Pháp mua máy bay cho Bảo Đại. Ông kể:
Sau khi chữa bệnh ở Pháp về ít lâu, thì chiếc máy bay đặt mua đã được gởi đến cho tôi. Gần phía Bắc hoàng cung, tôi cho làm một bãi đáp. Thường ngày tôi vẫn bay hàng giờ với chiếc Morane 343, dần dà tôi đã nhào lộn trên không, làm cho hoàng gia rất lo ngại.
Việc mua máy bay của Bảo Đại được Daniel Grandclémant trong cuốn "Bảo Đại hay là những ngày cuối cùng của Vương quốc An nam“ viết:
Phạm Khắc Hòe rón rén bước vào: “Bẩm Hoàng thượng, Toà Khâm sứ đã có trả lời, họ vừa gửi thông điệp sang”. Bảo Đại trong bộ đồ “golf” luôn luôn chải chuốt, tiếp tục đánh quả bóng trước mặt. Sân golf, tiếng Anh gọi là bãi cỏ xanh (green) vì cũng phải gọi như thế, mảnh đất rộng hai, ba hecta được san phẳng trồng cỏ xanh mướt. Ông Hòe tiến lại gẩn rồi đọc bức công văn của Toà Khâm sứ trả lời đồng ý cho xây căn nhà để máy bay."
Bảo Đại không nói gì chỉ nhếch mép mỉm cười. Cái tin tầm thường đó là lời kết cho cả một câu chuyện. Căn nhà kho, ông không hề xin, không đáng phải hạ mình xuống để xin Toà Khâm sứ một việc cỏn con ấy.
Một vị Hoàng đế không phải đi thương lượng, không giải thích hay biện hộ gì với ai. Ông chỉ có nhận. Đúng là như thế. Tuy nhiên việc cho một căn nhà để máy bay khiêm tốn đó cũng đánh dấu thành tích của ông. Ông đã để cho người ta giám sát thì ông cũng là đối tượng để được nhận điều gì ông muốn, cũng hơi giống như một đứa trẻ dùng mưu mẹo để người lớn cho quà.
Vụ việc bắt đầu từ ba hôm trước bằng cách gửi một thư cho giám đốc hãng chế tạo máy bay
Republic Air craft Corporation Farmingale ở Long Island thuộc bang New York.
Ngự tiền văn phòng yêu cầu gửi quyển quảng cáo về máy bay Seversky, giá cả và thời gian giao hàng. Thư gửi đi và thư trả lời đều bị cơ quan mật vụ Pháp chặn lại. Hãng buôn Mỹ đề nghị các dịch vụ và cho biết có khuyến mại: một thuỷ phi cơ Grunmann cũ, giá năm mươi bảy nghìn đôla Mỹ và nếu mua mới nguyên thì giá sáu mươi nghìn. Một thương vụ khá?
Toàn quyền Catroux đang tại chức thời kỳ này cũng gửi ngay một điện mật cho Bộ trưởng Thuộc địa:
“Tôi có nguồn tin chắc chắn cho biết Hoàng đế Bảo Đại đang thương lượng mua một máy bay du lịch do Mỹ sản xuất giá sáu trăm nghìn frăng xuất xưởng. Tôi cho rằng một Nhà vua được bảo hộ mà lại mua máy bay nước ngoài sản xuất để tập lái là không thích hợp cho lắm. Không kể việc giá mua đòi hỏi phải chuyển tiền Đông Dương sang ngoại tệ không phù hợp với thu nhập cá nhân của Bảo Đại. Vậy tôi đang tác động với Bảo Đại để ông ta hướng về máy bay do Pháp sản xuất. Tôi nghĩ có thể thuyết phục được dễ dàng nếu chiếc máy bay do Pháp sản xuất sẽ do chính phủ nhà nước Cộng hoà Pháp tặng toàn bộ hay một phần. Tôi cũng xin báo là ông ta đã hé ra rằng có những nhân vật cao cấp ở Paris đã hứa với ông ta sẽ dành những điều kiện có lợi”.
Thế rồi công việc cũng xong. Ba tháng sau, Toàn quyền Đông Dương thông báo cho Nhà vua biết nhà cầm quyền Pháp sẽ biếu ông ta một chiếc máy bay du lịch Farman 393 hay một chiếc Morane do Pháp sản xuất. Nhưng chiếc máy bay đó phải có nhà để chứa. Vậy là Nhà vua không muốn trích đồng lương ít ỏi của mình để làm nhà chứa máy bay. Và phải một phen thư đi thư về qua nhiều cấp thẩm quyền để cuối cùng chính quyền bảo hộ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng nhà để máy bay.
Cuộc sống của triều đình bận bịu về những chuyện lặt vặt khốn khổ và nhục nhã như vậy.
Chiếc máy bay Pháp tặng Bảo Đại là Morane MS-343. Hình ảnh chiếc máy bay tương tự cùng loại
Đây là máy bay huấn luyện-thể thao 2 chỗ ngồi model mới nhất, sản xuất theo đơn đặt hàng, không sản xuất đại trà, dài 6,94 m, sải cánh 10,2 m, cao 2,29m, tự trọng 557 kg, tổng trọng lượng khi có tải 920 kg, tốc độ 200 km/h
Điểm đặc biệt là động cơ của máy bay được thửa riêng, có công suất máy gần gấp rưỡi so với phiên bản đầu tiên (Morane 341)
đó là động cơ Salmson 9Nd (9 xi lanh hướng tâm) cho công suất 130.5 kW (175 hp)