Nhặt nhạnh trên intenet nhưng đúng với thực trạng du lịch Việt nam hiện nay, chúng ta chạy theo cái hiện đại, nhưng đùng quên cái bản sắc là lên vẻ đẹp của chúng ta, chúng ta không thể đẹp bằng họ, ngay bên cạnh họ chứ đừng nói đến đẹp hơn.
Khách tây sang thái, sang Việt nam ko phải vì cảnh đẹp mà là vì cái không khí như lễ hội mà hàng năm họ chỉ tổ chức được 1 lần.
“Tiếc nhất trong lần đến Hạ Long này là không còn thấy những chiếc thuyền gỗ nâu với cánh buồm đặc trưng. Hạ Long ngày xưa mất rồi...” - ông Sareth Chan, giám đốc Công ty du lịch Chantours (Paris, Pháp), đơn vị có 30 năm chuyên tổ chức tour du lịch cho khách Pháp vừa có chuyến khảo sát tại Hạ Long, đã thốt lên như vậy khi trao đổi với PV Tuổi Trẻ.
Ông Chan bảo năm 1992, khi ông và nhiều người bạn lần đầu đến Hạ Long đã ngất ngây với cảnh đẹp của vịnh. Đặc biệt, ấn tượng về điểm đến này nhân lên gấp nhiều lần khi bộ phim Indochine (Đông Dương) của đạo diễn Régis Wargnie đoạt giải Phim ngoại ngữ hay nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 65. Không đến nỗi rầm rộ, ùn ùn... kéo sang Việt Nam nhưng những ai đã xem phim này đều như “lên đồng” rồi ước ao đến Việt Nam để có cơ hội ngắm cảnh đẹp vịnh Hạ Long, rong ruổi trên con thuyền gỗ nâu cũ vòng quanh vịnh, ngủ đêm trên vịnh...
Trước khi bắt buộc phải sơn trắng, những chiếc thuyền nâu, cánh buồm đỏ một thời đã làm nên vẻ đẹp đằm thắm cho Hạ Long - Ảnh: Hoàng.T.Vân
“Hồi đó ở Hạ Long chỉ có vài khách sạn. Tôi xuống thuyền máy ra vịnh, rồi mua cá tươi đem lên tàu nấu nướng. Những trải nghiệm tuyệt vời, quả là không có nơi nào trên thế giới đẹp như nơi này” - ông Chan nhớ lại.
Năm 2010 ông quay lại, đã có nhiều khách nước ngoài, tàu gỗ lớn hơn, có nhiều dịch vụ hơn. Hạ Long vẫn đẹp và hấp dẫn lắm. Lần này đến, ông nghỉ trên một con tàu sắt được phong hạng 4 sao, phòng ngủ hiện đại, mỗi ngày trên tàu trị giá vài trăm USD, ăn uống ngon lành nhưng sao ông và các đồng nghiệp vẫn không thấy vui, thích thú và thư giãn.
Chẳng còn những con tàu gỗ sơn màu nâu đỏ ngày xưa, những cánh buồm nâu... Hạ Long giờ đã hiện đại nhưng không thể bằng những dịch vụ mà những vùng biển quen thuộc vẫn đang cung cấp cho du khách Pháp, châu Âu như Cannes, Monaco, Nice... vừa gần, vừa rẻ, vừa hiện đại, hay các con tàu du lịch cao cấp năm sao chở theo hàng ngàn khách với nhà hát, hồ bơi, casino, rạp chiếu phim...
“Du khách phải bay mười mấy tiếng đồng hồ, tốn hơn cả ngàn USD, mất ít nhất 10 ngày để tìm những nét đặc trưng văn hóa riêng mà họ không có: thuyền gỗ, cánh buồm nâu, lang thang lòng vòng trên vịnh... mà họ đã nghe, đã nhìn thấy ở trên phim, trong sách, truyện, tạp chí... Ngay như chúng tôi, những nhà thiết kế tour, bán tour giờ đây cũng không thấy rõ nét đặc trưng này của vịnh Hạ Long” - ông Chan tâm sự.
Theo ông Chan, đầu tư nâng cấp là tốt nhưng không phải cứ hiện đại tối tân là thu hút được khách. Vấn đề chính là phải giữ được nét truyền thống văn hóa riêng, đặc trưng của mình, đó chính là những cái thu hút, lôi kéo du khách nước ngoài đến với du lịch Việt Nam.