- Biển số
- OF-727380
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 873
- Động cơ
- 82,460 Mã lực
Một cách mắng yêu đầy âu yếm cụ ạ. Từ này không mới nếu không muốn nói là hơi cổ.Nỡm là cái quái gì vậy các cụ?
Một cách mắng yêu đầy âu yếm cụ ạ. Từ này không mới nếu không muốn nói là hơi cổ.Nỡm là cái quái gì vậy các cụ?
Thời nào hả cụ? Em chưa nghe bao giờ luônTuổi teen có chữ này, hình như dạo này mất tích: "phỉ quá"
Cháu ko bik phỉ là gì luôn
Em không nhớ. Cách đây mấy năm thôi. Kiểu như đứa nào làm gì đó kì kì thì kêu: phỉThời nào hả cụ? Em chưa nghe bao giờ luôn
cụ suy nghĩ hơi quá.. diễn đàn mình toàn quen mặt biết tên nhiều Cụ trào phúng dùng từ bay bướm tí có sao đâu... lâu lâu vào of chém tí xả stress rồi lại cày cuốc . so đo nàm gì.Bài gốc trên TTVH của ông Tình có ý khác. Phải đọc mới biết được. Ông ấy phân bua việc phát hiện BN 17 không phải là "toang", theo cách hiểu như chiếc áo rách toang là không thể sửa chữa (vá víu) được nữa. Chứ chê bai gì cách dùng từ đâu.
Nhắc lại, chủ để cô vít, không phải chủ đề cách dùng từ ngữ.
Cụ yên tâm, những ngôn từ tự phát đó theo thời gian nó tự mai một và ít xuất hiện . VD thời bao cấp có những từ như: Hết ý, hết sảy, phò, phạch ... bây giờ không mấy ai dùng.Những năm gần đây internet phát triển quá mạnh. Ai cũng có điện thoại thông minh để kết nối mạng internet, cái hay cái dở đủ cả. Trong đó có việc sinh ra các trào lưu, sử dụng các từ ngữ sai ngữ cảnh mục đích, dùng bừa bãi. Đây là một trào lưu hay là biểu hiện của việc kém văn hoá rồi sẽ lãng quên dần? Các cụ có ủng hộ việc này?
Đây là một ví dụ: gần đây thiên hạ báo chí khắp nơi nổi lên sử dụng từ "Toang" như thể đây là một khám phá mới, họ dùng từ này mọi lúc mọi nơi nói về mọi thứ. Trong từ điển có mô tả như sau:
Toang
Tính từ
(Khẩu ngữ) có độ mở, độ hở rộng hết cỡ, trông như banh cả ra
cửa mở toangquần áo rách toangĐồng nghĩa: hoác, toác, toang hoác
bị tan ra từng mảnh, không còn nguyên vẹn
nổ toangcái lọ rơi xuống đất, vỡ toang
(Ít dùng) như toáng
la toang lên
Chữ và nghĩa: Toang - ngôn từ làm 'tan hoang' cuộc sống
Khoảng gần nửa đêm ngày 6/3/2020, vào mạng, nhất là Facebook, tôi giật mình nhìn thấy quá nhiều chữ “toang” xuất hiện khắp nơi. Tuy tần số không nhiều lắm, nhưng cũng đủ đem lại sự kinh hoàng của cộng đồng: Lãnh đạo TP Hà Nội vừa họp khẩn trong đêm về một tin rấtthethaovanhoa.vn
CỨ tiết nộ bí mựt cuốc ra là dễ thủng nốp nắmDâm trí có 2 từ rất khắm:
- Rúng động : từ địa phương của Nghệ tĩnh, thay cho chấn động.
- Bác : nói tắt của bác bỏ, trong một số câu rất tối nghĩa, dễ hiểu sai.
Trước khi có tắt đèn thì gọi là tối như đêm 30, sau khi có tắt đèn thì các cụ lại gọi như .. chị DậuNgôn ngữ là sinh ngữ, phát triển và thay đổi không ngừng. Khi xã hội thay đổi, từ ngữ mới, từ mang nghĩa mới là cần thiết để phản ánh nhận thức, thế giới quan của con người tại thời điểm. Nếu không còn hữu dụng thì từ ngữ sẽ bị đào thải. Cá nhân cháu thấy từ "toang" khá hay. Thay vì nói về một sự việc bị mất kiểm soát và có hậu quả lớn... phán một câu toang là xong. Cũng hay đấy chứ?
Những người văn minh rất hay có một hành vi kém văn minh đó là áp chuẩn văn minh của mình cho người khác.Mấy từ này em thấy bình thường, xu hướng thay đổi và vận dụng từ ngữ theo thực tế và xã hội không phải là xấu. Xấu là MXH, báo chí cứ làm quá lên, câu view bú fame ... mới đáng lên án.
Em hay tích cực, như google nhận xét cư dân mạng VN kém văn minh nhất thì em lại thấy cạnh VN là mấy ông xếp sau như Hà Lan cũng không kém cạnh ... phải chăng càng phát triển và giàu có thì càng kém văn minh
Tiếng Việt phong phú lắm và mỗi ngày lại được bổ sung thêm, đơn giản để diễn tả việc ăn uống kể mãi cũng không hết từ. Tranh luận cái này thì cả ngày không hết?Bây giờ cụ mới thấy tiếng Việt hay bị dùng sai ah?
- Cách đây bao nhiêu năm người ta đã cố tình dùng sai nghĩa từ "Tinh vi" rồi, tinh vi bị biến thành kiêu ngạo
- Rồi 1 từ mà nhà đài, nhà báo , chứ chưa nói đến người dân bình thường toàn dùng sai là từ "Cứu cánh", cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng. Công dân thối mồm thì hay nói “Cứu cánh của tôi là Listerine.” Công dân bình luận bóng đá thì nói “Cặp giò anh là cứu cánh của đội tuyển.” Cũng có một số nữ công dân lên truyền hình bảo “Cứu cánh của tôi thường có cánh,” gây ít nhiều hoang mang trong dân chúng.
- Còn rất nhiều từ bị cố ý dùng sai, hiểu sai nghĩa như: Xoạc, nện, dập, quất, bem, phang, vượt rào, ăn trái cấm, vv.vv...
Em thấy từ ngữ bừa bãi như kiểu "toang", "xoạc" hay "chịc"....nó ko quan trọng vì mục tiêu của ngôn ngữ là sử dụng đúng mục đích là được.Những năm gần đây internet phát triển quá mạnh. Ai cũng có điện thoại thông minh để kết nối mạng internet, cái hay cái dở đủ cả. Trong đó có việc sinh ra các trào lưu, sử dụng các từ ngữ sai ngữ cảnh mục đích, dùng bừa bãi. Đây là một trào lưu hay là biểu hiện của việc kém văn hoá rồi sẽ lãng quên dần? Các cụ có ủng hộ việc này?
Đây là một ví dụ: gần đây thiên hạ báo chí khắp nơi nổi lên sử dụng từ "Toang" như thể đây là một khám phá mới, họ dùng từ này mọi lúc mọi nơi nói về mọi thứ. Trong từ điển có mô tả như sau:
Toang
Tính từ
(Khẩu ngữ) có độ mở, độ hở rộng hết cỡ, trông như banh cả ra
cửa mở toangquần áo rách toangĐồng nghĩa: hoác, toác, toang hoác
bị tan ra từng mảnh, không còn nguyên vẹn
nổ toangcái lọ rơi xuống đất, vỡ toang
(Ít dùng) như toáng
la toang lên
Chữ và nghĩa: Toang - ngôn từ làm 'tan hoang' cuộc sống
Khoảng gần nửa đêm ngày 6/3/2020, vào mạng, nhất là Facebook, tôi giật mình nhìn thấy quá nhiều chữ “toang” xuất hiện khắp nơi. Tuy tần số không nhiều lắm, nhưng cũng đủ đem lại sự kinh hoàng của cộng đồng: Lãnh đạo TP Hà Nội vừa họp khẩn trong đêm về một tin rấtthethaovanhoa.vn
... bồi huấn... là từ Hán - Việt mà cụ. Cũng như từ "giáo dưỡng". Mà ngày nay từ này gắn liền với "trường giáo dưỡng" nên nghĩa của nó được hiểu khác với nghĩa gốc nhiều ạCụ nào làm ngành điện chắc đã nghe chữ "bồi huấn". Hồi mới nghe tôi không biết là gì luôn, sau mới biết là viết tắt của" bồi dưỡng, huấn luyện".