[Funland] Bảng thống kê số lượng khách du lịch ghé thăm ĐNA năm 2023

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
349
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Hi vọng sau chuyến thăm của chủ tịch Xi thì lượng khách Trung đến thị trường VN nhiều hơn, dù cho khách Trung tiêu tiền không mạnh, nhưng đc cái slg áp đảo.
Cách họ ăn uống thì thôi rồi,nhà hàng buffet họ sợ lắm,đợt đi Nha trang Vinperrl trong năm cháu đã thấy rồi,mà lãng phí lắm,cháu đi đâu có đoàn anh Xi là chán rồi,thôi mà lấy số lượng thì cũng được,
 

Layloi

Xe tăng
Biển số
OF-560831
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
1,378
Động cơ
363,255 Mã lực
Cách họ ăn uống thì thôi rồi,nhà hàng buffet họ sợ lắm,đợt đi Nha trang Vinperrl trong năm cháu đã thấy rồi,mà lãng phí lắm,cháu đi đâu có đoàn anh Xi là chán rồi,thôi mà lấy số lượng thì cũng được,
Đối với đoàn khách Trung, các nhà hàng thường sẽ có 1 menu khác với đầy đủ các phân khúc giá, từ 50k, 80k, 120...cho đến 300, 400k/ người. Và các menu này có 1 điểm chung là phải 8 món 1 canh (kể cả 50k). Các đoàn khách thường dùng mức 150k trở xuống (tương đương khoảng 40 tệ) là nhiều nhất.
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,045
Động cơ
339,158 Mã lực
Cách họ ăn uống thì thôi rồi,nhà hàng buffet họ sợ lắm,đợt đi Nha trang Vinperrl trong năm cháu đã thấy rồi,mà lãng phí lắm,cháu đi đâu có đoàn anh Xi là chán rồi,thôi mà lấy số lượng thì cũng được,
Làm du lịch thì phải nắm được thói quen, sở thích khách hàng từ đó có chiến lược kinh doanh. Bản chất của người TQ là ăn rất khỏe, ai từng đi làm với ngừoi TQ rồi thì thấy rõ. 1 thằng công nhân TQ ăn phải gấp 3 lần công nhân người Việt. Vậy nên TQ và Ấn Độ dân số bằng nhau, sản lượng lương thực hằng năm của TQ gần gấp đôi Ấn Độ vậy mà TQ phải nhập khẩu lương thực còn Ấn Độ thì xuất khẩu ầm ầm. Buffet cũng vậy, biết phục vụ khách TQ thì phải nhiều đò ăn lên và đơn giá cũng lấy cao thêm. Kinh doanh dịch vụ chỉ sở khách không ăn chứ khách ăn nhiều càng khoái.
 

vnhn

Xe tăng
Biển số
OF-70262
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,513
Động cơ
453,602 Mã lực
Du lịch không thơm như cụ nghĩ đâu, và với 1 nước hơn 100 triệu dân thì không thể lấy làm mũi nhọn đổi đời được.
1 khách du lịch tiêu xài cỡ 10 triệu / lần mà chia cho 1 đống cụ kể thì ăn thua gì với 1 ông công nhân làm 1 tháng 10 tr, ông công nhân này làm 10 tr thì chi phí tiêu xài bét lắm cũng 5 triệu/ tháng, 1 năm bèo lắm thì cũng 60 triệu bằng 6 thằng khách.
Bời vậy những nơi công nghiệp phát triển, công nhân đông thì nó mới kéo dịch vụ lên khủng khiếp. Mức tổng tiêu thụ của đám khách du lịch thậm chí còn thua kém đám sinh viên. Chỗ nào tập trung nhiều trường đại học thì dịch vụ ăn theo cũng lên hương.
Cũng nói rõ lại là, tôi nói thế không có nghĩa là chê du lịch, là nói không cần phát triển du lịch nhưng như nước ta thì xem nó mũi nhọn là không hợp lí.
Cụ so sánh lệch quá vì 2 đối tượng này khác nhau. Ông khách du lịch sang đây ở mấy ngày khác hoàn toàn với ông công nhân với ông sinh viên ở 1 địa điểm vài năm. 1 ông du lịch sang mấy ngày tiêu 10tr/lần như ví dụ của cụ còn cao hơn đám công nhân với sinh viên lúc nào cũng phải thắt lưng buộc bụng chi tiêu cả tháng. Chỗ nào tập trung đông khách du lịch thì khu vực đó kinh tế cũng ăn theo, cái này thì nhận bằng mắt là thấy chứ chả phải tìm đâu xa. Việt Nam cũng chưa bao giờ phát biểu là nền kinh tế hoàn toàn dựa vào du lịch, nhưng lấy nguồn thu từ du lịch để làm vốn tích lũy để làm việc khác thì là điều cần làm vì nó quá dễ và tự có ko phải vay mượn từ ai cả. Ông Vin không lấy tiền từ BĐS thì lấy đâu ra tiền để làm ô tô.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,204
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Có đẹo gì đâu mà khó hiểu cụ! Nó tính lượt người mà. Thông thường thì thông qua hệ thống khách sạn khai báo. 1 thằng Tây mà đến HN ngủ 2 đêm ở 2 khách sạn khác nhau thì nó tính 2 lượt. Có tỉnh "ăn gian" hơn thì tính cả khách mua vé vào tham quan di tích, danh lam... Tiếp nữa 1 thằng khách mà ghé nhiều địa phương ( tỉnh/ thành) thì các địa phương đều thống kê cái thằng khách đó.
Vậy nên ở quy mô toàn quốc thì người ta thống kê bằng kênh xuất nhập cảnh chứ dell ai lấy từ việc cộng dồn các địa phương lại.
đang nói người ta khoe 3 ngày có 2 tr lượt tới hn
anh lảm nhảm vớ vẩn clg mà toàn cuốc
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,374
Động cơ
481,308 Mã lực
Phương Pháp ngạo nghễ 😂
Nhớ hồi dịch Covid, khi đó đi đường hay qua các tỉnh phải có giấy đã XN âm tính mới được vào. Em xuống HP ngồi nói chuyện với mấy bác Du lịch. Các bác bảo HP được đứng đầu DS tăng trưởng DL trong cả nước, trong khi NT, ĐN đều lăn lóc vì ko có khách. Hỏi ra hóa là mấy ông Tây sang làm việc các khu CN. Cứ Tây đến là thống kê khách NN đến. Thế là tự nhiên thành đứng đầu. Đấy báo cáo thành tích của ta là vậy đó
 

Marda49

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302150
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
1,045
Động cơ
339,158 Mã lực
Cụ so sánh lệch quá vì 2 đối tượng này khác nhau. Ông khách du lịch sang đây ở mấy ngày khác hoàn toàn với ông công nhân với ông sinh viên ở 1 địa điểm vài năm. 1 ông du lịch sang mấy ngày tiêu 10tr/lần như ví dụ của cụ còn cao hơn đám công nhân với sinh viên lúc nào cũng phải thắt lưng buộc bụng chi tiêu cả tháng. Chỗ nào tập trung đông khách du lịch thì khu vực đó kinh tế cũng ăn theo, cái này thì nhận bằng mắt là thấy chứ chả phải tìm đâu xa. Việt Nam cũng chưa bao giờ phát biểu là nền kinh tế hoàn toàn dựa vào du lịch, nhưng lấy nguồn thu từ du lịch để làm vốn tích lũy để làm việc khác thì là điều cần làm vì nó quá dễ và tự có ko phải vay mượn từ ai cả. Ông Vin không lấy tiền từ BĐS thì lấy đâu ra tiền để làm ô tô.
Sao lại so Bđs với du lịch??
Đám công nhân sinh viên có thắt thì tháng cũng xài 5 tr mà xài lâu dài. Đám du lịch thì thích nó đến không thích nó đi làm gì có tính bền vững. Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bình Dương cần dell gì du lịch, nó chỉ cần cái nhà máy giải quyết công ăn việc làm cho cỡ 100k công nhân thì chấp mấy ông du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hòa chạy dài cổ.
Tích lũy thì du lịch còn khướt mới bằng công nghiệp. Các nước ngừoi ta đi làm công nghiệp tích lũy tư bản rồi mới phát triển du lịch.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
349
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Đối với đoàn khách Trung, các nhà hàng thường sẽ có 1 menu khác với đầy đủ các phân khúc giá, từ 50k, 80k, 120...cho đến 300, 400k/ người. Và các menu này có 1 điểm chung là phải 8 món 1 canh (kể cả 50k). Các đoàn khách thường dùng mức 150k trở xuống (tương đương khoảng 40 tệ) là nhiều nhất.
Ở Vinper thì ăn các bữa bufer tính vào giá thuê trong biệt thự và ăn chung cụ ạ .
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,075
Động cơ
81,445 Mã lực
Nhặt nhạnh trên intenet nhưng đúng với thực trạng du lịch Việt nam hiện nay, chúng ta chạy theo cái hiện đại, nhưng đùng quên cái bản sắc là lên vẻ đẹp của chúng ta, chúng ta không thể đẹp bằng họ, ngay bên cạnh họ chứ đừng nói đến đẹp hơn.
Khách tây sang thái, sang Việt nam ko phải vì cảnh đẹp mà là vì cái không khí như lễ hội mà hàng năm họ chỉ tổ chức được 1 lần.

“Tiếc nhất trong lần đến Hạ Long này là không còn thấy những chiếc thuyền gỗ nâu với cánh buồm đặc trưng. Hạ Long ngày xưa mất rồi...” - ông Sareth Chan, giám đốc Công ty du lịch Chantours (Paris, Pháp), đơn vị có 30 năm chuyên tổ chức tour du lịch cho khách Pháp vừa có chuyến khảo sát tại Hạ Long, đã thốt lên như vậy khi trao đổi với PV Tuổi Trẻ.
Ông Chan bảo năm 1992, khi ông và nhiều người bạn lần đầu đến Hạ Long đã ngất ngây với cảnh đẹp của vịnh. Đặc biệt, ấn tượng về điểm đến này nhân lên gấp nhiều lần khi bộ phim Indochine (Đông Dương) của đạo diễn Régis Wargnie đoạt giải Phim ngoại ngữ hay nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 65. Không đến nỗi rầm rộ, ùn ùn... kéo sang Việt Nam nhưng những ai đã xem phim này đều như “lên đồng” rồi ước ao đến Việt Nam để có cơ hội ngắm cảnh đẹp vịnh Hạ Long, rong ruổi trên con thuyền gỗ nâu cũ vòng quanh vịnh, ngủ đêm trên vịnh...

Trước khi bắt buộc phải sơn trắng, những chiếc thuyền nâu, cánh buồm đỏ một thời đã làm nên vẻ đẹp đằm thắm cho Hạ Long - Ảnh: Hoàng.T.Vân
“Hồi đó ở Hạ Long chỉ có vài khách sạn. Tôi xuống thuyền máy ra vịnh, rồi mua cá tươi đem lên tàu nấu nướng. Những trải nghiệm tuyệt vời, quả là không có nơi nào trên thế giới đẹp như nơi này” - ông Chan nhớ lại.

Năm 2010 ông quay lại, đã có nhiều khách nước ngoài, tàu gỗ lớn hơn, có nhiều dịch vụ hơn. Hạ Long vẫn đẹp và hấp dẫn lắm. Lần này đến, ông nghỉ trên một con tàu sắt được phong hạng 4 sao, phòng ngủ hiện đại, mỗi ngày trên tàu trị giá vài trăm USD, ăn uống ngon lành nhưng sao ông và các đồng nghiệp vẫn không thấy vui, thích thú và thư giãn.

Chẳng còn những con tàu gỗ sơn màu nâu đỏ ngày xưa, những cánh buồm nâu... Hạ Long giờ đã hiện đại nhưng không thể bằng những dịch vụ mà những vùng biển quen thuộc vẫn đang cung cấp cho du khách Pháp, châu Âu như Cannes, Monaco, Nice... vừa gần, vừa rẻ, vừa hiện đại, hay các con tàu du lịch cao cấp năm sao chở theo hàng ngàn khách với nhà hát, hồ bơi, casino, rạp chiếu phim...

“Du khách phải bay mười mấy tiếng đồng hồ, tốn hơn cả ngàn USD, mất ít nhất 10 ngày để tìm những nét đặc trưng văn hóa riêng mà họ không có: thuyền gỗ, cánh buồm nâu, lang thang lòng vòng trên vịnh... mà họ đã nghe, đã nhìn thấy ở trên phim, trong sách, truyện, tạp chí... Ngay như chúng tôi, những nhà thiết kế tour, bán tour giờ đây cũng không thấy rõ nét đặc trưng này của vịnh Hạ Long” - ông Chan tâm sự.

Theo ông Chan, đầu tư nâng cấp là tốt nhưng không phải cứ hiện đại tối tân là thu hút được khách. Vấn đề chính là phải giữ được nét truyền thống văn hóa riêng, đặc trưng của mình, đó chính là những cái thu hút, lôi kéo du khách nước ngoài đến với du lịch Việt Nam.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top