bánh béo bánh gầy???

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Hầu các bác nghiên cứu ạ... Quả này dân OF toàn giáo sư đa nghành mất ! Em chịu các bác thật... cái giề cũng muốn biết! :)):)):)):)) Cái này em dấu trong máy tính của em lâu quá rùi, chả nhớ lấy từ trang nào nữa ợ!


I. Lực ma sát trượt
1. Độ lớn của lực ma sát trượt:

Thí nghiệm: Móc lực kế vào một khúc gỗ hình chữ nhật đặt trên bàn rồi kéo theo phương ngang cho khúc gỗ chuyển động gần như thẳng đều (h.13.1). Khi ấy, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật. Ta làm như thế vài lần, mỗi lần ghi giá trị mà lực kế chỉ. Sau đó lấy giá trị trung bình làm độ lớn của lực ma sát trượt.

2. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc những yếu tố nào

Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.


3. Hệ số ma sát trượt

Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực được gọi là hệ số ma sát, kí hiệu là
.

(13.1)

Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xuác. Nó không có đơn vị và được dùng để tính độ lớn của lực ma sát trượt.

4. Công thức của lực ma sát trượt

(13.2)

II. Lực ma sát lăn

Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản lại chuyển động lăn của vật.

Thí nghiệm cho thấy lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

Trong trường hợp ma sát trượt có hai cần phải giảm thì người ta thường dùng con lăn hay ổ bi đặt xen vào giữa hai tiếp xúc (h.13.2) và hình 13.3)

III. Lực ma sát nghỉ

1. Thế nào là lực ma sát nghỉ

Ở thí nghiệm trên hình 13.1 nếu ta kéo lực kế với một lực nhỏ thì khúc gỗ chưa chuyển động. Mặt bằng tác dụng vào khúc gỗ lực ma sát nghỉ cân bằng với lực keo, làm khúc gỗ đứng yên.

2. Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ

a) Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng, khi vật còn chưa chuyển động.

b) Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật trượt. Điều đó chứng tỏ lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng giá trị này.

Thí nghiệm còn chứng tỏ, khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.

3. Vai trò của lực ma sát nghỉ

Nhờ có lực ma sát nghỉ ta mới cầm được các vật trên tay, đinh mới được giữ được ở tường và sợi mới kết được thành vải. Cũng nhờ có lực ma sát nghỉ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển được các vật từ nơi này đến nơi khác. Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho các vật chuyển động được (h.13.4).

Khi đi bàn chân đạp vào mặt đất một lực ma sát nghỉ
hướng về phía sau.

Mặt đất đã tác dụng vào bàn chân một lực ma sát nghỉ
hướng về phía trước (h.13.4). Lực này đóng vai trò lực phát động làm cho người đi được.

Thí du: Một thùng gỗ có trọng lượng
chuyển động thẳng đều trên sàn nhà nhờ một lực đẩy nằm ngang có độ lớn là
.

a) Tìm hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và sàn nhà.

b) Thùng gỗ lúc đầu đứng yên ta đẩy nó bằng một lực
theo phương ngang thì nó chuyển động không?

Giải:

a) Do sàn nhà nằm ngang
.

Vì thùng gỗ chuyển động thẳng đều:



Hệ số ma sát trượt:
.

b) Không. Vì lực để làm cho thùng gỗ chuyển động từ đứng yên lớn hơn lực giữ cho thùng gỗ chuyển động thẳng đều.
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
lý thuyết xuông thế này thôi à???
Đới, ní thuyết em tống nó nên đây, mờ bác cũng lại chưa đọc hết! Cái mà các bác đang tranh nuận ló đây nài::D:D:D:D

Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Bác dongnn, có topic bác quan tâm này.

Hì hì, em đọc hết cả thớt mà chả hiểu các bác đang tranh luận về cái gì nữa (Xin lỗi, em đang buồn ngủ, máu lên não chưa đủ).

Cụ nào túm tót giúp em tý được không? Em cũng đang máu tranh luận tý.

@Libor: Em vào theo link bác đưa thì ra cái onthi.com. :)) :)) :)) :)) . Bác lại cho bọn em ôn thi lại à? Phần trên, bác đưa tản mạn quá, chả biết tranh luận vào đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực


Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.




Lý thuyết gì đâu bác ơi. "Các thí nghiệm cho thấy, ....", cái này đã có nghĩa là không phải từ lý thuyết rồi, hy vọng là kết quả từ thực nghiệm. Mặt khác, nguồn bác lấy từ một cái site ôn thi, ko hiểu cho đối tượng nào thì, theo em, chưa đủ độ tin cậy ạ.

Mặt khác, cái bánh ô tô khi chuyển động, có lẽ lại là ma sát nghỉ đấy bác ạ. Nó chỉ là ma sát trượt khi nào bác bị quay bánh thui, :D, xe ặc ặc, đốt lốp ạ.

Kính các bác xem xét.
 

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,005
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
THế là Anh tanh hay Nui ton gì cũng vứt đi hết. Ma sat không phụ thuộc vào tiết diện thì săp tới chúng ta sẽ có động cơ vĩnh cửu roài.
 

ZjTài khoản đã xác minh

Mời rượu em đi
Biển số
OF-7
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
2,624
Động cơ
609,245 Mã lực
Nơi ở
AumyGara
Website
aumyauto.com
Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. ===> gầy/béo không ảnh hưởng gì

b) Tỷ lệ với độ lớn của áp lực. ===> béo S tiếp xúc lớn nên áp lực giảm

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. ===> gầy/béo như nhau

Túm lại BÉO oánh lái nhẹ hơn - đúng không cụ Lý ???
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. ===> gầy/béo không ảnh hưởng gì

b) Tỷ lệ với độ lớn của áp lực. ===> béo S tiếp xúc lớn nên áp lực giảm

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. ===> gầy/béo như nhau

Túm lại BÉO oánh lái nhẹ hơn - đúng không cụ Lý ???
a với b mâu thuẫn roài các cụ ơi...

Nếu a đúng thì b sai à??? :P :P :P

Các cụ xem lại hô cái đê, lý thuyết lâu lắm quên mất rồi , nhưng nghe Ma sát mà ko phụ thuộc S tiếp xúc thì quả là LẠ :'(
 

Justin-SLR

Xe hơi
Biển số
OF-12054
Ngày cấp bằng
12/12/07
Số km
159
Động cơ
527,390 Mã lực
Nơi ở
ngay gần nhà bác
bánh béo đi êm hơi bánh gày :D đúng ko các bác nhi? ;))
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Hớ hớ hớ... em cũng *éo biết thế nào nữa các bác ợ!!! Dưng cái này thì chắc chắn, bác cấm cãi nhá! Cái này cũng là lý thuyết thui..:D. theo em là không nên lắp cái của nợ béo hay gầy vào làm giề cho mệt, đỡ phải tranh nuận! Cái nghị định146[FONT=&quot]/2007/NĐ-CP áp dụng từ 14/9/2007 đây ợ:
Đới đọc xong rùi bác có dám lắp nữa ko nhể?

[/FONT]
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp sau đây:

a) Vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều này bị buộc phải lắp đầy đủ hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;..... Rùi mới cho đi! :)):)):)):))
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Các thí nghiệm cho thấy độ lớn của lực ma sát trượt:

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. ===> gầy/béo không ảnh hưởng gì

b) Tỷ lệ với độ lớn của áp lực. ===> béo S tiếp xúc lớn nên áp lực giảm

c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. ===> gầy/béo như nhau

Túm lại BÉO oánh lái nhẹ hơn - đúng không cụ Lý ???
Hì hì, bác BlackLac định chơi khó cụ lý roài. Thực tế thì BÉO mà ko có trợ lực có mà méo mặt.

Giờ ta khoanh vùng thảo luận lại thế này nhé:

1. Bánh béo và bánh gày, khi đánh lái thì cái nào nặng hơn? Tại sao?
2. Trong trường hợp của bánh trước, có những lại lực ma sát nào góp mặt? Quá trình chuyện động như thế nào?

Được không ạ?
 

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,005
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
Đới, ní thuyết em tống nó nên đây, mờ bác cũng lại chưa đọc hết! Cái mà các bác đang tranh nuận ló đây nài::D:D:D:D


Thế này đi thì cho chép bài cũng không biết chép ở chỗ nào ah.
Ghi rất rõ là lực Ma Sát Trượt. ( là 2 vật trượt trên bề mặt của nhau vd : lia cái điện thoại trên mặt bàn)
Chúng ta đang bàn về lực Ma Sát lăn

a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. ===> gầy/béo không ảnh hưởng gì
THứ nhất là áp dụng lý thuyết sai với trường hợp. (kết luận này đúng với Ma sat Trượt và các chất liệu khác nhau chứ ko phải là cùng là vở cao su như bánh béo gày)

b) Tỷ lệ với độ lớn của áp lực. ===> béo S tiếp xúc lớn nên áp lực giảm
Áp lực giống nhau vì cùng lắp vào 1 cái xe

c) Phụ thuộc vào vật liệutình trạng của hai mặt tiếp xúc. ===> gầy/béo như nhau
-Chất liệu giống nhau ( mặt đường vào vỏ cao su)
-Tình trang 2 mặt tiếp xúc là:
+Áp lực (giống nhau lắp trên 1 chiếc xe)
+Tiết diện bề mặt tiếp xúc

>>> Trong trường hợp bánh béo gầy thì 2 cái xanh xanh là giống nhau vậy ko phụ thuộc vào cái đỏ đậm thì là cái gì cho cái kết luật "c" ở cái thứ lý thuyêt kia
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Thế này đi thì cho chép bài cũng không biết chép ở chỗ nào ah.
Ghi rất rõ là lực Ma Sát Trượt. ( là 2 vật trượt trên bề mặt của nhau vd : lia cái điện thoại trên mặt bàn)
Chúng ta đang bàn về lực Ma Sát lăn
THứ nhất là áp dụng lý thuyết sai với trường hợp. (kết luận này đúng với Ma sat Trượt và các chất liệu khác nhau chứ ko phải là cùng là vở cao su như bánh béo gày)
Áp lực giống nhau vì cùng lắp vào 1 cái xe
-Chất liệu giống nhau ( mặt đường vào vỏ cao su)
-Tình trang 2 mặt tiếp xúc là:
+Áp lực (giống nhau lắp trên 1 chiếc xe)
+Tiết diện bề mặt tiếp xúc

>>> Trong trường hợp bánh béo gầy thì 2 cái xanh xanh là giống nhau vậy ko phụ thuộc vào cái đỏ đậm thì là cái gì cho cái kết luật "c" ở cái thứ lý thuyêt kia
-Lại có trò hay rùi đây! :^)
Trong chuyển động này có ma sát trượt đới bác ợ! Không hoàn toàn là ma sát lăn đâu nhá!
Bác cứ tưởng tượng thế này: S lốp với mặt đường là 100cm2 ( Tổng của 4 bánh xe) Trọng tải xe của bác =1000kg ---.> áp lực của lốp với mặt đường là 10kg/cm2 Bác tăng quả bánh béo lên ---> S tăng 200cm2 mờ trọng tải của bác ko tăng ----> áp lực lốp với mặt đường giảm còn 5kg/cm2 ---> Lực ma sát vưỡn thế! trong trường hợp này, cái xe Thể thao Công thức 1 nó phải làm cái đuôi én đằng sau mờ các bác vẫn nhái theo nó bác có biết để nó làm giề ko nhỉ? Cái cánh này giống như cánh máy bay đới.... để khi chạy đạt vạn tốc lớn nó sẽ có chiều hướng gió để đè em xe xuống mặt đường nhiều hơn nhằm tăng ma sát, cho xe khỏi bay ra ngoài nhá!
 
Chỉnh sửa cuối:

ZjTài khoản đã xác minh

Mời rượu em đi
Biển số
OF-7
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
2,624
Động cơ
609,245 Mã lực
Nơi ở
AumyGara
Website
aumyauto.com
Ghi rất rõ là lực Ma Sát Trượt. ( là 2 vật trượt trên bề mặt của nhau vd : lia cái điện thoại trên mặt bàn)
Chúng ta đang bàn về lực Ma Sát lăn

THứ nhất là áp dụng lý thuyết sai với trường hợp. (kết luận này đúng với Ma sat Trượt và các chất liệu khác nhau chứ ko phải là cùng là vở cao su như bánh béo gày)

Áp lực giống nhau vì cùng lắp vào 1 cái xe


-Chất liệu giống nhau ( mặt đường vào vỏ cao su)
-Tình trang 2 mặt tiếp xúc là:
+Áp lực (giống nhau lắp trên 1 chiếc xe)
+Tiết diện bề mặt tiếp xúc

>>> Trong trường hợp bánh béo gầy thì 2 cái xanh xanh là giống nhau vậy ko phụ thuộc vào cái đỏ đậm thì là cái gì cho cái kết luật "c" ở cái thứ lý thuyêt kia
1. Xe đứng yên mà đánh lái thì lốp với đường chả ma sát trượt thì là gì hả bác
2. Áp lực giống nhau thế quái nào được, cùng một trọng lượng nhưng diện tích tiếp xúc lớn hơn (lốp béo) thì áp lực phải giảm chứ

@Lí bò : bác đừng có oánh trống lảng nhé ở đây không bàn đến Luật
tập trung vào vấn đề của bác FeRam ở trên đê
 

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,005
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
1. Xe đứng yên mà đánh lái thì lốp với đường chả ma sát trượt thì là gì hả bác
Bác đọc kỹ bài của em nhé, trượt hay lăn mà là cùng chất liệu thì tiết diện vẫn quyết định.
2. Áp lực giống nhau thế quái nào được, cùng một trọng lượng nhưng diện tích tiếp xúc lớn hơn (lốp béo) thì áp lực phải giảm chứ
Giảm trên phân bổ Ma Sát bề mặt diện tích chứ không phải giảm lực Ma Sát mà tổng tiết diện tạo ra

Chúng ta đang bàn về tiết diện lớn có làm tăng lực Ma Sát lên hay ko.
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
1. Xe đứng yên mà đánh lái thì lốp với đường chả ma sát trượt thì là gì hả bác
2. Áp lực giống nhau thế quái nào được, cùng một trọng lượng nhưng diện tích tiếp xúc lớn hơn (lốp béo) thì áp lực phải giảm chứ

@Lí bò : bác đừng có oánh trống lảng nhé ở đây không bàn đến Luật
tập trung vào vấn đề của bác FeRam ở trên đê
Hế hế trốn cũng không xong với nhà bác này rùi... như phân tách ở trên, cái lốp béo bác lắp vào thì lực ma sát với mặt đường sẽ là không đổi,( khi phanh xe nhá) nhưng bác đánh lái sẽ nặng hơn với lý do sau: Bao giờ tâm xoay của lốp cũng khoảng ở giữa lốp đúng chửa? Nếu lốp của bác có bề dày 20cm, xe bác đứng yên, bác đánh lái đi 1 góc, cứ cho là 90độ --> mép ngoài lốp của bác phải trượt trên mặt đất sẽ là: (20cmx3,14):4 = 15,7cm. Còn quả lốp bác lắp béo, cứ cho là gấp đôi nhá 40cm --> (40cmx3,14):4 = 31,4cm .... Rõ ràng là công bác xoay em nó phải tăng lên đới: Thứ nhất quãng đường của mép lốp trượt trên mặt đường xa hơn, thứ 2 càng xa tâm lực cản càng lớn.... ờ...cãi thế được chưa nhể? :^):^):^):^):^)
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Giờ ta khoanh vùng thảo luận lại thế này nhé:

1. Bánh béo và bánh gày, khi đánh lái thì cái nào nặng hơn? Tại sao?
2. Trong trường hợp của bánh trước, có những lại lực ma sát nào góp mặt? Quá trình chuyện động như thế nào?
Không phân tích cái này, em thấy khó chịu quá. Đành múa rìu qua mắt thợ vậy.

Đầu tiên, em phải lưu ý các bác là những kiến thức mà các bác đang vận dụng là áp dụng trong Động lực học chất điểm, nghĩa là, đại loại, khối lượng có thể coi là được tập trung hết tại trọng tâm của vật. Cùng một vật, nhưng khi thì có thể coi nó là chất điểm, khi lại phải coi là vật rắn, tuỳ điều kiện mà ta xét. VD: Trái đất, khi xét trong tương tác với các thiên thể khác như mặt trăng, mặt trời, ... thì là chất điểm nhưng khi xét trái đất(mặt đường) ma sát với bánh xe ô tô thì lại không thể coi trái đất là chất điểm mà phải coi nó là vật rắn.

Quay trở lại với cái bánh lái ô tô. Em phải lưu ý các bác là, trường hợp này, không thể coi bánh xe là chất điểm được, thế nên khi các bác tính áp lực, lại thấy là áp lực giảm vì diện tích tiếp xúc tăng. Mịa, câu hỏi số hai, với bánh lái trước, dẫn động cầu sau, em chịu không phân tích được tại sao nó lại chuyển động (lực nào làm nó chuyển động, lực này do cái gì gây ra, ...).

Tuy nhiên, với câu hỏi số 1 thì như thế này: với bánh béo thì sẽ cần lực lớn hơn để đánh lái. Lý do là như thế này: Các bác chia hộ em phần bánh xe tiếp xúc mặt đường thành các ô đủ nhỏ sao cho có thể coi các ô này là chất điểm. Khi đó, lực ma sát nghỉ sẽ tỷ lệ với:

1. Trọng lượng của ô đó (Tổng trọng lượng các ô này sẽ bằng trọng lượng của cái bánh đó và phần trọng lượng xe mà bánh này phải gánh)
2. Hệ số ma sát giữa ô đó và mặt đường. Hệ số này phụ thuộc vào bản chất mặt đường và mặt lốp.

Để có thể đánh lái được, nghĩa là, bánh xe quay sang hai bên trái hoặc phải khi đánh lái, thì lực tác dụng lên mỗi ô này phải lớn hơn so với lực ma sát nghỉ này. Vậy, việc đánh lái nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào độ lớn của lực ma sát nghỉ này trên mỗi ô. Lực cần tác dụng để đánh lái sẽ phải lớn hơn hoặc bằng TỔNG CỘNG các lực ma sát nghỉ trên mỗi ô tưởng tượng này.

Đối với bánh béo, lốp to hơn, nên áp lực trên mỗi ô này là lớn hơn. Mặt khác, bánh béo sẽ có nhiều ô hơn (do to hơn, tiếp xúc với mặt dduwwongf nhiều hơn). Như vậy, lực ma sát tổng cộng trên các ô đơn lẻ sẽ lớn hơn lực này đối với bánh gày. Do vậy, cần lực lớn hơn để đánh lái, nghĩa là nặng hơn.

Mịa, viết dài quá, ko kịp đọc lại. Sếp lại gọi, các bác xem thấy sai thì chỉ bảo giúp nhé.

À quên, em đồng ý với quan điểm là lực ma sát trượt KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO DIỆN TÍCH TIẾP XÚC đối với mỗi vật (Nghĩa là, với cùng một khối lượng, ví dụ, 1 cân sắt vụn, các bác vo nó lại thành một cục hay dàn mỏng nó ra như giấy nhưng khối lượng vẫn là 1 cân là OK).
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Hế hế trốn cũng không xong với nhà bác này rùi... như phân tách ở trên, cái lốp béo bác lắp vào thì lực ma sát với mặt đường sẽ là không đổi,( khi phanh xe nhá) nhưng bác đánh lái sẽ nặng hơn với lý do sau: Bao giờ tâm xoay của lốp cũng khoảng ở giữa lốp đúng chửa? Nếu lốp của bác có bề dày 20cm, xe bác đứng yên, bác đánh lái đi 1 góc, cứ cho là 90độ --> mép ngoài lốp của bác phải trượt trên mặt đất sẽ là: (20cmx3,14):4 = 15,7cm. Còn quả lốp bác lắp béo, cứ cho là gấp đôi nhá 40cm --> (40cmx3,14):4 = 31,4cm .... Rõ ràng là công bác xoay em nó phải tăng lên đới: Thứ nhất quãng đường của mép lốp trượt trên mặt đường xa hơn, thứ 2 càng xa tâm lực cản càng lớn.... ờ...cãi thế được chưa nhể? :^):^):^):^):^)
Khi đánh lái thì phần đứng yên vẫn là phần lốp thẳng đầu trục xuống. Đây chính là điểm gốc khi bác tính mô men cần thiết phải xoay. Những điểm nằm trong vùng tiếp xúc mặt đường trước vẫn phải chuyển động một quãng đường như cũ thôi. Tuy nhiên, trong trường hợp bánh béo thì sẽ có thêm một số anh nằm xa cái tâm này, cũng mài mặt xuống đường nữa (Những điểm này lúc ở bánh gày thì ko tiếp xúc với mặt đường).

Em nghĩ lý do chính làm lực đánh lái ở bánh béo lớn hơn là do trọng lượng lốp lớn hơn và diện tích mài mặt xuống đường lớn hơn, do đó lực cần để thắng ma sát nghỉ lớn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,111
Động cơ
574,220 Mã lực
Khi đánh lái thì phần đứng yên vẫn là phần lốp thẳng đầu trục xuống. Đây chính là điểm gốc khi bác tính mô men cần thiết phải xoay. Những điểm nằm trong vùng tiếp xúc mặt đường trước vẫn phải chuyển động một quãng đường như cũ thôi. Tuy nhiên, trong trường hợp bánh béo thì sẽ có thêm một số anh nằm xa cái tâm này, cũng mài mặt xuống đường nữa (Những điểm này lúc ở bánh gày thì ko tiếp xúc với mặt đường).

Em nghĩ lý do chính làm lực đánh lái ở bánh béo lớn hơn là do trọng lượng lốp lớn hơn và diện tích mài mặt xuống đường lớn hơn, do đó lực cần để thắng ma sát nghỉ lớn hơn.
Loằng ngoằng mãi, đọc bài của bác mờ em chả hỉu bác nói giề! mờ đến lúc hơi hơi hỉu được ý bác rùi lại thấy bác nói chưa đúng đâu nhá:)):)):)):)):)) Thui để uống bia nói chiện nó mới hay bác nhể? (b)(b)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top