2) Con trai Nguyễn Văn Tâm là là Nguyễn Văn Hinh
Nguyễn Văn Hinh (1915-2004) dân làng Tây (mang Quốc tịch Pháp) sinh tại Mỹ Tho. Do có Quốc tịch Pháp, từ nhỏ ông được đi du học và theo học chương trình giáo dục của Pháp từ cấp Tiểu học cho đến tốt nghiệp chương trình Trung học phổ thông với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).
Năm 1936, ông nhập ngũ vào Không quân Pháp, theo học khóa 2 tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence Pháp.
Năm 1937, ông tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường, ông là phi công lái máy bay ném bom Douglas B-26
Năm 1944, ông tham gia Lực lượng Pháp quốc tự do chống phát xít, được thăng cấp Thiếu úy, Chỉ huy trưởng Liên phi đoàn oanh tạc và chiến đấu tại Blida, Algerie, Bắc Phi. Sau Thế chiến, ông theo đoàn quân Viễn chinh đi khắp các xứ Thuộc địa của Pháp trước khi trở về Việt Nam
Ngày 31 tháng 8 năm 1948, hồi hương phục vụ trong Quân đội Thuộc địa Pháp, ông được thăng cấp Trung úy và được cử làm Sĩ quan Tuỳ viên cho T.hủ tướng Nguyễn Văn Xuân. Giữa năm 1949, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Chỉ huy trưởng Phi đoàn Vận tải GT/62.
Giữa năm 1950, ông được thăng cấp Thiếu tá, chuyển công tác sang giữ chức vụ Tổng thư ký thường trực Quốc phòng. Đầu năm 1951, ông được thăng cấp Trung tá. Tháng 3 cùng năm, ông được cử giữ chức Chánh võ phòng của Quốc trưởng Bảo Đại tại Đà Lạt. Trung tuần tháng 12 cuối năm, trong chức vụ Chánh võ phòng ông được cử làm Tổng chỉ huy cuộc duyệt binh tại Hà Nội.
Đầu năm 1952, ông được thăng cấp Đại tá. Tháng 3 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng và được Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1953, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.
Ông không nói được tiếng Việt, phải có người dạy tiếng Việt riêng cho ông
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ (1954), Chính quyền và Quân đội Liên hiệp Pháp phải tập kết về miền Nam. Các Lực lượng Quân sự Pháp phải rút về nước và bàn giao lại Chính quyền cho Chính phủ T.hủ tướng Ngô Đình Diệm. Với sự ủng hộ của người Mỹ, T.hủ tướng Diệm đã lần lượt thay thế các sĩ quan trung thành vào các vị trí chỉ huy, tìm cách tước dần ảnh hưởng của tướng Hinh, được cho là chịu ảnh hưởng quá nhiều của người Pháp.
Đầu tháng 9 năm 1954, T.hủ tướng Diệm ra quyết định cử ông sang Pháp công cán trong 6 tháng để nghiên cứu việc cải tổ và canh tân quân đội, một động thái được cho là đẩy ông ra khỏi vị trí Tổng tham mưu trưởng. Dựa vào quân đội, cùng với sự hỗ trợ của các Lực lượng Quân sự của các Giáo phái, tướng Hinh đã dự tính làm đảo chính vào ngày 20 tháng 9 để nắm lại chính quyền. Tuy nhiên, do sự can thiệp của người Mỹ và sự thờ ơ của người Pháp, tướng Hinh buộc phải từ bỏ ý định. Ngày 29 tháng 11 năm 1954, ông nhận được lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại, giao chức vụ Tổng tham mưu trưởng cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ và sang Pháp để "trình diện Quốc trưởng". Ngay lúc đó, T.hủ tướng Diệm đã bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Văn Tỵ vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng và lần lượt tiêu diệt các phe phái đối lập, giành được Chính quyền. Một năm sau đó, T.hủ tướng Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống của Quốc gia Việt Nam Cộng hòa mới được thành lập.
Trung tuần tháng 11 năm 1954, ông trở về Pháp định cư tại Paris.
Sau đó ông được tái ngũ trong Quân đội Pháp với cấp bậc Trung tá Không quân.
Năm 1960, ông được thăng cấp Đại tá và được cử làm Chỉ huy trưởng một căn cứ Không quân ở Algerie. Năm 1962, ông được thăng cấp Chuẩn tướng. Đến năm 1964 ông được thăng cấp Thiếu tướng (Général de corps aérien) được cử giữ chức vụ Tham mưu phó trong Bộ tư lệnh Không quân Pháp cho đến khi về hưu vào năm 1970.
Ngày 26 tháng 6 năm 2004, ông mất tại nơi định cư, hưởng thọ 89 tuổi.
1953 – tại Sài gòn, T.hủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Tâm; Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai Nguyễn Văn Tâm, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam) tiếp Tướng Mark Clark, Tư lệnh Mỹ ở Viễn Đông
Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Văn Hinh bắt tay Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc duyệt binh năm 1951
Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh trong cuộc duyệt binh năm 1951. Bên phải là T.hủ tướng Trần Văn Hữu