- Biển số
- OF-488636
- Ngày cấp bằng
- 14/2/17
- Số km
- 472
- Động cơ
- 195,073 Mã lực
- Tuổi
- 48
Mấy hôm may trong 1 topic khác các cụ bàn nhiều về chuyện mua tài sản phát mãi ngân hàng. Có rất nhiều ý kiến bảo tài sản ngon không đến lượt mình rồi sang tên khó khăn này nọ. Với kiến thức hạn hẹp của mình em tóm tắt lại 1 số thông tin để các cụ nắm được.
A. Tài sản ngân hàng có mấy loại.
Với kiến thức của em thì có 3 loại tài sản ngân hàng chính:
1. Tài sản cắm ngân hàng và món vay bị quá hạn nhưng Ngân hàng cho người có tài sản tự bán. Cái này thì không khác gì cá nhân bán cho cá nhân nhưng vì không bán được trong 1 thời gian nhất định nào đó ngân hàng sẽ siết nợ nên người bán có xu thế bán rẻ hơn giá thị trường.
2. Tài sản ngân hàng thu giữ
Với loại tài sản này ngân hàng đã làm thủ tục thu giữ và bán qua cty đấu giá. Để đưa tài sản ra đấu giá cần thực hiện đầy đủ các quy trình như thẩm định giá, lựa chọn tổ chức đấu giá và các thủ tục khác.
3. Tài sản bán qua thi hành án
Với các trường hợp khó thu giữ, ngân hàng sẽ thông qua tòa phán quyết để tịch thu tài sản. Khi đã ra tòa thì chi cục (hoặc cục) Thi hành án dân sự sẽ đứng ra bán. Ngân hàng khi đó không có quyền tự bán. Thường các tài sản qua Thi hành án là cầm cố nhà, người vay vẫn ở trong nhà cần phải qua THA phối hợp với công an để cưỡng chế.
B. Mua tài sản ngân hàng có khó không
Với tài sản loại 1 thì mua bán dân sự thông thường nên em không bàn. Với loại 2 là mua qua cty đấu giá. Đã đấu giá thì mình phải cạnh tranh với những người cùng muốn mua. Nếu không muốn cạnh tranh thì cần tìm hiểu sâu hơn để có ứng xử linh hoạt. Cái này em không nói ở đây. Kết luận lại mua thì dễ, nhưng mua được giá phù hợp thì cần lnh hoạt.
C. Sang tên tài sản mua của ngân hàng có khó không.
1. Nếu người vay phối hợp bàn giao thì không có vướng mắc gì. Tuy nhiên nếu bán qua THA thì họ sẽ có biên bản kê biên, trường hợp tài sản trên đất hiện trạng khác thông tin trong sổ (kiểu trong sổ 3 tầng nhưng thực tế 5 tầng) thì cũng khá phức tạp. Em nghĩ trường hợp này cũng vướng với mua bán dân sự bình thường.
2. Nếu người vay không phối hợp, tức không chịu bàn giao thì ngân hàng hoặc Thi hành án sẽ cưỡng chế. Nếu ngân hàng là biên bản thu giữ, THA là biên bản cưỡng chế. Cả 2 trường hợp này hiện nay tại HN đều sang tên khá dễ dàng theo Nghị Định 42 hoặc Văn bản hợp nhất 16. Nếu người vay có đơn kiện gì đó thì sẽ chậm hơn chút còn không trong vòng 45-60 ngày là có thể sang tên xong. Các văn bản cho các cụ tìm đọc
Em đang bận tý nên viết sơ sài thế đã. Các cụ ai có kinh nghiệm món này cùng trao đổi để học hỏi.
A. Tài sản ngân hàng có mấy loại.
Với kiến thức của em thì có 3 loại tài sản ngân hàng chính:
1. Tài sản cắm ngân hàng và món vay bị quá hạn nhưng Ngân hàng cho người có tài sản tự bán. Cái này thì không khác gì cá nhân bán cho cá nhân nhưng vì không bán được trong 1 thời gian nhất định nào đó ngân hàng sẽ siết nợ nên người bán có xu thế bán rẻ hơn giá thị trường.
2. Tài sản ngân hàng thu giữ
Với loại tài sản này ngân hàng đã làm thủ tục thu giữ và bán qua cty đấu giá. Để đưa tài sản ra đấu giá cần thực hiện đầy đủ các quy trình như thẩm định giá, lựa chọn tổ chức đấu giá và các thủ tục khác.
3. Tài sản bán qua thi hành án
Với các trường hợp khó thu giữ, ngân hàng sẽ thông qua tòa phán quyết để tịch thu tài sản. Khi đã ra tòa thì chi cục (hoặc cục) Thi hành án dân sự sẽ đứng ra bán. Ngân hàng khi đó không có quyền tự bán. Thường các tài sản qua Thi hành án là cầm cố nhà, người vay vẫn ở trong nhà cần phải qua THA phối hợp với công an để cưỡng chế.
B. Mua tài sản ngân hàng có khó không
Với tài sản loại 1 thì mua bán dân sự thông thường nên em không bàn. Với loại 2 là mua qua cty đấu giá. Đã đấu giá thì mình phải cạnh tranh với những người cùng muốn mua. Nếu không muốn cạnh tranh thì cần tìm hiểu sâu hơn để có ứng xử linh hoạt. Cái này em không nói ở đây. Kết luận lại mua thì dễ, nhưng mua được giá phù hợp thì cần lnh hoạt.
C. Sang tên tài sản mua của ngân hàng có khó không.
1. Nếu người vay phối hợp bàn giao thì không có vướng mắc gì. Tuy nhiên nếu bán qua THA thì họ sẽ có biên bản kê biên, trường hợp tài sản trên đất hiện trạng khác thông tin trong sổ (kiểu trong sổ 3 tầng nhưng thực tế 5 tầng) thì cũng khá phức tạp. Em nghĩ trường hợp này cũng vướng với mua bán dân sự bình thường.
2. Nếu người vay không phối hợp, tức không chịu bàn giao thì ngân hàng hoặc Thi hành án sẽ cưỡng chế. Nếu ngân hàng là biên bản thu giữ, THA là biên bản cưỡng chế. Cả 2 trường hợp này hiện nay tại HN đều sang tên khá dễ dàng theo Nghị Định 42 hoặc Văn bản hợp nhất 16. Nếu người vay có đơn kiện gì đó thì sẽ chậm hơn chút còn không trong vòng 45-60 ngày là có thể sang tên xong. Các văn bản cho các cụ tìm đọc
Em đang bận tý nên viết sơ sài thế đã. Các cụ ai có kinh nghiệm món này cùng trao đổi để học hỏi.