[Funland] Bằng Đại Học nước ngoài rớt giá?!

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,207
Động cơ
284,759 Mã lực
Cụ cho cháu hỏi cụ dẫn chứng từ những nguồn nào mà cụ nói dư vậy? “Rẻ hơn rất nhiều” thì cháu công nhận vì cái này so sánh dễ, còn nói “chất lượng tốt hàng đầu thế giới” là cụ tự nói ra hay ai nói ạ? Căn cứ vào những tiêu chuẩn gì mà đánh giá là hàng đầu thế giới ạ?

Nếu cụ dẫn chứng ra được những tiêu chí khoa học để đánh giá nghành nha VN tốt hàng đầu thế giới, cháu tin sẽ ngày càng có rất nhiều người NN đến VN sử dụng dịch vụ nha khoa. Giá Sài Gòn mà có được hàm răng Hollywood cháu chỉ mới nghĩ đến thôi đã thấy ham :).
Tây và Viêt kiều về nước làm răng rất đông a, em ko biết có chỉ số xếp hạng gì không, nhưng tất cả các kĩ thuật trên thế giới đang có thì ở Việt Nam đều đang có, và đều làm tốt. Giá cả thì rẻ không phải bàn. Bây giờ thực ra thế giới phẳng, công nghệ gì ở nước ngoài, hay máy móc gì mới thì cũng đều có các hãng marketing, hay là cung cấp được ở Việt Nam hết. Miễn là có tiền đầu tư để mua. Chuyên khoa răng không phải là ngành yêu cầu các máy móc quá phức tạp và thành một hệ thống như các ngành khác. Vì thế nếu bác Ý nói vậy thì cũng không sai. Chưa kể bác sĩ của mình riêng đoạn khám lâm sàng và tay nghề thì cực tốt, bởi vì đơn giản một ngày khám nhiều bệnh nhân.
nói chung ngành y thì em cũng không thần tượng ở nước ngoài lắm, trừ việc bên đấy đúng là bệnh biển thì sạch đẹp hơn, và ít người đến bệnh viện hơn, vì người ta khám thông tuyến qua hệ thống các phòng mạch gia đình và phòng khám tư nhân. Chỉ trường hợp cấp cứu, hoặc chỉ định thì mới vào viện. Vì thế nên mình mới thấy nó ít bệnh nhân trong viện, chứ trình độ bác sĩ của họ thì em cũng hơi lăn tăn. Ngày xưa ở bên đấy em gặp nhiều rồi, về kể chuyện cho bác sĩ Việt Nam không ai tin.
 

suzukinokia

Xe máy
Biển số
OF-565219
Ngày cấp bằng
19/4/18
Số km
75
Động cơ
148,644 Mã lực
Ở VN mà dùng từ đệm chuyên môn tiếng Anh là không hay rồi. Chưa nói đến dùng tiếng Anh để giải thích tiếng Anh. Ví dụ trong một cuộc họp (ở mức cao cấp) - thì chuyên gia nói càng nhiều từ chuyên môn bằng tiếng Anh là càng kém, càng thiếu sự chuẩn bị & ko đc đánh giá cao, cho dù có thể ai cũng hiểu vấn đề cả.

Chuyên ngành gì cũng vậy, vẫn sẽ diễn giải được bằng tiếng Việt, thậm chí tiếng Việt hay & nuột luôn. Việc đó mới khó & cần nghiên cứu, suy nghĩ, cần chuẩn bị nghiêm túc. Và người diễn giải được các vấn đề chuyên môn cao bằng tiếng Việt cơ bản, đơn giản, dễ hiểu mới là người giỏi.
Đọc qua bình luận của cụ là biết cụ chưa từng gặp nhiều trường hợp về công việc làm khoa học kĩ thuật. Thứ mà cụ nói dịch này nọ để cho mọi người cùng hiểu rồi giải thích này nọ là khoa học thường thức rồi, cố nói trại cho thiên hạ cùng gật gù.

Nói đơn giản thế này thôi, trong vật lý phổ thông có từ photon và electron. Cụ dịch nó sang tiếng Việt xem thử học sinh có hiểu không nhé. Photon: quang tử, còn electron: điện tử (nghe quen là lạ)

Trong sinh học một loạt từ tiếng anh luôn.
Gần đây rất nổi tiếng là mRNA = messenger ribonucleic acid: sứ giả truyền tin axít ribônuclêic :))
còn nữa, trong thiên văn học: naked singularity: kì dị trần truồng, kì dị trần trụi :))

Đây là những ví dụ gần gũi và đơn gian thôi đó, còn đi sâu vào kĩ thuật nhự làm chip bán dẫn, vi mạch, công nghệ sinh học, vũ trụ, công nghệ hạt nhân, công nghệ thông tin, vân vân và mây mây thì còn nhiều nữa. (từ chip là tiếng anh đấy nhé). :D

....
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Đọc qua bình luận của cụ là biết cụ chưa từng gặp nhiều trường hợp về công việc làm khoa học kĩ thuật. Thứ mà cụ nói dịch này nọ để cho mọi người cùng hiểu rồi giải thích này nọ là khoa học thường thức rồi, cố nói trại cho thiên hạ cùng gật gù.

Nói đơn giản thế này thôi, trong vật lý phổ thông có từ photon và electron. Cụ dịch nó sang tiếng Việt xem thử học sinh có hiểu không nhé. Photon: quang tử, còn electron: điện tử (nghe quen là lạ)

Trong sinh học một loạt từ tiếng anh luôn.
Gần đây rất nổi tiếng là mRNA = messenger ribonucleic acid: sứ giả truyền tin axít ribônuclêic :))
còn nữa, trong thiên văn học: naked singularity: kì dị trần truồng, kì dị trần trụi :))
...
Ở trên kia em cũng đã viết về cái ông viện trưởng tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài và đã khuyên họ nên học tiếng Việt trước khi đi diễn thuyết.
Bác cũng bị mắc cái lỗi của những nhân viên vừa được tuyển kia.
Cái tranh luận của bác cũng đã từng xảy ra ở VN khi người ta muốn thay tiếng Pháp trong giảng dậy (ở bậc ĐH) bằng tiếng Việt. Thời đó rất nhiều người cũng có ý kiến như bác, nhưng rồi tiếng Việt vẫn được sử dụng và đang được sử dụng rất tốt ở mọi ngành trong giảng dậy đại học.
Có 1 đặc điểm khá đặc biệt ở VN không giống như ở các nước khác là ở VN ít phải sử dụng từ mượn như ở rất nhiều ngôn ngữ khác (thực ra là có, đó là từ hán-Việt). Như ở Đức họ dùng luôn từ tiếng Anh, phía Đông Đức cũ ít hơn, nhưng vẫn phổ cập hơn ở VN. Tất nhiên bây giở nhiều người tốt nghiệp ở nước ngoài nên việc đệm tiếng tây cũng đang được phổ biến dần.
Nói thật là em cũng đã phải học lại tiếng Việt để làm việc vì cả đại học và sau đại học em cũng đều học ở nước ngoài. Bây giờ em viết tiếng Việt nhiều lỗi hơn lúc em học cấp III rất nhiều. Ai để ý sẽ thấy cách đánh dấu phẩy của em nhiều lúc giống tiếng tây hơn và cả cách xếp thứ tự các ngôi thứ nhất khi xưng cũng vậy!
 
Chỉnh sửa cuối:

Kaikom

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-2055
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
2,419
Động cơ
750,335 Mã lực
Website
divinesstore.com
Nếu năm tới đỗ PRES, làm việc ở Abu Dhabi, lương tôi được 8k. Sống thoải mái, không chơi bời xa xỉ thì 2k thừa đủ. Tuần làm 44h...

Bạn tôi thu nhập sẽ không thay đổi nhiều, tiền làm thêm (3 củ/ ngày) ở phòng khám/ bệnh viện tư đã fixed. Tuần làm: 40 hành chính + 12 trực đêm (Bạch Mai) + 12 * 2 ngày cuối tuần =... 76h. Chi phí sinh hoạt ở HN thấp hơn, sống không quá tằn tiện tôi tính 8 củ...

Đã trả lời câu hỏi của cụ chưa?
Cụ không tính là đủ lông đủ cánh bạn cụ mở phòng khám tư.
Hoặc bây giờ thời đại công nghệ khám bệnh online.
Hoặc kết hợp cửa hàng thuốc ck %.
Hoặc Giờ khám bệnh cũng đc có khám tự nguyện 150k-200k/ bệnh nhân đó cụ.
 

suzukinokia

Xe máy
Biển số
OF-565219
Ngày cấp bằng
19/4/18
Số km
75
Động cơ
148,644 Mã lực
Ở trên kia em cũng đã viết về cái ông viện trưởng tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài và đã khuyên họ nên học tiếng Việt trước khi đi diễn thuyết.
Bác cũng bị mắc cái lỗi của những nhân viên vừa được tuyển kia.
Cái tranh luận của bác cũng đã từng xảy ra ở VN khi người ta muốn thay tiếng Pháp trong giảng dậy (ở bậc ĐH) bằng tiếng Việt. Thời đó rất nhiều người cũng có ý kiến như bác, nhưng rồi tiếng Việt vẫn được sử dụng và đang được sử dụng rất tốt ở mọi ngành trong giảng dậy đại học.
Có 1 đặc điểm khá đặc biệt ở VN không giống như ở các nước khác là ở VN ít phải sử dụng từ mượn như ở rất nhiều ngôn ngữ khác (thực ra là có, đó là từ hán-Việt). Như ở Đức họ dùng luôn từ tiếng Anh, phía Đông Đức cũ ít hơn, nhưng vẫn phổ cập hơn ở VN. Tất nhiên bây giở nhiều người tốt nghiệp ở nước ngoài nên việc đệm tiếng tây cũng đang được phổ biến dần.
Nói thật là em cũng đã phải học lại tiếng Việt để làm việc vì cả đại học và sau đại học em cũng đều học ở nước ngoài. Bây giờ em viết tiếng Việt nhiều lỗi hơn lúc em học cấp III rất nhiều. Ai để ý sẽ thấy cách đánh dấu phẩy của em nhiều lúc giống tiếng tây hơn và cả cách xếp thứ tự các ngôi thứ nhất khi xưng cũng vậy!
Cụ đừng bảo thủ nữa, tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật nói thẳng là chả có cái vẹo gì hết. Cụ đừng lôi đám nhân viên đểu của cụ vào để nguỵ biện này nọ. Có thể cụ không biết chúng nó đang nói gì đâm ra quạu rồi bảo chúng nó kém. Thời buổi của giao thoa thế giới phẳng, kiến thức được tạo ra mỗi ngày, không có ai đủ từ để đi dịch co cụ nghe hết. Tiếng Việt giao tiếp bình thường thì được, còn tiếng Việt Khoa học kĩ thuật là một chuyện khác. Không phải từ nào cụ cũng mang đi dịch, rồi phiên âm trại ra như tờ báo nào đó. New York là New York chứ không phải Niu Óc, còn dịch ra Nĩu Ước Hán Việt chả mấy ai biết. Mahattan là Mahattan chứ nói Mã Nhật Tân chả ai biết, Paris là Paris chứ nói Ba Lê không ai hay... Tất cả mấy thể loại từ khoa học kĩ thuật hiện đại của Việt Nam đều từ Nhật hết. Thằng tàu copy từ Nhật, rồi VN chép lại từ tàu.

Và ngược lại người dùng tiếng anh sử dụng Tiếng Việt gốc trong từ điển của họ, không đi dịch vớ va vớ vẩn linh tinh như đám báo chí đểu ở VN đâu. Cụ vào các trang dưới để xem họ dùng tiếng Việt như thế nào trong tiếng anh.


Tết
Bánh Mì
Ao dai
Pho

Tóm lại muốn tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả phải sử dụng tiếng anh.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Cụ đừng bảo thủ nữa, tiếng Việt trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật nói thẳng là chả có cái vẹo gì hết. Cụ đừng lôi đám nhân viên đểu của cụ vào để nguỵ biện này nọ...
Mấy cái từ bác dẫn ra tại vì bác không biết và vì bác không biết bác quy luôn là không tồn tại.
Cái lỗi này rất phổ biến bác ạh.
Từ ngay sau giải phóng, người Pháp rút đi thì không chỉ mỗi ngoài Bắc, mà cả trong Nam tiếng Việt đã thay hoàn toàn tiếng Pháp trong giảng dậy ở Đại học. Từ đó đến giờ rất nhiều từ mới xuất hiện vì có nhiều ngành khoa học, công nghệ mới và tiếng Việt vẫn đang thể hiện tốt!
 
Chỉnh sửa cuối:

suzukinokia

Xe máy
Biển số
OF-565219
Ngày cấp bằng
19/4/18
Số km
75
Động cơ
148,644 Mã lực
Mấy cái từ bác dẫn ra tại vì bác không biết và vì bác không biết bác quy luôn là không tồn tại.
Cái lỗi này rất phổ biến bác ạh.
Cụ thử dịch sang tiếng Việt từ Blockchain (chuối khối) với để nó nguyên gốc xem thử ai hiểu và ai không hiểu? Cụ dich từ internet ra tiếng Việt (liên mạng) với để từ gốc xem thử người Việt ai hiểu và không hiểu.

Còn rất nhiều từ như vậy nhé.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Cụ thử dịch sang tiếng Việt từ Blockchain (chuối khối) với để nó nguyên gốc xem thử ai hiểu và ai không hiểu? Cụ dich từ internet ra tiếng Việt (liên mạng) với để từ gốc xem thử người Việt ai hiểu và không hiểu.

Còn rất nhiều từ như vậy nhé.
Cái từ này đã có từ rất lâu rồi.
Ai đã học lập trình thì đó là cái khái niệm đầu tiên phải biết bác ạh. Mà cái ví dụ này của bác cũng khá đặc biệt là từ tiếng Việt hoàn toàn chứ không phải là từ hán-Việt!
Bác không biết nên cái trong ngoặc bác dịch đối từ như kiểu Gú gờ và vì vậy người ta đọc không hiểu được là hiển nhiên!
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Còn hơn chả có động lực gì làm giàu :)
Chán lắm cụ ah! hihi
Hihi mợ có động lực không, sao chán? Kiếm mỗi đứa cái nhà đi mợ. Hè này đưa cả nhà đi châu Phi đi, em nghe nói đắt lắm.

Em chỉ tính tiền cho con đi học với đi chơi không đã nhiều động lực lắm rồi :))
 

suzukinokia

Xe máy
Biển số
OF-565219
Ngày cấp bằng
19/4/18
Số km
75
Động cơ
148,644 Mã lực
Cái từ này đã có từ rất lâu rồi.
Ai đã học lập trình thì đó là cái khái niệm đầu tiên phải biết bác ạh.
Bác không biết nên cái trong ngoặc bác dịch đối từ như kiểu Gú gờ và vì vậy người ta đọc không hiểu được là hiển nhiên!
Vậy bây giờ cụ chọn dịch hay không dịch? Nếu cụ chọn dịch thì dịch ra xem nào? Còn em thì cứ để nguyên cho em, em cảm ơn. :D
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,864
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Em gửi các cụ số liệu thu nhập của hộ gia đình/ tháng ở VN để hình dung, chứ không nhiều thành phần trong này nghĩ rằng chúng ta đã đạt ngưỡng thu nhập TB của khu vực.
3CDF77EB-0E27-482D-BE3B-32A4EB6C7088.jpeg

Thu nhập $850/tháng 1 hộ đã rơi vào mức elite (8%)
 
Chỉnh sửa cuối:

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,489 Mã lực
Hihi mợ có động lực không, sao chán? Kiếm mỗi đứa cái nhà đi mợ. Hè này đưa cả nhà đi châu Phi đi, em nghe nói đắt lắm.

Em chỉ tính tiền cho con đi học với đi chơi không đã nhiều động lực lắm rồi :))
Em ko có động lực đó, con em mà giỏi, thì tự kiếm học bổng mà đi, em ko thích cho con đi sớm, vì chúng nó ếch giống em, đi muộn sau đh cho lành :)
Nên em ko có động lực đó, còn đi chơi thì kiếm tiền mà tự đi, em cũng tự kiếm tự đi, nên chúng nó cũng nên thế =))
Châu Phi em đi Nam Phi rồi, đó là nơi em thích nhất trong tất cả các nước em từng qua, em thấy cũng rẻ ngang đi EU nếu biết cách đi, hixx. Vậy nên em chả có động cơ gì rõ rệt, hix.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Em ko có động lực đó, con em mà giỏi, thì tự kiếm học bổng mà đi, em ko thích cho con đi sớm, vì chúng nó ếch giống em, đi muộn sau đh cho lành :)
Nên em ko có động lực đó, còn đi chơi thì kiếm tiền mà tự đi, em cũng tự kiếm tự đi, nên chúng nó cũng nên thế =))
Châu Phi em đi Nam Phi rồi, đó là nơi em thích nhất trong tất cả các nước em từng qua, em thấy cũng rẻ ngang đi EU nếu biết cách đi, hixx. Vậy nên em chả có động cơ gì rõ rệt, hix.
Phải đi chơi cùng ai mới vui, đi 1 mình chán mợ ạ. Ước cho mình thì thật ra ít thôi.
 

Yellowtea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145206
Ngày cấp bằng
9/6/12
Số km
13,624
Động cơ
505,489 Mã lực
Phải đi chơi cùng ai mới vui, đi 1 mình chán mợ ạ. Ước cho mình thì thật ra ít thôi.
Đi chơi phải với người hợp cạ!
Em đi lúc đó sau khi họp 1 tuần thì đi chơi 1 tuần với đồng nghiệp và sếp, rất vui! Ông sếp lẽo đẽo theo bọn em, ngày thường ở dự án hét ra lửa, lúc đó bọn em bảo sao nghe thế, heheee.
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
266
Động cơ
234,632 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tây và Viêt kiều về nước làm răng rất đông a, em ko biết có chỉ số xếp hạng gì không, nhưng tất cả các kĩ thuật trên thế giới đang có thì ở Việt Nam đều đang có, và đều làm tốt. Giá cả thì rẻ không phải bàn. Bây giờ thực ra thế giới phẳng, công nghệ gì ở nước ngoài, hay máy móc gì mới thì cũng đều có các hãng marketing, hay là cung cấp được ở Việt Nam hết. Miễn là có tiền đầu tư để mua. Chuyên khoa răng không phải là ngành yêu cầu các máy móc quá phức tạp và thành một hệ thống như các ngành khác. Vì thế nếu bác Ý nói vậy thì cũng không sai. Chưa kể bác sĩ của mình riêng đoạn khám lâm sàng và tay nghề thì cực tốt, bởi vì đơn giản một ngày khám nhiều bệnh nhân.
nói chung ngành y thì em cũng không thần tượng ở nước ngoài lắm, trừ việc bên đấy đúng là bệnh biển thì sạch đẹp hơn, và ít người đến bệnh viện hơn, vì người ta khám thông tuyến qua hệ thống các phòng mạch gia đình và phòng khám tư nhân. Chỉ trường hợp cấp cứu, hoặc chỉ định thì mới vào viện. Vì thế nên mình mới thấy nó ít bệnh nhân trong viện, chứ trình độ bác sĩ của họ thì em cũng hơi lăn tăn. Ngày xưa ở bên đấy em gặp nhiều rồi, về kể chuyện cho bác sĩ Việt Nam không ai tin.
Cụ chia sẻ thêm những trải nghiệm nơi cụ đến và bác sĩ ở đó được không?

Từng trải phong cách khám bệnh cả Tây lẫn Ta, sự khác biệt em cảm nhận rõ lắm.

Thời đi học, sinh viên y khoa được dạy: "Mỗi viên thuốc chữa bệnh đưa vào cơ thể là 1 viên thuốc độc"

Nghĩa là bất cứ thuốc nào cũng có tác dụng chính (chữa bệnh) và phụ (có hại). Chỉ sử dụng khi lợi > hại

Bác sĩ giám hộ luôn tâm niệm và nhắc nhở chúng em điều đó: những thuốc thật sự cần thiết mà nếu thiếu, bệnh nhân không thể khỏi bệnh hoặc nặng lên mới được kê.

Bởi vậy bệnh nhân đi khám đơn thuốc chỉ 1 đến 2 loại, hiếm lắm mới 3 (không tính trường hợp bệnh nền). Bác sĩ bên này sợ tương tác thuốc (phản ứng giữa các thuốc với nhau) lắm, bệnh nhân bị sao (nếu chứng minh được do tương tác thuốc) phải giải trình rất mệt mỏi. Bệnh khỏi lâu hơn nhưng sau đó không để lại hậu quả lâu dài.

Ngẫm lại xứ Ta:

Bệnh nhân đi khám được kê cả vốc thuốc, quá nửa trong số đó không cần thiết (không kê, bệnh cũng tự khỏi- lâu hơn chút thôi). Bác sĩ hoan hỉ vì thêm mớ tiền từ hãng dược, bệnh nhân cũng vui vì triệu chứng hết nhanh, ca tụng bác sĩ ngút trời.

Nhưng hậu quả các cụ có biết không...

Bất cứ thuốc nào vào cơ thể đều chuyển hóa qua gan và thận. Nạp nhiều thuốc/ hóa chất khiến 2 cơ quan này làm việc nhiều hơn, theo thời gian mau "tã" hơn. Chất lượng cuộc sống giảm sút...

Xui xẻo bị tương tác thuốc còn thảm nữa

Những bác sĩ khám 200 bệnh nhân/ ngày, tôi tin họ chả có thời gian cân nhắc thiệt hơn sức khỏe người bệnh đâu. Đơn thuốc có sẵn từng form theo mặt bệnh (VD: viêm họng thì kháng sinh + chống viêm + giảm đau...). Bệnh nhân dùng không khỏi ta lại kê đơn khác, càng về sau càng nhiều thuốc, tác dụng thuốc càng mạnh...

Hậu quả bệnh nhân chịu chứ ai.

Chung quy tại kinh tế xã hội chưa phát triền, sức khỏe dân VN nó rẻ mạt quá....
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,864
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Cụ chia sẻ thêm những trải nghiệm nơi cụ đến và bác sĩ ở đó được không?

Từng trải phong cách khám bệnh cả Tây lẫn Ta, sự khác biệt em cảm nhận rõ lắm.

Thời đi học, sinh viên y khoa được dạy: "Mỗi viên thuốc chữa bệnh đưa vào cơ thể là 1 viên thuốc độc"

Nghĩa là bất cứ thuốc nào cũng có tác dụng chính (chữa bệnh) và phụ (có hại). Chỉ sử dụng khi lợi > hại

Bác sĩ giám hộ luôn tâm niệm và nhắc nhở chúng em điều đó: những thuốc thật sự cần thiết mà nếu thiếu, bệnh nhân không thể khỏi bệnh hoặc nặng lên mới được kê.

Bởi vậy bệnh nhân đi khám đơn thuốc chỉ 1 đến 2 loại, hiếm lắm mới 3 (không tính trường hợp bệnh nền). Bác sĩ bên này sợ tương tác thuốc (phản ứng giữa các thuốc với nhau) lắm, bệnh nhân bị sao (nếu chứng minh được do tương tác thuốc) phải giải trình rất mệt mỏi. Bệnh khỏi lâu hơn nhưng sau đó không để lại hậu quả lâu dài.

Ngẫm lại xứ Ta:

Bệnh nhân đi khám được kê cả vốc thuốc, quá nửa trong số đó không cần thiết (không kê, bệnh cũng tự khỏi- lâu hơn chút thôi). Bác sĩ hoan hỉ vì thêm mớ tiền từ hãng dược, bệnh nhân cũng vui vì triệu chứng hết nhanh, ca tụng bác sĩ ngút trời.

Nhưng hậu quả các cụ có biết không...

Bất cứ thuốc nào vào cơ thể đều chuyển hóa qua gan và thận. Nạp nhiều thuốc/ hóa chất khiến 2 cơ quan này làm việc nhiều hơn, theo thời gian mau "tã" hơn. Chất lượng cuộc sống giảm sút...

Xui xẻo bị tương tác thuốc còn thảm nữa

Những bác sĩ khám 200 bệnh nhân/ ngày, tôi tin họ chả có thời gian cân nhắc thiệt hơn sức khỏe người bệnh đâu. Đơn thuốc có sẵn từng form theo mặt bệnh (VD: viêm họng thì kháng sinh + chống viêm + giảm đau...). Bệnh nhân dùng không khỏi ta lại kê đơn khác, càng về sau càng nhiều thuốc, tác dụng thuốc càng mạnh...

Hậu quả bệnh nhân chịu chứ ai.

Chung quy tại kinh tế xã hội chưa phát triền, sức khỏe dân VN nó rẻ mạt quá....
Cụ nói chuẩn, bà cụ họ nhà em 91 tuổi nằm viện, bác sỹ kê đủ các loại thuốc, may ông cậu e là người hiểu biết nên theo dõi liều lượng cũng tác dụng phụ, loại ra cả rổ thuốc. Điều trị alzheimer, bs tiêm gấp 4 lần liều cho phép làm cụ lúc nào cũng lơ mơ không tỉnh táo, sau khi ra viện, ông cậu em cho bà uống đúng liều thì tình trạng tiến triển tốt.
Tình trạng lạm dụng thuốc, kê đơn tràn lan là vấn nạn. :((
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Cụ chia sẻ thêm những trải nghiệm nơi cụ đến và bác sĩ ở đó được không?

Từng trải phong cách khám bệnh cả Tây lẫn Ta, sự khác biệt em cảm nhận rõ lắm.

Thời đi học, sinh viên y khoa được dạy: "Mỗi viên thuốc chữa bệnh đưa vào cơ thể là 1 viên thuốc độc"

Nghĩa là bất cứ thuốc nào cũng có tác dụng chính (chữa bệnh) và phụ (có hại). Chỉ sử dụng khi lợi > hại

Bác sĩ giám hộ luôn tâm niệm và nhắc nhở chúng em điều đó: những thuốc thật sự cần thiết mà nếu thiếu, bệnh nhân không thể khỏi bệnh hoặc nặng lên mới được kê.

Bởi vậy bệnh nhân đi khám đơn thuốc chỉ 1 đến 2 loại, hiếm lắm mới 3 (không tính trường hợp bệnh nền). Bác sĩ bên này sợ tương tác thuốc (phản ứng giữa các thuốc với nhau) lắm, bệnh nhân bị sao (nếu chứng minh được do tương tác thuốc) phải giải trình rất mệt mỏi. Bệnh khỏi lâu hơn nhưng sau đó không để lại hậu quả lâu dài.

Ngẫm lại xứ Ta:

Bệnh nhân đi khám được kê cả vốc thuốc, quá nửa trong số đó không cần thiết (không kê, bệnh cũng tự khỏi- lâu hơn chút thôi). Bác sĩ hoan hỉ vì thêm mớ tiền từ hãng dược, bệnh nhân cũng vui vì triệu chứng hết nhanh, ca tụng bác sĩ ngút trời.

Nhưng hậu quả các cụ có biết không...

Bất cứ thuốc nào vào cơ thể đều chuyển hóa qua gan và thận. Nạp nhiều thuốc/ hóa chất khiến 2 cơ quan này làm việc nhiều hơn, theo thời gian mau "tã" hơn. Chất lượng cuộc sống giảm sút...

Xui xẻo bị tương tác thuốc còn thảm nữa

Những bác sĩ khám 200 bệnh nhân/ ngày, tôi tin họ chả có thời gian cân nhắc thiệt hơn sức khỏe người bệnh đâu. Đơn thuốc có sẵn từng form theo mặt bệnh (VD: viêm họng thì kháng sinh + chống viêm + giảm đau...). Bệnh nhân dùng không khỏi ta lại kê đơn khác, càng về sau càng nhiều thuốc, tác dụng thuốc càng mạnh...

Hậu quả bệnh nhân chịu chứ ai.

Chung quy tại kinh tế xã hội chưa phát triền, sức khỏe dân VN nó rẻ mạt quá....
Chuyện này lúc con em còn bé ở VN thì em đã quá thấm, đến mức em phát triển thói quen thành bệnh, nghe bác sỹ phán xong bao giờ em cũng phải google lại thêm 2 ngày nữa :D

Đứa lớn nhà em ở VN đến 2.5 tuổi uống cả núi thuốc, từ lúc sang Úc đến giờ 10 tuổi chưa uống thêm 1 viên nào là đủ hiểu :D À nói luôn cho cụ nào nói lúc bé mới nhiều bệnh, đứa bé nhà em sinh ra ở Úc cũng không uống viên nào ngoài panadol hạ sốt và 1 lần kháng sinh do viêm phổi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top