác dọc theo sông thì lại thuộc DA khác nên vẫn có nước thải xả thẳng vào sông
Ảnh chụp cửa vào ở đầu HQV khi nước mưa nhiều. Nước tràn qua tường chắn ngang. Góc bên trái chính là cửa cống thu gom khi nước thấp
View attachment 8834503
Khi nước thấp, thấy rõ tường chắn
View attachment 8834505
Đây là một vị trí cống xả bên đường Bưởi đang được thi công thu gom vào đường ống nhô lên
View attachment 8834507
Đây là mương nước thải phía trong khu 7,2ha VP thoát qua cửa cống ở trên
View attachment 8834509
Em ko nói chuyện tách nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải vì rất khó và tốn kém. Bản thân khi nước mưa nhiều thì từ các cống thu nước chảy ra sông sẽ nhiều và hòa tan nên khi đó mùi nước sông ko có gì đặc biệt, thậm chí nước sông Tô còn xanh chứ ko đen thui như bình thường. Tuy nhiên để thu các nước thải kia về để xử lý ở nhà máy với đường ống khá xa (tất nhiên có trạm bơm tiếp) ko rõ có hiệu quả thế nào ? Phía Thung lũng hoa cũng có nhà máy xử lý nước thải cho Hồ Tây, nhưng em thấy hình như ko có tác dụng vì ngay gần đó thôi cá vẫn chết, nước vẫn có mùi. Dọc theo đường Trích Sài thì cá chết gần bờ có lúc cực nhiều và mùi thối do cá chết, nước ô nhiễm ... vẫn thấy, nhất là giai đoạn này. Giữ hồ thì ko biết chứ gần bờ chắc ô nhiễm kinh khủngNước mưa thì nó tràn là đương nhiên rồi cụ, nhưng khi đó nước bẩn đã bị pha loãng nên không còn ở mức ô nhiễm nữa. Không thể nào tách được nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải cho toàn thành phố được cả.
Cá chết là do quá nhiều cá và mùa này lượng oxy hoà tan trong nước thấp nên không đủ oxy cho cá thở. Còn khi nó chết thì mùi thối là đúng rồi cụ. Còn khi đã gom được nước thải thì hiệu quả xử lý nằm ở nhà máy thôi.Em ko nói chuyện tách nước mưa ra khỏi hệ thống nước thải vì rất khó và tốn kém. Bản thân khi nước mưa nhiều thì từ các cống thu nước chảy ra sông sẽ nhiều và hòa tan nên khi đó mùi nước sông ko có gì đặc biệt, thậm chí nước sông Tô còn xanh chứ ko đen thui như bình thường. Tuy nhiên để thu các nước thải kia về để xử lý ở nhà máy với đường ống khá xa (tất nhiên có trạm bơm tiếp) ko rõ có hiệu quả thế nào ? Phía Thung lũng hoa cũng có nhà máy xử lý nước thải cho Hồ Tây, nhưng em thấy hình như ko có tác dụng vì ngay gần đó thôi cá vẫn chết, nước vẫn có mùi. Dọc theo đường Trích Sài thì cá chết gần bờ có lúc cực nhiều và mùi thối do cá chết, nước ô nhiễm ... vẫn thấy, nhất là giai đoạn này. Giữ hồ thì ko biết chứ gần bờ chắc ô nhiễm kinh khủng