Em hiểu chứ, cụ có hiểu không?
Tiên đề là những thứ người ta dễ dàng thấy nó đúng trong thực tế, nhưng không thể chứng minh với vô hạn các trường hợp, nên người ta mặc định là nó đúng.
Nhắc lại:
Tiên đề là những thứ người ta thấy được là nó đúng (trong thực tế), chỉ không thể chứng minh với mọi trường hợp thôi.
Ví dụ tiên đề qua hai điểm luôn vẽ được một đường thẳng. Rõ ràng thử lần nào cũng thấy nó đúng, nhưng không có cách nào chứng minh với mọi trường hợp.
Vật lý lý thuyết cũng không phải do các nhà vật lý ngồi chém gió ra xong gọi đấy là lý thuyết
Không phải đâu cụ ạ,
người ta dựa vào các căn cứ thực tế, dùng toán học để phát triển các mô hình, tiên đoán các kết quả chưa biết. Sau đó họ sẽ tiếp tục thực nghiệm và quan sát, nếu các kết quả trùng khớp với lý thuyết, thì lý thuyết được công nhận là đúng.
Ví dụ lý thuyết Big Bang bắt nguồn từ các quan sát, số liệu về vũ trụ giãn nở, về bức xạ nền nhiệt, về quá trình sinh, diệt của các thiên hà... rồi căn cứ vào các định luật, công thức, mô hình toán mà tính ngược lại đến thời điểm bắt đầu của vũ trụ.
Tóm lại
tiên đề hay lý thuyết đều phải dựa vào chứng cứ, sô liệu từ thực tế, để giải quyết các vấn đề thực tế,
được công nhận đúng hay sai bằng các bằng chứng xác nhận từ thực tế.
Còn mấy cuốn sách khí công chắc là từ đầu đến cuối đều là tiên đề (tự bịa ra), 100% hoàn toàn là lý thuyết (xuông), chả thấy có một dòng nào là dựa vào thống kê bao nhiêu trường hợp, thử nghiệm ra sao, chứng minh thế nào.
Ví dụ nhé: Cụ cho em tham khảo xem CĂN CỨ VÀO ĐÂU, TẠI SAO lại đưa ra sơ đồ kinh mạch như thế?
Nếu là từ kinh nghiệm, thế cái kinh nghiệm đấy là kết quả ghi nhận, nghiên cứu của BAO NHIÊU trường hợp, PHƯƠNG PHÁP dò tìm và xác định kinh mạch thế nào?