- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,005
- Động cơ
- 1,129,178 Mã lực
Lễ Tứ tuần Đại Khánh của Vua Khải Định
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.
Ngày 29/9/1924, lễ chính thức bắt đầu lúc 8 giờ sáng trên sân Đại triều nghi và bên trong điện Thái Hòa, với sự tham dự của Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, và các viên chức cao cấp khác (không có phụ nữ), tất cả đều mặc lễ phục. Sau diễn văn chào mừng của Toàn quyền và đáp từ của vua, phái đoàn Pháp đứng qua một bên, và lễ đại triều nghi bắt đầu theo nghi thức của triều đình. Dưới sự điều khiển của một quan Bộ Lễ, bá quan trên sân hướng về điện Thái Hòa long trọng lạy năm lạy và dâng "hạ biểu" chúc mừng. Lễ chính thức chấm dứt.
Sau đại triều nghi, vua thay triều phục và cùng Toàn quyền, Khâm sứ, và Thái tử Vĩnh Thụy ra cửa Ngọ Môn với đầy đủ nghi vệ long trọng để khai mạc cuộc triển lãm các lễ vật được dâng tặng tại khu "thể lâu" và "thể bằng" [các gian nhà triển lãm, gồm 8 cái nhà vuông và một nhà dài] dựng trước sân Ngọ Môn, dưới chân Kỳ đài. Nơi đây, đám đông quan lại, thương gia, kỹ nghệ gia, nhà báo, đến từ khắp mọi miền của Đông Dương, chưa kể dân chúng kinh đô, đang nô nức chực chờ từ sáng sớm để được xem cảnh tượng ít có này tại kinh đô. Người Pháp gọi đạy là cuộc triển lãm nghệ thuật vì tất cả những gì khéo nhất, đẹp nhất, nghệ thuật nhất của đất nước được dịp phô bày . . .
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.
Ngày 29/9/1924, lễ chính thức bắt đầu lúc 8 giờ sáng trên sân Đại triều nghi và bên trong điện Thái Hòa, với sự tham dự của Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ, và các viên chức cao cấp khác (không có phụ nữ), tất cả đều mặc lễ phục. Sau diễn văn chào mừng của Toàn quyền và đáp từ của vua, phái đoàn Pháp đứng qua một bên, và lễ đại triều nghi bắt đầu theo nghi thức của triều đình. Dưới sự điều khiển của một quan Bộ Lễ, bá quan trên sân hướng về điện Thái Hòa long trọng lạy năm lạy và dâng "hạ biểu" chúc mừng. Lễ chính thức chấm dứt.
Sau đại triều nghi, vua thay triều phục và cùng Toàn quyền, Khâm sứ, và Thái tử Vĩnh Thụy ra cửa Ngọ Môn với đầy đủ nghi vệ long trọng để khai mạc cuộc triển lãm các lễ vật được dâng tặng tại khu "thể lâu" và "thể bằng" [các gian nhà triển lãm, gồm 8 cái nhà vuông và một nhà dài] dựng trước sân Ngọ Môn, dưới chân Kỳ đài. Nơi đây, đám đông quan lại, thương gia, kỹ nghệ gia, nhà báo, đến từ khắp mọi miền của Đông Dương, chưa kể dân chúng kinh đô, đang nô nức chực chờ từ sáng sớm để được xem cảnh tượng ít có này tại kinh đô. Người Pháp gọi đạy là cuộc triển lãm nghệ thuật vì tất cả những gì khéo nhất, đẹp nhất, nghệ thuật nhất của đất nước được dịp phô bày . . .
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.
9-1924 – Vua đi xe đẩy có 4 bánh (ở giữa ảnh phía sau cây dù). Thái tử Vĩnh Thụy mặc áo dài đi cạnh người cầm quạt, thấy ở bên phải cây dù giữa ảnh.